Tiết Lộ Những Nguyên Nhân Dẫn đến Chứng ợ Chua Và Cách điều Trị ...
Có thể bạn quan tâm
1. Những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua
Ợ chua là hiện tượng axit trong dạ dày trào ngược lên cổ họng, khoang miệng và có thể kèm theo dịch vị chua. Hiện tượng ợ chua có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, thường xảy ra sau khi ăn.
Hiện tượng ợ chua có thể kéo dài vài phút đến vài giờ
Khi bị ợ chua, người bệnh có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như:
-
Nóng rát cổ, ngực và xương ức.
-
Thở khò khè, nhất là sau khi ăn, hay khi nằm.
-
Buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn đã lên men, có vị chua.
-
Khó tiêu, đầy hơi.
-
Cảm giác khó nuốt, như có dị vật trong cổ hoặc đau khi nuốt.
-
Tiêu chảy.
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua:
- Do thói quen ăn uống không khoa học:
Chế độ ăn uống và thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Thói quen ăn uống không khoa học có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, trong đó có chứng ợ chua. Cụ thể như sau:
+ Ăn quá nhanh, nhai không kỹ thức ăn, thói quen ăn đêm, vừa ăn vừa nằm hoặc vừa ăn vừa làm việc,… chính là một trong những nguyên nhân gây ợ chua.
+ Nếu bạn ăn quá no sẽ tạo áp lực cho dạ dày, van dưới thực quản sẽ mở ra làm tăng nguy cơ gây ra chứng ợ chua.
+ Ngoài ra những trường hợp thường xuyên ăn đồ chua, đồ cay nóng hoặc thường xuyên uống cà phê, bia rượu, đồ uống có ga cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây tăng tiết axit dạ dày và khiến chúng ta thường xuyên bị ợ chua.
-
Thường xuyên căng thẳng
Thường xuyên căng thẳng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặc biệt là những bệnh về đường tiêu hóa. Khi bạn căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ gặp áp lực, mất tập trung và giảm khả năng điều khiển hoạt động tiêu hóa, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Do đó, những người gặp căng thẳng kéo dài có nguy cơ phải đối mặt với chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng.
-
Phụ nữ mang thai
Khi thai nhi lớn dần, tử cung của mẹ bầu sẽ to ra và gây ra những áp lực đáng kể trong khoang bụng. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng cơ vòng ở dưới thực quản và tăng nguy cơ ợ chua và nhiều vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
-
Loạn khuẩn
Trong hệ tiêu hóa có chứa một số loại vi khuẩn có lợi giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra trơn tru. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó dẫn tới tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn và làm tăng nguy cơ bị ợ chua.
-
Rối loạn nhu động ruột
Khi nhu động ruột bị kích thích, chức năng đường ruột bị suy giảm cũng có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu, ợ chua.
Ợ chua do một số bệnh lý về dạ dày gây ra
-
Do một số bệnh lý
Đáng lo ngại hơn khi một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua là do một số bệnh lý. Cụ thể là:
+ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khi cơ vòng của thực quản gặp phải một số vấn đề thì hiện tượng trào ngược dạ dày có thể xảy ra khiến cho dịch thức ăn và dịch vị chua dạ dày bị trào ngược lên cổ họng và khoang miệng của người bệnh. Đây là căn bệnh phổ biến ở người trưởng thành. Đi kèm với ợ chua, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như ợ nóng, buồn nôn, ho khan và đau tức ngực.
+ Viêm thực quản: Khi niêm mạc ở thành thực quản bị tổn thương hay bị viêm nhiễm sẽ có thể khiến cho dịch vị axit dạ dày bị trào ngược lên cổ họng và từ đó dẫn đến triệu chứng ợ chua.
+ Viêm loét dạ dày: Đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, lớp niêm mạc dạ dày của họ sẽ bị tổn thương, đôi khi còn có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày và gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
+ Thoát vị hoành: Một số trường hợp thoát vị hoành là do bẩm sinh, nhưng cũng có trường hợp thoát vị hoành là do những chấn thương ở vùng ngực, vùng bụng. Thoát vị hoành khiến cho cơ hoành bị yếu đi và khiến cho dịch vị trong thực quản dễ dàng bị trào lên khoang miệng, dẫn tới ợ chua.
2. Những trường hợp nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu ợ chua với tần suất thấp và nguyên nhân gây ợ chua là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, do căng thẳng,… bạn chỉ cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày.
Tuy nhiên nếu những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua là một số bệnh lý thì bạn không nên chủ quan, cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Cụ thể, nên đi khám khi có những triệu chứng dưới đây:
Ợ chua kéo dài kèm theo dấu hiệu buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý và bạn nên đi khám sớm
- Chứng ợ chua kéo dài, xảy ra với tần suất cao, xảy ra nhiều hơn 2 lần/tuần.
- Khi đã sử dụng một số loại thuốc không kê đơn mà chứng ợ chua vẫn không thuyên giảm.
- Bệnh nhân xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như khó nuốt, buồn nôn và nôn, đau khi ăn, chán ăn, sụt cân,…
Duy trì thói quen ăn uống khoa học để phòng ngừa chứng ợ chua
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín, là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành về Tiêu hóa sẽ giúp bạn thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa theo những phác đồ hiệu quả và phù hợp nhất.
Đặc biệt Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC được đầu tư quy mộ về hệ thống máy móc hiện đại, chẳng hạn như máy nội soi tiêu hóa, máy chụp cộng hưởng từ (MRI), hay máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy,... Những loại máy hiện đại này có thể hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh. Do đó bạn có thể gửi trọn niềm tin khi lựa chọn chúng tôi. Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám sớm, xin vui lòng gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56.
Từ khóa » Nôn Ra Có Vị Chua
-
Ợ Chua Buồn Nôn Là Bệnh Gì? 5 Nguyên Nhân Và Cách Trị ợ Chua Nên ...
-
8 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản | Báo Dân Trí
-
Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Bạn Nên Biết | Vinmec
-
Hậu Quả Của Trào Ngược Dịch Mật | Vinmec
-
Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị Bệnh
-
Triệu Chứng Viêm Dạ Dày Trào Ngược Dịch Mật - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nôn Ra Dịch Dạ Dày Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? - VCEP
-
Trào Ngược Dạ Dày - Nguyên Nhân Do đâu, Cần Phải Xử Trí Thế Nào?
-
Trào Ngược Dịch Mật Lên Dạ Dày - Nguyên Nhân Và Phòng Bệnh
-
Trào Ngược Dịch Mật Dạ Dày - Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán
-
Nôn Ra Nước Màu Vàng Có Vị đắng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Ợ Chua Buồn Nôn Là Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không? - Vietfarm