Trào Ngược Dạ Dày - Nguyên Nhân Do đâu, Cần Phải Xử Trí Thế Nào?

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh trào ngược dạ dày?

1.1. Thế nào là trào ngược dạ dày?

Bình thường, thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản, tại đây, cơ vòng của thực quản dưới mở ra để thức ăn xuống dưới dạ dày rồi nó tự động đóng kín lại để thức ăn và dịch vị không bị trào ngược trở lại. Trào ngược dạ dày xảy ra khi quá trình này không diễn ra như bình thường, tức là dịch dạ dày trào ngược lên. Nói một cách dễ hiểu hơn thì trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn và dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.

1.2. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày là gì?

Có rất nhiều lý do gây ra tình trạng trào ngược dạ dày nhưng cơ bản nhất là bởi cơ thắt dưới thực quản suy yếu, lượng axit dạ dày dư thừa quá nhiều. Các yếu tố gây nên điều ấy gồm:

Khi cơ vòng thực quản không được đóng lại như bình thường sẽ sinh ra trào ngược dạ dày

Khi cơ vòng thực quản không được đóng lại như bình thường sẽ sinh ra trào ngược dạ dày

- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc Tây như aspirin, ibuprofen, thuốc điều trị huyết áp,... khi sử dụng nhiều có thể làm xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày.

- Bệnh lý: Mắc các bệnh lý nhiễm trùng, hệ thần kinh thực quản bị tổn thương, viêm phù nề dạ dày, hẹp môn vị dạ dày thực quản,…

- Thói quen xấu: Thường xuyên sử dụng chất có hại cho cơ thể như thuốc lá, rượu, bia, cafein, ăn uống không điều độ, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh,...

- Một số nguyên nhân khác: Stress, béo phì, chịu áp lực trong thời gian dài, mang thai, nằm sau khi ăn,…

2. Nhận biết triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày

- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua thường xuyên

+ Ợ hơi: người bệnh bị ợ ra hơi giống như có một luồng khí tách biệt tự dạ dày đẩy ra bên ngoài.

+ Ợ nóng: ợ từ vùng dưới xương ức trào lên cổ khiến người bệnh có cảm giác nóng rát.

+ Ợ chua: ợ kèm theo có vị chua trong miệng.

Người bị trào ngược dạ dày thường sẽ bắt gặp đồng thời các hiện tượng này, nhiều nhất là sau khi ăn no, ban đêm hoặc khi bị đầy bụng khó tiêu.

- Buồn nôn và nôn

Do axit ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản đến họng và miệng nên gây kích thích và khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn.

- Đau tức ở thượng vị

Do axit bị trào lên gây tác động đến các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản làm kích thích cơ quan cảm ứng nên người bệnh sẽ có cảm giác đau tức nặng ngực hoặc cánh tay, sau lưng giống như bị vật gì đó chèn ép, đè nén.

- Khản tiếng, ho

Tình trạng trào ngược dạ dày khiến cho thành phế quản phải tiếp xúc với dịch viêm, axit trào lên và tiếp xúc với thực quản nên dây thanh quản bị tổn thương. Đây chính là lý do khiến nhiều người bị phù nề dây thanh quản, ho, khản tiếng, khó nói,...

- Thường xuyên tiết nước bọt ở miệng

Khi axit từ dạ dày trào lên họng và miệng thì cơ thể sẽ phát sinh cơ chế tự động trung hòa axit bằng cách tiết ra nhiều nước bọt ở miệng để làm giảm nồng độ axit.

- Khó nuốt, vướng và đau họng

Khi đường kính thực quản bị hẹp do trào ngược dạ dày thì thực quản sẽ bị phù nề hoặc sưng tấy nên người bệnh sẽ có cảm giác vướng ở cổ, họng đau, khó nuốt.

Những triệu chứng thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày

Những triệu chứng thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày

- Đắng miệng

Một khi dịch vị hoặc dịch mật ở dạ dày trào ngược lên thực quản nó sẽ gây ra cảm giác đắng miệng, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

- Chán ăn, giảm cân đột ngột

Cảm giác đắng miệng sẽ khiến người bệnh ăn không ngon miệng từ đó sa sút thể trạng và cân nặng giảm sút một cách đột ngột.

- Nấc cụt, khó thở

Niêm mạc co giãn bất thường do bị tổn thương gây ra hiện tượng nấc cụt và khó thở.

- Đau bụng

Nếu bị loét hoặc xuất huyết dạ dày sẽ gây ra các cơn đau bụng dữ dội và kéo dài.

- Phân màu đen do có máu

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tổn thương xuất huyết niêm mạc dạ dày gây chảy máu dạ dày.

3. Một số điều cần lưu ý

3.1. Biến chứng nguy hiểm do trào ngược dạ dày

Bản chất bệnh trào ngược dạ dày không gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khi không được điều trị kịp thời, bệnh ngày càng nặng thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng ăn uống, chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và răng miệng, làm bùng phát cơn hen. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể là căn nguyên của nhiều biến chứng khôn lường:

- Hẹp thực quản

Một khi axit dạ dày làm thực quản bị tổn thương nó sẽ sinh ra mô sẹo và hệ lụy từ đó chính là không gian trong ống thực quản bị thu hẹp, quá trình vận chuyển thức ăn bị gián đoạn và hoạt động nuốt bị cản trở.

- Viêm thực quản

Đây là biến chứng phổ biến nhất mà trào ngược dạ dày gây ra do axit từ dạ dày làm niêm mạc thực quản bị ăn mòn và viêm. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm loét, nặng hơn nữa là xuất huyết tiêu hóa.

- Barrett thực quản

Từ ổ viêm loét ở niêm mạc thực quản khiến cho các mô bên dưới niêm mạc biến đổi bất thường có thể làm phát triển Barrett thực quản. Tế bào ác tính hoặc loạn sản sẽ là hệ lụy được sinh ra từ đây.

- Ung thư thực quản

Biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày kéo dài nhiều năm liền không được điều trị chính là ung thư thực quản.

3.2. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

Gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp xử trí đúng đắn với bệnh trào ngược dạ dày

Gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp xử trí đúng đắn với bệnh trào ngược dạ dày

- Các triệu chứng kéo dài mặc dù đã cải thiện lối sống, chế độ sinh hoạt.

- Các triệu chứng của trào ngược gây ảnh hưởng trực tiếp đối với cuộc sống bệnh nhân.

- Có các triệu chứng nặng như: đau nặng ngực trái, đau thượng vị dữ dội, đi ngoài phân đen, nôn ra máu,...

3.3. Người bệnh nên làm

Người bị trào ngược dạ dày cần chú ý một số biện pháp hỗ trợ điều trị cải thiện bệnh phát triển như:

- Tránh sử dụng chất béo, chất kích thích.

- Tuân thủ phác đồ, hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

- Nâng cao đầu khi ngủ để giảm thời gian tiếp xúc của thực quản với axit dạ dày.

- Tránh ăn tối muộn.

- Có chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học:

+ Tăng cường bổ sung rau xanh; các thực phẩm hỗ trợ hút dịch thừa trong dạ dày như yến mạch, bánh mì,... các loại đậu giúp trung hòa dịch vụ như đậu nành, đậu xanh, đậu đen,...

+ Dùng nghệ và mật ong để hỗ trợ làm lành tổn thương do viêm loét, xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày.

+ Tránh xa đồ ăn mặn, đu đủ xanh, đồ ăn cay nóng bởi chúng tạo gánh nặng, phá hủy niêm mạc dạ dày khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

+ Ăn chậm, nhai thật kỹ.

+ Không nằm sau khi ăn.

+ Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

+ Giữ tinh thần thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng hay stress kéo dài.

Đừng quá căng thẳng hay lo lắng khi nhận thấy mình có những triệu chứng trào ngược dạ dày bởi điều này sẽ càng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có những lời khuyên bổ ích. Hoặc bạn cũng có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để chia sẻ về tình trạng mà bạn đang gặp phải, đảm bảo bạn sẽ được những chuyên viên y tế nhiều kinh nghiệm, có đầy đủ kiến thức y khoa tư vấn hướng xử trí an toàn cho sức khỏe của mình.

Từ khóa » Nôn Ra Có Vị Chua