Tiết Thanh Minh - KTCT UC
Có thể bạn quan tâm
Hôm qua Kiệt tui nhận được email của Sáu Nổ Trần Công Khanh 10CT3 (1973) MDC, bạn học của tôi từ lớp 6 ở P. Ký rồi cùng sang KTCT luôn vào năm 73, vì buồn ngủ nên chỉ đọc thoáng qua nhưng sáng nay, ngồi nhâm nhi cà phê một mình đọc lại thấy hay hay nên post lên đây để các bạn cùng thưởng thức.
Chào các Huynh Đệ!
Hằng năm cứ vào dịp đi cúng Thanh Minh lại nhớ mấy câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du:
Thanh Minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Mới đây vừa cúng Thanh Minh xong, muốn kể lại việc này cho các huynh đệ đọc chơi cho vui và cũng để hiểu thêm tục lệ này nơi miền quê, có lẻ các huynh chưa biết.
Ngày xưa ở SG, mình không biết đến ngày Thanh Minh, (hay tại mình không có gốc gác ông bà tại đây). Đến khi về quê (1978), năm đầu tiên theo chân giòng họ bà con lo việc cúng Mã ông bà, thấy lạ mắt và thích thú khi hiểu được ý nghĩa sự việc, và thời đó cảnh quan vùng thôn quê còn giử được vẻ đẹp mộc mạc, chơn chất nên hình ảnh, và sinh hoạt ngày lễ diễn ra giống như bức tranh mà cụ Nguyến Du đả khắc họa qua ngòi bút sắc sảo. Tuy biết đây là phong tục của người Hoa, nhưng qua bao đời cũng đã ảnh hưởng ăn sâu vào tín ngưỡng người VN, mang ý nghĩa tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” được duy trì và truyền mãi cho đời sau nối tiếp.
Ngày xưa, mỗi lần cúng Thanh Minh vui lắm ! người ta còn gọi là tết của người Âm, cũng gần giống như ngày tết, Mọi người dù ở xa mấy cũng gắng tề tựu về để lo sửa sang tu bỗ mộ phần của người thân, tổ phụ, và trước khoảng thời gian đó nửa tháng , gia đình nào cũng phải lo đi bồi đắp mã, tuy chân lắm tay bùn vất vả mà lại thấy vui khi nhìn mồ mả ông bà đươc đấp đầy đặn, bóng bẫy, cảm tưởng như vui lòng người đả khuất. Chợ búa xôn xao mua bán những ngày này để chuẩn bị cho việc cúng quãi, nhưng đến ngày cúng chánh thì chợ vắng hoe vì mọi người đều nghĩ để lo việc cúng kiếng.
Tờ mờ sáng, cỏ còn trơn ướt sương mai, mọi người đả dìu dắt, gồng gánh đồ đạc kéo nhau ra khu nghĩa địa (cách 2 km), dòng người đi như nước chảy, chen chúc như nhóm chợ cả con đường và tất cả đều cùng đi bộ trên con đường đất đá lõm chõm dẩn vào khu nghĩa địa. Dọc đường ngó qua ngó lại toàn là người xóm giềng thân thích, chào hỏi nhau khôn xiếc, cùng nhau trò chuyện thăm hỏi suốt con đường, dịp này trai thanh gái lịch len lén mắt liếc trộm nhìn nhau, gạ lời tán tỉnh, (6 Nổ cũng quơ được vài em). Đến nơi, đông nghẹt người đến viếng, mỗi 1 gò Mã nhìn như là một căn nhà với tất cả người trong gia đình. Thức ăn được bày biện ra đủ món, nhà giàu thường có 1 con Heo quay dưng lễ, giấy ngũ sắc được dán lên mã để trang trí, nhìn từ xa sẻ thấy như rừng hoa giấy phe phẫy theo gió, lấp lánh đủ màu sắc. Rồi thì khói nhang nghi ngút, lời khấn vái lâm râm mời người đả khuất về, và khi nhang tàn kết thúc việc cúng, công việc cuối là người ta đốt vàng bạc, luân phiên nhau từng ngôi mộ, lửa cháy lan vào cây cỏ, bốc lên trong gió thoảng mùi thơm khen khét, khói bay mù mù mờ cả một vùng trời, và trong màn sương khói đó ẩn mờ những gò mã nhấp nhô, ta có cảm tưởng như đả lạc vào cảnh giới của cõi âm cung và người Dương lẫn người Âm đang hồ hỡi nhập hội.
Sau khi hoàn tất việc cúng bái, tiếp đến nhà nào cũng ngồi lại quây quần ăn uống, giống như đi Pinic, rồi kéo nhau Mộ nầy sang thăm Mộ kia, thức ăn ê hề, rượu rót liền tay, ly nghĩa, ly tình mời nhau tưng bừng chè chén, thắm cạn mối tình làng nghĩa xóm, có khi “xĩn” quá kéo dài đến mặt trời lặn mới chịu quay về. Thời đó, tiết trời còn mát mẻ, nắng dịu không quá nóng bức như bây giờ, cây cỏ dại mọc tràn lan phủ xanh hai bên lối đi, chung quanh là đồng ruộng mênh mông, xa xa có những tàng cây bóng mát cho người nghĩ chân. Hình ảnh ngày hội có những nét đẹp sinh động như vần thơ miêu tả trong truyện Kiều.
Nhưng….. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Thời gian trôi qua, có nhiều nguyên nhân đả làm thay đỗi ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt của ngày lễ Thanh Minh, cùng với tính hòa hợp cộng đồng ngày càng phai nhạt.
Trước đây, nghỉa địa là khu đất hoang vắng, hiếm hoi có được vài nhà ở gần nhưng giờ tình trạng gia tăng dân số, người nghèo khổ đã tràn vào nghỉa địa lấn đất, dựng nhà sát bên mồ mã hay có khi cất trên nền mộ vô chủ. Họ chận rào ngăn ngõ khiến lối đi ngày càng khó khăn. Cuộc sống bần cùng khiến họ lợi dụng vào dịp Thanh Minh để kiếm sống bằng công việc đa phần bất thiện. Mặc nhiên chiếm hết đất đai khu nghĩa địa, họ không cho ai được đụng đến 1cục đất nào, họ nắm quyền định đoạt mua bán đất cho ai muốn đắp Mã hoặc chôn cất bằng giá thật đắt . Coi như họ có toàn quyền và chia nhau băng nhóm để quản lý, mọi chuyện gì liên quan đến khu đất này phải thuê họ mới xong việc được, nếu trái ý thì coi chừng mã mỗ bị đập phá hay vẽ bậy bạ vào mộ bia. Đến khi cúng kiến còn chưa yên, con cháu họ ùa vào giựt dọc, đỗ tháo cả đồ ăn, thức uống trong giống như cảnh cúng cô hồn rằm tháng bãy, mỗi lần cúng phải chia nhau canh giử nghiêm ngặt, kẻo không còn món gì mà cúng nói chi đến chuyện ăn uống. Đôi khi đang lum khum quỳ lạy, ngẫng lên chỉ còn cái dĩa không, thôi đành cuốn gói quay về cầu mong ông bà thương xót, thông cảm vì đám cô hồn sống quá đông !. Để tránh điều phiền toái nầy, giờ đây đa số chỉ đến cúng cho xong lễ rồi vội vả thu dọn ra về, không còn cảnh huyên náo ăn uống như ngày xưa, bọn cô hồn đành trơ mõ. Có năm , đọc báo được biết ở ngoài Bắc, ngày thanh minh có nơi còn bị quậy phá “dử dằn” hơn trong Nam. Tại những khu nghĩa địa cổ, bọn lưu manh còn đào mồ cuốc mã trộm hài cốt để tống tiền.
Ngày nay, đường xá rộng rãi, phẳng phiu. Phóng xe cái vù là tới ngay, tuy tiện lợi nhưng trong tẻ nhạt, mất đi cái vui khi tản bộ trò chuyện, gặp gỡ người thân quen. Đời sống miền quê ngày càng khó khăn, con cháu đa số phải trôi dạt lên thành thị kiếm sống, lượng người đi cúng ngày càng thưa thớt, không đủ mặt con cháu trong gia đình, có trường hợp còn phải bỏ tiền nhờ cúng dùm (nhất là người Việt ở Hãi Ngoại). Lại thêm môi trường cảnh quan giờ cũng thay đỗi nhiều, đồng ruộng không còn vì chuyển qua nuôi Tôm, nuôi cá nên cây cối bị đốn bỏ hết, màu xanh bao phủ không còn, đất đai khô cằn trơ ra, lại thêm biến đỗi khí hậu, nhiệt độ gia tăng, nóng bức khắp nơi, ngao ngán cho người đi cúng lễ.
Đời sống ngày nay có biết bao thay đỗi xảy ra với mọi thứ. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì ngày lễ Thanh Minh mọi người vẫn duy trì gìn giữ. Nếu ngày này mất đi thì mộ phần của ông bà, người thân sẻ tiêu điều cùng mưa nắng, hay có khi sụp vỡ với thời gian (mã lạng), mất đi dấu vết mồ mã ông bà coi như mất đi tông tổ cội nguồn. Có lẻ cũng “đau đớn lòng” người đã khuất !
Câu chuyện có hơi dài dòng, Huynh đệ đọc chơi cũng mua vui được vài trống canh nhé.
* Trang này được xem 3835 lần
Từ khóa » Giấy Ngũ Sắc Thanh Minh
-
Hoa Giấy Ngũ Sắc Cúng Thanh Minh Tảo Mộ - Vàng Mã Sỉ Lẻ Giá Rẻ
-
Tết Thanh Minh Và Tục Dán Giấy Ngũ Sắc Lên Mộ Của Người Hoa
-
Giấy Ngũ Sắc Làm Bông Dán Mã Thanh Minh - YouTube
-
Hồng Dương TV - Tết Thanh Minh Và Tục Dán Giấy Ngũ Sắc Lên Mộ ...
-
Tết Thanh Minh - Báo Bạc Liêu
-
Tết Thanh Minh - Báo Cà Mau
-
Vì Sao Có Tục Tảo Mộ Trong Tiết Thanh Minh - Kiến Thức
-
Sắm Lễ Tảo Mộ Tết Thanh Minh Năm 2022
-
Mâm Cúng Tết Thanh Minh 2022 Cần Có Những Vật Phẩm Gì?
-
Tết Thanh Minh Mang ý Nghĩa "uống Nước Nhớ Nguồn" - Báo Cần Thơ
-
Sắm Lễ Cúng Tết Thanh Minh Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
NGHI THỨC VÀ ĐẶC TRƯNG TẾT THANH MINH Ở NAM BỘ
-
Thanh Minh Cúng Gì? Mâm Cúng Tết Thanh Minh Chuẩn Nhất