Tiểu Buốt Tiểu Rắt Nguyên Nhân Do đâu? Điều Trị Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Tiểu buốt tiểu rắt nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào?
- 02/07/2021 | Nhập viện điều trị vì tự ý mua kháng sinh uống do tiểu buốt dắt
- 29/04/2022 | Bật mí cách chữa tiểu buốt tại nhà cho nữ cực hiệu quả
- 11/01/2022 | Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ tiểu buốt tiểu rắt
- 02/04/2021 | 6 nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới điển hình, phổ biến nhất
1. Những biểu hiện cụ thể của loại bệnh lý này là gì?
Chúng ta sẽ phân tích riêng 2 khái niệm: tiểu buốt và tiểu rắt, đây là biểu hiện thường gặp ở nhiều đối tượng
Biểu hiện tiểu buốt tiểu rắt ra sao
-
Tiểu buốt là tình trạng người bệnh khi đi tiểu bị đau, buốt và rát từ khi bắt đầu đi tiểu cho tới khi kết thúc. Ngoài ra tình trạng này còn do bệnh lý nền sỏi tiết niệu nên khi đi giải mới dẫn đến hiện tượng đau buốt thậm chí còn đau buốt tận lỗ sáo.
-
Tiểu rắt là trạng thái bất thường của người bệnh khi thường xuyên và liên tục đi tiểu và mỗi lần đi tiểu sẽ chỉ được một ít nước tiểu. Có khi còn không thể kiểm soát được việc đi tiểu khiến cho bản thân thường hay bị tiểu són. Cơ thể bứt rứt khó chịu không yên ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
Khi có biểu hiện tiểu buốt tiểu rắt đây chính là là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó trong cơ thể bạn, như bị sỏi, viêm thận, viêm tiết niệu hay nặng hơn có thể là suy thận. Hãy lắng nghe cơ thể và chú ý tới những biểu hiện bất thường khi nó xảy ra thường xuyên và liên tục nhé.
2. Nguyên nhân
Để điều trị dứt điểm hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt người bệnh cần biết được nguyên nhân chính là gì? Về cơ bản, biểu hiện này thường gặp phải do 2 nguyên nhân chính sau đây:
Nguyên nhân khách quan gây tiểu buốt
2.1. Nguyên nhân chủ quan tới từ người bệnh
-
Sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như là: đồ uống có ga, có cồn và các loại sản phẩm lợi tiểu.
-
Làm việc quá sức khiến cho các bộ phận trong cơ thể cũng phải vận động nhiều hơn
-
Thường xuyên sử dụng các loại thuốc tây, các loại thuốc kích thích thần kinh và kháng sinh liều cao.
-
Đối với các bà bầu đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ em bé chèn ép lên bàng quang.
-
Đời sống sinh hoạt cá nhân không lành mạnh, thô bạo làm tổn thương tới nội tạng quá nhiều.
-
Ở nữ giới vệ sinh vùng kín không đúng cách dẫn đến hiện tượng vùng kín bị tổn thương và nhiễm trùng chéo.
2.2. Do các loại bệnh lý nền trong cơ thể người bệnh
Bệnh lý nền là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Có thể điểm qua một số bệnh lý thường gặp sau:
Tiểu buốt tiểu rắt cảnh báo bệnh lý
-
Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo là căn nguyên gây ra tiểu buốt tiểu rắt. Một số vi khuẩn đã xâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường tình dục hoặc vệ sinh cá nhân kém.
Không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị viêm đường tiết niệu do bé trai hẹp bao quy đầu.
-
Suy giảm chức năng thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong lọc máu và chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận bị yếu, suy thận, thận ứ nước sẽ làm khả năng hoạt động kém đi, gây hiện tượng tiểu rắt thường xuyên cho người bệnh.
-
Sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý sẽ làm người bệnh đau mỗi khi sỏi cọ xát, kích thích niêm mạc tạo ra cảm giác đau, rát, buốt và gây phản xạ đi tiểu nhiều lần. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây viêm ngược dòng lên thận dẫn đến tiểu buốt tiểu rắt đôi khi tiểu máu (nước tiểu có màu hồng). Lâu ngày gây viêm thận, ứ mủ ở thận dẫn đến căn bệnh nguy hiểm số một hiện nay là suy thận.
-
Ngoài ra nó cũng là biểu hiện của bệnh lý viêm trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung,…
3. Phương pháp điều trị
Hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Ở thể nhẹ nó có thể tự mất sau 2 - 3 ngày nhưng nếu là biểu hiện của bệnh lý thì cần phải can thiệp các phương pháp điều trị nhằm chữa dứt điểm tận gốc nguyên căn bệnh lý.
Ăn uống điều độ và hợp lý
Nếu đây chỉ là biểu hiện do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Người bệnh cần điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp.
-
Hạn chế các thực phẩm có cồn,có ga, thực phẩm lợi tiểu gây kích thích bàng quang….
-
Luyện tập và tạo thói quen đi tiểu vào các khung giờ cố định trong ngày. Nếu xuất hiện biểu hiện tiểu rắt cố gắng giữ bình tĩnh và kéo dài thời gian nhất có thể giúp cơ thể làm quen và không bị nó chi phối giúp bàng quang giữ nước lâu hơn và hạn chế số lần đi tiểu.
-
Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể không nên uống quá ít hay quá nhiều. Một ngày 2 lít nước là hợp lý nhất và lưu ý không nên uống nước trước khi đi ngủ.
Nếu là biểu hiện của bệnh lý bạn nên thu xếp và đi thăm khám bác sỹ sớm nhất có thể để phát hiện ra nguyên nhân gây nên hiện tượng để có hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc và tự ý điều trị ở nhà sẽ rất nguy hiểm.
Lựa chọn đơn vị thăm khám là điều quan trọng khi xuất hiện triệu chứng bệnh lý. Quý khách hàng cần tìm địa chỉ thăm khám uy tín với các trang thiết bị hiện đại nhằm phát hiện sớm và chính xác nhất các nguyên căn gây bệnh.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là địa chỉ uy tín, được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC uy tín
Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại cùng sự tận tâm của các y bác sĩ, bệnh viện luôn mang đến chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất và sự hài lòng của người bệnh.
Nếu bạn đang gặp hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn kỹ hơn cũng như đặt lịch hẹn khám tại bệnh viện.
Từ khoá: bàng quang suy thận tiểu buốt tiểu rắt ung thư trực tràngBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Năm, 24 tháng 10, 2024Những biến chứng sau mổ nội soi tuyến tiền liệt và lưu ý...
Biến chứng sau mổ nội soi tuyến tiền liệt là một trong những vấn đề được đông đảo bệnh nhân quan tâm. Dù hiệu quả phẫu thuật cao, thế nhưng biến chứng sau mổ nội soi vẫn có tỷ lệ xuất hiện. Vậy bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nào? Dưới đây là tổng hợp một số thông tin về mổ nội soi tuyến tiền liệt và những biến chứng hậu phẫu bệnh nhân có thể gặp phải. Thứ Hai, 21 tháng 10, 2024Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối là gì? Nên chăm sóc ngườ...
Mục đích điều trị ở cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối là giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ. Vậy dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối là gì? Cần điều trị và chăm sóc người bệnh bằng cách nào? Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024Giai đoạn suy thận và những lưu ý dành cho người bệnh
Suy thận được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau và càng về những giai đoạn cuối thì triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng và khả năng lọc máu của thận cũng càng giảm sút. Dưới đây là thông tin về các giai đoạn của bệnh hay nhiều người vẫn thường gọi là giai đoạn suy thận và một số lưu ý mà người bệnh không nên bỏ qua. Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024Chạy thận nhân tạo: Khi nào cần thực hiện? Cần lưu ý nhữn...
Khi thận bị suy giảm chức năng nghiêm trọng, người bệnh cần được chạy thận nhân tạo để đào thải được các độc tố ra ngoài cơ thể, đảm bảo các hoạt động sống và kéo dài tuổi thọ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi nào cần chạy thận và cần lưu ý những gì? Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024Giải phẫu thận và những bệnh lý về thận
Thận thuộc hệ tiết niệu và đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể. Khi hiểu rõ về thận, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý về thận hiệu quả hơn. Dưới đây là thông tin giải phẫu thận và một số bệnh lý thường gặp ở thận. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Tiểu Buốt đi Tiểu Nhiều Lần
-
Tiểu Buốt Nhiều Lần Nguyên Nhân Là Do đâu?
-
Tiểu Buốt - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tiểu Rắt ở Nữ Giới: Nguyên Nhân Do đâu | Vinmec
-
Bị Tiểu Nhiều Lần Tiểu Buốt Khắc Phục Bằng Cách Nào? - Vương Bảo
-
Bác Sĩ Tư Vấn Cách Chữa Trị Tiểu Nhiều, Tiểu Buốt, Tiểu Rắt
-
Tiểu Buốt, Tiểu Rát, đi Tiểu Nhiều Lần Có Phải Do Viêm Bàng Quang Kẽ?
-
Đi Tiểu Lắt Nhắt, Liên Tục, Lượng Nước Tiểu Không Nhiều - Báo Tuổi Trẻ
-
Đi Tiểu Nhiều Lần Có Thực Sự đáng Lo Ngại Không?
-
Đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày- Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bằng ...
-
Tiểu Buốt, Tiểu Rắt – Các Bệnh Lý Thường Gặp
-
Đi Tiểu Buốt Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Tiểu Rắt Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
-
[PDF] Đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày Là Bệnh Gì?
-
Nguyên Nhân đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày | BvNTP