Tiêu Chảy Phân Mỡ Là Gì? Điều Trị Sao Cho Hiệu Quả? - VNVC
Có thể bạn quan tâm
Bệnh tiêu chảy phân mỡ là tình trạng phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong thức ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, đến giai đoạn muộn bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề như ung thư ruột, loãng xương,…
Tiêu chảy phân mỡ là bệnh gì?
Tiêu chảy phân mỡ (còn gọi là bệnh ruột nhạy cảm gluten) là tình trạng khi đi ngoài trong phân sẽ có váng dầu mỡ. Hiện tượng này do phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong thức ăn. Các vi nhung mao trong lòng ruột bị viêm và dẹt lại (teo nhung mao) làm giảm bề mặt hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Khi đó, cơ thể không thể hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Vậy gluten là gì? Gluten là một loại protein trong lúa mì, lúa mạch… giúp tạo nên tính đàn hồi đặc trưng của bột (dẻo và sánh), có trong hầu hết các loại bánh mì, bánh quy, bánh ngọt hay đồ ăn nhẹ và được sử dụng như một chất làm đặc trong súp, bánh kẹo, chế biến các loại thịt và hải sản, nước thịt, nước tương, chè,….
Ở người bình thường, lượng mỡ có trong phân khi đào thải ra ngoài ít hơn 7g trong một ngày, nếu lượng mỡ thải ra nhiều hơn 7g/ ngày thì được chẩn đoán là nhiễm phân mỡ.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy mỡ
Tác nhân chủ yếu gây tiêu chảy mỡ là do cơ thể miễn dịch với gluten. Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý tự miễn dịch khác như:
- Không dung nạp lactose: Do ruột không thể phân hủy lactose trong khi đang bị tổn thương dẫn tới các triệu chứng như đầy bụng, khó chịu đặc biệt với những thực phẩm từ sữa động vật Nếu bạn cảm thấy không dung nạp lactose thì nên đi khám vì khi loại lactose ra khỏi chế độ ăn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi.
- Viêm tụy: chức năng tụy bị suy giảm làm khả năng tiết men để tiêu hóa chất béo và tinh bột, đường của tụy bị ảnh hưởng, dẫn đến thực phẩm chất béo và tinh bột, đường không được phân hủy hết.
- Bệnh lý đường mật: Sự hấp thu chất béo phụ thuộc vào mật (được sản xuất ở gan và được lưu trữ trong túi mật), lipase tụy (enzyme phân hủy chất béo) và chức năng hấp thu ruột Sự vắng mặt của mật thường là do tắc nghẽn đường mật, viêm gan và xơ gan có thể dẫn đến xuất hiện mỡ trong phân và phân có màu vàng nhạt.
- Đặc biệt, có mối liên quan giữa tiêu chảy mỡ với đái tháo đường tuýp 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin), giảm năng tuyến giáp và bệnh viêm da dạng herpes. Hầu như các bệnh nhân viêm da dạng herpes đều có những mức độ khác nhau của bệnh tiêu chảy mỡ.
Triệu chứng bệnh tiêu chảy mỡ là gì?
Các triệu chứng bệnh tiêu chảy phân mỡ có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và dễ dàng nhận biết qua một số biểu hiện như:
- Đi ngoài ra phân lỏng, có mùi hôi khó chịu và có một lớp váng mỡ xuất hiện trên mặt nước.
- Đối với trẻ nhỏ, các triệu chứng của tiêu chảy mỡ xảy ra rất sớm, xuất hiện lần đầu ngay sau khi cho trẻ ăn dặm bằng bột (ngũ cốc), thường là khoảng từ 3 – 4 tháng tuổi. Trẻ thường có biểu hiện đầy bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn và loét miệng.
- Người tiêu chảy phân mỡ thường sụt cân, rụng tóc, các vấn đề về da, đau xương khớp,… do thiếu dưỡng chất.
- Ngoài ra, một số triệu chứng có thể nhầm lẫn với các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích hoặc không dung nạp lúa mì trong khi các triệu chứng khác lại được cho là do stress hoặc quá trình lão hóa.
Tiêu chảy phân mỡ nguy hiểm như thế nào?
Tiêu chảy mỡ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, đến giai đoạn muộn có thể gây ung thư ruột, vô sinh hoặc biến chứng thai nghén. Ở trẻ em, bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Các trường hợp chẩn đoán muộn sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương do giảm hấp thu canxi, tăng nguy cơ mắc bệnh ác tính. Tuy nhiên, những nguy cơ đó sẽ giảm và trở về bình thường nếu bệnh nhân loại gluten khỏi chế độ ăn trong thời gian 3 – 5 năm.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiêu chảy mỡ có thể là tiền đề cho ung thư, thường gặp nhất là ung thư biểu mô thực quản và ruột non. Nghiêm trọng nhất, mắc bệnh ác tính u lympho (lymphoma) hoặc biến chứng viêm lan tỏa tá tràng – hồi tràng. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa, làm xét nghiệm phân và các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Rất may, bệnh này có thể điều trị đơn giản là loại gluten ra khỏi thực đơn.”
Xét nghiệm, chẩn đoán tiêu chảy phân mỡ ra sao?
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, đầu tiên, các bác sĩ sẽ dựa vào các xét nghiệm để tìm hạt mỡ trong phân nhằm phát hiện hay đo lường chất béo trong phân. Qua đó, có thể giúp các bác sĩ biết cơ thể bạn hấp thu bao nhiêu chất béo trong quá trình tiêu hóa. Các xét nghiệm tìm hạt mỡ trong phân bao gồm:
- Xét nghiệm định tính: Quan sát hình ảnh mỡ trực tiếp dưới kính hiển vi và đánh giá mức độ.
- Xét nghiệm định lượng: Cần thu thập tất cả lượng phân trong vòng 24h.
- Kết quả được tính bằng lượng hạt mỡ xuất hiện trong phân trong 24h (g/24h). Kết quả được cho là bình thường khi:
- Ở người lớn: 2 – 7g/ 24h.
- Trẻ sơ sinh: ít hơn 1g/ 24h.
Sự xuất hiện của hạt mỡ ở trong phân không khẳng định sức khỏe bạn có vấn đề mà cần khai thác tiền sử và có thể sử dụng thêm các kỹ thuật khác để chẩn đoán nguyên nhân. Tiếp theo, cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể mô học sợi cơ hoặc kháng thể transglutaminase mô. Cuối cùng là sinh thiết tìm những bất thường.
Điều trị bệnh tiêu chảy mỡ ra sao?
Tiêu chảy phân mỡ là căn bệnh có thể điều trị dứt điểm đơn giản và sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu được chữa trị sớm và đúng cách. Khi có các dấu hiệu ban đầu về căn bệnh này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để làm xét nghiệm phân, máu và các sinh thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là loại gluten ra khỏi chế độ ăn uống, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm thiểu hoặc biến mất sau khi không ăn thực phẩm chứa gluten. Hầu hết người bệnh đều cảm thấy dễ chịu hơn sau vài tuần sử dụng. Tuy nhiên, phải mất từ 2-6 năm, ruột của người bệnh mới hoàn toàn lành lại.
Phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh tiêu phân mỡ ngay tại nhà?
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
- Giảm lượng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo, chất xơ
- Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo: dầu cá, dầu dừa, các loại hạt còn nguyên vỏ, sản phẩm từ lúa mì,…
- Bổ sung các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K
- Tăng cường tiêu thụ vitamin B12, axit folic, sắt, magie và canxi
- Sử dụng các thuốc kháng axit, trị đầy hơi, khó tiêu
- Bỏ/hạn chế thuốc lá, rượu, bia
Tiêu chảy mỡ là bệnh có thể điều trị khỏi, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan với bệnh. Sức khỏe là vốn quý nhất, cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, cần chủ động chăm sóc và bảo vệ bản thân, đặc biệt lưu ý khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, cần gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Từ khóa » đi ị Ra Mỡ
-
Tiêu Chảy Phân Mỡ Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Phân Mỡ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Vinmec
-
Tiêu Chảy Phân Mỡ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đi Ngoài Ra Dầu Mỡ Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Phân Mỡ - Hello Bacsi
-
Ðại Tiện Phân Mỡ, Chữa Thế Nào? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đi Ngoài Ra Dầu Mỡ Nguy Hiểm Hơn Bạn Tưởng! [4 địa Chỉ Chữa Triệt để]
-
Trẻ 2 Tuổi đi Phân Hơi Mỡ Có Nguy Hiểm Không?
-
Cảnh Báo Biến Chứng Từ Hiện Tượng đi Ngoài Ra Dầu Mỡ [ Ít Ai để ý ]
-
Đi Ngoài Ra Váng Mỡ, Triệu Chứng Bệnh Gì? - AloBacsi
-
Nguyên Nhân Gây Ra đi Ngoài Phân Mỡ - AloBacsi
-
Đi Tiêu Phân Có Mỡ Cảnh Báo Nguy Cơ Bệnh Tật - VnExpress Sức Khỏe
-
Xì Hơi Ra Váng Mỡ Là Bệnh Gì? Có ảnh Hưởng đến Hệ Tiêu Hóa Không?
-
Đi Ngoài Ra Dầu Mỡ: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị Hiệu ...