Trẻ 2 Tuổi đi Phân Hơi Mỡ Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi đi phân hơi mỡ
Một cơ thể người trưởng thành khỏe mạnh bình thường có thể lẫn mỡ trong phân với mức ít hơn 7g. Tuy nhiên, khi lượng mỡ đào thải ra khỏi cơ thể nhiều hơn 7g mỗi ngày thì gây ra tình trạng phân nhiễm mỡ. Đối với trẻ nhỏ, lượng mỡ đào thải ra khỏi cơ thể nhiều hơn 1g mỗi ngày thì gây ra tình trạng phân nhiễm mỡ.
Tình trạng phân mỡ được phát hiện qua xét nghiệm mẫu phân
Một số trường hợp cần xét nghiệm mẫu phân để phát hiện mỡ trong phân. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có lượng mỡ trong phân quá nhiều nên có thể quan sát bằng mắt thường.
Hiện tượng đi ngoài phân mỡ xảy ra khi bệnh nhân xuất hiện có váng dầu mỡ lẫn trong phân. Bệnh còn được gọi là bệnh ruột nhạy cảm gluten, do cơ thể xảy ra những phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong một số loại thức ăn. Gluten chính là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, các loại bánh ngọt, kẹo,…
Phản ứng miễn dịch quá mức với gluten là nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Ngoài nguyên nhân miễn dịch với gluten, trẻ 2 tuổi đi phân hơi mỡ còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Ruột không thể phân hủy lactose dẫn tới một loạt các triệu chứng như đầy bụng, khó chịu. Nhưng nếu chế độ dinh dưỡng không có lactose thì sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi.
- Viêm tụy: Những trường hợp bị viêm tụy sẽ khó khăn để tiêu hóa một số nhóm chất như chất béo và tinh bột, vì thế dẫn đến tình trạng đi ngoài phân mỡ.
- Một số bệnh lý đường mật cũng khiến phân có màu vàng nhạt và hơi mỡ.
Trẻ 2 tuổi đi phân hơi mỡ thường gặp khi trẻ ăn dặm bằng bột, ngũ cốc, thường ở thời điểm trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi. Ngoài biểu hiện đi ngoài phân mỡ, bé còn có thể bị tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn, bé luôn cảm thấy mệt mỏi,… Những triệu chứng này có thể từ nhẹ đến nặng tùy vào mức độ bệnh của trẻ.
2. Trẻ 2 tuổi đi phân hơi mỡ có nguy hiểm không?
Các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ 2 tuổi đi phân hơi mỡ. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như tình trạng ung thư ruột và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Nếu không được điều trị, tình trạng đi ngoài phân mỡ có thể gây triệu chứng nguy hiểm
Phương pháp chẩn đoán bệnh là thực hiện một số loại xét nghiệm để tìm hạt mỡ trong phân. Qua đó, các bác sĩ có thể đo lường chất béo trong phân và nhận biết lượng chất béo mà cơ thể của trẻ hấp thụ được trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Dưới đây là một số xét nghiệm thường được thực hiện:
- Sử dụng kính hiển vi để quan sát trực tiếp hình ảnh mỡ trong phân và đánh giá mức độ mỡ trong phân.
- Xét nghiệm định lượng bằng việc thu thập lượng phân của trẻ trong vòng 24 giờ
- Bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ còn cần thực hiện một số kỹ thuật khác và khai thác tiền sử bệnh để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất.
3. Phương pháp điều trị khi trẻ 2 tuổi đi phân hơi mỡ
Nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm cho bé. Chính vì thế, lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là nếu thấy trẻ 2 tuổi đi phân hơi mỡ thì không nên chủ quan mà hãy đưa con đi thăm khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Hiện nay, phương pháp đơn giản để điều trị bệnh là loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống của trẻ. Sau đó một thời gian, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và không còn xuất hiện tình trạng phân mỡ nữa. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng, cần phải nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn tốt nhất cho trẻ, tránh trường hợp loại bỏ, bổ sung không đúng cách khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, không phát triển cân đối.
Nên đưa trẻ đi khám sớm ngay khi có dấu hiệu bất thường
Để phòng ngừa tình trạng đi ngoài phân mỡ, mẹ nên chú ý một số điều như sau:
- Cho bé uống đủ nước.
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo, đặc biệt kiêng một số loại thực phẩm như dầu cá, dầu dừa, những sản phẩm từ lúa mì,…
- Nên bổ các loại vitamin A, D, E, K, vitamin B12, axit folic, sắt, magie và canxi.
Trên đây là những thông tin tư vấn về tình trạng trẻ 2 tuổi đi phân hơi mỡ. Tuy nhiên, để việc chẩn đoán bệnh được chính xác và điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Tuyệt đối không tự ý điều trị gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tự hào vì được đồng hành cũng rất nhiều bậc phụ huynh trong hành trình chăm sóc con yêu. Luôn quan tâm và thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, khu khám bệnh dành cho trẻ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được thiết kế để tạo sự thoải mái cho trẻ khi đến khám.
Sự ân cần, chu đáo của các bác sĩ, nhân viên bệnh viện cũng giúp trẻ bớt lo lắng và hợp tác trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh tại đây. Các bác sĩ của bệnh viện đều là những chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh ở trẻ em, từ những bệnh đơn giản đến những bệnh lý phức tạp.
MEDLATEC luôn chú trọng đến việc phun khử khuẩn tại bệnh viện để đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo. Chính vì thế, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa con tới đây để khám chữa bệnh.
Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc trẻ hoặc để đặt lịch khám sớm cho con yêu, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900565656.
Từ khóa » đi ị Ra Mỡ
-
Tiêu Chảy Phân Mỡ Là Gì? Điều Trị Sao Cho Hiệu Quả? - VNVC
-
Tiêu Chảy Phân Mỡ Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Phân Mỡ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Vinmec
-
Tiêu Chảy Phân Mỡ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đi Ngoài Ra Dầu Mỡ Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Phân Mỡ - Hello Bacsi
-
Ðại Tiện Phân Mỡ, Chữa Thế Nào? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đi Ngoài Ra Dầu Mỡ Nguy Hiểm Hơn Bạn Tưởng! [4 địa Chỉ Chữa Triệt để]
-
Cảnh Báo Biến Chứng Từ Hiện Tượng đi Ngoài Ra Dầu Mỡ [ Ít Ai để ý ]
-
Đi Ngoài Ra Váng Mỡ, Triệu Chứng Bệnh Gì? - AloBacsi
-
Nguyên Nhân Gây Ra đi Ngoài Phân Mỡ - AloBacsi
-
Đi Tiêu Phân Có Mỡ Cảnh Báo Nguy Cơ Bệnh Tật - VnExpress Sức Khỏe
-
Xì Hơi Ra Váng Mỡ Là Bệnh Gì? Có ảnh Hưởng đến Hệ Tiêu Hóa Không?
-
Đi Ngoài Ra Dầu Mỡ: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị Hiệu ...