Tiêu Chảy Sốt Nguy Hiểm Như Thế Nào? Làm Sao để Khắc Phục Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
1. Tình trạng tiêu chảy sốt nguy hiểm như thế nào?
1.1. Những triệu chứng của bệnh tiêu chảy sốt
- Người bệnh có hiện tượng đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn bụng, đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, tình trạng này có thể kéo dài vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.
- Phân của người bệnh lỏng, có thể lẫn chất nhầy hay bị sủi bọt. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, trong phân có thể thấy lẫn máu.
Người bệnh có hiện tượng đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn bụng, đi ngoài rất nhiều lần trong ngày
- Ngoài tiêu chảy, người bệnh có thể bị sốt nhẹ và đôi lúc có cảm giác ớn lạnh.
- Cơ thể bệnh nhân mệt mỏi do bị mất nước, cổ họng khô và thường xuyên cảm thấy khát nước.
1.2. Một số nguyên nhân gây ra sốt tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy sốt và dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Do virus: Trong số các loại virus gây tiêu chảy thì phổ biến nhất chính là virus Rota. Loại virus này có dạng vòng và gồm 7 nhóm (A,B,C,D,E,F,G). Trong đó, nhóm A thường gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, còn virus Rota nhóm B,C thường gây ra một số trường hợp tiêu chảy ở những trẻ lớn hơn và ở người trưởng thành.
Virus Rota có thể lây truyền bệnh và sống rất lâu ngoài môi trường, đặc biệt tồn tại bền vững trong môi trường nước vì thế, nếu không kiểm soát tốt, rất dễ bùng phát dịch tiêu chảy. Hơn nữa, virus Rota có thể khiến bệnh tiêu chảy tiến triển nặng. Trường hợp bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
- Do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng: Một số loại vi khuẩn như Salmonella, khuẩn tụ cầu, Clostridium, E.coli,… và các loại ký sinh trùng có trong những loại thực phẩm bị ôi thiu, đồ ăn tái sống hoặc có trong những nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may ăn phải những thực phẩm không đảm bảo này và uống phải nguồn nước ô nhiễm, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn bệnh. Khi những loại khuẩn, nấm và ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể, đi vào đường ruột, nó sẽ kích thích các mô của hệ tiêu hóa và từ đó gây ra những triệu chứng như nôn, tiêu chảy và có thể kèm theo sốt,…
- Do một số bệnh về đường tiêu hóa: Tiêu chảy sốt không chỉ là một loại bệnh mà nó còn là triệu chứng của một số bệnh lý đường tiêu hóa như:
+ Bệnh lồng ruột: Một đoạn ruột bị trượt ra khỏi vị trí của nó và lồng sang một đoạn ruột khác. Tình trạng này khiến cho ruột bị tắc, dẫn tới triệu chứng nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, chướng bụng, tim đập nhanh,…
+ Tắc ruột gây sốt tiêu chảy: Hiện tượng này phổ biến ở trẻ nhỏ. Tắc ruột khiến cho lưu lượng máu đến ruột bị cản trở và gây sốt tiêu chảy, nếu không điều trị sớm có thể gây hoại tử, vỡ ruột, rất nguy hiểm.
- Viêm ruột thừa: Khi bị viêm ruột thừa người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau bụng vùng hố chậu phải và kèm theo hiện tượng sốt hay tiêu chảy. Lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa nhanh chóng.
- Viêm đại tràng: Triệu chứng phổ biến của viêm đại tràng chính là đau bụng, tiêu chảy có thể kèm theo sốt, sụt cân, mệt mỏi, khó thở.
1.3. Tiêu chảy sốt có nguy hiểm không?
Bệnh nhân cần được điều trị sớm để tránh hậu quả nghiêm trọng
Đối với những trường hợp nhẹ, tình trạng tiêu chảy sốt sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu chăm sóc bệnh nhân đúng cách. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân không được chăm sóc kịp thời sẽ có thể dẫn đến suy nhược cơ thể do mất nước nặng, thậm chí gây suy thận, co giật, hôn mê và có thể dẫn tới tử vong.
2. Phải làm sao để khắc phục tiêu chảy sốt hiệu quả?
Khi thấy những biểu hiện như tiêu chảy kèm theo sốt kéo dài, có máu lẫn trong phân, người bệnh tiểu ít, lờ đờ, li bì,… cần phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Một số phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh là phương pháp bù nước, chất điện giải, truyền dịch, uống thuốc trị tiêu chảy và các phương pháp hạ sốt. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Bù nước, chất điện giải: Khi cơ thể đang bị mất nước thì cần phải nhanh chóng bù nước và chất điện giải. Trong đó, sử dụng dung dịch điện giải oresol được cho là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Uống nhiều nước để bồi hoàn lượng nước đã mất
- Truyền dịch: Những trường hợp mất nước nghiêm trọng có thể được chỉ định truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý truyền tại nhà mà cần thực hiện truyền tĩnh mạch tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.
- Uống thuốc trị tiêu chảy theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua và dùng thuốc để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Áp dụng các cách làm hạ sốt: Những cách làm hạ sốt như dùng khăn ấm chườm trán, lau phần cổ, hố nách, vùng bẹn, để người bệnh mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi, uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể để đường ruột được hỗ trỡ đào thải vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, đồng thời giúp bệnh nhân kích thích tiêu hóa, có cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn để phòng bệnh
Để phòng tránh tình trạng tiêu chảy sốt, bạn nên đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, sử dụng nguồn nước sạch, luôn ăn chín, uống sôi, không nên ăn những thức ăn đã bị ôi thiu, để lâu ngày hoặc thực ăn tái chín, thường xuyên vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, bổ sung probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
Nếu bạn cần tìm hiểu thông tin về bệnh tiêu chảy hay muốn đăng ký lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.
Từ khóa » Nôn đi Ngoài Sốt
-
Đi Ngoài Kèm Theo Sốt - 4 Nguyên Nhân Phổ Biến Và Cách Xử Lý Kịp Thời
-
Trẻ Bị Nôn Sốt đi Ngoài: Cảnh Giác Bệnh Tiêu Chảy | Vinmec
-
Trẻ Bị Sốt đi Ngoài Nôn Trớ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hapacol
-
Trẻ Sốt, Nôn, Tiêu Chảy - Phụ Huynh Lo Ngại Liên Quan đến Bệnh Viêm ...
-
Trẻ Nôn Trớ Và Đi Ngoài Kèm Sốt Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Nguyên Nhân Gây Ra Sốt Tiêu Chảy Là Gì? Khi Nào Bạn Nên đi Khám?
-
Trẻ Tiêu Chảy, Nôn, Sốt Tăng, Nhiều Phụ Huynh Lo Lắng - Báo Tuổi Trẻ
-
Sốt Tiêu Chảy Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Tiêu Chảy & Nôn Mửa ở Trẻ - Panadol
-
Trẻ Bị Sốt Và Nôn Cha Mẹ Nên Làm Gì? | TCI Hospital
-
Trẻ Bị Sốt đi Ngoài: Cha Mẹ Phải Cảnh Giác | TCI Hospital
-
Khi Bị đau Bụng đi Ngoài Kèm Theo Sốt Nên Làm Gì? - Tràng Phục Linh
-
Trẻ Bị Nôn Không Sốt Không đi Ngoài - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Dấu Hiệu Ngộ độc Thực Phẩm ở Trẻ Em & Cách Xử Lý - Tin Nổi Bật