Trẻ Bị Sốt đi Ngoài: Cha Mẹ Phải Cảnh Giác | TCI Hospital

Ngoài các bệnh về đường hô hấp, trẻ cũng hay gặp phải các bệnh về đường ruột, tiêu hóa. Một trong những bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ chính là bệnh tiêu chảy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, khi thấy trẻ bị sốt đi ngoài, cha mẹ phải cảnh giác, tuyệt đối không được chủ quan.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tìm hiểu hiện tượng tiêu chảy ở trẻ
    • 1.1. Đi ngoài tiêu chảy ở trẻ là bệnh gì?
    • 1.2. Các nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ
  • 2. Dấu hiệu nhận biết của trẻ bị sốt và đi ngoài
    • 2.1. Nhận biết trẻ bị sốt đi ngoài
    • 2.2. Mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi nào
  • 3. Điều trị và phòng ngừa tình trạng trẻ bị sốt đi ngoài
    • 3.1. Trẻ bị sốt đi ngoài cần điều trị như thế nào?
    • 3.2. Phòng ngừa tình trạng đi ngoài tiêu chảy ở trẻ

1. Tìm hiểu hiện tượng tiêu chảy ở trẻ

1.1. Đi ngoài tiêu chảy ở trẻ là bệnh gì?

“Đi ngoài” chính là cách gọi khác của hiện tượng tiêu chảy ở trẻ. Tiêu chảy là hiện tượng trẻ đi ngoài có phân dạng lỏng hoặc tóe nước nhiều hơn 2 lần trong vòng 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài tiêu chảy nhiều lần, phân ở dạng lỏng, thậm chí có chất nhầy.

Thông thường, trẻ bú mẹ có thể sẽ đi ngoài mỗi ngày khoảng 5 – 7 lần. Tuy nhiên, phân của trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy sẽ có dạng sệt, lợn cợn, có màu xanh, mùi chua và đi ngay sau khi bú. Khi tiêu chảy, trẻ bú mẹ thường không sốt, bú nhiều hơn bình thường, vẫn chơi đùa vui vẻ.

Trường hợp các con đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ ngày nhưng đặc điểm phân bình thường, không thay đổi về tính chất, màu sắc hay mùi thì không thể coi là tiêu chảy. Có thể hôm đó con ăn nhiều hơn bình thường một chút.

“Đi ngoài” chính là cách gọi khác của hiện tượng tiêu chảy ở trẻ.

“Đi ngoài” chính là cách gọi khác của hiện tượng tiêu chảy ở trẻ.

1.2. Các nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Vấn đề tiêu chảy ở trẻ em bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ em:

– Trẻ bị nhiễm virus rota

– Trẻ bị nhiễm vi khuẩn.

– Trẻ bị tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh.

– Trẻ gặp phải vấn đề trong việc dung nạp Lactose.

– Trẻ bị dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn, nước ép trái cây.

2. Dấu hiệu nhận biết của trẻ bị sốt và đi ngoài

2.1. Nhận biết trẻ bị sốt đi ngoài

Khi gặp vấn đề về đại tiện, trẻ thường có các dấu hiệu sau:

– Mệt mỏi, chán ăn

– Đi ngoài phân dạng lỏng, có màu vàng hoặc xanh, có thể kèm theo chất nhầy, mủ, máu hoặc các thức ăn không tiêu.

– Buồn nôn, nôn trớ ra thức ăn.

– Cơ thể sốt nhẹ, hoặc sốt cao, đôi khi sốt cao co giật.

– Đau bụng dữ dội, khó chịu, quấy khóc.

– Mót rặn.

– Xuất hiện các biểu hiện của tình trạng cơ thể mất nước: Bứt rứt, vật vã hay nặng hơn là ngủ li bì khó đánh thức, môi khô, mắt trũng, môi khô, tiểu ít, liên tục khát nước, dấu véo da hiện rõ và tan chậm… Nếu tình trạng mất nước kéo dài, trở nặng, có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Đi ngoài phân lỏng, sốt li bì... là một trong những dấu hiệu của trẻ bị sốt đi ngoài.

Đi ngoài phân lỏng, sốt li bì… là một trong những dấu hiệu của trẻ bị sốt đi ngoài.

2.2. Mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi nào

Nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng bệnh tiêu chảy ở trẻ là thường tình, không có gì nguy hiểm, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn tự ý mua thuốc của người lớn cho con uống.

Thực tế, bệnh tiêu chảy không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chẩn đoán kịp thời và điều trị phù hợp thì có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Đặc biệt, khi thấy trẻ có biểu hiện nôn mửa, sốt li bì và tình trạng đi ngoài nặng hơn thì nhất định phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức:

– Trẻ rất khát nước

– Khóc không ra hoặc khóc ra ít nước mắt

– Trong vòng 6 giờ đồng hồ, trẻ đi ngoài nhiều hơn 8 lần

– Nôn mửa, đau bụng quằn quại

– Cơ thể yếu ớt, ngủ nhiều, ngủ li bì, lả dần đi

– Liên tục sốt cao từ 38,5 độ C trở lên

– Bệnh kéo dài, sau 3 ngày không có dấu hiệu thuyên gi

Khi thấy trẻ có biểu hiện nôn mửa, sốt li bì và tình trạng đi ngoài nặng hơn thì nhất định phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

Khi thấy trẻ có biểu hiện nôn mửa, sốt li bì và tình trạng đi ngoài nặng hơn thì nhất định phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

3. Điều trị và phòng ngừa tình trạng trẻ bị sốt đi ngoài

3.1. Trẻ bị sốt đi ngoài cần điều trị như thế nào?

Nếu trẻ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể chơi đùa, bú và ăn uống bình thường, thì cha mẹ có thể tự chăm sóc ở nhà mà không cần dùng khác sinh hay thuốc cầm tiêu chảy:

– Nếu trẻ đang bú mẹ thì cho bú nhiều lần hơn, mỗi lần bú lâu hơn để bù đắp năng lượng, cũng như bổ sung dưỡng chất, tăng sức đề kháng.

– Cho trẻ uống thật nhiều nước.

– Cho trẻ uống oresol (dung dịch nước biển khô) để bù đắp chất điện giải.

– Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng các loại nước như:

Cháo loãng và muối, nấu theo tỷ lệ 1:1:1 hay nước dừa muối, pha theo tỷ lệ 1:1.

– Duy trì các bữa ăn, ưu tiên các món mềm, lỏng để hệ tiêu hóa hạn chế làm việc. Các mẹ hãy cố gắng cho con ăn để tránh thiếu chất và suy nhược cơ thể. Đồng thời, việc duy trì ăn uống khi bị bệnh cũng giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường khả năng chống bệnh.

– Cho con nghỉ ngơi, mặc đồ mỏng, chườm khăn để hạ nhiệt.

– Cha mẹ chú ý giữ vệ sinh không gian sống và các đồ dùng của bé: Ti giả, đồ chơi… những thứ bé hay tiếp xúc.

– Nếu mẹ muốn cho bé dùng men tiêu hóa, kháng sinh hay thuốc cầm tiêu chảy thì cần phải tham khảo, xin ý kiến bác sĩ.

Cho trẻ uống oresol (dung dịch nước biển khô) để bù đắp chất điện giải. Các mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ về liều lượng và tỷ lệ pha sao cho phù hợp.

Cho trẻ uống oresol (dung dịch nước biển khô) để bù đắp chất điện giải. Các mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ về liều lượng và tỷ lệ pha sao cho phù hợp.

3.2. Phòng ngừa tình trạng đi ngoài tiêu chảy ở trẻ

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, cha mẹ nên lưu ý các điều sau:

– Rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

– Cha mẹ cũng nên thường xuyên rửa tay trước khi nấu ăn, chăm sóc bé và sau khi đi vệ sinh, thay bỉm cho bé.

– Xử lý các chất thải của con bằng cách cho vào túi kín, đậy nắp thùng rác.

– Giặt sạch ga trải giường, quần áo dính phân của bé.

– Cho trẻ ăn thức ăn được nấu chín kỹ, hạn chế ăn lại thức ăn cũ, thức ăn ôi thiu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng trẻ bị sốt đi ngoài. Các bậc phụ huynh hãy lưu lại ngay để chăm sóc con đúng cách trong trường hợp cần thiết. Hy vọng bài viết đã giúp các cha mẹ có thêm kiến thức về bệnh cũng như cách xử lý khi trẻ mắc bệnh.

Từ khóa » Nôn đi Ngoài Sốt