Tiêu Chí Phân Loại đô Thị Loại 1,2,3,4,5 ở Việt Nam Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
Tiêu chí phân loại đô thị được Nhà nước đặt ra nhằm quản lý dễ dàng theo từng bậc. Ở Việt Nam có tất cả 6 loại đô thị. Tính đến hết tháng 8 năm 2021, toàn quốc có 862 đô thị bao gồm: 2 đô thị đặc biệt; 23 đô thị loại I; 32 đô thị loại II; 48 đô thị loại III; 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 lên 39,3%, tăng hơn 9% so với năm 2010.
Mục lục
- Quy định chung về phân loại đô thị Việt Nam
- 1. Đối tượng và phạm vi phân loại đô thị
- 2. Nguyên tắc phân loại
- 3. Thẩm quyền quyết định
- 4. Cơ quan lập đề án phân loại
- Tiêu chí phân loại đô thị đặc biệt
- Đặc điểm của các đô thị loại I
- Tiêu chí phân loại đô thị loại 2
- Tiêu chuẩn để công nhận đô thị loại III
- Các tiêu chí phân loại đô thị loại IV
- Đô thị loại V gồm những tiêu chí nào?
Quy định chung về phân loại đô thị Việt Nam
Theo Nghị quyết 1210/QH13 ban hành năm 2016, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những nội dung quan trọng sau:
1. Đối tượng và phạm vi phân loại đô thị
Các cấp hành chính được xếp hạng đô thị bao gồm:
– Thành phố trực thuộc trung ương được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I.
– Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được công nhận theo tiêu chí đô thị loại I hoặc đô thị loại II hoặc đô thị loại III.
– Thị xã được phân loại đô thị được công nhận là đô thị loại III hoặc đô thị loại IV.
– Thị trấn được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV hoặc đô thị loại V.
– Khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai được phân loại theo tiêu chí loại đô thị tương ứng.
2. Nguyên tắc phân loại
Tiêu chí phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở Chương trình phát triển đô thị quốc gia, Chương trình phát triển đô thị toàn tính và Chương trình phát triển từng đô thị đề quản lý phát triển đô thị, đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
Đô thị được quy hoạch và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí của loại đỗ thị nào thì được xem xét, đánh giá theo loại đô thị trơng ứng.
Đánh giá phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai là một trong những cơ sở để thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị.
Việc phân loại đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính điểm.
Điểm phân loại đô thị là tông số điểm đạt được của các tiêu chí.
3. Thẩm quyền quyết định
Nghị quyết đã quy định rõ:
Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định công nhận đô thị loại III và loại IV.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đô thị loại V.
4. Cơ quan lập đề án phân loại
Trách nhiệm này được giao cho các Cơ quan sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương.
Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho
các đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại TV và loại V.
Tiêu chí phân loại đô thị đặc biệt
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt trên cả nước. Hai thành phố này đều đạt 5 tiêu chí sau:
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cầu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về’ kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ’ đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km² trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đặc điểm của các đô thị loại I
Đô thị loại I được công nhận sẽ có chung những tiêu chuẩn sau:
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cầu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp
vùng; hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế; khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2, Quy mô dân số:
a) Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
b) Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km² trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Tiêu chí phân loại đô thị loại 2
Có tất cả 5 tiêu chí được quy định tại điều 5 của Nghị quyết 1210. Đó là:
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cầu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm
chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km² trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Tiêu chuẩn để công nhận đô thị loại III
1. Vị trí, chức năng, vai trö, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm
chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh; đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh.
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km² trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Các tiêu chí phân loại đô thị loại IV
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cầu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp. Hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế; khoa học và công nghệ, trung tâm hành. chính cấp huyện đầu mối giao thông; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên, khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km² trở lên; khu vực nội thị (nêu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đô thị loại V gồm những tiêu chí nào?
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cầu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm
tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mỗi giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện hoặc cụm liên xã;
b) Cơ cầu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km² trở lên; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Tiêu chuẩn phân loại đô thị tại các vùng đặc thù
Vùng đặc thù theo Nghị quyết 1210 được hiểu như sau:
1. Đô thị là trung tâm du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo thì tiêu chí quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy định; các tiêu chí khác phải bảo đảm mức quy định của loại đô thị tương ứng.
2, Đô thị loại III, loại IV và loại V ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia thì tiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng.
3. Đô thị ở hải đảo thì tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và tiêu chuẩn về kinh tế – xã hội tối thiểu đạt 30% mức quy định của loại đô thị tương ứng.
Từ khóa » Tiêu Chí Của đô Thị Loại 5
-
Tiêu Chuẩn Phân Loại đô Thị Loại 1, Loại 2, Loại 3, Loại 4, Loại 5..
-
Đô Thị Loại I, II, III, IV, V Và đô Thị Loại đặc Biệt Tại Việt Nam
-
Đô Thị Loại V (Class-5 Urban) Là Gì? Tiêu Chí đạt đô Thị Loại V
-
Các Tiêu Chí Phân Loại đối Với đô Thị Loại IV, đô Thị Loại V Và Một Số đô ...
-
Các Tiêu Chí Phân Loại đô Thị Mới
-
Bàn Thêm Về Tiêu Chí, Tiêu Chuẩn Phân Loại đô Thị - Tạp Chí Kiến Trúc
-
5 Tiêu Chí Phân Loại đô Thị
-
Đô Thị Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số
-
Rà Soát Công Tác Phân Loại đô Thị đối Với Các đô Thị Loại V Trên địa ...
-
Nghị Quyết Về Phân Loại đô Thị - Trà Vinh
-
Hoài Nhơn Bàn Giải Pháp Xây Dựng Thị Xã đạt Tiêu Chí đô Thị Loại III
-
Đô Thị Là Gì ? Cách Phân Loại đô Thị Theo Quy định Pháp Luật