TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC - Trường THPT Ân Thi
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Trang chủ
- Tin tức
- Tin tức chung
TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
(Theo UNESCO)
| CON NGƯỜI TRONG TRƯỜNG (People) |
1 | Tình bạn và mối quan hệ trong cộng đồng nhà trường |
| 1.1. Khuyến khích sự tham gia của phụ huynh thông qua việc biến trường học thành một “địa điểm mở” cho cộng đồng |
| 1.2. Triển khai câu lạc bộ lớp ghép (gồm nhiều độ tuổi khác nhau để tăng cường tình bạn) |
| 1.3. Thực hiện hoạt động cùng với các trường khác trong một cộng đồng lớn hơn |
2 | Phẩm chất và thái độ tích cực của người giáo viên |
| 2.1. Tạo cảm giác như gia đình trong môi trường học đường |
| 2.2. Ưu tiên các tiêu chí về tính cách, thái độ và đạo đức của giáo viên trong tuyển dụng và đánh giá giáo viên |
| 2.3. Xây dựng hệ thống cho phép học sinh đưa ra phản hồi cho giáo viên |
3 | Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt |
| 3.1. Khuyến khích học hỏi kiến thức về văn hóa đa dạng cả trong và ngoài bối cảnh học đường |
| 3.2. Khuyến khích hoạt động đóng vai và thảo luận với mục đích tạo sự đồng cảm và thấu hiểu |
| 3.3. Khuyến khích việc thấu hiểu người khác thông qua dạy về tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau |
| 3.4. Tạo điều kiện hòa nhập học sinh có nhu cầu đặc biệt thông qua học tập hợp tác |
4 | Giá trị/thực hành tích cực và mang tính hợp tác |
| 4.1. Khuyến khích các giá trị, thái độ và hành vi tích cực |
| 4.2. Giới thiệu hoạt động học tập có mục đích kép trong các môn học |
5 | Điều kiện làm việc và hạnh phúc của người giáo viên |
| 5.1. Quan sát và tôn vinh giáo viên và những đóng góp của họ cho nhà trường và xã hội |
6 | Kỹ năng và năng lực giáo viên |
| 6.1. Nâng cao kỹ năng và năng lực của giáo viên thông qua mạng lưới trường học và hỗ trợ đồng đẳng |
| QUÁ TRÌNH DẠY-HỌC (Process) |
7 | Khối lượng công việc hợp lý và công bằng |
| 7.1. Giảm bớt các bài thi và kiểm tra tiêu chuẩn |
| 7.2. Thay thế bài tập về nhà bằng các hoạt động tự chọn để “mở rộng” hoạt động học tập |
| 7.3. Đánh giá các lĩnh vực học tập không mang tính học thuật bằng cách sử dụng các hình thức đánh giá thay thế |
| 7.4. Xem xét đưa vào các tiêu chí không mang tính học thuật trong công tác tuyển sinh của trường |
8 | Làm việc nhóm và tinh thần hợp tác |
| 8.1. Đưa ra các bài tập nhóm khuyến khích cùng hợp tác làm bài |
| 8.2. Đưa ra các hoạt động học tập làm việc nhóm đa dạng |
9 | Các phương pháp tiếp cận dạy và học vui vẻ, hấp dẫn |
| 9.1. Tận dụng tiềm năng của các phương pháp tiếp cận học tập thay thế |
10 | Sự tự do, sáng tạo và tham gia của người học |
| 10.1. Coi việc mắc lỗi là một phần của quá trình học tập |
| 10.2. Dạy học sinh cách đặt câu hỏi |
11 | Ý thức về thành tích và kết quả đạt được |
| 11.1. Đưa ra phản hồi tích cực và công khai ghi nhận thành tích/kết quả |
| 11.2. Xây dựng một “danh mục những ước mơ” |
| 11.3. Trao giải thưởng và phần thưởng thông qua các cuộc thi của trường |
12 | Hoạt động ngoại khóa và các sự kiện của nhà trường |
| 12.1. Triển khai các hoạt động ngoài giờ học thay cho dạy thêm học thêm |
| 12.2. Tổ chức các sự kiện của nhà trường để khuyến khích ý thức tập thể trong cộng đồng nhà trường |
| 12.3. Thu hút học sinh tham gia các câu lạc bộ truyền thông |
13 | Học sinh và giáo viên cùng học |
| 13.1. Thay sách giáo khoa bằng giáo án được soạn với sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh |
14 | Nội dung học tập bổ ích, phù hợp và lôi cuốn |
| 14.1. Đảm bảo có thể áp dụng nội dung học tập |
| 14.2. Đảm bảo hoạt động học tập mang tính liên môn |
15 | Sức khỏe tinh thần và kiểm soát sự căng thẳng |
| 15.1. Có chuyên gia tâm lý hoặc nhân viên tư vấn học đường |
| 15.2. Thực hiện các chương trình hạnh phúc học đường |
| 15.3. Giới thiệu thiền chánh niệm |
| 15.4. Sử dụng các hình thức trưng bày trực quan sinh động, bao gồm các gợi ý để kiểm soát sự căng thẳng |
| ĐỊA ĐIỂM HỌC TẬP(Place) |
16 | Môi trường học tập ấm áp và thân thiện |
| 16.1. Khuyến khích sự tương tác và hợp tác của học sinh thông qua các hoạt động học tập và chơi chung |
| 16.2. Sử dụng ghế tình bạn (ghế dài) |
17 | Môi trường an toàn, không có tình trạng bắt nạt |
| 17.1. Chú trọng đến việc chào hỏi và tươi cười |
| 17.2. Bỏ tường ngăn cách xung quanh các phòng học |
| 17.3. Thay trống/chuông bằng tiếng nhạc |
| 17.4. Sử dụng các hình thức trưng bày trực quan sáng tạo, nhiều màu sắc và có ý nghĩa |
18 | Không gian chơi và học là không gian xanh và mở |
| 18.1. Tạo không gian thư giãn và sáng tạo |
| 18.2. Xây dựng vườn trường |
| 18.3. Tận dụng không gian ngoài trời cho hoạt động học và chơi |
19 | Tầm nhìn và công tác lãnh đạo nhà trường |
| 19.1. Khuyến khích xây dựng tầm nhìn của nhà trường với những ưu tiên cho hạnh phúc |
20 | Kỷ luật tích cực |
| 20.1. Thay thế hình phạt bằng các hoạt động mang tính xây dựng nhằm khuyến khích kiểm soát cảm xúc |
| 20.2. Giới thiệu khái niệm trì hoãn nhu cầu hưởng thụ trong lớp học |
21 | Sức khỏe, vệ sinh và dinh dưỡng tốt |
| 21.1. Đảm bảo có sẵn thực phẩm tốt cho sức khỏe trong bếp ăn học đường |
| 21.2. Trường có một chuyên gia về dinh dưỡng |
| 21.3. Tổ chức các buổi tổng vệ sinh trong trường với sự tham gia của cộng đồng |
22 | Quản lý trường học dân chủ |
| 22.1. Cho phép học sinh được làm hiệu trưởng trong một ngày |
TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
(Theo Công đoàn giáo dục Việt Nam)
1. Tiêu chí 1. Về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân
- Đảm bảo sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý (phòng ngừa và ứng phó với bắt nặt, bạo lực học đường . . .) cho học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động khi học tập và tham ga các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; không để xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.
- Phòng học, phòng làm viêc của Ban Giám hiệu, Công đoàn, thư viện, nhà thể thao, sân chơi, bể bơi, các phòng thực hành thí nghiệm, ...phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định, tạo dựng môi trường xanh – sạch – đẹp, thân thiên.
- Duy trì bầu không khí học tập, lao động âm áp, thân thiện; mọi thành viên trong trường hoc, trong lóp học được yêu thương, được tôn trọng, được có giá tri, được thấu hiểu và được đảm bảo an toàn.
- Cán bộ, nhà giáo, người lao động thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tốt cho tất cả học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động.
- Nhà trường tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi nhà giáo, người lao động đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ
- Nhà trường đã xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
2.2. Tiêu chí 2. Về dạy và học
- Cán bộ, nhà giáo, người lao động làm gương cho học sinh trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học.
- Thực hiện việc phân công nhiệm vụ, giảng dạy cho cán bộ, nhà giáo, người lao động trong đơn vị một cách công bằng, hợp lý, phù hợp vói điều kiện, năng lực cá nhân và sở trường công tác để phát huy tốt nhất tiềm năng, hiệu quả công tác của mỗi người.
- Mọi hoạt động liên quan tới công tác quản lý, dạy và học phải được công khai bàn bạc cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu, đối thoại tích cực.
- Nội dung dạy và học hữu ích, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh.
- Bài tập về nhà và thi vừa sức, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tâm lý học sinh.
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp với từng đối tượng và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh.
- Cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh được tự do phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng; có thói quen làm việc nhóm và hợp tác.
- Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh, cán bộ, nhà giáo, người lao động có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, gia trị bản thân.
- Thành lập và duy trì các “ Nhóm nhà giáo cùng phát triển” ngay từ các tổ chuyên môn để hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực.
- Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động trong trường.
- Cán bộ, nhà giáo, người lao động tự chăm sóc sức khỏe tâm lý và thể chất cho bản thân, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục
2.3. Tiêu chí 3. Về các mối quan hệ trong nhà trường
- Cán bộ, nhà giáo và người lao động phải làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ , trong tương tác, giáo tiếp và đối thoại.
- Học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp.
- Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, cán bộ, nhà giáo và người lao động
- Học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao.
- Giúp đỡ, chia sẻ với học sinh và cán bộ, nhà giáo và người lao động có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng.
- Học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất.
- Cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo, người lao động lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh.
- Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh.
Tổng số điểm của bài viết là: 56 trong 13 đánh giá Click để đánh giá bài viết Tin liên quan
Các hoạt động công tác xã hội trường học
Các trường học ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới
TRAO TẶNG MÁY TÍNH CHO CÁC EM HỌC SINH NGHÈO, VƯỢT KHÓ, HỌC GIỎI
Biến thách thức thành cơ hội đổi mới hoạt động giáo dục
Công nghệ đồng hành cùng nhà giáo: Hút học sinh trong từng giờ học
Sẵn sàng cho khai giảng trực tuyến
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Ngày Nước thế giới (22-3), Ngày Khí tượng thế giới (23-3) và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021
CV số 248/UBND về tăng cường phòng chống dịch Covid-19
CV Số 151/SGDĐT-CTTT-GDCN V/v triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các nhà trường, cơ sở giáo dục
Liên kết giáo dục Thông báoKết quả đánh giá xếp loại giáo viên và cán bộ quản lí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng năm học 2023-2024
Trường ĐH Y khoa Tokyo-Lựa chọn cho tương lai của bạn
Thông báo về việc trả bằng Tốt nghiệp THPT năm 2024
Thông báo tập trung HS khối 10 năm học 2024-2025 vào ngày 19/8/2024
Thông báo danh sách trúng tuyển lớp 10 đợt 2 năm học 2024-2025
TB Về việc trả hồ sơ, Học bạ, Giấy CNTN tạm thời và Giấy chứng nhận Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Thí sinh tự do chưa có tài khoản, đăng kí từ ngày 01/7 đến 20/7/2024
Thông báo lịch họp CMHS và ngày nhập học lớp 10 năm học 2024-2025
Lịch nhập học + Mẫu phiếu đăng kí nguyện vọng tổ hợp môn học lớp 10 năm học 2024-2025
DS trúng tuyển lớp 10 năm học 2024-2025 trường THPT Ân Thi
Video Clip về trườngThời sự 20-11-2022
Phim: Trường THPT Ân Thi 60 năm thầm lặng những chuyến đò
Phóng sự: Em Đoàn Khắc Hùng chế tạo máy rửa tay tự động để sử dụng tại trường THPT Ân Thi và nhiều nơi khác.
Clip nhạc THPT Ân Thi: Nghề giáo tôi yêu
Phóng sự: Cô giáo Vũ Thị Anh
Thống kê truy cập Hôm nay : 29 Hôm qua : 112 Tháng 12 : 1.379 Tháng trước : 4.886 Năm 2024 : 220.110 Thông tin liên hệ Tin tức - Thông báo- Thông báo từ Sở
- Thông báo của trường
Từ khóa » Tiêu Chí Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc
-
Trường Học Hạnh Phúc Và Trường Học Thông Minh Có Gì Khác Biệt?
-
MÔ HÌNH 3 CHỮ P (UNESCO) VÀ CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG ...
-
Tiêu Chí Xây Dựng Lớp Học Hạnh Phúc Năm Học 2020-2021
-
3 Tiêu Chí Cốt Lõi Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc
-
TIÊU CHÍ XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC NĂM HỌC 2020
-
Tiêu Chí Xây Dựng Trường, Lớp Mầm Non Hạnh Phúc - Tài Liệu Text
-
Mô Hình Trường Học Hạnh Phúc Theo Tiêu Chí Của UNESCO
-
“Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc” – Mục Tiêu Hướng đến Của Nhiều ...
-
Kế Hoạch Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc - Na Ri Hamico
-
Trường Chuẩn Quốc Gia Và “trường Học Hạnh Phúc” Có Gì Khác Biệt?
-
Phát động Phong Trào Xây Dựng “Trường Học Hạnh Phúc” Giai đoạn ...
-
BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC CẤP THCS ...
-
Kế Hoạch Trường Học Hạnh Phúc Năm Học 2020-2021
-
Tham Luận Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc | TH Gia Thụy