Tiêu Chuẩn Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Hạng I Cao Chót Vót Thế Này, Ai ...
Có thể bạn quan tâm
Tôi nhận thấy quy định về nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên bậc trung học cơ sở hạng I (Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT ngày 2/2/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) còn nhiều bất cập, thiếu thực tiễn, được thể hiện ở các nội dung sau đây.
Tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I phải thực hiện những nhiệm vụ:
a) “Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên”.
Thực tế cho thấy, hiếm có giáo viên bậc trung học cơ sở nào “tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên”.
b) “Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp huyện trở lên hoặc tham gia dạy học trực tuyến”.
Dạy trực tuyến cũng chỉ là giải pháp tình thế do dịch bệnh kéo dài. Khi dịch bệnh xảy ra, tất cả giáo viên đều phải tham gia dạy học online theo quy định chung của ngành giáo dục chứ không chỉ có giáo viên hạng I.
d) “Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp huyện trở lên; tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp huyện trở lên”.
Theo quy định hiện hành, học sinh lớp 8, lớp 9 được tham gia nghiên cứu khoa học do giáo viên hướng dẫn. Chỉ cần giáo viên có năng lực thì ai cũng có thể hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học (mỗi giáo viên hướng dẫn tối đa 2 dự án/năm học).
đ) “Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp huyện trở lên (nếu có)”.
Theo ý kiến cá nhân người viết, nội dung này không thiết thực vì việc tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi đa phần do chuyên viên của Phòng Giáo dục phụ trách (phải bảo mật thông tin), giáo viên nào có năng lực chỉ hỗ trợ thêm.
Tôi cho rằng, một số tiêu chuẩn quy định đối với giáo viên hạng I bậc trung học cơ sở là quá cao, thiếu thực tiễn, kể cả hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng/tổ phó chuyên môn cũng khó đáp ứng yêu cầu.
Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn |
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Giáo viên bậc trung học cơ sở muốn thăng hạng II lên hạng I thì phải thỏa mãn các điều kiện như: “Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên”;
b) “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.”
Điều 9 Chương IV Điều khoản chuyển tiếp Thông tư 03, nội dung 3 quy định:
“Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) nên được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
Thế nhưng, từ ngày 4/10/2018, Hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng II lên hạng I (chưa có bằng Thạc sĩ) đã có công văn 4608 /BGDĐT-HĐTTH công bố Danh sách kết quả thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở từ hạng II lên hạng I. [4]
Như vậy, kết quả này cũng hoàn toàn vô nghĩa, bởi theo Điều 9 Thông tư 03, giáo viên hạng I hiện nay nếu chưa có bằng thạc sĩ sẽ “rớt hạng”. Hơn nữa, Thông tư 03 phủ nhận luôn kết quả của kỳ thi nâng hạng do chính Bộ Giáo dục đứng ra tổ chức từ năm 2018. Điều này kéo theo hệ lụy, giáo viên muốn giữ hạng thì phải đi học cao học để được cấp bằng Thạc sĩ.
Thay lời kết
Những bất cập về quy định thăng hạng cho giáo viên bậc trung học cơ sở từ hạng II lên hạng I đã được đại biểu Quốc hội, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ, lãnh đạo Bộ Nội vụ thừa nhận và có ý kiến như sau.
Muốn thăng hạng, giáo viên cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Ngày 4/3/2021, chia sẻ với Báo Tuổi Trẻ, bà Phạm Thị Minh Hiền - đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên nêu quan điểm: “Tôi nghĩ cá nhân từng giáo viên phải học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết của nhà giáo đứng trên bục giảng để đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đặt ra cho giáo viên cũng phải xuất phát từ thực tiễn. Có những tiêu chuẩn không cần thiết thì không nên gây áp lực cho giáo viên, nhất là đối với những quy định nặng về bằng cấp, chú trọng bằng cấp mà lại bỏ qua năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên.” [5]
Còn nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, nên xem xét sửa đổi lại quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với không chỉ giáo viên mà còn cả công chức, viên chức các ngành, lĩnh vực. [3]
Và ngày 9/3/2021 trả lời Báo điện tử VietNamNet, ông Nguyễn Tư Long - Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) có ý kiến: “Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thì hơn ai hết Bộ phải rà soát lại và phải có chính kiến về việc bỏ hay không bỏ, có cần hay không cần chứng chỉ này và lý do của việc bỏ hay giữ là gì.” [6]
Có thể nhận thấy, những quy định của giáo viên hạng I bậc trung học cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu thực tiễn nên rất cần Bộ Giáo dục, và các bộ ngành liên quan vào cuộc để sớm tham mưu cho Chính phủ đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Viên chức (có thể sử dụng chứng chỉ của chuyên ngành thay thế) sao cho sát với thực tiễn dạy học của giáo viên mới là điều thiết thực nhất.
Tài liệu tham khảo:
[1] //luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/thong-tu-03-2021-bo-nhiem-xep-luong-giao-vien-thcs-cong-lap-198082-d1.html
[2] //laodong.vn/ban-doc/tien-si-nguyen-van-khai-de-nghi-bai-bo-chung-chi-nghe-nghiep-giao-vien-886269.ldo
[3] //laodong.vn/xa-hoi/giao-vien-khong-can-thiet-phai-co-chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-886629.ldo
[4] //sonoivu.hanoi.gov.vn/nang-ngach/-/view_content/2893384-thong-bao-diem-thi-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien-tu-hang-ii-len-hang-i-nam-2018.html
[5] //tuoitre.vn/do-xo-hoc-chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-se-kien-nghi-bo-gd-dt-xem-xet-lai-20210303225321955.htm
[6] //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien-bo-noi-vu-noi-gi-718012.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cao NguyênTừ khóa » Tiêu Chuẩn Xếp Hạng Gv Thcs
-
Tiêu Chuẩn Chức Danh Giáo Viên THCS Từ Ngày 20/3/2021
-
Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên THCS 2022
-
Thông Tư 03/2021/TT-BGDĐT Bổ Nhiệm, Xếp Lương Giáo Viên THCS ...
-
Lương Và Tiêu Chuẩn Xếp Hạng Giáo Viên THCS Từ 20/3/2021
-
Giáo Viên THCS Hạng II được Xếp Lương Mới Thế Nào? - Báo Lao động
-
Xác định Hệ Số Lương Của Giáo Viên THCS Hạng II Mới
-
Mã Số, Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên THCS
-
Hỏi: Giáo Viên THCS được Xếp Lương Mới Khi Nào?
-
Nhiều Dự Kiến Thay đổi Về Tiêu Chuẩn CDNN Và Bổ Nhiệm, Xếp Lương ...
-
Tiêu Chuẩn Xét Thăng Hạng Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên
-
GIẢI ĐÁP VỀ CHUYỂN HẠNG, XẾP LƯƠNG GIÁO VIÊN THEO 4 ...
-
Dự Kiến điều Chỉnh Nhiều Quy định Có Lợi Cho Giáo Viên
-
Quy định Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Và Xếp Lương Giáo Viên
-
Xếp Lương Giáo Viên THCS Hạng 2 Theo Thông Tư Mới Thế Nào?