Tiêu Chuẩn HACCP Là Gì? Các Bước Xây Dựng Tiêu Chuẩn HACCP?

  • Trang chủ
  • -
  • Giới thiệu
  • -
  • Hỏi đáp
  • -
  • Liên hệ
Hotline: 0988.618.198 Email: [email protected] An Chi Phương - Công bố chất lượng sản phẩm tại TP HCM
  • Công bố chất lượng
    • » An Chi Phương đồng hành cùng Doanh nghiệp
    • » Công bố chất lượng sản phẩm
    • » Công bố chất lượng thực phẩm
    • » Công bố chất lượng mỹ phẩm
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
    • » Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
    • » Văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Mã số mã vạch
  • Đăng ký giấy phép
    • » Đăng ký bản quyền tác giả
    • » Đăng ký giấy phép thành lập doanh nghiệp
  • Tin tức
    • » Cảnh báo người tiêu dùng
    • » Sống khỏe - Sống đẹp
    • » Tin doanh nghiệp
An Chi Phương - Công bố chất lượng sản phẩm tại TP HCMDanh mục
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Công bố chất lượng
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Mã số mã vạch
  • Đăng ký giấy phép
  • Tin tức
Trang chủ » Tin doanh nghiệp » Tiêu chuẩn HACCP là gì? Các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP?Tiêu chuẩn HACCP là gì? Các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP?Tiêu chuẩn HACCP là gì? Các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP?Có lẽ bạn đã từng nghe nhiều về tiêu chuẩn HACCP nhưng vẫn chưa hiểu cụ thể đó là gì? Trong bài viết này, An Chi Phương xin chia sẻ rõ hơn về tiêu chuẩn này, cũng như các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP.

HACCP là gì?

HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point, là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu đối với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm. Phân tích HACCP sẽ đưa ra danh mục những điểm kiểm soát trọng yếu CCPs cùng với những mục tiêu phòng ngừa, các thủ tục theo dõi, giám sát và những tác động điều chỉnh từng điểm kiểm soát trọng yếu. Để duy trì an toàn, chất lượng liên tục cho sản phẩm. HACCP là hệ thống xác định những nguy hại cụ thể tức là những trạng thái sinh học, hóa học hoặc tính chất về vật lý có ảnh hương bất lợi đến an toàn thực phẩm đồng thời vạch ra những biện pháp kiểm soát những bất lợi đó. tieu-chuan-haccp-la-gi-cac-buoc-xay-dung-tieu-chuan-haccp 1

Hệ thống quản lý chất lượng HACCP bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản sau:

1.Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa. Tiến hành phân tích mối nguy. Chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất bao gồm các bước diễn ra trong quy trình. Xác định và lập danh mục các nguy hại. Chỉ ra các biện pháp phòng ngừa cho từng mối nguy; 2.Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu (CCPs) trong quy trình bằng việc phân tích các mối nguy theo cây quyết định; 3.Thiết lập các ngưỡng tới hạn. Đây là các mức độ đặt ra và mức sai biệt có thể chấp nhận được để đảm bảo cho các điểm CCPs nằm trong vòng kiểm soát được. 4.Giám sát điểm kiểm soát tới hạn. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát đảm bảo kiểm soát các CCPs bằng các thủ tục xét nghiệm, quan trắc; 5.Thiết lập các biện phắc khắc phục kịp thời. Tiến hành những hoạt động điều chỉnh một khi các quan trắc theo dõi cho thấy một điểm CCP nào đó bị trệch ra khỏi vòng kiểm soát; 6.Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá. Tiến hành những thủ tục thẩm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu; 7.Thiết lập bộ hồ sơ và tài liệu HACCP. Tư liệu hóa tất cả các những thủ tục đã tiến hành và các bộ hồ sơ liên quan đến các nguyên tắc và quá trình vận dụng những nguyên tắc này;

Những đối tượng nào áp dụng tiêu chuẩn HACCP?

- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. - Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp. - Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt động liên quan đến thực phẩm. tieu-chuan-haccp-la-gi-cac-buoc-xay-dung-tieu-chuan-haccp 2

Doanh nghiệp có những lợi ích gì khi áp dụng tiêu chuẩn HACCP?

Doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống HACCP sẽ đạt được những lợi ích sau: - Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nhất là đối với thực phẩm xuất khẩu. Đồng thời tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng; - Được phép in trên nhãn sản phẩm sự phù hợp với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP; - Có điều kiện thuận lợi khi đàm phán ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu; - Là cơ sở được hưởng chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài;

Các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP dựa theo 7 nguyên tắc kể trên

Nguyên tắc 1:

- Thành lập các nhóm công tác về HACCP Việc nghiên cứu HACCP đòi hỏi phải thu thập, xử lý và đánh giá các số liệu chuyên môn. Do đó, các phân tích phải được tiến hành bởi nhóm cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau nhằm cải thiện chất lượng các phân tích và chất lượng các quyết định sẽ được đưa ra. Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng chương trình HACCP. - Mô tả sản phẩm Phải mô tả đầy đủ những chi tiết quan trọng của sản phẩm sẽ nghiên cứu, kể cả những sản phẩm trung gian tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm được xét có liên quan đến tính an toàn và chất lượng thực phẩm. - Xác định mục đích sử dụng của sản phẩm Căn cứ vào cách sử dụng dự kiến của sản phẩm đối với nhóm người sử dụng cuối cùng hay người tiêu thụ để xác định mục đích sử dụng. Trong đó gồm: 1. Phương thức sử dụng 2. Phương thức phân phối 3. Điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng 4. Yêu cầu về ghi nhãn - Xác định và thiết lập sơ đồ quy trình / dây chuyền sản xuất Sơ đồ này và sơ đồ mặt bằng, bố trí thiết bị phải do nhóm HACCP thiết lập bao gồm tất cả các bước trong quá trình sản xuất. Đây là công cụ quan trọng để xây dựng kế hoạch HACCP. - Thẩm định thực tế dây chuyền sản xuất Nhóm HACCP phải thẩm tra lại từng bước trong sơ đồ một cách cẩn thận bảo đảm sơ đồ đó thể hiện một cách đúng đắn quá trình hoạt động của quy trình trong thực tế. Phải kiểm tra sơ đồ này ứng với hoạt động của quy trình cả vào ban ngày lẫn ban đêm và những ngày nghỉ. Sơ đồ phải được chỉnh sửa cẩn thận sau khi nhận thấy những thay đổi so với sơ đồ gốc. - Liệt kê và phân tích các mối nguy hại, các biện pháp phòng ngừa Nhận diện tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra. Những nguy hại được xem xét phải là những nguy hại mà việc xóa bỏ nó hay hạn chế nó đến mức độ chấp nhận được sẽ có tầm quan trọng thiết yếu đến chất lượng an toàn thực phẩm xét theo những yêu cầu đã được đặt ra. Tiến hành phân tích mối nguy để xác định các biện pháp phòng ngừa kiểm soát chúng. Các biện pháp phòng ngừa là những hành động được tiến hành nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt mức độ gây hại của mối nguy đến một mức độ có thể chấp nhận được.

Nguyên tắc 2:

- Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCPs Để xác định các CCPs có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó phổ biến là sử dụng CÂY QUYếT ĐịNH. Cây quyết định là sơ đồ có tính logic nhằm xác định một cách khoa học và hợp lý các CCPs trong một chu trình thực phẩm cụ thể. Rà soát lại các kết quả phân tích mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa đã lập. Loại bỏ các mối nguy hại có thể kiểm soát bằng việc áp dụng các phương pháp. Các mối nguy còn lại là các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ bằng các phương pháp thì tiến hành phân tích để xác định CCPs.

Nguyên tắc 3:

- Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP Ngưỡng tới hạn là các giá trị được định trước cho các biện pháp an toàn nhằm triệt tiêu hoặc kiểm soát một mối nguy tại một CCP trong suốt quá trình vận hành. Mỗi điểm CCP có thể có nhiều ngưỡng tới hạn. Để thiết lập chúng, cần căn cứ vào các quy định vệ sinh, an toàn của nhà nước, các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn kiến nghị quốc tế của FAO, WHO, các cứ liệu khoa học, các tài liệu kỹ thuật, các thông số quy trình công nghệ, các số liệu thực nghiệm. Để đảm bảo các chỉ tiêu cần kiểm soát không có cơ hội vượt ngưỡng tới hạn, cần xác định giới hạn an toàn để tại đó phải tiến hành điều chỉnh quá trình chế biến nhằm ngăn ngừa khả năng vi phạm ngưỡng tới hạn. Trong thực tế, đưa ra khái niệm “Ngưỡng vận hành” là giá trị tại đó của chỉ tiêu cần kiểm soát, người điều khiển phải kịp thời điều chỉnh thiết bị hay quy trình để đảm bảo giá trị đó không quá ngưỡng tới hạn. Như vậy, ngưỡng vận hành luôn luôn có hệ số an toàn cao hơn ngưỡng tới hạn và có giá trị luôn nằm trong vùng an toàn của ngưỡng tới hạn.

Nguyên tắc 4:

- Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP Giám sát là đo lường hay quan trắc theo lịch trình các thông số của CCP để so sánh chúng với các ngưỡng tới hạn. Hệ thống giám sát mô tả phương pháp quản lý sử dụng để đảm bảo cho các điểm CCP được kiểm soát, đồng thời nó cũng cung cấp những hồ sơ về tình trạng của quá trình để sử dụng về sau trong giai đoạn thẩm tra. Việc giám sát phải cung cấp thông tin đúng để hiệu chỉnh nhằm bảo đảm kiểm soát quá trình, ngăn ngừa vi phạm các ngưỡng tới hạn.

Nguyên tắc 5:

- Thiết lập các hành động khắc phục Các hành động khắc phục được tiến hành khi kết quả cho thấy một CCP nào đó không được kiểm soát đầy đủ. Phải thiết lập các hành động khắc phục cho từng CCP trong hệ thống HACCP để xử lý các sai lệch khi chúng xảy ra nhằm điều chỉnh đưa quá trình trở lại vòng kiểm soát.

Nguyên tắc 6:

- Thiết lập các thủ tục thẩm tra Hoạt động thẩm tra phải được tiến hành nhằm để đánh giá lại toàn bộ hệ thống HACCP và những hồ sơ của hệ thống. Tần suất thẩm tra cần phải đủ để khẳng định là hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả. Các phương pháp thẩm tra có thể bao gồm các hệ thống nội bộ, kiểm tra về mặt vi sinh các mẫu sản phẩm trung gian và cuối cùng, tiến hành thêm các xét nghiệm tại những điểm CCP có chọn lọc, tiến hành điều tra thị trường để phát hiện những vấn đề sức khỏe không bình thường do tiêu thụ sản phẩm, cập nhật số liệu từ phía người tiêu dùng sản phẩm. Đó chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi chương trình HACCP. Thủ tục thẩm tra bao gồm: 1. Xem xét lại nghiên cứu HACCP và những hồ sơ ghi chép 2. Đánh giá lại những lệch lạc và khuyết tật sản phẩm 3. Quan sát nếu các điểm CCP còn đang kiểm soát được 4. Xác nhận những ngưỡng tới hạn được xác định 5. Đánh giá lại chương trình HACCP và tình hình sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai.

Nguyên tắc 7:

- Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP Việc lưu giữ hồ sơ có hiệu quả và chính xác đóng vai trò quan trọng trong áp dụng hệ thống HACCP. Các thủ tục HACCP phải được ghi thành văn bản. Việc lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ phải phù hợp với tính chất và quy mô của quá trình hoạt động. Các loại tài liệu là: phân tích mối nguy, xác định các CCP, xác định ngưỡng tới hạn. Các loại hồ sơ bao gồm: Hồ sơ giám sát CCP, hồ sơ về các sai lệch và những hành động khắc phục kèm theo, hồ sơ về hoạt động thẩm tra. Hy vọng với những kiến thức trên đây về HACCP sẽ giúp cho bạn hiểu được phần nào về hệ thống tiêu chuẩn này giúp cho doanh Nghiệp của bạn có thể áp dụng được và nâng cao quy trình sản xuất của mình mang lại hài lòng và sự tin tưởng của khách hàng trong nước và quốc tế. Ngoài các bước nêu trên, để thực thi kế hoạch HACCP hiệu quả thì việc đào tạo nhận thức của công nhân viên trong cơ sở về các nguyên tắc và các ứng dụng hệ thống HACCP là những yếu tố quan trọng. Thông qua việc nâng cao hiểu biết của toàn thể cán bộ công nhân viên về vấn đề chất lượng và hệ thống HACCP sẽ tạo ra sự đồng lòng nhất trí trong quá trình thực hiện HACCP. Theo: An Chi Phương t/h. Tags: kiến thức , doanh nghiệp
4.5/5 trong 3 lượt

Bài viết khác cùng chuyên mục

Những quan điểm sai về thương hiệuNhững quan điểm sai về thương hiệuMarketing, một trong những phương thức quản lý tiên tiến của con người trong thế kỷ hai mươi, đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Một trong số các trường phái tiếp thị phát huy hiệu quả cao đó là Brand Marketing (Tiếp thị Thương hiệu) được các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu sử dụng thành công tạo ra những lợi thế phát triển mạnh mẽ và bền vững.[Tin nóng] Hộ gia đình không được sản xuất rượu thủ công kể từ cuối năm 2017[Tin nóng] Hộ gia đình không được sản xuất rượu thủ công kể từ cuối năm 2017Theo nguồn tin mới đây cho biết, kể từ cuối năm 2017 này các hộ gia đình sẽ không còn được sản xuất rượu thủ công. Để sản xuất, đối tượng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rõ ràng theo đúng quy định.Cần lưu ý những gì khi quảng cáo thực phẩm chức năng?Cần lưu ý những gì khi quảng cáo thực phẩm chức năng?Theo nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng tại [Điều 5 - Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm] như sau:Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh nước giải khát có khó không?Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh nước giải khát có khó không?Ngày nay, nước giải khát đã và đang trở thành một trong những mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Để kinh doanh mặt hàng này, chủ cơ sở cần phải có giấy vsattp thì mới đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp.Bài viết nổi bậtCOA là gì? Vì sao cần phải có COA khi công bố chất lượng sản phẩm?COA là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp v...CFS là gì? Vai trò của CFS trong xuất nhập khẩu?CFS là viết tắt của Certificate Of Free Sale, còn được gọi là giấy chứng nhận lưu hành tự ...Hướng dẫn tự công bố chất lượng sản phẩm nhanh chóng theo Nghị định 15/2018/NĐ-CPNhư các bạn đã biết, vừa qua Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP h...Muốn đăng ký an toàn thực phẩm cho cửa hàng thức ăn nhanh tại Tp.HCM cần những hồ sơ gì?Việc đăng ký an toàn thực phẩm tại Ban ATTP không phải là điều quá khó khăn, nhưng quá trì...Cần lưu ý những gì khi quảng cáo thực phẩm chức năng?Theo nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về nội dung quảng cáo thực p...Dịch vụ nổi bậtĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP LƯU HÀNH TỰ DO (CFS) CHO SẢN PHẨM BÁNH GẠODoanh nghiệp sản xuất Bánh gạo trong nước, muốn mở rộng thị trường sang các nước khác, phả...Dịch Vụ Đăng Ký An Toàn Thực Phẩm Cho Bếp Ăn Trường HọcBên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn ...Đăng Ký Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Cơ Sở Sản Xuất Bánh Kẹp Cốt DừaCơ sở sản xuất sản xuất bánh kẹp cốt dừa cần thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm để ...Dịch Vụ Công Bố Chất Lượng Chất Khử Mùi Tủ Lạnh Nhập Khẩu Từ Nhật BảnTủ lạnh chúng ta thường lưu trữ đa dạng các loại thực phẩm từ thực phẩm sống đến thực phẩm...Dịch Vụ Kiểm Nghiệm Định Kỳ Sản Phẩm Mới NhấtTheo Thông tư 19/2012/TT-BYT yêu cầu kèm theo mỗi hồ sơ tự công bố là Doanh nghiệp phải đí...
  • Slider
Trụ sở chính

Địa chỉ: 68/42 Đồng Nai - Phường 15 - Quận 10 - TP.HCM

Tel: (028) 6683 8515

Email: [email protected]

Văn phòng đại diện

Địa chỉ: 68/42 Đồng Nai - Phường 15 - Quận 10 - TP.HCM

Tel: (028) 6683 8515

Email: [email protected]

Chuyên viên tư vấn

Ms. Hồng Ân

Email: [email protected]

Hotline: (0988.618.198)

Copyright © 2016 - Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM DV An Chi Phương Chia sẻ lên mạng xã hội

Từ khóa » Các Bước Xây Dựng Hệ Thống Haccp