Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bể Tự Hoại 3 Ngăn đạt Chuẩn TCVN 10334:2014

Hiện nay xây dựng bể phốt 3 ngăn là loại bể phốt được sử dụng nhiều nhất. Loại hình này được áp dụng linh hoạt cho cả công trình nhà ở dân dụng lẫn khu công cộng vừa và nhỏ. Tuy nhiên thực tế không phải nhà đầu tư nào cũng chú trọng xây dựng đúng kỹ thuật và quy định. Các chủ công trình cũng nên tìm hiểu về tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn để khi nghiệm thu công trình được tốt nhất, tránh những phiền toái gặp phải sau này.

Contents

Sơ đồ, bản vẽ của bể tự hoại 3 ngăn

tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Nhìn vào bản vẽ ta có thể thấy được ống dẫn nước vào ngăn chứa. Sau khi phân hủy, lên men cặn bã sẽ nằm trong ngăn lắng và sau cuối cùng sẽ được đưa tới ngăn lọc.

Vị trí đặt bể tự hoại 3 ngăn ở đâu là phù hợp?

Nên được đặt nằm ngay bên dưới vị trí đặt nhà vệ sinh. Vị trí này sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc đi đường ống dẫn thải, giảm thiểu số lần chuyển hướng nhằm tránh được tình trạng tắc thải, trào ngược trong đường ống. Đây cũng là cách giúp gia chủ tối ưu được chi phí thiết bị.

Nên nằm cách xa bể nước sạch ít nhất 2m. Việc đặt vị trí như sẽ đảm bảo bể nước sạch không bị ngấm nguồn nước bẩn sau thời gian dài sử dụng. Tốt nhất bạn càng đặt bể phốt xa bể nước sạch càng tốt.

Chú ý nắp bảo dưỡng hay còn được gọi là cửa kỹ thuật luôn hướng về phía bên ngoài thoáng. Điều này giúp cho việc hút bể phốt hay bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng hơn.

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại đạt chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014

Tổng dung tích của bể kí hiệu là V (m3) được tính bằng tổng dung tích hữu ích của bể tự họa Vư, cộng với dung tích phần lưu thông tính từ nước lên tấm đan nắp bể Vk

V = Vư + Vk

Có 4 vùng phân biệt trong dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm:

  • Vùng tích lũy bùn cặn đã phân hủy Vt
  • Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Vb
  • Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn
  • Vùng tích lũy váng – chất nổi Vv

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014 về Bể tự hoại bê tông cốt

thép thành mỏng đúc sẵn dùng cho nhà vệ sinh

https://vanbanphapluat.co/data/2017/08/283965_tcvn10334-2014.pdf

Tiêu chuẩn dung tích lắng

 Vư = Vn + Vb + V + Vv

Dung tích lắng được xác định dựa theo loại nước thải trong bể phốt cũng như thời gian lưu nước và lượng nước thải chảy vào bể Q, có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.

Tiêu chuẩn thời gian lưu nước tối thiểu

tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn dung tích vùng tách cặn

Dung tích cần thiết của vùng tách cặn được tính theo công thức: Vn = Q.tn = N.qo.tn/1000

Trong đó:

  • N: số người sử dụng bể
  • qo: đơn vị đo tiêu chuẩn thải nước. Chỉ số này sẽ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và mức độ chuẩn bị thiết bị vệ sinh của gia đình. Về sơ bộ, qo cho bể tự hoại chỉ tiếp nhận nước đen từ 30 – 60l/ người. ngày, hỗn hợp nước đen và nước xám dao động từ 100 – 150l/người.ngày.

Dung tích vùng phân hủy cặn tươi Vb (m3)

Vb = 0,5.N.tb/1000

Giá trị của tb được tính theo bảng tiếp theo đây

Tiêu chuẩn thời gian để phân hủy cặn theo nhiệt độ

tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn vùng lưu giữ bùn đã phân hủy

Sau khi cặn thải phân hủy, phần còn lại sẽ lắng xuống đáy bể, lâu ngày chúng sẽ tích tụ thành bùn. Dung tích bùn nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tải lượng đầu vào của nước thải, theo số thành viên sử dụng, thành phần và tính chất nước thải, nhiệt độ và thời gian lưu:

Vt = r.N.T/1000

  • Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người sử dụng trong vòng 1 năm
  • Với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40l/ người. năm
  • Bể tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30l/người.năm
  • T: khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm

Tiêu chuẩn dung tích phần váng nối Vv

Dung tích phần váng nổi Vv thường được lấy bằng (0,4 – 0,5) Vt hoặc có thể lấy sơ bộ chiều cao lớp váng bằng 0,2 – 0,3 m. Trong trường hợp bể tự hoại có tiếp nhận nước thải từ bồn rửa bát, nhà bếp, thì dung tích của vùng chứa cặn và váng sẽ tăng thêm khoảng 50%.

Dung tích phần lưu không trên mặt nước

Dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại Vk được lấy bằng 20% dung tích ướt hoặc theo cấu tạo của bể với chiều cao phần lưu không (tính từ mặt nước tới nắp bể) tối thiểu là 0,2m. Nguồn lưu thông các ngăn trong bể tự hoại phải được thiết kế thông với nhau và có cả ống thông hơi.

Tiêu chuẩn kích thước bể tự hoại

tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Kích thước mà chúng tôi chia sẻ chính là kích thước hữu ích tối thiểu và không tính tường hay vách ngăn. Kích thước này được tính với tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt 150 lít/người.ngày. Trung bình nước thải sẽ có nhiệt độ là 20 độ C, chu kỳ hút cặn 3 năm/lần.

tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Trong bảng kích thước bể tự hoại được xét là kích thước hữu ích tối thiểu và không kể tường hay vách ngăn. Kích thước này được tính với lượng nước đen từ khu vệ sinh chảy vào bể tự hoại 60 lít/người.ngày với nhiệt độ trung bình của nước thải là 20 độ C với chu kỳ 3 năm/lần.

Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu

Dung tích ướt tổi thiểu lấy bằng 3m3 cho bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám. Đối với bể tự hoại xử lý nước đen thì dung tích tối thiểu lấy bằng 1,5m3. Trên thực tế đối với gia đình có điều kiện thì sẽ xây bể tự hoại có kích thước lớn hơn hẳn kích thước tối thiểu để tăng độ an toàn khi sử dụng.

Tiêu chuẩn chiều sâu tối thiểu của lớp nước

Chiều sâu của lớp nước có ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình tách cặn độ lắng trong bể. Chính vì điều này mà cần phải tính toán thật kỹ. Bể tự hoại phải có chiều sâu tối thiểu là 1,2m. Chú ý chiều sâu lớp nước ở ngăn chứa có thể lớn hơn lớp nước ở ngăn lắng. Ngoài ra để thuận tiện cho quá trình xây dựng thì đường kính bể không dưới 0,7m.

Tiêu chuẩn ống thông hơi

Ống thông hơi chính là bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng bể phốt. Theo đó ống thông hơi cần có đường kính tối thiểu 60mm. Đồng thời ống thông hơi phải được dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất là 0,7m. Khoảng cách này giúp người dùng không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi cũng như các khí độc hại từ bể phốt.

Công thức tính toán để thiết kế bể tự hoại 3 ngăn tiêu chuẩn

  1. Thể tích phần lắng của bể tự hoại W1, m3
  2. Thể tích phần chứa và lên men cặn (W2, m3)
  3. Tổng thể tích của bể tự hoại (W, m3 )

W=W1+W2

Trong đó:

  • a là tiêu chuẩn nước thải 1 người/ngày
  • b là tiêu chuẩn cặn lắng của 1 người/ngày
  • T1 là thời gian nước lưu lại trong bể
  • T2 là thời gian giữa 2 lần hút bùn cặn lên men từ 1 – 3 ngày
  • N: số người sử dụng nhà tự hoại

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ về tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Nếu nhà của quý bạn đang có nhu cầu hút bể phốt, thông cống nghẹt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

Nguồn tham khảo: https://www.slideshare.net/satehanh/2763-thiet-kexdbetuhoai-15438366

Tweet Pin It

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xây Dựng Bể Tự Hoại