Tiêu Chuẩn Và Phương Pháp Chẩn đoán Bệnh Tâm Thần Phân Liệt

Tiêu chuẩn và phương pháp chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều không phát hiện ra được. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Vậy các bác sĩ chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt như thế nào?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Tâm thần phân liệt thường bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người khác. Bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể xuất hiện kích động, trầm lắng hoặc không phản ứng. Hầu hết người bệnh không tự nhận ra họ đang bị tâm thần phân liệt.

Để hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần phân liệt cũng như nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

1. Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt như thế nào?

Không có cách đơn giản nào để xác định chính xác xem một người có bị tâm thần phân liệt hay không. Đó là một căn bệnh tâm thần nghiêm trọng rất khó chẩn đoán.

Bệnh đặc biệt khó chẩn đoán ở thanh thiếu niên vì nhiều dấu hiệu đầu tiên của tâm thần phân liệt ở người trẻ thường không được để ý, chẳng hạn như học tập sa sút, ngủ quá nhiều, hoặc cô lập khỏi bạn bè. Nhưng về bản chất tâm thần phân liệt có nhiều dấu hiệu hơn thế.

Đối với một bác sĩ, điều đầu tiên họ cần làm là đánh giá tâm lý và khám sức khỏe tổng thể của một người. Điều này sẽ cho phép bác sĩ hoặc chuyên gia theo dõi các triệu chứng của người bệnh trong khoảng sáu tháng để loại trừ các nguyên nhân khác có thể xảy ra, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực.

Bác sĩ cũng có thể muốn làm xét nghiệm máu để đảm bảo rằng các triệu chứng trên không phải do nghiện rượu hoặc ma túy. Và một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT, cũng có thể giúp loại bỏ các vấn đề khác như khối u não.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các bước chẩn đoán bệnh

  • Khám sức khỏe tổng quát.

Khám sức khỏe có thể loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng và kiểm tra bất kỳ biến chứng liên quan nào.

  • Xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ loại trừ các bệnh thần kinh gây ra do rượu, ma túy hoặc bất kì một hóa dược nào khác. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT để loại trừ nguyên nhân thực thể tại hệ thần kinh (chẳng hạn u não).

  • Đánh giá tâm thần.

Bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần kiểm tra trạng thái tinh thần bằng cách quan sát ngoại hình và thái độ, hỏi về suy nghĩ, tâm trạng, ảo tưởng, ảo giác, nguy cơ bạo lực hoặc tự sát. Đánh giá tâm thần cũng bao gồm một cuộc thảo luận về gia đình và tiền sử cá nhân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt.

Bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể sử dụng các tiêu chí trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5), do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ công bố.

DSM- 5 vạch ra các tiêu chuẩn sau để chẩn đoán tâm thần phân liệt:

3.1. (Tiêu chí A)

Xuất hiện ít nhất hai triệu chứng sau đây trong vòng một tháng (hoặc lâu hơn), và ít nhất một trong số chúng phải là triệu chứng số 1, 2, hoặc 3:

  • Ảo tưởng
  • Ảo giác
  • Nói không đúng chủ đề, lẫn lộn
  • Có hành vi vô tổ chức
  • Các triệu chứng tiêu cực, chẳng hạn như biểu hiện vô cảm

3.2. Suy giảm một trong các khả năng sau:

Làm việc, quan hệ xã hội hoặc tự chăm sóc bản thân.

3.3. Một số dấu hiệu của chứng rối loạn này phải kéo dài trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng.

Giai đoạn sáu tháng này phải bao gồm ít nhất một tháng triệu chứng (hoặc ít hơn nếu được điều trị) đáp ứng tiêu chí A. Trong thời gian còn lại, chỉ có thể có các triệu chứng tiêu cực.

3.4. Rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm với các biểu hiện tâm thần đã được loại trừ:

  • Không có các đợt trầm cảm hoặc hưng cảm lớn xảy ra đồng thời với các triệu chứng giai đoạn hoạt động
  • Nếu các giai đoạn tâm trạng (trầm cảm hoặc hưng cảm) đã xảy ra trong các triệu chứng giai đoạn hoạt động, chúng chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3.5. Sự thay đôi hành vi và tính cách không phải do tác động của một chất hoặc tình trạng y tế khác

Nếu có tiền sử rối loạn tự kỷ hoặc rối loạn giao tiếp (khởi phát từ lúc bé), chỉ được chẩn đoán tâm thần phân liệt nếu triệu chứng ảo tưởng hay ảo giác nổi bật hơn, cùng với các triệu chứng khác, xuất hiện ít nhất một tháng

3.6. Các triệu chứng liên quan

Có một số triệu chứng góp phần chẩn đoán tâm thần phân liệt.

  • Phản ứng không phù hợp (cười khi không có kích thích)
  • Tâm trạng khó chịu (có thể là trầm cảm, lo âu hoặc tức giận)
  • Lo lắng và ám ảnh
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mất tập trung
  • Suy giảm nhận thức xã hội
  • Tính bạo lực tăng, người bệnh trở nên hung hăng

Việc chẩn đoán càng sớm càng tốt sẽ làm tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân. Cho bệnh nhân đi khám ngay nếu họ có xuất hiện triệu chứng nào trong số đã kể trên.

​​Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Từ khóa » Chẩn đoán Bệnh Rối Loạn Tâm Thần