Tiêu Chuẩn Về Trình độ đào Tạo, Bồi Dưỡng đối Với Ngạch Nhân Viên
Có thể bạn quan tâm
Ngày này, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những người có hợp đồng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được gọi chung đó là viên chức và họ thuộc sự quản lý của nhà nước. Vậy cũng theo như quy định của pháp luật thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch nhân viên được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung về viên chức và ngạch viên chức trong bài viết chi tiết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
– Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
1. Ngạch viên chức là gì?
Ngạch viên chức được quy định dưới góc độ pháp lý là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một và ngành như y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng,.. các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành những ngạch khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ chia thành các bảng, đối với viên chức mã ngạch sẽ được chia thành 05 bảng, cụ thể như sau:
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính.
– Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên.
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự.
– Ngạch nhân viên.
Thông thường khi viên chức muốn được chuyển ngạch khi có đủ điều kiện thì có thể chuyển loại ngạch hoặc thi lên ngạch. Để có thể lên ngạch, viên chức cần phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể của từng ngạch về cấp bậc, ngành học, trình độ,…
2. Mã ngạch viên chức theo quy định của pháp luật
Để dễ dàng nhận biết cũng như là thuận tiện hơn trong việc tính lương thưởng cũng như các chế độ khác của viên chức, mỗi ngành nghề đều có quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức. Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ chuyên ngành ban hành thông tư liên tịch quy định về mã ngạch của viên chức, cụ thể từng loại mã ngạch viên chức mới nhất hiện nay được quy định như sau:
Đối với ngạch nhân viên
– Viên chức là Quan trắc viên sơ cấp:14.108
– Viên chức là Y tá: 16.122
– Viên chức là Hộ sinh hạng IV: V.08.06.16
– Viên chức là Kỹ thuật y hạng IV: V.08.07.19
– Viên chức là Y công: 16.129
– Viên chức là Hộ lý: 16.130
– Viên chức là Nhân viên nhà xác: 16.131
– Viên chức là Dược tá: 16.136
– Viên chức là Kỹ thuật viên dược: 16.138
Như vậy, dựa vào mã ngạch được quy định ở trên thì có thể dễ dàng xác định được trong ngạch nhân viên giữa các nhân viên được xác định là nhân viên gì dựa vào mã ngạch đươc cấp. Có thể thấy, đối với mỗi ngạch được quy định thì sẽ được cấp các mã ngạch khác nhau theo như quy định để thuận tiện cho việc quản lý.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch viên chức
3.1. Đối với ngạch chuyên viên cao cấp
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên cao cấp thì phải có các loại văn bằng và chứng chỉ như sau:
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
– Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị – hành chính;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
3.2. Đối với ngạch chuyên viên chính
Cũng theo như quy định của pháp luật hiện hành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên chính thì phải có các loại văn bằng và chứng chỉ như sau
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị – hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
3.3. Đối với ngạch chuyên viên
Đối với ngạch chuyên viên thì phải có các loại văn bằng và chứng chỉ theo như quy định của pháp luật hiện hành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
3.4. Đối với ngạch cán sự
Đối với ngạch cán sự thì phải có các loại văn bằng và chứng chỉ theo như quy định của pháp luật hiện hành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch cán sự;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
3.5. Đối với ngạch nhân viên
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Riêng đối với nhân viên lái xe cơ quan thì phải có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến các công việc được giao nếu nhiệm vụ hoặc vị trí việc làm có yêu cầu.
4. Tư vấn một trương hợp cụ thể:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư cho hỏi, cơ quan em có một trường hợp từ cơ quan khác chuyển đến được xếp mã ngạch nhân viên văn thư 01008, tuy nhiên trình độ chuyên môn chỉ có chứng chỉ B tin học, chứng chỉ văn thư lưu trữ. Như vậy đồng chí này có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hưởng mã ngạch nhân viên văn thư lưu trữ 01008 hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định như sau:
“3. Bãi bỏ ngạch và mã số các ngạch tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức, cụ thể như sau:
a) Kỹ thuật viên đánh máy (mã số ngạch 01.005);
b) Nhân viên đánh máy (mã số ngạch 01.006);
c) Nhân viên kỹ thuật (mã số ngạch 01.007);
d) Nhân viên văn thư (mã số ngạch 01.008);
đ) Nhân viên phục vụ (mã số ngạch 01.009);
e) Lái xe cơ quan (mã số ngạch 01.010);
g) Nhân viên bảo vệ (mã số ngạch 01.011).
Đối với công chức hiện đang giữ các ngạch nêu tại Khoản 3 Điều này được chuyển sang ngạch nhân viên (mã số ngạch 01.005) quy định tại Điều 9 của Thông tư này.”
Như vậy, đối với nhân viên văn thư mã số ngạch 01.008 sẽ được chuyển sang ngạch nhân viên – mã số ngạch 01.005 quy định tại Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BNV.
Khoản 4 Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
– Tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Trừ trường hợp là lái xe phải có bằng lái được cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến các công việc được giao nếu nhiệm vụ hoặc vị trí việc làm có yêu cầu.
Do đó, nếu người này có trình độ từ trung cấp nghề trở lên và có các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan theo yêu cầu công việc thì người này được xếp mã ngạch nhân viên văn thư 01.005.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Ngạch Nhân Viên Kỹ Thuật
-
Nhân Viên Kỹ Thuậtlàm Việc Tại đơn Vị Sự Nghiệp Có Phải Là Viên Chức ...
-
Thông Tư 2/2021/TT-BNV Xếp Lương đối Với Các Ngạch Công Chức ...
-
Thông Tư 11/2014/TT-BNV Chức Danh Mã Số Ngạch Tiêu Chuẩn ...
-
Thông Tư 02/2021/TT-BNV Tiêu Chuẩn, Xếp Lương đối Với Công Chức ...
-
Quyết định 414/TCCP-VC Về Tiêu Chuẩn Nghiệp Vụ Các Ngạch Công ...
-
Danh Mục Mã Ngạch Công Chức Viên Chức Mới Nhất 2022
-
Điều Kiện Dự Thi Nâng Ngạch Nhân Viên Lên Chuyên Viên
-
Ngạch KỸ THUẬT VIÊN - (Mã Số: 13.096)
-
Toàn Văn - Hưng Yên
-
Toàn Văn - Trung ương
-
[PDF] Về Việc Chuyển Loại Công Chức, Viên Chức
-
Tiêu Chuẩn Ngạch Chuyên Viên Trong Hệ Thống Hành Chính Việt Nam