Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 7572-12:2006 Độ Hao Mòn Khi Va đập ...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7572-12 : 2006

CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 12: XÁC ĐỊNH ĐỘ HAO MÒN KHI VA ĐẬP CỦA CỐT LIỆU LỚN TRONG MÁY LOS ANGELES

Aggregates for concrete and mortar – Test methods – Part 12: Determination of resistance to degradation of coasre aggregate by abration and impact in the Los Angeles machine

MỤC LỤC

TCVN 7572-1 : 2006           Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 1: Lấy mẫu

TCVN 7572-2 : 2006           Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 2: Xác định thành phần hạt

TCVN 7572-3 : 2006           Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 3: Hướng dẫn xác định thành phần thạch học

TCVN 7572-4 : 2006           Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước

TCVN 7572-5 : 2006           Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 5: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và ........ độ hút nước của đá gốc

TCVN 7572-6 : 2006           Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 6: Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng

TCVN 7572-7 : 2006           Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                           Phần 7: Xác định độ ẩm

TCVN 7572-8 : 2006           Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 8: Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và                                         hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ

TCVN 7572-9 : 2006           Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 9: Xác định tạp chất hữu cơ

TCVN 7572-10 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 10: Xác định cường độ và hệ số hoá mềm của đá gốc

TCVN 7572-11 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                           Phần 11: Xác định độ nén dập và hệ số hoá mềm của cốt liệu lớn

TCVN 7572-12 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 12: Xác định độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn                                         trong máy mài mòn va đập Los Angeles

TCVN 7572-13 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 13: Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn

TCVN 7572-14 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 14: Xác định khả năng phản ứng kiềm - silic

TCVN 7572-15 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                           Phần 15: Xác định hàm lượng clorua

TCVN 7572-16 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 16: Xác định hàm lượng sulfat và sulfit trong cốt liệu nhỏ

TCVN 7572-17 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                           Phần 17: Xác định hàm lượng hạt mềm yếu, phong hoá

TCVN 7572-18 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 18: Xác định hàm lượng hạt bị đập vỡ

TCVN 7572-19 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 19: Xác định hàm lượng silic oxit vô định hình

TCVN 7572-20 : 2006         Cốt liệu cho bê tông và vữa Phương pháp thử                                         Phần 20: Xác định hàm lượng mi ca trong cốt liệu nhỏ

Lời nói đầu

TCVN 7572-1 : 2006           thay thế TCVN 337 : 1986 và điều 2 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-2 : 2006           thay thế TCVN 342 : 1986 và điều 3.6 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-3 : 2006           thay thế TCVN 338 : 1986.

TCVN 7572-4 : 2006           thay thế TCVN 339 : 1986 và các điều 3.1, 3.2, 3.11 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-5 : 2006           thay thế các điều 3.1, 3.2, 3.11 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-6 : 2006           thay thế TCVN 340 : 1986 và các điều 3.3, 3.5 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-7 : 2006           thay thế TCVN 341 : 1986 và điều 3.10 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-8 : 2006           thay thế TCVN 343:1986, TCVN 344:1986 và điều 3.7 của TCVN 1772:1987.

TCVN 7572-9 : 2006           thay thế TCVN 345 : 1986 và điều 3.18 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-10 : 2006         thay thế các điều 3.12, 3.14 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-11 : 2006         thay thế các điều 3.13, 3.15 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-12 : 2006         thay thế các điều 3.16, 3.17 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-13 : 2006         thay thế điều 3.8 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-14 : 2006         xây dựng trên cơ sở TCXD 238 : 1999 và TCXD 246 : 2000.

TCVN 7572-15 : 2006         xây dựng trên cơ sở TCXD 262 : 2001.

TCVN 7572-16 : 2006         thay thế TCVN 346 : 1986.

TCVN 7572-17 : 2006         thay thế điều 3.9 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-18 : 2006         thay thế điều 3.19 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-19 : 2006         thay thế điều 3.20 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-20 : 2006         thay thế TCVN 4376 : 1986.

TCVN 7572 : 2006 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 71/SC3 Cốt liệu cho bê tông hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá sự hao mòn khối lượng của các hạt cốt liệu lớn khi chịu tác dụng va đập và mài mòn trong máy Los Angeles.

2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 7572-1 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử Phần 1: Lấy mẫu.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Độ hao mòn (loss by abration and impacting)

Tổn thất khối lượng của các hạt cốt liệu khi bị va đập và mài mòn trong thùng quay đựng mẫu cốt liệu và bi thép, tính bằng phần trăm khối lượng.

4 Thiết bị và dụng cụ

–        máy Los Angeles, có kết cấu bằng thép, hình ống trụ rỗng, hai đầu bịt kín, có kết cấu cửa vững chắc ở thân ống để đưa cốt liệu vào. Chiều dài lòng ống khoảng 500 mm, đường kính trong khoảng 700 mm, chiều dày thành ống không nhỏ hơn 12 mm. Máy được đặt trên một trục nằm ngang, quay tròn quanh trục theo vận tốc xác định;

–         bi thép, khối lượng từ mỗi viên từ 390 g đến 445 g;

–        cân kỹ thuật độ chính xác 1 %;

–        bộ sàng, kích thước 37,5 mm; 25 mm; 19 mm; 12,5 mm; 9,5 mm; 6,3 mm; 4,75 mm; 2,36 mm và 1,7 mm;

–        tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ sấy ổn định từ 105 oC đến 110 oC.

5 Chuẩn bị mẫu thử

Lẫy mẫu cốt liệu lớn theo TCVN 7572-1 : 2006. Tùy theo cấp phối hạt, khối lượng mẫu thử được qui định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Khối lượng mẫu cốt liệu lớn dùng để thử độ hao mòn va đập

Kích thước mắt sàng  mm

Khối lượng các cỡ hạt g

Cấp phối

A

B

C

D

Từ 37,5 đến 25

1 250 ± 25

-

-

-

Từ< 25 đến 19

1 250 ± 25

-

-

-

Từ<19 đến 12,5

1 250 ± 10

2 500 ± 10

-

-

Từ<12,5 đến 9,5

1 250 ± 10

2 500 ± 10

-

-

Từ <9,5 đến 6,3

-

-

2 500 ± 10

-

Từ <6,3 đến 4,75

-

-

2 500 ± 10

-

Từ <4,75 đến 2,36

-

-

-

5 000 ± 10

Tổng

5 000 ± 10

5 000 ± 10

5 000 ± 10

5 000 ± 10

Mẫu thử phải được rửa sạch và sấy đến khối lượng không đổi, sau đó sàng thành các cỡ hạt có cấp phối theo Bảng 1.

6 Tiến hành thử

Cho mẫu thử và các viên bi thép vào máy thử. Số lượng viên bi thép cho mỗi phép thử phụ thuộc vào cấp phối hạt của mẫu cốt liệu theo Bảng 2.

Bảng 2 - Số lượng bi thép sử dụng trong máy Los Angeles

Cấp phối

Số lượng bi thép

Khối lượng tải của bi g

A

12

5 000 ± 25

B

11

4 584 ± 25

C

8

3 330 ± 20

D

6

2 500 ± 15

Cho máy quay 500 vòng với tốc độ từ 30 vòng đến 33 vòng trong 1 phút. Sau đó lấy vật liệu ra khỏi máy, sàng sơ bộ qua sàng có kích thước lớn hơn 1,7 mm để loại bớt hạt to.

Lấy phần lọt sàng để sàng tiếp trên sàng 1,7 mm. Toàn bộ phần cốt liệu trên sàng 1,7 mm được rửa sạch, sấy đến khối lượng không đổi và cân với độ chính xác tới 1 g.

Phần lọt sàng 1,7 mm được coi là tổn thất khối lượng của mẫu sau khi thí nghiệm.

Để đánh giá được sự đồng nhất của mẫu cốt liệu, có thể xác định tổn thất khối lượng của mẫu thử sau 100 vòng quay. Sau đó, đổ mẫu kể cả phần lọt sàng 1,7 mm vào máy, chú ý tránh rơi vãi. Sau đó cho máy quay tiếp 400 vòng nữa để xác định tổn thất khối lượng sau 500 vòng quay như qui trình đã nêu trên.

Cốt liệu được coi là có độ cứng đồng nhất, nếu tỷ lệ giữa độ hao hụt khối lượng sau 100 vòng quay và độ hao hụt khối lượng sau 500 vòng quay không vượt quá 0,2 %.

7 Tính kết quả

Độ hao mòn khi va đập (Hm) là hao hụt khối lượng của mẫu trước và sau khi thử, tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức:

trong đó:

m là khối lượng mẫu ban đầu, tính bằng gam (g);

m1 là khối lượng mẫu sau khi thử, tính bằng gam (g).

8 Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần có đủ các thông tin sau:

–        loại nguồn gốc cốt liệu lớn;

–        tên công trình, vị trí lấy mẫu;

–        tên kho bãi hoặc công trường;

–        ngày lấy mẫu, ngày thí nghiệm;

–        khối lượng mẫu sau khi thử 100 vòng quay và 500 vòng quay;

–        hệ số đồng nhất về độ cứng của cốt liệu lớn;

–        độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn, Hm;

–        tên người thử và cơ sở thí nghiệm;

–        viện dẫn tiêu chuẩn này.

Từ khóa » Tieu Chuan 7572-12