Tiêu Chuẩn Xây Dựng TCXD 206:1998 Về Cọc Khoan Nhồi

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 206 : 1998

CỌC KHOAN NHỒI – YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

Bored piles – Requirements for quality of construction

1. Nguyên tắc chung

1.1. Tiểu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chính và tối thiểu trong kiểm tra chất lượng thi công cọc khoan nhồi, dùng làm tài liệu để nghiệm thu móng cọc.

Tiêu chuẩn này không chỉ định phương pháp thử cụ thể cho kiểm tra chất lượng. Nhưng thầu phải nêu rõ trong hố sơ nhận thầu của mình về phương pháp, thiết bị cũng như tiêu chuẩn thử đáp ứng được chuẩn chung về chất lượng do chủ đầu tư công trình quy định theo tiêu chuẩn này. Tuỳ theo mức độ quan trọng của công trình cũng như tùy vào sự hoàn thiện của thiết bị và kinh nghiệm của đơn vị thi công mà chủ đầu tư có thể yêu cầu cao hơn mức đã nêu trong tiểu chuẩn này.

Chú thích:

1) Phân cấp mức độ quan trọng của công trình theo quy định hiện hành của nhà nước (có thể tham khảo phụ lục A).

2) Đánh giá và xử lý kết quả kiểm tra chất lượng cọc cần thực hiện ở từng giai đoạn làm cọc (có thể tham khảo phụ lục B).

1.2. Nhà thầu cần xác định đầy đủ những căn cứ kỹ thuật trước khi tiến hành thi công như: bản vẽ thi công, những yêu cầu đặc biệt (nếu có) của thiết kế, điều kiện bản chất công trình và địa chất thuỷ văn có quan hệ đến việc chon lựa công nghệ thi công những sai số cho phép đối với kích thước và hình dáng của cọc và đài cọc, vật liệu làm cọc cũng như sức chịu tải dự tính của cọc.

Thông thường, trước khi thi công hàng loạt nên tiến hành làm thử một số cọc để xác định công nghệ và quy trình thi công cụ thể, làm chuẩn cho việc thi công tiếp theo.

1.3. Những vấn đề liên quan đến môi trường như: mức độ ồn và chấn động của thiết bị đối với con người và công trình lân cận cũng như việc xử lý đất lấy từ lòng cọc, căn lắng của dung dịch khoan cần tuân thủ tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ứng được nhà nước và địa phương chấp thuận (các tiêu chuẩn liên quan đến mối trường xem phụ lục G).

1.4. Tất cả thiết bị, phương tiện, đường điện, trang bị an toàn, công cụ, phụ kiện, dụng cụ có liên quan đến bảo hộ lao động.v.v., phải qua kiểm định của cơ quan kiểm định có chức năng hành nghề hợp pháp và cần thường xuyên kiểm tra, bảo đảm sử dụng an toàn và tin cậy, tuân thủ quy định “An toàn trong thi công” nêu ở hồ sơ thầu. Cần đặc biệt chú ý về an toàn cháy nổ khi khoan ở những điểm có khả năng chứa mê - tan hoặc khí độc khác.

1.5. Thiết bị, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của người làm công tác kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi có ý nghĩa quyết định đến độ tin cậy của kết quả kiểm tra…, phải có sự quản lý kỹ thuật và định kỳ sát hạch, tuyển chọn của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

1.6. Việc đảm bảo chất lượng thi công cọc nhồi cần xác định rõ trong văn bản “chương trình và phương pháp quản lý chất lượng” do nhà thầu lập và nằm trong giá bỏ thầu, sau khi chúng thầu nên được hoàn thiện (nếu cần) với sự chấp nhận của chủ đầu tư và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp.

Có thể một tổ chức tư vấn giúp nhà thầu trong công tác đảm bảo chất lượng và một tổ chức tư vấn độc lập khác, giúp chủ đầu tư kiểm tra và xác nhận chất lượng thi công.

Chú thích:

1) thiết bị và công nghệ cũng như năng lực thi công cọc nhồi khác nhau sẽ dẫn đến chất lượng cọc nhồi không giống nhau. Vì vậy, nếu trên một công trình có nhiều thiết bị và công nghệ khác nhau cùng thi công thì nên có cánh đảm bảo và quản lý chất lượng riêng cho từng loại.

2) Nếu gặp trường hợp nói ở điểm 1 của chú thích này thì tổng số khối lượng cần kiểm tra của công trình sẽ tăng nên so với quy định ở tiêu chuẩn này.

2. Lỗ cọc

2.1. Lỗ cọc có thể được tạo ra trong lòng đất bằng các công nghệ khoan khác nhau nên cần quy định các thông số khoan cụ thể để đảm bảo lỗ cọc có chất lượng quy định.

2.2. Định vị cọc trên mặt bằng cần dựa vào các mốc và đường chuẩn toạ độ được xác định tại hiện trường. Kích thước lỗ cọc (độ sâu, đường kính, độ thẳng đứng hoặc nghiêng) thực hiện theo yêu cầu của thiết kế.

2.3. Sai số cho phép của lỗ cọc khoan nhồi đã thi công xong không được vượt quá các quy định nêu trong bảng 1.

Chú thích:

1) Khi thi công trên nước (biển, sông, hồ lớn) kỹ sư tư vấn về thiết kế có thể lới rộng sai số cho phép nêu ở bảng 1 này

2) Đối với công trình xây dựng bằng vốn 100% của nước ngoài, có thể tham khảo phụ lục C để lựa chon sai số về lỗ cọc.

2.4. Thông thường cần tiến hành thí nghiệm việc giữ thành lỗ khoan trước khi khởi công công trình ở 3 hố khoan ngoài khu vực cọc, có đường kính và chiều sâu như những cọc quan trọng nhất, theo dõi trong thời gian t không ít hơn 4 giờ mà không có dấu hiệu sụt nở thành lỗ, các lỗ khoan này sau đó cần phải được lấp kỹ lại bằng chính đất đào nên hoặc bằng ximăng chộn đất. Trong trường hợp không có đất chống để làm việc này thì có thể sử dùng cọc của công trình để thử (kể cả đổ bê tông sau đó) và do tư vấn thiết kế quy định.

2.5. Cần dùng các phương pháp thích hợp (vét bằng thủ công hoặc máy, thổi lửa, bơm hút…) Để làm sạch lỗ khoan trước khi đổ bê tông độ dày của lớp đất rời hoặc cặn chìm dưới đáy lỗ (nếu còn) phải ghi và nhật kí tạo lỗ và không vượt quá quy định sau:

- Cọc trống ≤ 50mm;

- Cọc ma sát = chống ≤ 100mm

- Cọc ma sát ≤ 200 mm

Khi thiết kế không kể đến sức chống ở mũi (cọc mở rộng từng đoạn ở thân) thì không cần hạn chế chiều dày lớp đất rời và cặn lắng ở đáy lỗ.

2.6. Trước khi đổ bê tông cần phải thực hiện kiểm tra lỗ cọc theo các thông số nêu ở bảng 2 và lập thành biên bản để làm căn cứ nghiệm thu.

Bảng 1 - Sai số cho phép về lỗ cọc khoan nhồi

Phương pháp tạo lỗ cọc

Sai số đường kính cọc, mm

Sai số độ thẳng đứng,%

Sai số về vị trí cọc, mm

Cọc đơn, cọc dưới móng băng theo trục ngang, cọc biên trong nhóm cọc

Cọc dưới móng băng theo trục dọc, cọc ở trong nhóm cọc

Từ khóa » Chiều Dày Lớp Bê Tông Bảo Vệ Cọc Khoan Nhồi