Tiêu Cực Trong Thi Cử Và Bệnh Thành Tích Trong Giáo Dục. - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Giáo dục học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.42 KB, 11 trang )
MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦUNỘI DUNGI.II.III.IV.V.Khái niệmThực trạngNguyên nhânHậu quảĐề xuất giải phápKẾT LUẬNTài liệu tham khảoLỜI MỞ ĐẦUGiáo dục là nền tảng của mọi sự phát triển vì vậy giáo dục luôn là vấn đề quantrọng tạo nên sự quan tâm cho mọi người trong xã hội.Nhưng hiện nay ngành giáo dụcvà đào tạo nói chung đang đứng trước thách thức vô cùng to lớn về chất lượng,nhữnghiện tượnghọc sinh ngồi nhầm lớp học thì qua loa,đối phó nhưng kết quả thì rất caohay một số nhà giáo vì đồng tiền đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp,những kì thi tốtngiệp phát hiện sai phạm như học sinh chuyền bài cho nhau, giám thị làm ngơ cho họcsinh trao đổi hay là số lượng cử nhân, thạc sĩ,tiến sĩ ở nước ta nhiều nhưng chất lượngkhông được bao nhiêu…là những biểu hiện cụ thể của căn bệnh này. Trong một nghiêncứu mới nhất số lượng tiến sĩ của Việt Nam gần bằng với Nhật Bản tuy nhiên về sốbằng sáng chế thì chúng ta lại bằng 0 còn Nhật Bản thì là hơn 16000.Vâng đó chính làbệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử đã và đang làm xói mòn cácnguyên tắc cơ bản của giáo dục, gây tác hại nghiêm trọng,lâu dài cho xã hội.Trên thực tế,sau vụthi tốt nghiệp bê bối tại trường THPT Phú Xuyên A,Hà Nộithì vào tháng 7/2006 Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai rộng khắp trong toàn quốccuộc vận động “Hai không” với 2 nội dung“Nói không với tiêu cực trong thi cử vàbệnh thành tích trong giáo dục” bước đầu thu được kết quả tốt và được xã hội đồngtình ủng hộ.Vì vậy vào năm tiếp theo cuộc vận động tiếp tục được Đảng và Nhà nướctriển khai mạnh mẽ và đổi mới là cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: "Nóikhông với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồinhầm lớp". Đây không còn chỉlà cuộc vận động của bộ, ngành mà là của toàn ngànhgiáo dục.Chưa bao giờ giáo dục và đào tạo lại quan tâm giải quyết vấn đề chất lượngmột cách quyết liệt như vậy.Tiêu cực và bệnh thành tích đã có từ lâu.Nếu để tiêu cựctiếp tục kéo dài, học sinh không có động lực để học, không tiếp thu được kiến thức, sẽkhông có tương lai.Các thầy cô cũng không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổimới phươngpháp dạy học,nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.Vậy bệnh thành tích cụ thể là gì?Căn nguyên cơ bản của chúng nằm ở đâu?Vàmuốn chữa triệt để căn bệnh này cho nền giáo dục Việt Nam thì cần có những phươngthuốc cụ thể như thế nào?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này.Để giải quyết những câu hỏi đặt ra ở trên em xin chọn đề tài : “Tiêu cực trongthi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” để giúp hiểu rõ hơn về thực trạng của vấnđề này cũng như nguyên nhân và biện pháp khắc phục.NỘI DUNGI. Khái niệm :Tiêu cực trong thi cử là những hành vi gian lận, bất minh làm sai lệch kết quảthi cử. Những hành vi đó xuất phát từ nhiều động cơ, nguyên nhân và mục đích khácnhau. Tiêu cực trong thi cử được thực hiện độc lập hoặc có sự phối hợp từ nhiều phía:người thi, người coi thi, người xét duyệt kết quả…Thành tích là kết quả đạt được sau một quá trình hoạt động.Để có được thànhtích,con người phải tốn nhiều thời gian và công sức.Thi đua lập thành tích giúp thúcđẩy hoạt động của xã hội,nhưng từ đó cũng nảy sinh hiện tượng chạy theo thànhtích.Hiện tượng này đang phổ biến trong xã hội,ảnh hưởng đến chất lượng của các sảnphẩm tinh thần và vật chất.Ta gọi đó là bệnh thành tích.II. Thực trạng :Có thể nói tiêu cực trong thi cử là căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục hiệnnay,thể hiện ngay ở những kì kiểm tra trên lớp.Biểu hiện rõ nhất cho những tiêu cực ấylà những biệt ngữ thường đựơc sử dụng trong giới học sinh hiện nay: tủ đè, trúng tủ,phao… và cả những kí hiệu tay mà học sinh dùng để trao đổi bài trong các kì thi. Ngaycả trong những kì thi quốc gia như kì thi tốt nghiệp THPT, hiện tượng tiêu cực vẫn diễnra hết sức “sôi động”. Các điểm bán “phao” nhan nhản khắp nơi với đủ loại phao.Thếmới có cảnh tượng đáng buồn “phao thả trắng trường thi” như ở Hội đồng thi trườngQuang Trung (Hà Nội), trường THPT Đinh Tiên Hòang (Ninh Bình)…Thậm chí, nhiềuphụ huynh còn móc nối với những đuờng dây thi thuê, thi hộ hay “bồi dưỡng” chogiám khảo với số tiền lên đến vài chục, vài trăm triệu… Tất cả những cái đó đã tạo nênnhững câu chuyện đau lòng như những kì thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc thì lại đầyđiểm 0 môn sử. Nói là vậy song kết quả thi tốt nghiệp và tỉ lệ lên lớp hàng năm của cácbậc học phổ thông là gần như tuyệt đối, trong lúc tỉ lệ học sinh có thực lực thực sự yếukém ở các nhà trường là không nhỏ? Cụ thể trong bảng dưới đây :NămThí sinh dự thiTỉ lệ tốt nghiệp2010 – 20111.057.35498,72%2011 – 2012963.05197,63%2012 – 2013946.06497,52%2013 – 2014010.75699.02%Không biết từ bao giờ bệnh thành tích đã trở thành một căn bệnh gây tác hạikhông nhỏ đối với sự phát triển của xã hội nước ta hiện nay.Học tập,lao động,chiến đấucá nhân nào cũng có ước muốn chính đáng là lập được thành tích tốt đẹp.Nhưng vì hámthành tích mà đút lót cho giáo viên,thi hộ,mua bằng cấp…Thành tích được vẽ ra,đượcthổi phồng lên làm theo cấp số nhân,cấp số cộng để được nhận được nhận danh hiệulấy bằng khen để thi đua lập thành tích,ba mẹ của họ được nở mày nở mặt trước bà conlối xóm vì con học giỏi…nhưng đằng sau đó là một cái đầu rỗng tuếch.Thật vậy,họcsinh đến trường học bây giờ thì qua loa đối phó,gian lận trong thi cử thậm chí xin xỏhoặc sửa điểm để kết quả học tập cao.Nhiều lúc ta ngạc nhiên trước lối học trên trườngthì ngáp lên ngáp xuống,về nhà thì sách vở vất lung tung nhưng khi đi thi thì họ vẫnlàm bài tốt và đạt những thành tích khá giỏi.Điều này thật là mâu thuẫn?Đó chỉ có thểlà tiêu cực vì nhiều trường hợp như học sinh đó làm bài thì điểm 1 nhưng lại đượcchính cô giáo xin lên cho điểm 5 để đạt giỏi tổng kết,hoặc là vì những lí do “tế nhị”nào đó lúc thi học sinh đó được đặc cách “tự do tung hoành” trong phòng thi mà khôngbị giám thị nhắc nhở…có trường hợp cả phòng thi được “hưởng hơi” vì phòng thi đócó một thí sinh đã được người nhà “gởi”.Và rồi bước vào kì thi đại học thật sự,kết quảlàm nhiều người sửng sốt,bất ngờ,chính vì vậy mà trong các kì thi đại học không ít “sĩtử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân,hổng kiến thức trầm trọng,thếnhưng trong các năm học trước hay kì thi tốt nghiệp vẫn luôn là giỏi. Chính lúc bướcvào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mớiđược thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé,học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tài thiphận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình,một số thầy cô cóhối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.Những trường đểi m ở thành phố là trường có “thương hiệu” lại là nhữngtrường tiềm ẩn nhiều nhất “bệnh thành tích”. Bởi áp lực phải giữ uy tín, giữ danh hiệuđó, bằng cách này cách khác những người làm giáo dục vẫn phải “chạy theo thànhtích”. Năm trước đã dẫn đầu năm nay đứng chót thì rõ ràng là không ổn.Có thể thầycô không lỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhậnnhững đểi mkém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài đềi u,có nhiều trường hợp học sinh đổxô đi học một giáo viên nào đó,không hẳn giáo viên đó dạy giỏi mà vì giáo viên đó“thương” học trò của mình mỗi lần có bài kiểm tra là cho đềbài trước rồi học sinh vềnhà học theo sẽ làm bài được,hay từ tin đồn từ nhiều lứa học trò thầy này cô này biết đềcủa Bộ vì quen biết thế là tên thầy cô bỗng “hot” được nhiều học sinh tìm tới đăng kíhọc với mong nuốn gần tới ngày thi được thầy cô cho đề.Hiện vẫn còn khá nhiều trường hợp không hưởng ứng, không tích cực tham giacuộc vận động. Mộtsố nhà quản lý giáo dục và giáo viên còn thoả hiệp hoặc làm ngơ,vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực, hiện tượng chạy trường, chạy lớp… Ngoài racòn xảy ra trường hợp một số giáo viên dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực nhưng lại bịtrù dập và chịu sức ép từ nhiều phía. Đó đều lànhững hành vi đáng lên án và chê trách.Tuy không thấy được cái hại trước mắt nhưng sẽ gây hại cho cho tương lai của họcsinh, hay rộng hơn là cho xã hội,cần phải có những biện pháp để ngăn chặn.III. Nguyên nhân :Có nhiều lý do gây nên thực trạng tiêu cực trong thi cử: do cơ chế, do học sinhvà cũng một phần lỗi của các thầy cô giáo.Đã một thời gian dài chúng ta sống theokhẩu hiệu, học theo sách giáo khoa và làm theo chỉ đạo hay theo cung cách chung nàođó. Người ta ít nghĩ đến tính hợp lý, hiệu quả mà nghĩ nhiều đến "hợp lệ" không mấy aidám nghĩ theo lối riêng, làm theo cách riêng.Hiện nay, sách giáo khoa của học sinh đãđược nghiên cứu cải cách nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm.Chương trìnhquá nặng kết hợp với lối học khuôn mẫu, thiếu sáng tạo khiến học sinh càng học lêncao thì kiến thức lại càng rỗng tuếch.Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích căn nguyên còn do thi đua mà ra.Nhàtrường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhàtrường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp làm ngơ các sai phạm của học trò mà chođiểm ảo. Nếu người giáo viên thiếu trách nhiệm trong việc giảng dạy thì làm sao họctrò có thể nghiêm túc trong học tập và thi cử?Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao là vì thiđua,lẽ ra thi đua lập thành tích góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội? Nhưng vìngành giáo dục đánh giá thầy cô giáo,đánh giá các trường hằng năm lâu nay hay dựavào những con số,mà muốn có những con số đạt chất lượng thì phải tiêu cực.Nếunhư tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hoặc lên lớp thấp thì không những nhà trường mất danhhiệu tiên tiến mà các giáo viên còn bị cắt danh hiệu cá nhân như lao động giỏi, laođộng tiên tiến…Vì vậy, không giáo viên nào dám để học sinh ở lại lớp, cho dù học lựccủa học sinh có yếu, đểi m kiểm tra có thấp thì cũng phải nâng đểchúng lên lớp cho đạtchi tiêu. Và nếu tất cả các trường trên cả nước đều có những kết quả xuất sắc tương tự,phải chăng Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ được đánh giá là có thành tích tốt trong công tácđềi u hành.Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hòan toàn cho nguyên nhân khách quan bởi ngườihọc sinh vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Một số học sinh đã vin vào lỗi cơ chế đểkhông chú trọng việc học, chây lười, thụ động. Đó chính là biểu hiện của sự thiếu ýthức, vô trách nhiệm với tương lai của chính mình. Bên cạnh đó, thói quen xấu “nướctới chân mới nhảy” của một bộ phận không nhỏ học sinh cũng góp phần tạo nên tiêucực trong thi cử.Về phụ huynh họ cũng là một nhân tố tiếp tay cho bệnh thành tích đểnó ngày càng lan rộng và nặng hơn.Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏicó danh hịêu được tự hào vì con mình học giỏi không thua thiệt với đồng nghiệp,bạnbè, xóm giềng vì vậy mà vô tình họ đã góp phần chạy theo thành tích mà không quantâm đến chất lượng.Là người bỏ tiền của thật,công sức thật,thời gian thật để mong conmình có được một tương lai tốt đẹp thì chẳng có lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giảdối từ kết quả học tập của con em mình.Tuy nhiên,vì một số lí do khó hiểu nào đó họvẫn chấp nhận làm mọi cách để con em mình có một tấm bằngđi đã, vì đó là tấm bằngđược xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chânthực.Như vậy có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượngnày.Tiêu cực trong thi cử không chỉ làm hại bản thân người học sinh mà còn là vật cảnsự phát triển của dân tộc.IV. Hậu quả :Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục rõ ràng để lại hậu quả vôcùng tai hại.Nó khiến mỗi cá nhân không hiểu rõ về thực lực của mình,tự mãn về thànhtích,không có xu hướng phát triển đi lên.Bệnh thành tích do đó mà tiếp tục được duy trìvà phát triển.Dần dần nó sẽ ăn sâu,đeo bám vào tư tưởng,lối sống cách thức làm việccủa xã hội,làm cho chất lượng thực sự bị bỏ bê chỉ có vẻ bề ngoài là hào nhoáng đẹpđẽ.Có những trường hợp vì chạy theo thành tích mà nhà trường chấp nhận cho học sinhlên lớp hàng loạt,bất chấp kết quả thực tế.Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớpnhầm trường.Một trường hợp gần đây nhất,vào15/2/2014 bản tin thời sự VTV cóphóng sự về trường hợp học sinh tiểu học ở Nghệ An sắp học xong chương trình lớp 3mà hầu như không thể viết từ đơn giản cũng như đọc hiểu. Bố của cháu bé vô tình pháthiện ra sự việc, xin với nhà trường cho con học lại từ lớp 1, nhưng không được chấpthuận.Đây lại là một trường quốc gia hẳn hoi,liệu có hay không chính vì điều này mànhà trường mới thiếu trách nhiệm,làm ngơ sai phạm trầm trọng như vậy.Khi được bốcủa cháu bé chất vấn lãnh đạo nhà trường lại trả lời vì “gia đình không chăm bẵm conmình nên mới ra nông nổi”(!?).Không chỉ riêng trường hợp đơn cử này,mà trước đâyvẫn còn rất nhiều trường hợp bị phanh phui trước báo chí,thậm chí có em lên được lớp7 mà vẫn chưa thông thạo việc đọc viết. Nếu không có bệnh thành tích, hẳn sẽ khôngsinh ra nạn “ngồi nhầm lớp” khá phổ biến này, hẳn không thể có tới hơn 300.000 HS“ngồi nhầm lớp” trong suốt 12 năm đèn sách vừa qua, và con số tiếp tục “ngồi nhầmlớp” bằng giờ này sang năm là bao nhiêu?Cứ như vậy, vấn nạn này sẽ tạo ra rất nhiều “nhân tài giả, tiến sĩ giấy” với hàngtá bằng cấp bao quanh nhưng hiểu biết nông cạn, kiến thức hạn hẹp. Với năng lực nhưvậy, liệu những học sinh đó có đủ sức xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hay sẽtrở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội? Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánhchịu,nhưng hậu quả lâu dài tương lai đất nước phải chấp nhận thui chột về đạo đức tàinăng của nhiều thế hệ, chưa kể tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dụccòn tạo ra một tiền lệ xấu cho thế hệ sau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnhđất nước. Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và gây cản trở sự phát triển củatoàn xã hội.V. Đề xuất biện pháp :Đã đến lúc chúng ta phải trả lại ý nghĩa đích thực và giá trị đúng đắn của từ thànhtích. Tất cả chúng ta cần nhận thức đây là việc cần thiết làm mang lại lợi ích cho ngànhgiáo dục, tạo kỉ cương trong môi trường sư phạm .Thành tích phải được đánh giá bằngsự nỗ lực phấn đấu,có tài năng thật sự nhờ vào quá trình luyện tập không ngừng traudồi vốn kiến thức chứ không phải đánh giá dựa vào những con số ảo,thành tích ảo…Để bài trừ đuợc tiêu cực trong thi cử và thành tích trong giáo dục, cần sự phốihợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo, nhà trường và phụ huynh, học sinh.Có các biệnpháp tổng hợp như :-Thứ nhất nhà trườngcần có một nghiên cứu kĩ lưỡng và khoa học hơn trongphân bố chương trình và tiết dạy. Đồng thời, việc thi cử cũng phải được kiểmsóat chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, cuộc vận động “ Hai không ” của ngành giáodục Việt Nam không nên chỉ là những lời kêu gọi suông mà cần có phươnghướng hành động rõ rệt, triệt để hơn. Về phía các thầy cô giáo, nên ra đề mở vừađể hạn chế tiêu cực vừa kích thích tư duy của học sinh.-Thứ hai sửa đổi lại cách đánh giá các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thểnhà trường một cách sát thực hơn. Thay vì lấy tiêu chí học sinh lên lớp, đậu tốtnghiệp làm cơ sở chính để xét thi đua thì ngành giáo dục dùng các biện phápnhư thường xuyên tăng cường dự giờ, thao giảng, kiểm tra sổ sách một cách bấtngờ không báo trước, lấy ý kiến phản hồi từ học sinh về khả năng và phươngpháp dạy - hiểu của giáo viên đối với học sinh, khả năng tổ chức quản lý dạyhọc của nhà trường…Bộ,Sở Giáo dục đích thân kiểm tra, đánh giá năng lực củalãnh đạo, giáo viên các trường tránh hiện tượng “ ngồi nhầm ghế ” vì một số lído nào đó.-Thứ ba giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phêbình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như cácvấn đề tiêu cực khác trong nhà trường, cần phải làm mạnh tay và có biện phápchế tài đủ mạnh với những trường hợp báo cáo thành tích cao nhưng khi kiểmtra trình độ thực tế thì không giống như trong báo cáo, bên cạnh đó cũng cầntuyên dương những giáo viên có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Tuy nhiên như đã nói ở trên, vai trò cốt yếu vẫn là của người học sinh. Người họcsinh cần xác định lý tưởng rõ ràng: học tập là con đường duy nhất để đạt đến thànhcông thực sự.KẾT LUẬNTương lai của mỗi người do chính bản thân mình quyết định, hãy sống như thếnào để không hổ thẹn với mình với những thành quả mình đạt được trong học tập.Đấtnước chúng ta đang tiến lên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập để cùng hòa mìnhchung vào sự phát triển của thế giới, vì vậy sự đòi hỏi lúc này là cần có những nhân tàiđể giúp đất nước phát triển mà nhân tài là những người có năng lực thực sự, là nguyênkhí của quốc gia. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lựccho sự cường thịnh của một đất nước.Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo ra những conngười làm được điều này, vì vậy đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay khôngtùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhântài thực học hay không.Chỉ có chữa được căn bệnh này thì sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa mới phát triển và giành được nhiều thành tựu rực rỡ. Có chữa được tậngốc thì mới chống được gian lận trong thi cử, mới xây dựng được con người mới,đạođức mới xã hội văn minh.Bản thân với trách nhiệm là một sinh viên sư phạm,chúng ta cần phải học tậpthật tốt,ra sức tu dưỡng đạo đức để sau này có thể giúp ích cho xã hội và cho bản thân.Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Đó không phải là vịêc quákhó nếu chúng ta cùng có quyết tâm “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thànhtích trong giáo dục”. Mọi người mọi nhà đang tham gia hưởng ứng cuộc vận động mộtcách tích cực,học sinh sinh viên chúng ta hãy hòa mình vào đó góp phần tạo nên mộtnền giáo dục Việt Nam phát triển bền vững..Tài liệu tham khảo /> /> /> /> />
Tài liệu liên quan
- Chỉ thị số 33 CHONG BENH THANH TICH NGANH GIAO DUC .doc
- 3
- 2
- 0
- Tài liệu BÀN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG CUNG CẤP NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ CAO pptx
- 4
- 849
- 1
- Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục - văn mẫu
- 2
- 3
- 7
- Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục - văn mẫu
- 2
- 6
- 7
- Đề: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vạn động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" doc
- 4
- 2
- 6
- một số biện pháp thực hiện cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
- 8
- 1
- 6
- sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông huyện thanh ba - tỉnh phú thọ
- 107
- 1
- 7
- Trình bày quan điểm nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
- 2
- 508
- 1
- Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
- 2
- 551
- 0
- Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
- 2
- 463
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(32.2 KB - 11 trang) - Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Những Tiêu Cực Trong Giáo Dục Hiện Nay
-
Những Vấn đề Nóng Về Giáo Dục Mới Nhất Hiện Nay
-
Cần Nhìn Nhận Tổng Thể Mặt Tích Cực Và Tiêu Cực Của Ngành Giáo Dục
-
Nguồn Gốc Của Các Tiêu Cực Trong Giáo Dục
-
Tiêu Cực Trong Giáo Dục - đào Tạo - Giáo Dục Việt Nam
-
Tiêu Cực Trong Giáo Dục - đào Tạo | Giáo Dục Việt Nam
-
Tiêu Cực Tập Thể Trong Giáo Dục - Hànộimới
-
Lời Nói Tích Cực Và Tiêu Cực Trong Giáo Dục Trẻ - HIU
-
Phòng Ngừa, Giảm Tác động Tiêu Cực đối Với Giáo Dục
-
Ngành Giáo Dục 'ủ Bệnh' Tiêu Cực Từ Lâu, Tới Các Kỳ Thi Là Bùng Phát
-
Bối Cảnh Hiện Nay Và Những Thách đối Với Giáo Dục ... - Vụ Gia Đình
-
Giáo Dục Gia đình – Yếu Tố Hạn Chế Những Tiêu Cực Trong Xã Hội Hiện ...
-
Nghị Luận Xã Hội Về Hiện Tượng Tiêu Cực Trong Thi Cử Và Bệnh Thành ...
-
Vai Trò Của Phụ Huynh ở đâu Trong Các Vụ Việc Tiêu Cực Của Ngành ...