Vai Trò Của Phụ Huynh ở đâu Trong Các Vụ Việc Tiêu Cực Của Ngành ...
Có thể bạn quan tâm
Trong khi cả nước đang chuẩn bị bước vào kỳ Kỳ thi tốt nghiệp THPT thì mới đây, ngày 10/6/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến vụ việc có dấu hiệu vi phạm trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi môn Sinh học kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021.
Tiêu cực xảy ra trong giáo dục là câu chuyện dai dẳng chưa có hồi kết. Mặc dù nhà nước và các bộ ngành có liên quan đã từng bước khắc phục, có nhiều nỗ lực xóa bỏ bằng nhiều cách kể cả phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”..., nhưng tình trạng nâng điểm, mua điểm, bệnh thành tích, vẫn diễn ra ở một số địa phương, gây bức xúc dư luận.
Đặc biệt tiêu cực không chỉ xảy ra ở các các cơ sở giáo dục biểu hiện dưới nhiều hình thức, từ các phong trào thi đua chỉ mang tính hình thức, đến việc đánh giá điểm số học tập của học sinh theo chiều hướng lấy thành tích làm mục tiêu xếp loại thi đua, xét khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị. … mà chính cha mẹ học sinh cũng góp phần không nhỏ tạo ra căn bệnh thành tích, và tệ nạn sửa, nâng, mua, xin điểm cho học sinh hiện nay đã không còn là cá biệt.
Đáng báo động là kiểu nâng điểm thông qua việc ôn thi “đề tủ”, gợi ý khéo, xem thi lơ là, tạo điều kiện cho học sinh quay cóp, hỏi bài nhau… kiểu này phổ biến đại trà do mức độ an toàn cao.
Không ai là không nhớ vụ việc gian lận làm dậy sống dư luận cách đây mấy năm Vụ gian lận điểm với quy mô lớn xảy ra tại Hòa Bình, Sơn La và đặc biệt biến Hà Giang thành một chảo lửa.
Rất vụ việc tiêu cực trong ngành giáo dục đã bị khởi tố và xử lý pháp luật. Nhưng câu chuyện không chỉ dừng ở góc độ luật pháp. Nó đẻ ra một thế hệ con trẻ hư hỏng nhân cách, một thế hệ sinh viên tốt nghiệp ra trường thuộc “hàng chất lượng kém”, một lớp học sinh học lại bài học của cha mẹ mình: Quà cáp, tiền bạc chạy điểm thầy cô, quay cóp bạn bè, góp phần tạo ra một thế hệ gian lận, bịp bợm tiếp theo, đó là một thế hệ thanh niên bước vào đời trong tâm thế giải quyết mọi quan hệ xã hội thông qua đồng tiền.
Cái giá mà xã hội phải trả là bao nhiêu? Đất nước sẽ đi về đâu? Thật là một câu hỏi khó trả lời.
Nhưng đó còn là chuyện tương lai… Trước mắt khi cha mẹ bỏ tiền ra chạy điểm là đặt lên vai con mình một gánh nặng quá sức chúng. Với việc chương trình học vượt quá khả năng yếu kém, các em sẽ không thể nào gồng gánh nổi, học hành thua sút bạn bè tạo ra tâm lý nặng nề, lo sợ, buồn bã, cảm giác xấu hổ, mặc cảm. Và khả năng gảy gánh giữa đường hay rớt tốt nghiệp là điều không tránh khỏi. Nguy hiểm hơn là việc chạy điểm ra trường sẽ cho ra một lớp người "bằng thật, học giả", một tai họa mà xã hội phải gánh chịu.
Không chỉ hại mình, việc mua điểm nhất là mua một suất đại học cho con em, đồng nghĩa với phụ huynh nhẫn tâm đóng sập cánh cửa vào đại học đối với những em con nhà nghèo, học giỏi.
Vừa qua, rất nhiều vụ việc tiêu cực trong ngành giáo dục bị bại lộ. Những cá nhân tổ chức vi phạm đã bị pháp luật trừng trị, thậm chí đi tù. Nhưng nhìn theo một góc nào đó thì chính các bậc phụ huynh cũng là tòng phạm “giết chết” nhân cách và tương lai con mình.
Đôi khi chính họ lại đóng vai trò chủ chốt bởi có cầu mới có cung. Đặc biệt là những ông bố bà mẹ thuộc hàng “danh gia vọng tộc” vì chỉ có những người lắm quyền, nhiều của mới có thể bao bọc, nâng hứng, chạy chọt, lo lót, mua điểm cho con, chứ mấy chú nông dân, mấy anh vé số, mấy chị hàng rong… lấy đâu ra tiền của, điều kiện mà “thương con” kiểu đó…
Biết sống tự lập, sống có mục tiêu, lý tưởng rõ rệt, biết hoạch định tương lai, biết tự bước đi trên chính đôi chân của mình… là tính cách đặc trưng của tuổi mười tám trưởng thành chứ không phải của “những đứa trẻ con mười tám tuổi”, là sản phẩm của cách giáo dục bao bọc, che chắn.
Mong rằng bài học mà tất cả chúng ta rút ra được từ những vụ án tiêu cực trong ngành giáo dục là cách chúng ta giáo dục con cái lòng tự trọng, tính trung thực, sống độc lập không dựa dẫm để trở thành một người có giá trị thật sự.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp sửa diễn ra trên cả nước, cùng với việc Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã triển khai rà soát, điều chỉnh các khâu có liên quan, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra tới tất cả các khâu của, hướng tới mục tiêu các kỳ thi được triển khai chặt chẽ, hiệu quả, an toàn… mong rằng các bậc phụ huynh hãy bình tĩnh, lạc quan, tích cực hỗ trợ con mình có được kết quả tốt nhất.
Từ khóa » Những Tiêu Cực Trong Giáo Dục Hiện Nay
-
Những Vấn đề Nóng Về Giáo Dục Mới Nhất Hiện Nay
-
Cần Nhìn Nhận Tổng Thể Mặt Tích Cực Và Tiêu Cực Của Ngành Giáo Dục
-
Tiêu Cực Trong Thi Cử Và Bệnh Thành Tích Trong Giáo Dục. - Tài Liệu Text
-
Nguồn Gốc Của Các Tiêu Cực Trong Giáo Dục
-
Tiêu Cực Trong Giáo Dục - đào Tạo - Giáo Dục Việt Nam
-
Tiêu Cực Trong Giáo Dục - đào Tạo | Giáo Dục Việt Nam
-
Tiêu Cực Tập Thể Trong Giáo Dục - Hànộimới
-
Lời Nói Tích Cực Và Tiêu Cực Trong Giáo Dục Trẻ - HIU
-
Phòng Ngừa, Giảm Tác động Tiêu Cực đối Với Giáo Dục
-
Ngành Giáo Dục 'ủ Bệnh' Tiêu Cực Từ Lâu, Tới Các Kỳ Thi Là Bùng Phát
-
Bối Cảnh Hiện Nay Và Những Thách đối Với Giáo Dục ... - Vụ Gia Đình
-
Giáo Dục Gia đình – Yếu Tố Hạn Chế Những Tiêu Cực Trong Xã Hội Hiện ...
-
Nghị Luận Xã Hội Về Hiện Tượng Tiêu Cực Trong Thi Cử Và Bệnh Thành ...