Tiểu Luận Bình Luận Tiến Trình Tự Do Hóa đầu Tư Trong Cộng đồng Kinh ...
Có thể bạn quan tâm
Tài liệu đại học Toggle navigation
- Miễn phí (current)
- Danh mục
- Khoa học kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Kinh tế, Tài chính, Kế toán
- Văn hóa, Xã hội
- Ngoại ngữ
- Văn học, Báo chí
- Kiến trúc, xây dựng
- Sư phạm
- Khoa học Tự nhiên
- Luật
- Y Dược, Công nghệ thực phẩm
- Nông Lâm Thủy sản
- Ôn thi Đại học, THPT
- Đại cương
- Tài liệu khác
- Luận văn tổng hợp
- Nông Lâm
- Nông nghiệp
- Luận văn luận án
- Văn mẫu
- Tài liệu khác
- Home
- Tài liệu khác
- Tiểu luận Bình luận tiến trình tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN dưới một vài góc độ
Tóm tắt nội dung:
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột chính, không thể thiếu trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, có mục tiêu là phát triển kinh tế ổn định, thịnh vượng, có tính cạnh tranh cao và hội nhập nền kinh tế toàn cầu nên việc chú trọng lĩnh vực đầu tư, thúc đẩy tự do hóa đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài khối, xúc tiến hoạt động sản xuất, kinh tế phát triển. Trong khuôn khổ bài tập nhóm tháng 2, chúng em sẽ đi tìm hiểu đề tài “Bình luận tiến trình tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN dưới các góc độ: Những vấn đề lí luận về tự do hóa đầu tư; Các công cụ pháp lý thực hiện tự do hóa đầu tư trong AEC; cách thực hiện; So sánh phạm vi và mức độ tự do hóa trong AEC với WTO”. NỘI DUNG Những vấn đề lý luận về tự do hóa đầu tư. Khu vực đầu tư ASEAN Cùng với hàng hóa, dịch vụ và lao động, đầu tư là một trong bốn yếu tố cơ bản của sản xuất do vậy các hoạt động hợp tác đầu tư giữa các nước ASEAN rất được chú trọng và xúc tiến thực hiện. Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được hiểu là khu vực đầu tư giữa các nước ASEAN, mà tại đó các quốc gia thành viên tiến hành các hoạt động tự do hóa, bảo hộ, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài khối, tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển năng động của ASEAN. Tự do hóa đầu tư Tự do hóa đầu tư cũng tương tự như tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ ở chỗ đều cùng tiến hành việc hạn chế, cắt giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản đối với các đối tượng của tự do hóa. Nếu như rào cản thương mại hàng hóa là thuế quan và phi thuế quan, rảo cản thương mại dịch vụ là các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và các biện pháp phân biệt đối xử thì rào cản đối với đầu tư là các biện pháp cấm đầu tư, các biện pháp hạn chế đầu tư và các biện pháp phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Tự do hóa đầu tư được thực hiện thông qua việc mở cửa đầu tư và dành chế độ đãi ngộ quốc gia cho cả nhà đầu tư ASEAN và các nhà đầu tư bên ngoài; bảo hộ đầu tư, các chương trình và hoạt động xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư. Một số khái niệm Đầu tư: Đầu tư trong khuôn khổ Khu vực đầu tư ASEAN chỉ bao gồm đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu từ và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư ASEAN: Theo Điều 4 ACIA 2009, nhà đầu tư ASEAN là công dân của quốc gia thành viên hay là một pháp nhân của quốc gia thành viên đang, hay đã tiến hành đầu tư trong lãnh thổ nước thành viên khác, trong đó : Pháp nhân là bất cứ thực thể pháp lý nào được thành lập hay tổ chức theo pháp luật của một quốc gia thành viên, vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm mọi công ty, tập đoàn, hội, liên doanh, doanh nghiệp một chủ, hiệp hội hay tổ chức. Công dân là bất cứ người nào có quốc tịch hay quyền thường trú tại nước thành viên theo pháp luật, quy định và chính sách của quốc gia đó. Khoản đầu tư: Là mọi hình thức tài sản do nhà đầu tư sở hữu hay có quyền định đoạt, bao gồm : Động sản và bất động sản cùng các quyền tài sản khác, như thế chấp, tạm giữ hay cầm cố; Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy ghi nợ cùng các hình thức tham gia khác vào một pháp nhân và các quyền hay lợi ích phát sinh từ đó. Quyền sở hữu trí tuệ theo luật và quy định của mỗi quốc gia thành viên. Yêu cầu tài chính hay yêu cầu thực hiện công việc liên quan tới kinh doanh và có giá trị tài chính; Các khoản thu được thông qua đầu tư, cụ thể là lợi nhuận, lợi tức, gia tăng giá trị, lãi cổ phần, tiền bản quyền và các phí khác. Bất kỳ sự thay đổi nào về hình thức mà tài sản được đầu tư hay tái đầu tư không ảnh hưởng tới việc tài sản đó vẫn được coi là khoản đầu tư. Các công cụ pháp lý thực hiện tự do hóa đầu tư. Các hoạt động hợp tác đầu tư giữa các nước ASEAN được xúc tiến thực hiện tương đối sớm. Tuy nhiên, trước năm 1987, ASEAN vẫn chưa có một văn kiện pháp lý ở cấp độ khu vực điều chỉnh các hoạt động hợp tác đầu tư trong khối. Trước thời điểm đó, các hoạt động hợp tác đầu tư chủ yếu được thực hiện theo các thoả thuận song phương giữa các quốc gia thành viên. - Ngày 15/12/1987, văn kiện pháp lý đầu tiên ở cấp độ khu vực điều chỉnh các hoạt động hợp tác đầu tư trong khối được ra đời, đó là Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư 1987. Với chỉ 14 điều khoản quy định ở mức tương đối cơ bản những nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư giữa các nước ASEAN, như phạm vi áp dụng, các nghĩa vụ nói chung của nước nhận đầu tư, chế độ pháp lý dành cho các nhà đầu tư, các biện pháp bảo đảm đầu tư…, nhưng Hiệp định chính là mốc khởi đầu cho quá trình hợp tác đầu tư ở tầm khu vực sau này. - Đầu những năm 1990, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Invesment) đã dần trở thành một trong những nhân tố chiến lược cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Trước xu thế đó, các nước ASEAN nhận thấy sự cần thiết phải có những bước đi cụ thể hơn nữa trong các hoạt động hợp tác đầu tư trong khu vực. Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V vào tháng 12 năm 1995. các nhà lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí với Chương trình hành động ASEAN về hợp tác và xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong phạm vi ASEAN, đồng thời, đưa ra sáng kiến thành lập Khu vực đầu tư ASEAN. Ngày 7 tháng 10 năm 1998, tại Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 30 tại Manila, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (Framework Agreement on the ASEAN Invesment Area) đã được ký kết, xác lập khung pháp lý cho sự ra đời của Khu vực đầu tư ASEAN. Cùng với các nghị định thư sủa đổi (Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư 1996 và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN 2001, hai hiệp định trên đã có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy FDI. Để tăng cường hợp tác trong khu vực, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN và cũng để phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN thống nhất, năng động đòi hỏi phải có một văn bản hoàn chỉnh điều chỉnh toàn diện lĩnh vực đầu tư trong ASEAN. Chính vì vậy, các nước thành viên ASEAN đã cùng thống nhất quan điểm soạn thảo văn bản mới thay thế hai văn bản hiện hành - ACIA. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ASEAN Comprehensive Investment Agreement - ACIA) 2009 có hiệu lực sẽ thay thế Hiệp định khuyến khích vào bảo hộ đầu tư 1987 và Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN 1998, tạo khuôn khổ pháp lý mới, điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong AIA. ACIA được soạn thảo trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo nêu trên, trong đó có kế thừa quy định của hai Hiệp định AIA và IGA, đồng thời đưa vào một số quy định mới phù hợp hơn với cơ chế tự do hóa đầu tư, tro... Yêu cầu Download Tài liệu, ebook tham khảo khác- Tiểu luận Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở
- Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa cách thức giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền
- Phân tích vai trò và cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới bất động sản, một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối vớ
- Tiểu luận Phân tích những lĩnh vực chính của văn hóa theo tư tưởng hồ Chí Minh
- Tiểu luận Trách nhiệm của cha mẹ và người thân trong việc trẻ em bỏ học sớm
- Pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh và thực tiễn thực hiện
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay
- 7 đề Bài cá nhân công pháp
- Tiểu luận Vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước Luật biển 1982
- Tiểu luận Sự hình thành và phát triển của luật so sánh
Học thêm
- Nhờ tải tài liệu
- Từ điển Nhật Việt online
- Từ điển Hàn Việt online
- Văn mẫu tuyển chọn
- Tài liệu Cao học
- Tài liệu tham khảo
- Truyện Tiếng Anh
Copyright: Tài liệu đại học ©
TopTừ khóa » Tiểu Luận Kinh Tế Asean
-
Tiểu Luận Môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Tìm Hiểu Về Asean - Tài Liệu Text
-
BÀI TIỂU LUẬN ASEAN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiểu Luận Hiệp Hội Các Nước đông Nam á_Nhận Làm ... - SlideShare
-
(DOC) Tiểu Luận ASEAN | Uyên Stepup
-
Tiểu Luận Hợp Tác Kinh Tế Thương Mại ASEAN Giai đoạn Hiện Nay Và ...
-
Tiểu Luận Thực Trạng Nền Kinh Tế Việt Nam Từ Khi Gia Nhập ASEAN
-
Tiểu Luận Cộng đồng Kinh Tế ASEAN AEC - Tài Liệu Text - Ta
-
BÀI TIỂU LUẬN ASEAN | PDF - Scribd
-
Tiểu Luận Kinh Tế Quốc Tế: Những Tác động Của Khu Vực Mậu Dịch Tự ...
-
Tiểu Luận Kinh Tế Quốc Tế: Những Tác động Của Khu Vực Mậu Dịch Tự ...
-
Tiểu Luận Kinh Tế Quốc Tế Hợp Tác Asean +3 | Xemtailieu
-
[PDF] Cộng đồng ASEAN 2015 - ILO
-
Tiểu Luận: Cơ Hội Và Thách Thức Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam ...
-
[PDF] Cộng đồng Kinh Tế ASEAN (AEC) - UEF