TIỂU LUẬN KINH Tế CHÍNH TRỊ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ ... - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.83 KB, 25 trang )

1MỞ ĐẦUTrong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế hoạt động một cách kháchquan, tác động vào những quan hệ kinh tế và qua đó đến các lĩnh vực của đời sốngxã hội, đến lợi ích của mỗi cá nhân, nhóm, tầng lớp, giai cấp xã hội. Do vậy, trên cơsở đảm bảo lợi ích giai cấp và mục đích phát triển của nền kinh tế, các giai cấp cầmquyền trong xã hội đều cần thiết phát huy những mặt tích cực và hạn chế các mặttiêu cực của các quy luật kinh tế (đến một mức nào đó do lợi ích giai cấp, nhóm xãhội quy định) bằng hệ thống pháp luật, chính sách... Đó chính là thể chế kinhtế. Ngày nay, kinh tế thị trường đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên,do mục đích và điều kiện của nền sản xuất ở mỗi nước khác nhau, nên thể chế kinhtế thị trường ở các nước khơng hồn tồn giống nhau.Việc hồn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là nhằm pháttriển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội IXcủa Đảng (2001), Đảng đã đưa ra mơ hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội, đề ra nhiệm vụ xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội X đã nêu lên những đặc trưng cơ bản củanền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và đề ra nhiệm vụ“hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.Đến nay, quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựurất quan trọng. Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta còn những hạnchế nhất định: “Những yếu tố bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế thịtrường chưa được chú ý đúng mức. Một số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhànước kinh doanh thua lỗ, gây bức xúc trong xã hội. Chỉ đạo đổi mới phát triển 2kinh tế tập thể, các nông, lâm trường quốc doanh chậm, lúng túng…quản lý thịtrường, nhất là thị trường bất động sản, thị trường tài chính có lúc cịn lúng túngsơ hở, thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng đầu cơ làm giàu bất chính cho một sốngười; chính sách phân phối còn nhiều bất hợp lý”1.Để khắc phục những hạn chế đó trong Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội 2011 - 2020 Đảng đã xác định: “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, mà trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng vàcải cách hành chính” là một trong 3 khâu đột phá mang tính trọng yếu và có tính chấtchiến lược trong 10 năm tiếp theo. Tiếp đó, Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Đẩymạnh thực hiện ba khâu đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất,huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực”.2Vì vậy, nghiên cứu về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nướcta, để từ đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn việc hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng XHCN có ý nghĩa rất quan trọng. Với ý nghĩa đó,tác giả chọn vấn đề hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ởViệt Nam làm thu hoạch môn học.12Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 166-167Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr23 3NỘI DUNGI. THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘICHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM1. Quan niệm, đặc trưng của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCNLựa chọn mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nướcta không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xãhội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thịtrường trong thời đại ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thứctính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm pháttriển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêutừng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là mộtkiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũngcó thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa là “cái đặc thù” của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặcđiểm cụ thể của Việt Nam. Nó có hệ thống thể chế riêng khơng giống với kinh tếthị trường của các nước khác.Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được hiểu là hệthống các bộ quy tắc kinh tế thị trường, được vận hành bởi các chủ thể kinh tế thịtrường khác nhau, với các cơ chế, cách thức được xác định rõ theo hướng vừađảm bảo phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, vừa đảm bảo cơng bằng xã hộivà phát huy vai trị quản lý của Nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối vớinền kinh tế thị trường. 4Tại Hội nghị BCHTW lần thứ 6 khóa X, Đảng ta đưa ra quan niệm cụ thểvề thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Thể chếkinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là hệ thống luật pháp, cơ chế,chính sách, các quy định, quy tắc chế định, điều tiết hành vi của mọi chủ thể,mọi quá trình diễn ra trong nền kinh tế nhằm tạo điều kiện cho việc hình thành,vận hành thơng suốt và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Quan niệm này chỉ rõ thể chế kinh tế thị trường là sản phẩm của sự vậndụng các qui luật kinh tế trong nền kinh tế thành các qui định của nhà nước đểtạo điều kiện cho sự vận động thống nhất và phát triển của nền kinh tế thị trường.Mục đích xây dựng, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường nhằm phát triển kinh tếthị trường định hướng XHCN ở nước ta.Đặc trưng của thể chế KTTT định hướng XHCN thể hiện trên một số nét:Thứ nhất, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước talà nhằm mục tiêu thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, vănminh”; giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội; đẩy mạnh cơng cuộc xố đói,giảm nghèo, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người vươn lên làm giàuchính đáng, mọi người giúp đỡ lẫn nhau để người nghèo thoát nghèo vươn lên khágiả, người khá giả vươn lên làm giàu, mọi người được bình đẳng trước pháp luậtvề cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh làm ra nhiều của cải cho xã hội và cảithiện đời sống cho mình, từng bước giảm dần khoảng cách giữa các tầng lớp dâncư, các khu vực nông thôn, thành thị các vùng trung du, miền núi và đồng bằng.Những mục tiêu trên đều dựa trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng của đấtnước, nhất là tiềm năng con người để thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm cho mọi người đều được hưởng hành quả do sự phát triển mang lại.Nói một cách tổng quát là phát triển kinh tế - xã hội do con người và vì con 5người. Điều đó khác hẳn với mục tiêu tất cả vì lợi nhuận và lợi nhuận đó đượctập trung phục vụ một nhóm người, cịn số đơng được hưởng thụ không tươngxứng với công sức họ bỏ ra.Thứ hai, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiềuhình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, chế độ cơng hữu XHCNvề tư liệu sản xuất chủ yếu là nền tảng để giữ vững định hướng XHCN nền kinhtế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể phải ngày càngtrở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời thể chế kinh tếphải bảo đảm để khu vực kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng củanền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến khích phát triển.Thứ ba, từng bước thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và côngbằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong từng chính sách phát triển; tạo lậpsự đồng bộ, gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, vănhoá, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…giải quyết tốt các vấn đề xã hội, từng bước giảm dần khoảng cách về mức sốngvật chất, văn hoá tinh thần của các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn với thành thị,giữa miền ngược với miền xi; thực hiện tốt cơng trình mục tiêu xố đói giảmnghèo, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng. Để đảm bảo định hướng xãhội chủ nghĩa thì trước hết phải huy động được nội lực và ngoại lực để thúc đẩytăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều của cải song phải đồng thời giải quyết tất cả cácvấn đề an sinh xã hội, từng bước thực hiện mục tiêu tất cả vì sự phát triển toàndiện của con người.Thứ tư, thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiệnqua nhiều hình thức phân phối, song chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả laođộng, hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội. Đồng thời khuyến khích sự đóng góp 6của cá nhân cho sự phát triển và coi trọng đúng mức các hình thức phân phốitheo mức đóng giữa vốn và các nguồn lực khác.Thứ năm, chủ thể quản lý cao nhất trong nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vìdân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình, đồngthời phát huy vai trị của các tổ chức chính trị xã hội, vai trị làm chủ xã hội củanhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.2. Các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đượccấu thành bởi hệ thống các bộ phận khác nhau mà mỗi một bộ phận cũng là mộthệ thống phức tạp gồm nhiều yếu tố. Có thể phân tích thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trên bộ phận cơ bản sau đây: (1) các luậtlệ, quy tắc điều hành nền kinh tế; (2) các chủ thể tham gia vào hoạt động trongnền kinh tế; (3) cơ chế thực thi các luật, quy tắc và điều chỉnh các mối quan hệgiữa các chủ thể; và (4) hệ thống thị trường.Một là, các luật, quy tắc điều chỉnh thể chế kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa ở nước ta bao gồm khung khổ pháp lý do nhà nước ban hành vàcác quy tắc, chuẩn mực xã hội khác như những quy định của các Hiệp hội, các tổchức xã hội nghề nghiệp... Trong hệ thống các quy tắc, chuẩn mực đó thì thể chếdo nhà nước ban hành đóng vai trị quyết định đến hành vi kinh tế của các chủthể trong nền kinh tế thị trường, trong khi những quy tắc, chuẩn mực xã hội kháccũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động của các chủ thể kinh tế.Hai là, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế; doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế; và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư và 7người dân. Cả ba chủ thể này đều có vai trị quan trọng trong q trình vận hành,tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong đó, doanh nghiệp là trung tâm, Nhà nước định hướng và đưa ra các luật,các quy định, các chuẩn mực…bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện, Nhànước kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện; Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộngđồng dân cư và người dân có vai trị giám sát và phản biện cả các cơ quan nhànước và cả các doanh nghiệp .Ba là, cơ chế thực thi các luật, quy tắc, các chuẩn mực và điều chỉnh cácquan hệ giữa các chủ thể biểu hiện qua mối quan hệ: nhà nước, thị trường vàdoanh nghiệp. Mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và doanh nghiệp thể hiện ởcơ chế, chính sách, biện pháp quản lý điều hành vĩ mơ của nhà nước, đồng thờicòn thể hiện ở quan hệ của hai chủ thể tham gia vào nền kinh tế, đó là nhà nướcvà doanh nghiệp. Hai chủ thể này tham gia vận hành nền kinh tế thị trường vớinhững mục tiêu độc lập với nhau nhưng đều có mục tiêu chung, bao trùm là vậnhành có hiệu quả nền kinh tế thị trường, hướng vào thực hiện mục tiêu phát triểnkinh tế làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Bốn là, hệ thống thị trường bao gồm: thị trường hàng hoá và dịch vụ, thịtrường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản, và thị trường khoa học- công nghệ… Nhà nước sử dụng các công cụ để tác động, điều thiết thị trườnglà cung- cầu, tiền tệ, giá cả, tỷ giá hối đoái, lãi suất…Trong hệ thống thị trường,mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, mục tiêu của người tiêu dùng là tốiđa hố lợi ích. Thị trường hoạt động và phát triển trong những điều kiện, môitrường nhất định, Nhà nước phải tạo các điều kiện, môi trường thuận lợi để thịtrường phát triển. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam là sự tổng hợp của tất cả các bộ phận trên, tác động qua lại lẫn nhau trong 8một chỉnh thể của một nền kinh tế quốc dân thống nhất, trong đó Nhà nước cóvai trị quyết định. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 doĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thơng qua cũng đã khẳng định: “Hồn thiệnthể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tếvĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực”3.3. Thực trạng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta* Thành tựu đạt đượcQua 30 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tếkế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộcđổi mới, biểu hiện cụ thể ở các điểm sau:Một là, nhận thức lý luận và tư duy kinh tế đã có bước đổi mới, được vậndụng vào xây dựng đường lối kinh tế của Đảng. Đường lối đổi mới của Đảng đãđược thể chế hoá thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển.Hai là, chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế đã đổi mới cơ bản, từsở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếuchuyển sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen, hỗn hợp,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tạo động lực và điều kiện thuận lợicho khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội.Ba là, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thốngnhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Cơ chế thị trường cósự quản lý của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, doanh nghiệp và doanh nhân đượcNhà nước bảo vệ, tự chủ, tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh để phát triển.3Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 107. 9Bốn là, quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới, từ can thiệp trực tiếpbằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển sangquản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.Năm là, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xốđói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.* Những hạn chế, yếu kémCó thể thấy rõ quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hộinhập kinh tế quốc tế của đất nước, biểu hiện cụ thể ở các điểm sau:Một là, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộvà chưa thống nhất. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai, tài ngun, tàisản cơng…cịn nhiều bất cập, vướng mắc.Hai là, vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong các doanh nghiệp nhànước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sảnnhà nước, nhất là khi tiến hành cổ phần hoá. Doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế khác còn bị phân biệt đối xử.Ba là, các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát triểnchậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thơng suốt. Tình trạng cạnh tranh khônglành mạnh, gian lận thương mại, trốn, lậu thuế còn nhiều, chậm được khắc phục.Bốn là, phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. Chính sách tiền lươngcịn mang tính bình qn, chưa đảm bảo đời sống của người hưởng lương, chưakhuyến khích, thu hút và sử dụng được người tài. Hệ thống thuế chưa thực hiệntốt chức năng điều tiết và bảo đảm công bằng xã hội, thúc đẩy đầu tư, đổi mớicông nghệ, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. 10Năm là, tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành của bộ máy và đội ngũ cán bộ,công chức nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý cịn thấp. Cảicách hành chính chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, tệ tham nhũng, quanliêu, lãng phí vẫn nghiêm trọng.Sáu là, cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội đổi mớichậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo còn thấp. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng ngày càng lớn. Hệ thống an sinhxã hội còn kém. Nhiều vấn đề bất cập, bức xúc trong xã hội và bảo vệ môitrường chưa được giải quyết tốt.* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém- Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta là hồn tồn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử.- Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế. Cơng táclý luận chưa theo kịp địi hỏi của thực tiễn.- Nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển; sự chênh lệch pháttriển giữa các vùng, miền, các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư cịn cao.- Năng lực thể chế hố và quản lý, tổ chức thực hiện của các cơ quan quảnlý Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, nhất là trong việc giảiquyết các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc.- Vai trị tham gia hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát thực hiệnchính sách của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng,các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu.II. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾTHỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA. 111. Mục tiêuTiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaphù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy nềnkinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thànhcông, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu "dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", xây dựng và bảo vệ vững chắcTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Mục tiêu cụ thể:- Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, chính sách và các điềukiện bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển thuận lợi.- Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnhmẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hình thành một số tậpđồn kinh tế, các tổng cơng ty đa sở hữu, áp dụng mơ hình quản lý hiện đại, cónăng lực cạnh tranh quốc tế.- Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơnvị sự nghiệp công.- Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trongcả nước, liên thông với thị trường khu vực và thế giới.- Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển vănhoá, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trị củaMặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, pháttriển kinh tế - xã hội.2. Quan điểmĐể thực hiện các mục tiêu trên cần quán triệt tốt các quan điểm sau: 12Một là, nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luậtkhách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện pháttriển của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.Hai là, chủ động, tích cực với quyết tâm chính trị cao, tập trung giải quyếtcác vấn đề lý luận và tổng kết những vấn đề thực tiễn quan trọng về thể chế kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải có bước đi vững chắc,vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.Ba là, bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế;giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chínhtrị, xã hội; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinhtế với tiến bộ và cơng bằng xã hội, phát triển văn hố và bảo vệ mơi trường.Bốn là, kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường củanhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốcgia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quảnlý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong q trìnhhồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.3. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Một là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lýcủa Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Văn kiện Đại hội Đảng XII, đã khằng định: “nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quyluật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù 13hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. ĐÓ là nền kinh tế thị trường hiệnđại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiệu “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”4. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”; giữ vững định hướng XHCNcủa nền kinh tế thị trường cần phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực,hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.Đảng tăng cường chỉ đạo nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xácđịnh rõ và đầy đủ mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhấtlà những nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường.Coi trọng đổi mới tư duy, công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ cán bộ,đảng viên và các tầng lớp nhân dân thống nhất nhận thức về kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.Đổi mới công tác tổ chức và đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong lĩnh vựcxây dựng và thực thi thể chế kinh tế. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa các tổ chức đảng, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng cáccấp phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế của Nhànước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủđộng, tích cực hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới trên cơ sở tôn trọng và vậndụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật và cơ chế vận hành của kinh tế thị trường.Vận dụng và phát huy mặt tích cực; hạn chế, ngăn ngừa mặt trái của cơ chế thịtrường; tạo ra những tiền đề để nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa. Nhà nước tập trung duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, định hướng phát triển,4Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr102 14tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Tiếp tục hồn thiện hệthống luật pháp, chính sách kinh tế; đổi mới công tác xây dựng, thực hiện chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phân định rõ hơn chứcnăng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng của các tổ chức kinh doanh vốnvà tài sản nhà nước. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCNbằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cácnguồn lực kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập, phát triển đầy đủ,đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, cải thiện môi trường kinhdoanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, định hướng phát triển, phát huymặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường.Nâng cao vai trị của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổchức xã hội - nghề nghiệp và của nhân dân trong phát triển kinh tế thị trường địnhhướng XHCN. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách tạo điềukiện để nhân dân và các tổ chức này tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định,thực thi và giám sát việc thực hiện luật pháp, chủ trương, chính sách phát triển kinhtế - xã hội, ngăn ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.Hai là, hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tếvà phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.* Hoàn thiện thể chế về sở hữuTiếp tục phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, bảo đảm các quyền và lợiích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanhnghiệp trong nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loạitài sản mới như sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên nước..., quy định rõquyền, trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với xã hội.Đổi mới, hồn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu đối với đất 15đai, tài nguyên, vốn và các loại tài sản công khác để tài nguyên, vốn và các tàisản công được quản lý, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thốt, lãngphí. Đất đai, tài ngun, vốn, tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữu được giaocho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả.Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ như nhau trong sử dụng có hiệu quả các nguồnlực của Nhà nước.* Hoàn thiện thể chế về phát triển các thành phần kinh tếĐẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp nhà nước. Khẩn trương cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tậpđoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành, lĩnh vựcthen chốt của nền kinh tế. Từng bước xây dựng các doanh nghiệp mang tầm khuvực và toàn cầu. Xác định đúng đắn, cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của hộiđồng quản trị và giám đốc doanh nghiệp đối với vốn và tài sản nhà nước tạidoanh nghiệp, vừa bảo đảm quyền chủ động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, vừa bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước.Đẩy mạnh đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ côngphù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các đơn vị này cóquyền chủ động và được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia thịtrường, cung cấp ngày càng nhiều và tốt hơn dịch vụ công cho xã hội, nhất làdịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ...Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nịngcốt là hợp tác xã. Tổng kết tình hình phát triển các hợp tác xã và thực hiện LuậtHợp tác xã. Khẩn trương hồn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách hỗtrợ, tạo điều kiện cho việc ra đời, phát triển các hợp tác xã, các tổ hợp tác kiểumới và các mơ hình kinh tế tập thể khác theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, 16có chức năng kinh tế và xã hội. Tạo điều kiện phát triển các trang trại ở nơngthơn và hình thành hợp tác xã của các chủ trang trại.Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thànhđộng lực quan trọng của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tưnhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của phápluật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đồn kinh tế tư nhân và tư nhân gópvốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước. Thu hút mạnh đầu tư trực tiếp của nướcngoài vào những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy hoạch và chiến lượcphát triển của đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao. Hỗ trợ các doanhnghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nôngnghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hộinhập kinh tế quốc tế.Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữuhỗn hợp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên,công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần. Rà sốt, bổ sung, hồn thiện các quy địnhluật pháp về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của người sở hữu (hội đồng quảntrị), quyền và trách nhiệm của người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng cáctài sản để kinh doanh (ban giám đốc); phân phối lợi nhuận tạo ra cho người chủsở hữu, người được giao quản lý sử dụng và người lao động.* Hoàn thiện thể chế về phân phốiHoàn thiện chính sách phân phối thu nhập quốc dân trong nền KTTT địnhhướng XHCN vừa phải đảm bảo giải quyết hài hồ lợi ích của Nhà nước, doanhnghiệp và người lao động, vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảiquyết các vấn đề tiến bộ, công bằng xã hội, vì mục tiêu phát triển con người.Theo đó, tập trung vào hai chính sách chủ yếu. 17Thứ nhất, chính sách phân phối tài chính qua ngân sách nhà nước vừa làphương hướng cơ bản để xử lý hệ thống các lợi ích kinh tế trong phân phối thunhập quốc dân, vừa là công cụ quan trọng điều tiết phát triển kinh tế - xã hội, thựchiện tiến bộ, cơng bằng xã hội. Muốn hồn thiện chính sách này, Nhà nước cần phảichuyển từ chính sách thu hướng vào đảm bảo nguồn thu, sang chính sách thu hướngvào tăng trưởng. Theo đó, chính sách thu (nhất là chính sách thuế) phải được nhìnnhận như là cơng cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước chứ không đơn thuần là công cụđộng viên nguồn thu ngân sách nhà nước; phải phù hợp với điều kiện Việt Nam đãhội nhập đầy đủ và toàn diện vào nền kinh tế thế giới; đảm bảo cơng bằng, bìnhđẳng, thống nhất giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, các tầnglớp nhân dân, bảo đảm sự ổn định, minh bạch, cơng khai...Thứ hai, chính sách tiền lương và thu nhập là bộ phận cấu thành chủ yếucủa lợi ích kinh tế người lao động, là một yếu tố cấu thành chi phí sản xuất - kinhdoanh. Do đó, chúng ta phải từng bước tách chính sách bảo hiểm xã hội và chínhsách ưu đãi người có cơng với nước, để nó độc lập với chính sách tiền lương.Hồn thiện chính sách tiền lương phải gắn với cải cách kinh tế, thiết lập đồng bộcác loại thị trường hàng hoá, dịch vụ, bất động sản… Các thị trường phải hoạtđộng “lành mạnh”, có hiệu quả. Nâng mức lương tối thiểu chung đảm bảo mứcsống tối thiểu của người lao động. Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối vớikhu vực doanh nghiệp, tiến tới thực hiện mức lương tối thiểu thống nhất giữa cácdoanh nghiệp theo cam kết quốc tế (WTO). Cần tách rõ tiền lương của khu vựchành chính (Nhà nước, Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội và lựclượng vũ trang) do ngân sách Nhà nước đảm bảo với khu vực sự nghiệp; chốngchủ nghĩa bình qn trong chính sách tiền lương, bằng cách: mở rộng quan hệ 18mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa; thu hẹp thang, bảng, bậc lương; hoànthiện các chế độ phụ cấp và gộp vào tiền lương.Ba là, hoàn thiện thể chế bảo đảm phát triển đồng bộ các yếu tố thịtrường và các loại thị trường.Sớm hoàn thành việc rà sốt, bổ sung, hồn thiện các quy định pháp luậtvề kinh doanh phù hợp với điều kiện Việt Nam, bảo vệ thị trường nội địa, đồngthời tuân thủ những quy định của các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Namtham gia. Đổi mới, hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền,về ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp; khơng hình sự hố cáctranh chấp dân sự trong hoạt động kinh tế. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước. Xây dựng và thực hiện nghiêm các quyđịnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối vớimơi trường. Nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về thị trường, phápluật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; xây dựng các tổ chức tư vấn cótrình độ cao để giúp doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh ởtrong và ngoài nước. Hình thành đồng bộ một số quỹ hỗ trợ cho kinh doanh. Pháthuy vai trò của các tổ chức xã hội, đồn thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng củacả người kinh doanh và người tiêu dùng.Phát triển đa dạng, đồng bộ, ngày càng văn minh, hiện đại các loại thị trườnghàng hoá, dịch vụ. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời chú trọng mở rộng vàchiếm lĩnh thị trường trong nước, bảo vệ lợi ích của cả người sản xuất và người tiêudùng, nhất là về giá cả, chất lượng hàng hố, vệ sinh, an tồn thực phẩm.Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối. Từng bướcmở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội trong nước và cam kết quốc tế; phát huy vai trò chủ động điều hành chính 19sách, quản lý thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và thanh tra, giám sát củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mơ và gópphần tăng trưởng kinh tế; tiếp tục cổ phần hoá và cơ cấu lại các ngân hàngthương mại; áp dụng các thông lệ và chuẩn mực mới phù hợp với thông lệ quốctế và điều kiện Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển an toàn,bền vững của các ngân hàng trong nước. Hoàn thiện thể chế bảo đảm phát triểnlành mạnh thị trường chứng khốn, tăng tính minh bạch của thị trường; chốngcác giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị trường, làm cho thịtrường này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong huy động vốn cho đầu tưphát triển. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm;khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọithành phần kinh tế trong nước; thực hiện lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểmphù hợp với điều kiện đất nước và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; bảo vệ lợiích của người mua bảo hiểm.Khẩn trương nghiên cứu, hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đấtđai, bảo đảm hài hồ các lợi ích của Nhà nước, của người giao lại quyền sử dụngđất và của nhà đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng đất đai có hiệu quả;khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí và tham nhũng đất đai. Khuyến khích cáctổ chức, cá nhân bị thu hồi đất tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đấtvào các dự án đầu tư, kinh doanh. Nhà nước tạo lập, quản lý thị trường bất độngsản và chủ động tham gia thị trường với tư cách là chủ sở hữu đất đai và nhiềutài sản trên đất để phát triển và điều tiết thị trường.Phát triển mạnh thị trường khoa học và cơng nghệ gắn với việc bảo hộquyền sở hữu trí tuệ; có nhiều hình thức thơng tin giới thiệu các hoạt động và sảnphẩm khoa học, cơng nghệ; hồn thiện các định chế về mua bán các sản phẩm 20khoa học, công nghệ trên thị trường.Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coilà giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước. Chế độ hợp đồng lao động được mở rộng, áp dụng phổ biến cho các đốitượng lao động. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làmcủa Nhà nước; khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm; phát triển các tổ chứcdịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm đi đôi với tăng cường quản lý củaNhà nước; ngăn chặn các hành vi lừa đảo và các hiện tượng tiêu cực khác.Bốn là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ,công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.Nước ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCNnên coi tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừalà động lực của sự phát triển. Tính định hướng XHCN địi hỏi phải bảo đảm côngbằng và tiến bộ xã hội, thực hiện sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và côngbằng, tiến bộ xã hội ngay trong từng giai đoạn phát triển và trong từng chínhsách kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đồng thời với phát triển xã hội, văn hoá, giáodục và bảo vệ mơi trường, vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam là nhữngnội dung cấu thành của sự phát triển nhanh, hiệu quả, hiện đại và bền vững trongquá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.Tập trung tạo việc làm để thực hiện mục tiêu xố đói, giảm nghèo là giảipháp tích cực và cơ bản nhất để thực hiện công bằng xã hội. Để tạo việc làm, cầnkhuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh, từ đó thu hút thêm lao động. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ giađình, kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là ởđịa bàn nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm giàu trên mảnh đất của mình

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu CÁC MÔ HÌNH THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM docx Tài liệu CÁC MÔ HÌNH THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM docx
    • 5
    • 972
    • 4
  • Tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM docx Tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM docx
    • 8
    • 938
    • 7
  • Giá trị lý luận và thực tiễn của học thuyết lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam pot Giá trị lý luận và thực tiễn của học thuyết lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam pot
    • 36
    • 3
    • 41
  • Tiểu luận KTCT: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam doc Tiểu luận KTCT: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam doc
    • 28
    • 744
    • 5
  • Tiểu luận khoa học chính trị: Tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam pdf Tiểu luận khoa học chính trị: Tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam pdf
    • 33
    • 2
    • 2
  • TIỂU LUẬN: HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM pps TIỂU LUẬN: HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM pps
    • 15
    • 3
    • 19
  • Quá trình hình thành và phương pháp nắm vững vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam p1 ppt Quá trình hình thành và phương pháp nắm vững vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam p1 ppt
    • 6
    • 362
    • 0
  • Chương XI: Kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam doc Chương XI: Kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam doc
    • 28
    • 730
    • 4
  • Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ppsx Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ppsx
    • 25
    • 507
    • 1
  • Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    • 153
    • 283
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(126.5 KB - 25 trang) - TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Về Kinh Tế Thị Trường