Tiểu Luận Kinh Tế Quốc Tế Liên Minh Châu âu Eu | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tiểu luận kinh tế quốc tế liên minh châu âu eu
  • docx
  • 30 trang
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ====== ====== TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ Liên minh Châu Âu - EU Nhóm 13 1. 2. 3. 4. 5. 6. Nguyễn Thùy Dương- QHPT5- 5053101205 Nguyễn Bảo Hưng- CSC5- 5053105016 Nguyễn Thu Hường-KHPT5A Phạm Thị Nhung- QTDN5- 5053401031 Nguyễn Thị Phương Thảo- QLDDT5Nguyễn Thị Huyền Trang- KHPT5A- 5053101051 Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Phan Thị Thanh Huyền, giảng viên khoa Kinh tế đối ngoại đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập môn Kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em để chúng em hoàn thành bài tiểu luận một cách hiệu quả nhất. Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân nhóm chưa thấy được. Chúng em rất mong được sự góp ý của cô và các bạn để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội,ngày 18 tháng 04 năm 2016 Tác giả Nhóm 13 1 MỤC LỤC Hà Nội - 2016..............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i MỤC LỤC.................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................................iv MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 CHƯƠNG I:...............................................................................................................2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU ( EU).....................................2 1.1. Các thành viên của Liên minh Châu Âu........................................................2 1.2. Hiệp ước Liên Minh Châu Âu.......................................................................3 1.2.1. Liên minh chính trị..................................................................................3 1.2.2. Liên minh kinh tế và tiền tệ.....................................................................4 1.3. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................5 CHƯƠNG II:..............................................................................................................6 TÁC ĐỘNG CỦA EU ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU.......................................6 2.1. Đối với kinh tế thế giới..................................................................................6 2.1.1 Liên minh châu Âu (EU) là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới...............6 2.1.2. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới........9 2.2. Đối với kinh tế nội khối.................................................................................9 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế.................................................................................9 2.2.2. Vấn đề hệ thống tiền tệ..........................................................................10 2.2.3. Sự suy giảm của đồng euro....................................................................11 2.2.4. Anh rời khỏi EU....................................................................................12 2.3. Đối với kinh tế Việt Nam.............................................................................13 2.3.1. Về xuất nhập khẩu.................................................................................13 2.3.2. Về đầu tư...............................................................................................17 2.3.3. Về viện trợ.............................................................................................19 2.3.4. Hiệp định thương mại tự do (FTA)- FTA Việt Nam - EU (EVFTA).......20 2 2.3.5. Anh rời EU : Những ảnh hưởng đối với nền kinh tế Việt Nam.............21 2.3.6. Giải pháp...............................................................................................22 2.3.7. Tổng kết.................................................................................................22 KẾT LUẬN..............................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................25 3 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT EU Liên Minh Châu Âu ODA Viện trợ phát triển 1. Danh sách bảng  Bảng 2: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo châu lục, thị trường/khối thị trường năm 2015 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)  Bảng 3: Một số ngành được EU quan tâm đầu tư vào Việt Nam. (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài)  Bảng 4: Một số tỉnh nhận nhiều dự án đầu tư (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài)  Bảng 5. Một số nước EU đầu tư vào Việt Nam (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài) 2. Danh sách hình  Hình 1.Biểu đồ về tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới 2014  Hình 2. Viện trợ phát triển thế giới (Nguồn: Eurostat)  Hình 3. Biểu đồ về tỉ trọng phân bố ODA theo lĩnh vực 2014 (Nguồn: eeas.europa.eu) 3. Danh sách biểu đồ  Biểu đồ 2 : Thống kê kim nghạch xuất nhập khẩu Việt Nam- EU (Nguồn: Tổng cục Hải quan)  Biểu đồ 3 : Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong 6 tháng đầu năm 2016 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)  Biểu đồ 4 : Tỷ trọng các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ EU trong 6 tháng đầu năm 2016 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên vũ đài kinh tế thế giới hiện nay, bên cạnh gã khổng lồ USA, EU ngày càng mang một tiếng nói lớn hơn. EU không những không ngừng tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế bằng một thị trường chung rộng lớn và đồng Euro, mà ngày càng vươn rộng về lãnh thổ sang phía Đông, gây nên một hình thế chính trị - kinh tế hết sức phức tạp, đặc biệt trong mối quan hệ đầy mâu thuẫn với Nga. Nghiên cứu về liên minh này, vì thế là một bước đi sống còn để tồn tại và tiến lên trên kịch trường kinh tế đầy khốc liệt, tìm ra những cơ hội mới, thách thức mới, và con đường đi cho nền kinh tế nước ta vốn còn non trẻ. Chính vì điều này mà em chọn chủ đề “ Hội nhập kinh tế quốc tế- EU” để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. 2. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập tài liệu: Các tài liệu, các bài báo và internet về EU, tác động của EU đến kinh tế  Phương pháp tổng hợp tài liệu: Các tài liệu sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích, chọn lọc để sử dụng nghiên cứu. 3. Kết cấu của bài tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm 2 chương:  Chương 1: Khái quát chung về lien minh châu Âu  Chương 2: Tác động của EU đến nền kinh tế toàn cầu  1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU ( EU) Các thành viên của Liên minh Châu Âu 1.1. Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu ( European Union), cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Có thể nói rằng ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày Châu Âu. 1951 1973 1981 1986 1995 2004 Bỉ, Đức, Italia, Luych-xam-bua, Pháp và Hà Lan. Đan Mạch, Ailen, và Anh Hy Lạp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Áo, Phần Lan và Thụy Điển Séc, Hungari, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta và Kypros (Cộng hòa Síp). 2007 Romania & Bulgaria 2013 Croatia Nâng tổng số thành viên của Liên Minh Châu Âu lên 28 Quốc Gia Thành Viên. Sau cuộc trưng cầu lịch sử của nước Anh . Ngày 24/06/2016 với tỉ lệ bỏ phiếu 51,9% người dân Anh đã bỏ phiếu ủng hộ nước Anh rời Eu. Chính thức nước Anh đã rời khỏi Eu . Trụ Sở : Số Ngôn Ngữ Chính Brussels (Bỉ) 23 2 Thức: Ngày Châu Âu: Diện Tích: Ngày 9 Tháng 5 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km2 và nhỏ nhất là Malta với 300 km2); Dân Số: Khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% toàn thế giới (thành viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu, ít nhất là Malta với 0,4 triệu). GDP (EU 27): Thu Nhập Bình Quân: 17,57 nghìn tỉ USD 32,900 USD/người/năm 1.2. Hiệp ước Liên Minh Châu Âu Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "Treaty of European Union"), ký ngày 7 tháng 2 năm1992 tại Maastricht Hà Lan [37], nhằm mục đích:  Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,  Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu. 1.2.1. Liên minh chính trị  Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.  Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. 3  Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.  Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.  Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu...  Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực. 1.2.2. Liên minh kinh tế và tiền tệ Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, thành lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là:  Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;  Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;  Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);  Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất. 4 Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland,Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỷ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ. 1.3. Cơ cấu tổ chức Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu. Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu - quyền lập pháp - thuộc về Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu. Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu ( "Eurozone") được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu. Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư pháp - được thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu. Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù. 5 CHƯƠNG II: 2.1. TÁC ĐỘNG CỦA EU ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU Đối với kinh tế thế giới Liên minh châu Âu (EU) ngày càng lớn mạnh về nhiều mặt, đóng vai trò quan trọng trong viêc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế được thể hiện trên lĩnh vực thương mại và đầu tư. 2.1.1 Liên minh châu Âu (EU) là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới a, Liên minh châu Âu (EU) là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới 6 Nguồn: World Bank 2014 Hình 1.Biểu đồ về tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới 2014 GDP phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của một số nước trong một thời kì nhất định, phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù chỉ chiếm 7% dân số trên thế giới nhưng EU vẫn là nền kinh tế đứng đầu thế giới với 17,427 tỉ USD (năm 2014 - theo số liệu của World Bank ), đóng góp 25,2% vào GDP toàn thế giới. Chứng tỏ tác động mạnh mẽ to lớn của EU đến nền kinh tế thế giới. b, Euro – đồng tiền đa quốc gia có giá trị Euro – Đồng tiền chung của liên minh châu Âu,chính thức được đưa vào sử dụng lần đầu vào 1/1/2002 với 11 nước thành viên. Ngày nay là đơn vị tiền tệ chính thức của các quốc gia thuộc liên minh châu Âu, ngoại trừ Anh, Đan Mạch và Thụy Điển. Tuy nhiên, quy mô, sự ổn định và sức mạnh của nền kinh tế khu vực đồng Euro – đứng đầu thế giới, làm cho đồng Euro ngày càng hấp dẫn bên ngoài biên giới của nó. Vì lý do này, ngày nay, đồng euro là đồng tiền quốc tế quan trọng thứ hai sau đồng đô la Mỹ, nằm trong top 10 đồng tiền mạnh được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Việc sử dụng rộng rãi của đồng euro trong hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế chứng tỏ sự hiện diện toàn cầu của đồng tiền này, bên cạnh đó là vị trí quan trọng của Liên minh châu Âu EU trên trường quốc tế. Theo dữ liệu của Liên minh châu Âu, có khoảng 334 triệu người sử dụng đồng Euro mỗi ngày tương đương 5% dân số toàn thế giới. cũng là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ hai trong thị trường ngoại hối, chiếm khoảng 33% của tất cả các giao dịch hàng ngày, trên toàn cầu. Việc sở hữu đồng tiền mạnh về giá trị và lượng lưu thông lớn nên thị trường tiền tệ của EU có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu thông qua thị trường tiền tệ và thị 7 trường ngoại hối. Điều này cũng phần nào phản ánh được sức tăng trưởng, sức bật của nền kinh tế EU so với các khu vực khác trên thế giới. c, FDI Bên cạnh tác động của đồng tiền mạnh, đóng góp lớn vào GDP, EU còn thể hiện vị thế của mình trên thế giới ở nguồn vốn FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đối với nước nhận đầu tư, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. Theo số liệu thống kê cho thấy EU đầu tư ra nước ngoài nhiều mà thu hút đầu tư FDI cũng nhiều. Khu vực Inflow(%) Outflow(%) Eu(28) 22,868 22,478 Trung Quốc 10,063 9,338 Hoa Kì 8,349 24,009 Ấn Độ 2,708 0,894 Nhật Bản 0,164 8,616 Bảng số liệu thống kê nguồn vốn FDI của một số nước 2014(Nguồn: UNCTADSTAT – Dữ liệu của Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát Triển) EU còn là nhà cung cấp nguồn viện trợ phát triển lớn,vượt qua cả Hoa Kì đứng đầu thế giới với 56 triệu Euro(2013). Các nước giàu khi viện trợ đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy cho thấy EU có tầm quan trọng lớn đối với nhiều quốc gia nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng. 8 Nguồn: Eurostat Hình 2. Viện trợ phát triển thế giới 2.1.2. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. Hoạt động như một thị trường với 28 quốc gia, EU là một cường quốc thương mại lớn trên thế giới. Chiếm 7% dân số trên thế giới, hợp tác thương mại của EU với phần còn lại của thế giới chiếm 20% sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu toàn cầu (không kể nội thương của EU). Điều này mang lại cho EU danh hiệu là nhà thương mại lớn nhất thế giới, nhà nhập khẩu và xuất khẩu lớn nhất, nhà đầu tư lớn nhất. Đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường lớn trên thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc. Bảng 1. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa 2011 của các trung tâm kinh tế Chỉ số Nhập khẩu trên EU 16,4 Hoa Kì 15,5 Trung Quốc 11,9 toàn cầu(% - 2011) Xuất khẩu trên 15,4 10,5 13,4 toàn cầu(% - 2011) (Nguồn: Eurostats) 9 Tình hình kinh tế nói trên của EU và của các nước trong khối đã và đang tác động sâu sắc quan hệ kinh tế thương mại giữa EU và các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. 2.2. Đối với kinh tế nội khối 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế  GDP năm 2015 của EU đạt 16,229 tỷ USD  Tăng trưởng kinh tế năm 2015 là 1,5%  Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm từ 11% năm 2015 xuống 10,5% năm 20016 và 10,2% năm 2017  Thặng dư thương mại hàng hóa, trừ dầu: khoảng gần 300 tỷ euro mỗi năm  Thặng dư thương mại dịch vụ: khoảng 120 tỷ euro mỗi năm ð EU là nền kinh tế hướng ngoại nhất thế giới và có ý định duy trì xu hướng này. Thương mại với phần còn lại của thế giới tang gấp đôi từ năm 1999 đến 2010, và hiện tại gần ba phần tư hàng hóa nhập khẩu vào EU với mức thuế giảm hoặc bằng không. Đối với các mặt hàng còn bị đánh thuế bình quân năm 2015 là 1,6% đối với các sản phẩm công nghiệp và 4% đối với tất cả các mặt hàng hóa khác nói chung. EU là đối tác thương mại lớn nhất của 20 quốc gia. Thương mại và dịch vụ ngoại khối của EU chiếm 15% GDP của khốið lớn hơn Mỹ và Nhật 3%. Là một thị trường lớn, EU nhập khẩu nhiều nông phẩm từ các nước đang phát triển hơn so với Úc, Canada, Nhật, New Zealand và Mỹ cộng lại, với ð tổng dân số tương đương. Chính sách thương mại tự do chủ động của EU đối với các nền kinh tế mới nổi đang mang lại triển vọng tăng trưởng và khả năng mở cửa thương mại cho cả khối. Đến năm 2015, theo ước tính của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF thì 90% tang trưởng kinh tế trong tương lai sẽ được tạo ra từ bên ngoài EU( trong đó riêng Trung Quốc chiếm 1/3) 2.2.2. Vấn đề hệ thống tiền tệ  Tác động tích cực: 10 - Hình thành một khối kinh tế vững mạnh, một thị trường rộng lớn với nền kinh tế gần tương đương với Mỹ - Đồng EURO ra đời:  Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, gỡ bỏ những hàng rào phi quan thuế còn lại giữa các nước thành viên.  Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh.  Giảm sự chênh lệch giá hay sự phức tạp về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia.  Đẩy mạnh buôn bán nội khối, ít bị ảnh hưởng xấu do sự giao động tỷ giá của đồng USD  Tác động tiêu cực :  Gây khó khăn trong việc phối hợp chính sách kinh tế tiền tệ, làm cho các nước tham gia EMU mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế.  Các nước có trình độ phát triển là khác nhau nên sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì được một đồng EURO mạnh.  Các nước thành viên luôn phải phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu EMU áp đặt, buộc chính phủ các nước này phải có những chính sách ngặt nghèo trong ngân sách chi tiêu, chính sách thuế... 2.2.3. Sự suy giảm của đồng euro  Cơn bão nợ công càn quét Hy Lạp trong thời qua khiến đồng tiền chung châu Âu (euro) trượt giá không phanh. Mặc dù Hy Lạp đóng vai trò không lớn trong nền kinh tế toàn cầu và chỉ đóng góp khoảng 2% vào nền kinh tế châu Âu, nhưng cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài nhiều năm qua đã khiến quốc gia này kiệt quệ, kéo theo sự trượt giá thảm 11 hại của đồng euro so với các loại tiền tệ thông dụng khác như USD, bảng Anh, yên Nhật... Theo niêm yết của Ngân hàng HSBC, tại thời điểm hiện tại, giá 1 euro tương đương 1,0569 USD (mua vào) và 1,0993 USD (bán ra). So với tiền đồng Việt Nam, giá 1 euro hiện đổi được 23.094 VND (mua vào) và 23.908 VND (bán ra). Mới đây, Ngân hàng Đức Deutsche Bank cắt giảm dự báo tỷ giá đồng euro xuống còn 1 euro đổi 1 USD trong thời gian từ nay tới cuối năm, từ mức dự báo 1,05 USD đưa ra trước đó. Theo ngân hàng này, đồng euro sẽ tiếp tục mất giá xuống mức 0,85 USD “ăn” 1 euro trong thời gian đến năm 2017.  Xuất khẩu của Eurozone tiếp tục được hưởg lợi từ đồng euro yếu Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/8/ 2015 công bố số liệ sơ bộ cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 6/2015 đạt 182,7 tỷ euro tăng12% so với cùng kỳ năm 2014 đưa thặng dư thương mại hàng hóa của khu vực này lên 26,3 tỷ euro, cho thấy khối này tiếp tục được hưởng lợi từ đồng euro yếu. Tuy nhiên sự chênh lệch do thừa hưởng các ưu đãi suy tàn sau khủng hoảng nợ công làm tốc độ phát triển của các quốc gia không đồng đều cả trong và ngoài khu vực Eurozone của các ước trong Liên minh châu Âu EU làm dậy lên lần sóng xin rút khỏi Eurozone từ Italia hay xin rời ra khỏi EU của Anh do Eurozone phát triển ổ định thì Anh có thể sẽ lâm vào thế cô lập, với phần còn lại của thế giới tiếp tục quan hệ với một châu Âu thống nhất hơn, nơi vị thế của Anh lúc này sẽ trở nên thấp bé. 2.2.4. Anh rời khỏi EU 12 Ngày 23/6, người dân Anh đã có một quyết định lịch sử sau cuộc trưng cầu dân ý, khi đa số họ lựa chọn phương án Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với kết quả: số phiếu ủng hộ Brexit chiếm 52%; số phiếu ủng hộ ở lại chỉ chiếm 48%. Việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu sẽ làm giảm thương mại hoặc làm tăng chi phí của thương mại giữa Anh và phần còn lại của châu Âu và sẽ gây tổn hại cho cả hai bên. EU là một đối tác thương mại quan trọng đối với Anh, hơn Anh là đối với EU nhưng Anh ảnh hưởng rất quan trọng trong điều kiện vĩ mô cho nhiều nước EU. Anh chiếm 1/6 kinh tế Liên minh Châu Âu, 1/10 xuất khẩu của EU là đến Anh trong khi một nửa xuất khẩu của Anh là vào EU. Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại của Anh với phần còn lại của EU đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và đã đạt 66 tỷ euro trong năm 2013, tương đương với 0,6% GDP của các nước EU27. Giá trị thặng dư thương mại với Anh tập trung vào một số ít các quốc gia, đặc biệt là Đức, nơi xuất khẩu 78 tỷ euro đến Anh vào năm 2013 và nhập khẩu 50 tỷ euro. Tuy nhiên, một phần trăm của GDP thặng dư thương mại với Anh là điều quan trọng với nhiều quốc gia. Điều này vượt quá 1% GDP ở Hà Lan, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Bỉ, Hungary, Latvia, Lithuania và Slovakia. Chỉ có một số ít quốc gia EU mức thâm hụt thương mại với Anh, đặc biệt là Ailen là 6,2% GDP trong năm 2013. Tuy nhiên, Anh lại là một đối tác thương mại song phương vô cùng quan trọng với nhiều công ty Ailen xuất khẩu vào chuỗi cung ứng của Anh. Vì vậy, bên cạnh việc Anh lựa chọn rời khỏi EU làm suy yếu vị thế của khối trên vai trò một thị trường chung lớn nhất thế giới cũng như một thành trì của nền dân chủ toàn cầu, Brexit sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn khối, đồng thời tạo lỗ hổng cho ngân sách chung, đảo ngược xu hướng đầu tư và thương mại trong EU, không những thế còn đe dọa các hiệp định thương mại tự do với các nước và nước Đức mất một đối tác kinh tế quan trọng. 2.3.Đối với kinh tế Việt Nam 13 2.3.1. Về xuất nhập khẩu EU vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, đạt 74,7% kim ngạch xuất nhập khẩu với khu vực thị trường châu Âu. Bảng 2: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo châu lục, thị trường/khối thị trường năm 2015 Thị trường Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu Trị giá So với Trị giá So với Trị giá So với (Tỷ 2014 (Tỷ 2014 (Tỷ 2014 USD) (%) USD) (%) USD) (%) - ASEAN 18,16 -3,7 23,83 3,7 41,99 0,4 -Trung Quốc 17,14 14,8 49,53 13,3 66,67 13,7 - Hoa Kỳ 33,48 16,9 7,80 23,8 41,28 18,1 - EU (27) 30,94 10,9 10,45 17,8 41,39 12,5 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong những năm qua quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả. Trong vòng 15 năm từ năm 2000 đến năm 2015, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã tăng hơn 10 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 41,4 tỷ USD năm 2015; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 11 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 30,8 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng 8 lần (1,3 tỷ USD lên 10,4 tỷ USD). Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam sang EU đã đạt 21,2 tỷ tỷ USD, tăng 9,05% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam là 16,2 tỷ USD (tăng 8,68%); nhập khẩu vào Việt Nam đạt trên 4,97 tỷ USD (tăng 10,28%) 14 45000 40000 35000 30000 25000 Nhập khẩu Xuấấ t khẩu 20000 15000 10000 5000 0 2000 2008 2010 2012 2015 6t/2016 Ng uồn: Tổng cục Hải quan Biểu đồ2 : Thống kê kim nghạch xuất nhập khẩu Việt Nam- EU Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 vẫn là các sản phẩm truyền thống có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê, hải sản, máy vi tính. Đặc biệt, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện mới bắt đầu được xuất khẩu từ năm 2011, tủy nhiên đến năm 2015 đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 9,7 tỷ USD. Các nhóm mặt hàng này chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Một số mặt hàng khác có kim ngạch không lớn nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng đều (khoảng từ 5-10%/năm) gồm: sản phẩm từ chất dẻo, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách-vali-ô dù, hạt tiêu, hạt điều, v.v... 15 Tải về bản full

Từ khóa » Tiểu Luận Về Eu