Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô: Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Chính sách tiền tệ ở Việt Nam pdf 20 338 KB 36 570 4.4 ( 17 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Tiểu luận kinh tế vĩ mô Tiểu luận lạm phát Tiểu luận kinh tế Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ Việt Nam Giá trị đồng tiền
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜ NG ĐẠI HỌ C KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DO ANH TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM GVHD : TS.BÍCH DUNG HVTH : NHÓM 4 LỚP : QTKD ĐÊM 3 KHÓA : 22 TP.HCM, Tháng 04 - 2013 Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam GVHD: TS. Bích Dung MỤC LỤC PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................................... 3 1. Chính sách tiền tệ ..................................................................................................................... 3 1.1. Khái niệm: ............................................................................................................................ 3 1.2. Vị trí chính sách tiền tệ......................................................................................................... 3 1.3. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ ..................................................................................... 3 1.3.1. M ục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền ................................................ 3 1.3.2. M ục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ..................................................... 4 1.3.3. M ục tiêu tăng trưởng kinh tế ............................................................................................ 4 1.3.4. Ổn định thị trường tài chính ............................................................................................. 4 1.3.5. Ổn định thị trường hối đoái .............................................................................................. 4 1.3.6. Ổn định thị trường lãi suất ................................................................................................ 4 2. Các công cụ của chính sách tiền tệ .......................................................................................... 5 2.1. Công cụ trực tiếp .................................................................................................................. 5 2.1.1. Kiểm soát hạn mức tín dụng ............................................................................................. 5 2.1.2. Quản lý lãi suất của Ngân hàng thương mại..................................................................... 5 2.2. Công cụ gián tiếp.................................................................................................................. 5 2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở .................................................................................................. 5 2.2.2. Chính sách chiết khấu ....................................................................................................... 6 2.2.3. Dự trữ bắt buộc................................................................................................................. 6 PHẦN II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM................................................. 8 1. Tổng quan chính sach tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ........................................ 8 2. Thực trạng việc áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ ...................................................... 8 2.1. Công cụ lãi suất .................................................................................................................... 8 2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc .......................................................................................................... 10 2.3. Tái cấp vốn ......................................................................................................................... 11 2.4. Nghiệp vụ thị trường mở (OM O)....................................................................................... 12 2.5. Kiểm soát hạn mức tín dụng............................................................................................... 12 3. Nhận định tổng quát về chính sách tiền tệ Việt Nam......................................................... 14 3.1. Những kết quả tích cực: ..................................................................................................... 14 3.2. M ột số vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu xử lý........................................................... 15 PHẦN III. GIẢI PHÁP ................................................................................................................. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 19 Nhóm IV 2 Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam GVHD: TS. Bích Dung PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Chính sách tiền tệ 1.1. Khái niệm: Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi s uất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp). Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền) 1.2. Vị trí chính sách tiền tệ Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn. 1.3. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 1.3.1. Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại. Nhóm IV 3 Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam GVHD: TS. Bích Dung 1.3.2. Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp CSTT mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng. 1.3.3. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà. 1.3.4. Ổn định thị trường tài chính Tình trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài chính trong việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hội đầu tư vào sản xuất, qua đó làm giảm quy mô hoạt động kinh tế. Bởi vậy, việc tạo ra hệ thống tài chính ổn định hơn, tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính là mục tiêu quan trọng của NHTW. Sự ổn định thị trường tài chính được hỗ trợ bởi sự ổn định của lãi s uất, bởi vì sự biến động của lãi s uất tạo ra sự bất định lớn cho các định chế tài chính. Sự gia tăng lãi suất tạo ra các tổn thất lớn về vốn cho trái phiếu dài hạn và các khoản cho vay cầm cố, cũng như những tổn thất này có thể làm cho các định chế tài chính nắm giữ nó sụp đổ. 1.3.5. Ổn định thị trường hối đoái Với tầm quan trọng ngày càng tăng của tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế, ổn định tỷ giá trở thành mục tiêu mong muốn của CSTT. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trong nước so với nước ngoài. Ngoài ra, ổn định tỷ giá giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi hàng hoá với nước ngoài dễ dàng lập kế hoạch hơn. 1.3.6. Ổn định thị trường lãi suất Sự biến động của lãi s uất có thể tạo ra tính bất định trong nền kinh tế và khó khăn trong lập kế hoạch cho tương lai. Biến động của lãi s uất ảnh hưởng tới lượng dự trữ, mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhóm IV 4 Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam GVHD: TS. Bích Dung Giữa các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. 2. Các công cụ của chính sách tiền tệ 2.1. Công cụ trực tiếp 2.1.1. Kiểm soát hạn mức tín dụng Khái niệm:Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.Để hạn chế việc tạo tiền quá mức của NHTM, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM. Ưu điểm: là công cụ quan trọng khi các công cụ truyền thống kém hiệu quả. Nhược điểm: khống chế hạn mức tín dụng làm lãi s uất thị trường tăng, làm giảm cạnh tranh giữa các NHTM. 2.1.2. Quản lý lãi suất của Ngân hàng thương mại NHTW có thể trực tiếp quy định khung lãi suất đối với các NHTM. (gồm có lãi suất trần và lãi suất sàn với các khoản huy động hoặc cho vay của NHTM). Ưu điểm: tác động nhanh, trực tiếp đến lãi s uất của các NHTM, nhờ đó tác động đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Đây là một công cụ quan trọng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả. Nhược điểm:là một công cụ cứng nhắc, kiểm soát lã suất sẽ triệt tiêu cạnh tranh của các NHTM, dễ gây tác động xấu tới hoạt động tiết kiệm và đầu tư. Vì vậy, nó thườngchỉ được sử dụng trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thiết lập, hay cácyếu tố thị trường chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, các NHTM có thể ngầm không tuân theo khung lãi suất quy định của NHTW. 2.2. Công cụ gián tiếp Bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu và dự trữ bắt buộc. 2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, nhằm làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng. Đây là công cụ quan trọng nhất của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Nhóm IV 5 Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam GVHD: TS. Bích Dung Hàng hoá: (Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, trái phiếu chính phủ) Cơ chế tác động: Bán các giấy tờ có giá: thu hẹp tín dụng. Mua các giấy tờ có giá: mở rộng tín dụng. Ưu điểm: NHTW có thể kiểm soát hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường mở. Linh hoạt và chính xác cao. NHTW có thể dễ dàng đảo ngược tình thế của mình. Nhanh chóng, ít tốn kém chi phí và thời gian. Nhược điểm: là công cụ được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào chủ thể khác trên thị trường (các Ngân hàng thương mại, …).Ở Việt Nam do thị trường chứng khoán chính phủ chưa phát triển nên NHNN phát hành tín phiếu NHNN để điều tiết việc cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên do thị trường loại tín phiếu này chỉ diễn ra giữa một bên là NHNN và một bên là các NHTM nên hiệu quả điều tiết không cao, chỉ chủ yếu tác động vào dự trữ của các NHTM. Hiện nay trên thị trường mở chủ yếu là kỳ hạn 7 ngày, các kỳ hạn dài hơn hầu như chưa có. 2.2.2. Chính sách chiết khấu Khái niệm: Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sáchtiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh. Cơ chế tác động: NHTW tăng hoặc giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu phụthuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là nới lỏng hay thắt chặt. Ưu điểm: NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền vào nền kinh tế, NHTM sẽ có chỗ dựa là NHTW. Nhược điểm: NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. NHTWchỉ có thể thay đổi lãi s uất chiết khấu nhưng không thể bắt các NHTM đến vay chiết khấu ở NHTW. 2.2.3. Dự trữ bắt buộc Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư. Mức dự trữ cho NHTW quy đinh và bằng một tỉ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi củakhách hàng tại các tỏ chức tín dụng. Cơ chế tác động: Nhóm IV 6 Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam GVHD: TS. Bích Dung Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo bội số tiền gửi của các NHTM. NHTW tăng hoặc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi s uất cho vay của NHTM. Khi tỉ lệ này tăng,đòi hỏi NHTM tăng lãi suất cho vay, khả năng cho vay của NHTM giảm, lượng tiềncung ứng giảm. (và ngược lại) Ưu điểm: Ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng. Là công cụ có ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. Nhược điểm: Phức tạp, kém linh hoạt, không thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong lượng tiềncung ứng bằng công cụ dự trữ bắt buộc. Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM. Dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém quan trọng. Nhóm IV 7 Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam GVHD: TS. Bích Dung PHẦN II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM 1. Tổng quan chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đối mặt với nhiều thách thức to lớn, giá cả trong nước tăng cao, áp lực lạm phát ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay và chính sách nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian 2008-2010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Cùng với sự điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đổi mới quan điểm, điều chỉnh mục tiêu chính sách tiền tệ, xác định giai đoạn 2011-2015, ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 3 (khóa XI). 2. Thực trạng việc áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ đã được Ngân Hàng Nhà Nước sử dụng chủ yếu trong thời gian qua bao gồm: lãi s uất, tái cấp vốn, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát hạn mức tín dụng, .. 2.1. Công cụ lãi suất Theo cơ chế điều hành lãi s uất hiện nay, Ngân Hàng Nhà Nước trực tiếp quyết định các mức lãi s uất như: lãi s uất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở, trần lãi s uất huy động ngắn hạn và trần lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc 4 đối tượng ưu tiên đối với nền kinh tế của các Tổ chức Tín dụng. Từ tháng 6/2011 đến nay, các lãi s uất chủ chốt của Ngân Hàng Nhà Nước được điều hành theo cơ chế: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất chiết khấu, mối quan hệ giữa các loại lãi s uất được điều chỉnh hợp lý hơn thời kỳ trước đó, theo nguyên tắc: lãi suất tái chiết khấu < lãi suất huy động vốn dưới 12 tháng < lãi suất tái cấp vốn, biên độ 1-2%. Cơ chế điều hành các loại lãi suất được điều chỉnh linh hoạt, hợp lý và đồng bộ hơn so với những năm trước đây. Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà Nước đã liên tiếp thực hiện giảm mặt bằng lãi s uất, điều chỉnh giảm 4 lần đối với lãi s uất tái cấp vốn từ 15% xuống 9%, lãi s uất chiết khấu từ 13% xuống 8%. Lãi s uất trên thị trường mở giảm 6 lần. Điều chỉnh giảm 4 lần trần lãi suất tiền gửi tối đa bằng VNĐ, từ 14%/năm xuống 9%/năm Nhóm IV 8 Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam GVHD: TS. Bích Dung đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến 12 tháng; từ 6%/năm xuống 2% năm đối với tiền gửi không kỳ hạn. Đồng thời, áp dụng lãi s uất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với bốn lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành công nghiệp hỗ trợ), lãi s uất điều chỉnh giảm từ 15% xuống còn 13%, cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 14 - 17%/năm. Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm 2012 lãi s uất liên ngân hàng giảm mạnh 8 - 9%/năm so với đầu năm, thị trường tiền tệ đã có sự cải thiện tích cực hơn nhiều so với năm 2011. Đồ thị 1: Diễn biến lãi suất năm 2005 – đầu năm 2013 (Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước http://www.sbv.gov.vn) Mới đây, theo Quyết định số 643/QĐ-NHNN ngày 25/3/2013 về lãi suất tái cấp vốn, lãi s uất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các Ngân hàng, NHNN thông báo chính thức điều chỉnh giảm 1% các lãi suất chủ chốt kể từ ngày 26/3/2013, cụ thểđiều chỉnh giảm lãi s uất tái cấp vốn từ 9%/năm xuống còn 8%/năm; lãi s uất tái chiết khấu từ 7%/năm xuống 6%/năm; lãi s uất cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 10%/năm xuống 9%/năm. Đồng thời, NHNN quy định lãi s uất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ của tổ chức, cá nhân tại Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đối với các khoản tiền kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do Tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung cầu vốn của thị trường (theo Thông tư số 08/2013/TT-NHNN ngày 25/3), lãi s uất cho vay ngắn hạn tối Nhóm IV 9 Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam GVHD: TS. Bích Dung đa bằng VNĐ của Tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên còn 11%/năm, giảm 1%/năm so với trước đó (Thông tư số 09/2013/TT-NHNN ngày 25/3) Biểu đồ 2: Diễn biến tình hình lãi suất huy động và cho vay (Nguồn: http://www.tinmoitonghop.com/k ho-giam-lai-suat) Sự đổi mới cơ chế lãi suất nói trên đã khuyến khích các Tổ chức tín dụng huy động vốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN không còn cơ hội cho các Tổ chức tín dụng lợi dụng vay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi s uất cao để hưởng chênh lệch lãi suất lớn. 2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Cơ chế điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định 79/QĐ-NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ), thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010. Theo cơ chế nói trên, chính sách dự trữ bắt buộc được căn cứ vào tính chất kỳ hạn tiền gửi (ngắn, trung, dài hạn), loại tiền gửi (VND và ngoại tệ) và ưu tiên đối tượng cho vay nông nghiệp, nông thôn. Đối với Tổ chức Tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 (một phần năm) và 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi. Nhóm IV 10 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Lý thuyết Dow Đồ án tốt nghiệp Atlat Địa lí Việt Nam Thực hành Excel Mẫu sơ yếu lý lịch Tài chính hành vi Đơn xin việc Giải phẫu sinh lý Bài tiểu luận mẫu Hóa học 11 Trắc nghiệm Sinh 12 Đề thi mẫu TOEIC adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô Chính Sách Tiền Tệ
-
Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam - StuDocu
-
Tiểu Luận Về Chính Sách Tiền Tệ, Thực Trạng CSTT ở Việt Nam - 123doc
-
Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô “Chính Sách Tiền Tệ Với Việc Thực Hiện Mục ...
-
Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô - Chính Sách Tiền Tệ - Thế Giới Luật
-
Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam - Hỗ Trợ Ôn Tập
-
Tiểu Luận: Chính Sách Tiền Tệ Trong Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế
-
Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam Hiện Nay, Thực Trạng Và Giải Pháp
-
Top 5 Bài Tiểu Luận Chính Sách Tiền Tệ - ViecLamVui
-
Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô (Chính Sách Tiền Tệ) | PDF - Scribd
-
Tiểu Luận Kinh Tế Vi Mô: Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam
-
Tài Liệu TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ & CÔNG CỤ THỰC THI ...
-
Tiểu Luận Phân Tích Chính Sách Tiền Tệ 2015 | Xemtailieu
-
Download Free Mẫu Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô Các Ngành Năm 2022
-
[DOC] Kinh Tế Học Vĩ Mô – Tóm Tắt – Lý Thuyết Và Bài Tập