Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị Phân Tích Chức Năng Của Tiền Tệ Và Lạm ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Lý luận chính trị
  4. >>
  5. Kinh tế chính trị
tiểu luận môn kinh tế chính trị phân tích chức năng của tiền tệ và lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.89 KB, 26 trang )

PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨUNhóm 3 – Lớp ISB01- Trần Kim Dự- Võ Hồng Mai- Nguyễn Thị Kim Oanh- Ngô Thùy Trang- Nguyễn Hồng SơnNhóm 3 1Mục lụcNguồn gốc và bản chấ tiền tệ 3Nguồn gốc tiền tệ 3Bản chất của tiền tệ 4Chức năng của tiền tệ 5Thước đo giá trị 5Phương tiện lưu thông 5Phương tiện cất trữ 7Phương tiện thanh toán 8Tiền tệ thế giới 9Phân chia chức năng theo khái niệm kinh tế học 10Phương tiện trao đổi 10Đơn vị đánh giá 10Phương tiện dự trữ giá trị 11Ý nghĩa nghiên cứu 13Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế 14Mở rộng phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa 14Biểu hiện trị giá quan hệ xã hội 14Phục vụ mục đích của người sở hữu 14Lạm phát 15Khái niệm và các chỉ số 15Nguyên nhân 16Tác động của lạm phát 17Tác động tích cực 17Tác động tiêu cực 17Các biện pháp ổn định thị trường 19Ảnh hưởng của lạm phát tại Việt Nam 21Nhóm 3 2Nguồn gốc và bản chất tiền tệI. Nguồn gốc xuất hiện:Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giátrị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra như sau:− Hình thái trao đổi đơn giản hay ngẫu nhiên: 1 tấm bò = 2 cái rìuHình thái giá trị tương đối vật ngang giá chungGiá trị của bò được biểu hiện ở rìu, còn rìu là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trịcủa bò. Hàng hoá (bò) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hoá khác (rìu) thì gọi là hìnhthái giá trị tương đối. Còn hàng hoá rìu mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoákhác (bò) gọi là hình thái vật ngang giá chung.− Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng xuất hiện sau lần phân công lao động lần thứ nhất- bộ lạc du mục tách rời khỏi toàn bộ lạc đòi hỏi có sự trao đổi bằng nhiều hàng hoá khác nhưngvẫn trực tiếp. Lúc này giá trị của vật không chỉ biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của một vậtmà còn biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc / 1 cái rìu/1 m vải / 0,1 chỉ vàng (chưa cố định)− Hình thái giá trị chung khi sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách rờikhỏi nông nghiệp  Sản xuất hàng hóa phát triển thì hình thức trao đổi trực tiếp bộc lộ nhữngnhược điểm của nó , đòi hỏi phải có một loại hàng hoá đặc biệt giữ vai trò vật ngang giá chungcủa quá trình trao đổi Ví dụ: 10 kg thóc 2 con gà = 1 m vải (vật ngang giá nhưng chưa cố định) 0,1 chỉ vàng − Hình thái tiền tệ khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hoá, đó là kim loại(kẽm, đồng, sắt, bạc, vàng.) chỉ đến lúc này thì hình thái tiền tệ mới được xác lập và vàng với tưcách là vật ngang giá chung và đã trở thành tiền tệ, gọi là kim tệ. Vì vậy, vàng – tiền tệ được coilà một hàng hóa đặc biệt.• Kết luận:Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là mộtphát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế - xã hội. Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổihàng hóa. Và trong quá trình này nó xuất hiện vật ngang giá chung.Nhóm 3 3 Vàng – tiền tệ được coi là một hàng hoá đặc biệt.Khái niệm:− Khái niệm cũ: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung để đogiá trị của các hàng hóa khác.Tiền có thể thoã mãn được một số nhu cầu của người sở hữu nótương ứng với số lượng giá trị mà người đó tích luỹ được− Khái niệm mới: Tiền là tất cả những phương tiện có thể làm trung gian trao đổi đượcnhiều người thừa nhận − Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đối lấy hàng hoá, dịch vụhoặc trả các khoản nợ.Bản chất của tiền tệ:− Tiền tệ thực chất là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá dịch vụ, giúp quátrình trao đổi diễn ra dễ dàng hơn.− Lúc đầu vật ngang giá chung là hàng hoá thông thường (bò, cừu, rìu) sau đó là hàng hoámở rộng (kẽm, đồng, bạc) và cuối cùng là tiền tệ.Hàng hoá thông thường Hàng hoá tiền tệ- Giá trị: đo lường hao phí lao động kếttinh trong hàng hoá thông qua giá cả- Giá trị sử dụng: nhằm thoả mãn mộtnhu cầu nào đó của con người- Giá trị: là thước đo đo lường giá trịcủa những hàng hoá khác.- Giá trị sử dụng: nhằm thoả mãn tất cảcác nhu cầu của con người khi sở hữumột khối lượng tiền tệ nhất địnhNhóm 3 4Chức năng của tiền tệ− Khái niệm 1: Các nhà kinh tế học cho rằng tiền tệ có 3 chức năng gồm: phương tiện trao đổi,đơn vị tính toán, dự trữ giá trị.− Khái niệm 2: Theo Mác khi vàng đựơc sử dụng làm tiền tệ thì tiền tệ gồm có 5 chức năng:thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ, phươngtiện cất trữ và tiền tệ thế giớii. Thước đo giá trị:Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Khi thực hiện chức năng này thì:− Giá trị của tiền được coi là chuẩn mực (1 bên là tiền, 1 bên là hàng). Điểm chú ý ở đây làtiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hang hóa không cầnthiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng.− Tiền là thước đo hao phí lao động xã hội kết tinh trong một hàng hoá nào đó, đây là tỉ lệnhất định giữa giá trị vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế. Giá trị hàng hóa được biểu hiệnbằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giátrị hàng hóa.VD: 1 m vải gồm có đối tượng lao động (bỏ ra 1 giờ hay 2 hoặc người khác 3 giờ) và công cụlao động (máy dệt, kim khâu, kéo )Các điều kiện để thực hiện các chức năng này:− Tiền phải có đầy đủ giá giá trị (giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại mà Nhà nước thừanhận nó là tiền)− Tiền có tiêu chuẩn giá cả (là một hàm lượng vàng được luật Nhà nước ấn định cho tiềnđơn vị và tên gọi của nó.)Vì vậy trên thế giới mỗi quốc gia có 1 thước đo giá trị riêng và nó dựa trên cơ sở:− Năng suất lao động− Trình độ phát triển của nền kinh tếb. Phương tiện lưu thông- Với chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá. Nó vậnđộng đồng thời và ngược chiều với sự vận động của hàng hóa. Như vậy, lưu thông hàng hóa làhình thức trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới.- Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền phải đáp ứng các điều kiện sau:Nhóm 3 5• Phải sử dụng tiền mặt, đang có giá trị lưu hành với kích thước, hình dáng, và tiêuchuẩn về giá cả nhất định, được pháp luật nhà nước thừa nhận. Nguyên nhân là vìtiền mặt được coi như “bằng chứng” cho sự chuyển quyền sở hữu khi mua và bán.• Có thể sử dụng tiền đầy đủ giá trị như tiền vàng hoặc tiền dấu hiệu như tiền giấy.• Lưu thông chỉ chấp nhận một số lượng tiền nhất định theo quy luật lưu thông tiền tệ.- Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăngtrưởng nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản xuất thuận lợi. Khi mức dộ tiền tệ hóa ngàycàng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi chảy.- Công thức của lưu thông hàng hoá là H - T – H. • H-T: Hành vi bán: chuyển hóa giá trị hàng hóa thành tiền• T-H: Hành vi mua: - Hai giai đoạn trên được thực hiện độc lập với nhau: kết thúc giai đoạn bán mới thực hiệngiai đoạn mua. Ở đây có sự tách rời giữa hành vi mua và hành vi bán cả về không gian và thờigian (mua chỗ này và bán chỗ khác; mua lúc này và bán lúc khác). Chính sự tách rời này có thểdẫn đến hiện tượng mất cân bằng cung – cầu về một số loại hàng hóa theo thời gian và khônggian; là mầm mống cho khủng hoảng kinh tế.- Để thực hiện chức năng lưu thông, lúc đầu người ta dùng vàng thoi hoặc bạc nén nhưngkhó khăn khi chia nhỏ, nên dần dần được thay bằng tiền đúc. Tuy nhiên, viêc lưu thông tiền đúclàm cho tiền đúc bị hao mòn dần và không còn đầy đủ giá trị ban đầu (giá trị thực). Tuy nhiên,nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đủ giá trị (giá trị danh nghĩa). - Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời với giá trị danh nghĩa của nó. Tuy nhiên, vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ mang chức năng trung gian và chỉ đóng vai trò trong chốc lát nêngiá trị thực của tiền không nhất thiết phải bằng giá trị danh nghĩa của nó.- Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy vì bản thân tiền giấy không có giá trị (giá trịthực) mà chỉ là dấu hiệu của giá trị (giá trị danh nghĩa) và được công nhận trong phạm vi quốcgia. Nhưng vì tiền giấy bản thân không có giá trị mà chỉ là kí hiệu của tiền vàng nên nên Nhànước không thể in bao nhiêu tiền giấy cũng được mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy:“Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng hay bạc do tiền giấy đó tượngtrưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự”. Khi khối lượng tiền giấy phát hành và lưu thông vượt quákhối lượng tiền cần lưu thông thì giá trị tiền tệ sẽ bị giảm xuống, lạm phát sẽ xuất hiện. - Muốn tiền thực hiện tốt chức năng phương tiện lưu thông đòi hỏi:• Hệ thống tiền tệ của một quốc gia phải có sức mua ổn định• Số lượng tiền tệ phải đủ liều lượng đáp ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt độngkinh tếNhóm 3 6• Hệ thống tiền tệ phải có đủ các loại tiền, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu giaodịch của dân chúng.c. Phương tiện cất trữ- Dự trữ giá trị là là tích luỹ một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện chuyển tàigiá trị được xã hội thừa nhận, với mục đích để chuyển hoá thành hàng hóa hoặc dịch vụ trongtương lai. - Tiền thực hiện chức năng cất trữ khi tiền rút khỏi lưu thông và tạm thời tồn tại dưới dạnggiá trị lưu trữ. Vì tiền là đại diện dưới hình thức giá trị cho của cải trong xã hội, nên cất trữ tiềnlà một hình thức cất trữ của cải. - Mục đích của dự trữ hay cất trữ tiền là khi không có nhu cầu hay điều kiện để chi tiêutiền; cất giữ sức mua, dự phòng cho các rủi ro, tình huống trong tương lai; tiết kiệm; hoặc là đểlại của cải.- Các phương tiện chuyển tải giá trị phải đảm bảo các yêu cầu sau:• Giá trị dự trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện hiện thực (số lượng cũthể, cân, đo, đong, đếm được) chứ không phải bằng một lượng tiền “tươngđương”.• Giá trị dự trữ bằng những phương tiện được xã hội thừa nhận- Giá trị dự trữ mang tính chất thời gian (sử dụng các loại dấu hiệu giá trị khi dự trữ trongtương lai gần; sử dụng tiền vàng hay ngoại tệ tự do chuyển đổi vững giá khi dự trữ trong tươnglai xa) - Dự trữ giá trị mang mục đích dự trữ không ấn định thời gian sử dụng thì được gọi là cấttrữ. Chức năng này đòi hỏi tiền tệ phải đủ giá trị vì dụ như tiền vàng, bạc, tiền tệ rút khỏi lưuthông và chỉ tung vào lưu thông khi cần thiết. Tiền cất trữ được đưa vào lưu thông khi sản xuấttăng, lượng hàng hóa nhiều. Một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ khi sản xuấtgiảm, lượng hàng hóa ít. - Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện cất trữ của cải dưới hình thái hiệnvật. Tuy nhiên, hình thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chiphí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và it sinh lời.- Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế cất trữ của cải dưới dạng tiền tệ. Hìnhthái này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên, cất trữ dướihình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế có lạm phát.- Ngoài ra, việc cất trữ giá trị có thể thực hiện bằng các phương tiện khác ngoài tiền nhưcổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa … Một số loại tài sản như vậy đem lại mức lãi suất cao hơncho người giữ hoặc giảm thiểu rủi ro biến động giá so với tiền mặt. Tuy nhiên người ta vẫn giữNhóm 3 7tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sảnkhác, còn các tài sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyểnđổi nó sang tiền. - Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tuỳ thuộc vào sựổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hoá mà nó cóthể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanhchóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Dovậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc giaphải đảm bảo được sức mua.d. Phương tiện thanh toánQuá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa-tiền tệ, còn phát sinhnhững nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiềntệ chấp nhận chức năng thanh toán. − Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sửdụng để mua bán hàng hoá một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quymô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh toán hàng hoá diễn ra với sốlượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Vì vậy, khi nền kinh tế ngày một phát triển với tốc độ cao cả vềchất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không còn đủ khả năng đáp ứng đượcnhững nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Việc thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ mộtsố hạn chế nhất định. Trước hết là việc thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao. Vớikhối lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch lớn thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ khôngan toàn, thuận tiện cho cả người chi trả và người thụ hưởng. Thứ hai là Ngân hàng Nhà nướcphải bỏ ra chi phí rất lớn để in ấn vận chuyển và bảo quản tiền mặt. Ngoài ra, một hạn chế quantrọng của việc thanh toán bằng tiền mặt nữa là thanh toán bằng tiền mặt làm giảm khả năng tạotiền của NHTM− Khi trình độ trao đổi hàng hoá phát triển đến một mức nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việcmua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị đểđịnh giá cả hàng hoá. Nhưng là vì mua bán chịu nên đến kì hạn tiền mới được đưa vào lưu thôngđể làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán này một mặt tạo khả năng trảnợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Trong quá trình phát triển,ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt (tiền vàng, bạc,Nhóm 3 8…) như: kí sổ, séc, chuyển khoản, thẻ điện từ,… Một số phương thức thanh toán không dùngtiền mặt chưa thuận tiện− Thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM• Tuy số lượng thẻ, máy ATM, máy POS do các ngân hàng thương mại (NHTM) pháthành, lắp đặt ngày càng nhưng tác dụng giảm khối lượng tiền mặt vào lưu thông còn rất khiêmtốn. Theo thống kê, khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt.• Theo người dân phản ánh, việc thanh toán tiền mua hàng, trả phí dịch vụ qua máy POScòn rất hạn chế vì không có đủ máy quét cho nhiều loại thẻ của nhiều ngân hàng. Để trả tiềnmua hàng, khách hàng phải rút tiền mặt từ máy ATM lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị. − Séc:• Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phươngtiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanhchóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cầncầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiệnnay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt. • Nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạnmức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sựlo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủiro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tàikhoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ củaNHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc.e. Chức năng tiền tệ thể giới Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đogiá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốcgia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền củaquốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.- Một số đơn vị tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới:Nhóm 3 91. USD ( Đô la Mỹ )• Đồng đô la Mỹ là đơn vị đồng tiền thống trị nhất hiện nay, bất chấp suy giảm và bấtổn của mình trong thời gian qua. Trong thực tế, tất cả các loại tiền tệ được đo bằngcách sử dụng đồng đô la Mỹ như là tiêu chuẩn. Khoảng 90 % các giao dịch trên toànthế giới liên quan đến đồng đô la Mỹ.• Hiện nay đồng đô Mỹ vẫn là hình thức dự trữ hàng đầu trên thế giới.2. Euro • Đồng euro là tiền tệ chính thức của 16/24 nước thuộc liên minh châu Âu. Chiếmkhoảng 37 % các giao dịch hằng ngày trên thị trường ngoại hối.• Đồng tiền này cũng được sử dụng trong năm quốc gia châu Âu và hơn 175 triệungười trên khắp thế giới sử dụng các loại tiền tệ được ổn định so với đồng euro,trong đó có hơn 150 triệu người ở châu Phi.3. Yen Nhật• Đồng yên Nhật Bản có vị trí thứ ba trong số các loại tiền tệ được giao dịch nhiềunhất. Khoảng 20 % của các giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối liên quanđến việc đồng yên Nhật Bản.• Đồng Yên là viết tắt của "vòng tròn" trong tiếng Nhật• Đồng yên đã chính thức được thông qua bởi chính phủ Minh Trị của Nhật Bản trongđạo luật ký ngày 10/5/1871II. Phân chia theo khái niệm kinh tế học:1. Chức năng phương tiện trao đổi Nhóm 3 10Là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được sử dụng như một vật môi giới trung gian trong việctrao đổi các hàng hoá, dịch vụ. Đây là chức năng đầu tiên của tiền tệ, nó phản ánh lý do tại saotiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá . Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai dịch vụ bán vàmua với một người khác. Điều đó là đơn giản trong trường hợp chỉ có ít người tham gia traođổi, nhưng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chi phí để tìm kiếm như vậy quá cao. Vìvậy người ta cần sử dụng tiền làm môi giới trong quá trình này, tức là người ta trước hết sẽ đổihàng hoá của mình lấy tiền sau đó dùng tiền mua thứ hàng hoá mình cần. Rõ ràng việc thựchiện lần lượt các giao dịch bán và mua với hai người sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc thưc hiệnđồng thời hai giao dịch đối với cùng một người. Để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định: - Được chấp nhận rộng rãi: nó phải được con người chấp nhận rộng rãi trong lưu thông, bởivì chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hoá mới đồng ý đổi hàng hóa củamình lấy tiền; - Dễ nhận biết: con người phải nhận biết nó dễ dàng; - Có thể chia nhỏ được: để tạo thuận lợi cho việc đổi chác giữa các hàng hoá có giá trị khácnhau; - Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi hàng hoá ở khoảngcách xa; - Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng; - Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: để số lượng của nó đủ dùng trong trao đổi; - Có tính đồng nhất: các đồng tiền có cùng mệnh giá phải có sức mua ngang nhau. 2. Chức năng đơn vị đánh giá. Chức năng thứ hai của tiền là một đơn vị đánh giá, tức là tiền tệ được sử dụng làm đơn vị đểđo giá trị của các hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Qua việc thực hiện chức năng này, giátrị của các hàng hoá, dịch vụ được biểu hiện ra bằng tiền, như việc đo khối kượng bằng kg, đođộ dài bằng m…nhờ đó mà việc trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi hơn. Nếu giá trị hàng hoá không có đơn vị đo chung là tiền, mỗi hàng hoá sẽ được định giá bằngtất cả các hàng hoá còn lại, và như vậy số lượng giá các mặt hàng trong nền kinh tế ngày naysẽ nhiều đến mức người ta không còn thời gian cho việc tiêu dùng hàng hoá, do phần lớn thờigian đã dàng cho việc đọc giá hàng hoá. Khi giá của các hàng hoá, dịch vụ được biểu hiệnNhóm 3 11bằng tiền, không những thuận tiện cho người bán hàng hóa mà việc đọc bảng giá cũng đơngiản hơn rất nhiều với chi phí thời gian ít hơn sử dụng cho các giao dịch. Là một đơn vị đánh giá, nó tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng tiền làm phương tiện traođổi, nhưng cũng chính trong quá trình trao đổi sử dụng tiền làm trung gian, các tỉ lệ trao đổiđược hình thành theo tập quán - tức là ngay từ khi mới ra đời, việc sử dụng tiền làm phươngtiện trao đổi đã dẫn tới việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá. Đầu tiên những phương tiện đượcsử dụng làm tiền để biểu hiện giá trị hàng hoá cũng có giá trị như các hàng hoá khác. Cơ sởcho việc tiền biểu hiện giá trị các hàng hoá khác chính là tiền cũng có giá trị sử dụng như cáchàng hoá khác (Theo phân tích của Marx về sự phát triển của các hình thái biểu hiện giá trịhàng hoá: giá trị hàng hoá được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hoá đóng vai trò vậtngang giá, vật ngang giá chung). Vì vậy trong thời đại ngày nay, mặc dù các phương tiện đượcsử dụng là tiền không còn có giá trị như các hàng hoá khác nhưng nó được mọi người chấpnhận trong lưu thông (có giá trị sử dụng đặc biệt), do đó vẫn được sử dụng để đánh giá giá trịcác hàng hoá. Trong bất kể nền kinh tế tiền tệ nào việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giá trịđều mang tính chất trừu tượng, vừa có tính pháp lý, vừa có tính quy ước. 3. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị Là một phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua thời gian. Khi người tanhận được thu nhập mà chưa muốn tiêu nó hoặc chưa có điều kiện để chi tiêu ngay, tiền là mộtphương tiện để cho việc cất giữ sức mua trong những trường hợp này hoặc có thể người ta giữtiền chỉ đơn thuần là việc để lại của cải. Việc cất giữ như vậy có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện ngoài tiền như: Cổ phiếu, tráiphiếu, đất đai, nhà cửa…, một số loại tài sản như vậy đem lại một mức lãi cao hơn cho ngườigiữ hoặc có thể chống đỡ lại sự tăng cao về giá so với việc giữ tiền mặt. Tuy nhiên người ta vẫngiữ tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra cáctài sản khác, còn các tài sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốnchuyển đổi nó sang tiền. Những điều đó cho thấy, tiền là một phương tiện dự trữ giá trị bêncạnh các loại tài sản khác. Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tuỳ thuộc vào sự ổnđịnh của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hoá mà nó cóthể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanhchóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vìvậy để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định. Nhóm 3 12III. Ý nghĩa nghiên cứuTrong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, để tăng khả năngcạnh tranh bình đẳng trong môi trường tự do hóa thương mại đời hỏi toàn bộ quá trình sản xuấtvà tái sản xuất phải gắn chặt với thị trường. Trong quá trình phát triển của nền sản xuất hànghóa thông qua trao đổi mua bán (bằng tiền) thì việc phát hành tiền phải tuân thủ quy luật lưuthông tiền tệ. Ngoài ra trong cách điều hành chính sách tiền tệ thời kỳ đổi mới đến nay ở nước ta nảysinh và tồn tại 1 vấn đề luôn luôn nhức nhối đó là lạm phát. Nghiên cứu bản chất và chức năngcủa tiền tệ giúp ta hiểu về lạm phát cũng như tìm ra phương thức kiềm chế và chống lạm phát ởViệt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế quay trở lại guồng tăng trưởng.Nhóm 3 13Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tếI. Tiền tệ là phương tiện để mở rộng phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa:• Tiền làm cho giá trị của hàng hoá được biểu hiện một cách đơn giản cho nên người ta dễdàng so sánh các hàng hoá với nhau và người lao động có thể so sánh về mức độ laođộng với nhau.• Nó làm cho giá trị của hàng hoá được thực hiện một cách thuận lợi, người sở hữu có thểchuyển đổi giá trị sử dụng một cách dễ dàng• Tiền tệ làm cho sự trao đổi hàng hoá không bị ràng buộc về không gian và thời gian.• Tiền tệ làm cho việc hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh dễ dàngII. Tiền tệ nó biểu hiện giá trị quan hệ xã hộiQuá trình sản xuất giữa các cá nhân, doanh nghiệp luôn diễn ra hoàn toàn độc lập và riêng lẻnhưng khi thực hiện trao đổi tiền là sợi dây nối liền giữa những người sản xuất hàng hoá vớinhau. Về hình thức thì chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng về thực chất thì chúng cómối quan hệ chia rẻ, tiền phân hoá mối quan hệ trong xã hội thành kẻ giàu, người nghèo và cósự phân cấp địa vị xã hội.III. Tiền phục vụ cho mục đích của người sở hữu chúng- Đối với dân cư: tiền là phương tiện phục vụ nhu cầu sống- Đối với chính sách tài chính quốc gia: tiền là cơ sở để hình thành nên các khoản thu chicủa ngân sách- Đối với chính sách kinh tế đối ngoại: tiền là cơ sở hình thành nên tỷ giá hối đoái hoặc làphương tiện chi trả giữa các quốc gia- Đối với chính sách kinh tế vi mô: cơ sở hình thành vốn và các chỉ tiêu tài chính như chiphí sản xuất, giá thành sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận- Đối với chính sách kinh tế vĩ mô: tiền là phương tiện để nhà nước điều tiết vĩ mô nềnkinh tế.Nhóm 3 14Lạm pháti. Lạm phát:Khái niệm:Lạm phát (Inflation) là hiện tượng kinh tế trong đó giấy bạc lưu thông vượt quá nhu cầu cầnthiết làm cho chúng liên tục bị mất giá, giá cả hàng hóa và dịch vụ không ngừng tăng lênPhân loại các cấp độ lạm phát− Lạm phát vừa phải: giá cả tăng chậm < 10% => kích thích sản xuất− Lạm phát phi mã: giá cả tăng đột biến khoảng từ 10 % -> 999 % => kinh tế trì trệ− Siêu lạm phát: tốc độ tăng gấp nhiều lần lạm phát phi mã. Nó phá hoại hầu hết các quanhệ hạ tầng cơ sở của nền kinh tế quốc dânPhương pháp tính lạm phát: = x 100%Trong đó: là tỷ lệ lạm phát thời kỳ t (quý, tháng, năm), là mức giá chung của thờikỳ tKhông tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát vì giá trị của chỉ số này phụthuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vàophạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhấtchính là chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index) là chỉ số đo giá cả của một số lượnglớn các loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế ,được mua bởi "người tiêu dùng thông thường". Chỉ số đo lường lạm phát− Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính theogiá hiện hành và GDP tính theo giá kỳ trước. Nghĩa là đo lường mức tăng và giảm giá trên tất cảcác loại hàng hoá dịch vụ tính trong GDP.− Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của mộtnhóm các hàng hóa thiết yếu.− Ở Việt Nam, giá nhóm hàng lương thực, vàng, đô la là nhóm có trọng số lớn. Chỉ số nàykhông phản ánh sự biến động giá chung, nhưng nó phản ánh biến động giá cả ảnh hưởng nhiềunhất đến đời sống, tiêu dùng.− Khi nói tốc độ lạm phát, nguời ta cũng thường dùng chỉ số này. Khi nền kinh tế có lạmphát, nếu không do nguyên nhân tác động từ nước ngoài, hay một thay đổi lớn về cung (thừa)sản phẩm, thì nó thể hiện cầu hàng hóa lớn hơn cung hàng hóa. Việc duy trì cầu hàng hóa lớnNhóm 3 15hơn cung hàng hóa ở một mức độ vừa phải, do đó, lạm phát ở mức vừa phải, là cần thiết để kíchthích sản xuất, giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa tốt hơn và tạo lợi nhuận cần thiết cho các doanhnghiệp đầu tư nâng cao công nghệ, mở rộng sản xuất. Nếu nền kinh tế sa vào giảm phát, nghĩa làsẽ bị thừa cung, thừa ứ hàng hóa, gây ra tình trạng đình đốn, thua lỗ ở các doanh nghiệp.Nguyên nhân:Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạmphát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính. Cân đối thu chi là điều không thể tránhkhỏi khi xảy ra lạm phát.- Lạm phát do cầu kéo:Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên vềgiá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tănggiá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêudùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.- Lạm phát do chi phí đẩy:Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máymóc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thìtổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩmcũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũngsẽ tăng được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.- Lạm phát do cơ cấu:Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” chongười lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệpcũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanhnghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanhnghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạmphát.- Lạm phát do cầu thay đổi:Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu vềmột mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tínhchất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặthàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lạităng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.Nhóm 3 16- Lạm phát do xuất khẩu:Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượnghàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cungcho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổngcầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.- Lạm phát do nhập khẩu:Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giớităng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩuđội lên sẽ hình thành lạm phát.- Lạm phát tiền tệ:Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương muangoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàngtrung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tănglên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.b. Tác động của lạm phátTác động kinh tế- xã hội của lạm phát rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ lạm phát vàkhả năng dự đoán chính xác sự biến động của mức lạm phát. Điều nguy hiểm của lạm phátkhông chỉ nằm ở mức độ của lạm phát mà còn ở sự bất ngờ của nó. Khi tỉ lệ lạm phát biến độngngoài dự tính, nó tạo nên sự biến động bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thướcđo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.Tác động tích cực:James Tobin- nhà kinh tế đạt giải Nobel- nhận định rằng lạm phát vừa phải sẽ có lợi chonền kinh tế. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để muađầu vào lao động giảm đi. Từ đó sẽ khuyến khích mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm và giảmtỷ lệ thất nghiệp.Các ảnh hưởng tiêu cựcTỷ lệ lạm phát cao hoặc không thể đoán trước được coi là có hại cho nền kinh tế tổngthể. Chúng làm cho thị trường trở nên kém hiệu quả, và khiến cho công ty gặp nhiều khó khăntrong việc lập ngân sách và vạch kế hoạch dài hạn. Lạm phát đóng vai trò là một lực cản đối vớinăng suất do các công ty buộc phải chuyển các nguồn lực từ các sản phẩm và dịch vụ để tậptrung vào lợi nhuận và thua lỗ từ lạm phát tiền tệ. Sự không chắc chắn về sức mua tương lai củatiền tệ ngăn cản đầu tư và tiết kiệm. Đồng thời, lạm phát có thể khiến cho thuế ẩn tăng lên, doNhóm 3 17thu nhập tăng cao đẩy người nộp thuế vào mức thuế suất thuế thu nhập cao hơn trừ khi khungthuế được điều chỉnh theo lạm phát.Với lạm phát cao, sức mua được phân phối lại từ những người có thu nhập danh nghĩacố định, chẳng hạn như một số người nghỉ hưu có lương hưu không được lập điều chỉnh theomức giá, tới những người có thu nhập biến đổi mà thu nhập của họ có thể bắt kịp với mức tănglạm phát. Sự phân bố lại sức mua này cũng sẽ xảy ra giữa các đối tác thương mại quốc tế. Ởnhững nơi các tỷ giá cố định được áp dụng, việc một quốc gia có lạm phát cao hơn so với quốcgia khác khiến cho việc xuất khẩu của quốc gia đầu trở nên đắt đỏ và ảnh hưởng đến cán cânthương mại. Cũng có thể có tác động tiêu cực đối với thương mại từ một sự bất ổn gia tăngtrong trao đổi tiền tệ do lạm phát không thể đoán trước.− Lạm phát do chi phí đẩyLạm phát cao có thể khiến nhân viên yêu cầu tăng lương nhanh chóng, để theo kịp vớigiá tiêu dùng. Trong lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy, tăng lương có thể gây lạm phát giá nhiênliệu. Trong trường hợp thương lượng tập thể, tăng trưởng của lương sẽ được thiết lập như là mộthàm của những lạm phát kỳ vọng, mà sẽ cao hơn khi lạm phát cao. Điều này có thể gây ramột vòng xoáy tiền lương. Một cách nào đó, lạm phát làm phát sinh thêm lạm phát kỳ vọng, màđiều này lại tiếp tục gây nên lạm phát.− Đầu cơNgười ta mua hàng hóa lâu bền và/hoặc không dễ hư hỏng và các hàng hóa khác nhưcách tồn trữ của cải, để tránh những tổn thất kỳ vọng từ sự suy giảm sức mua của tiền bạc, tạo ratình trạng thiếu thốn do hàng hóa bị đầu cơ.− Tình trạng bất ổn xã hội và các cuộc khởi nghĩaLạm phát có thể dẫn đến các cuộc biểu tình lớn và các cuộc cách mạng. Ví dụ, lạm phát và cụ thể là lạm phát thực phẩm được coi là một trong những lý do chínhgây ra cách mạng Tunisianăm 2010-2011 và cách mạng Ai Cập năm 2011, theo một số nhàquan sát bao gồm Robert Zoellick, chủ tịch của Ngân hàng Thế giới. Tổng thống Tunisia ZineEl Abidine Ben Ali đã bị lật đổ, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak cũng bị lật đổ chỉ sau 18ngày kể từ ngày các cuộc biểu tình, và các cuộc tuần hành nhanh chóng lan rộng ở nhiều nướcBắc Phi và Trung Đông.− Siêu lạm phátNếu lạm phát nằm hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát (với chiều hướng tăng), nó có thể cảntrở hoạt động bình thường của nền kinh tế, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp hàng hóa của nó.Nhóm 3 18Siêu lạm phát có thể dẫn đến việc từ bỏ việc sử dụng đồng tiền của đất nước, dẫn đến sự thiếuhiệu quả trong việc trao đổi hàng hoá.− Tính hiệu quả của sự phân bổMột sự thay đổi trong nguồn cung hay cầu của một loại hàng hoá sẽ khiến cho giá tươngđối thay đổi, báo hiệu cho người mua và người bán rằng họ nên tái phân bổ nguồn lực để đápứng với các điều kiện thị trường mới. Nhưng khi giá thay đổi liên tục do lạm phát, những thayđổi do tín hiệu của giá tương đối thật rất khó phân biệt với những thay đổi giá do lạm phát nóichung, vì vậy rất khó để phản hồi lại chúng. Kết quả là tính hiệu quả phân bổ bị mất.− Chi phí da giày (shoes leather cost)Lạm phát cao làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt và có thể khiến cho mọingười giữ một phần lớn tài sản của họ trong các tài khoản thanh toán. Tuy nhiên, vì tiền mặt vẫncần thiết để thực hiện các giao dịch, đồng nghĩa với việc cần nhiều hơn những "chuyến đi đếnngân hàng" để rút tiền, tốn kém nhiều "da giày" với mỗi chuyến đi.− Chi phí Menu (menu cost)Với lạm phát cao, các doanh nghiệp phải thay đổi giá của họ thường xuyên để theo kịpvới những thay đổi nền kinh tế. Nhưng thay đổi của giá cả bản thân nó là một hoạt động tốnkém ngay cả bên ngoài, ví dụ như nhu cầu phải in thực đơn mới, hoặc bên trong, như thời gianvà nỗ lực cần thiết để thay đổi giá liên tục.− Chu kỳ kinh doanhTheo Lý thuyết Chu kỳ kinh doanh của các nhà kinh tế học Áo, lạm phát đặt ra chu kỳ kinh doanh. Họ xem điều này là ảnh hưởng tác hại nhất của lạm phát. Theo lý thuyết của người Áo, lãi suất thấp giả và sự gia tăng liên quan đến nguồn cung tiền dẫn đến sự liều lĩnh, việc vay vốn đầu cơ, dẫn đến các cụm đầu tư dại dột, mà cuối cùng phải được thanh lý khi chúng trở nên không bền vững.Các biện pháp ổn định thị trường trong nền kinh tế• Biện pháp cấp bách:− Ngưng phát hành tiền trong lưu thông (tức là đóng băng tiền tệ), muốn vậy thì NHTWphải ngừng cung ứng tiền cho lưu thông thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cầm cố các giấytờ có giá.− Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. − Cắt giảm các khoản chi chưa cấp bách: trợ cấp, viện trợ− Bán vàng và ngoại tệNhóm 3 19− Khuyến khích tự do mậu dịch (quá trình thương mại tự do lưu thông tức là hàng hóa đira nước ngoài và đi vào trong nước tự do), nới lỏng thuế quan nhằm làm cho khối lượng hànghóa tăng lên− Vay và xin viện trợ từ bên ngoài− Cải cách tiền tệ (tức là bỏ đồng tiền cũ thay thế bằng đồng tiền mới, đây là biện pháptình thế• Biện pháp chiến lược: nhằm đảm bảo cho nền kinh tế có sức mạnh nội sinh (phòng bệnh)− Xây dựng kế hoạch tổng thể, phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền Kinh tếquốc dân − Tạo ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn cho xuất khẩu, mặt hàng chiến lược phải có kimngạch lớn trên thế giới > 100 tỷ USD,nhưng với Việt Nam chưa có mặt hàng hàng vượt trên 10tỷ , chỉ có dầu khí 3 tỷ; thuỷ sản, gạo, may mặc, giày da, thủ công mỹ nghệ ~ 6 tỷCải cách hành chính, giảm biên chế, kiện toàn bộ máy hành chínhNhóm 3 20Ảnh hưởng của lạm phát tại Việt NamNgoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (1 con số) có tác dụng tích cực đếnsự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quátrình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội.- Làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng làm thước đo giá trị hay nói đúng hơn làthước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội ko thể tính toán hiệu quả để điều chỉnhcác hoạt động kinh doanh. Người dân mất lòng tin vào đồng tiền, tác dụng điều chỉnhcủa thuế bị hạn chế.- Phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng độtbiến giàu lên nhanh chóng và những người có hàng hóa mà giá không tăng, hoặc ngườigiữ tiền nghèo đi.- Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc…gây ra tình trạngkhan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí- Xuyên tạc bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bịbiến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hóa, giá cả tiền tệ,giá cả lao động…Một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục thì cácyếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo.- Sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao.- Ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về mặt giá trị.- Đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân hàng bị phá vỡ,ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội.- Đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu dùng và buộcnhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ công nhânviên ngày càng khó khăn. Mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khilạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tìm cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìmmua bất cứ hàng hóa dù không có nhu cầu. Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tíchtrữ.Tóm lại, hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây ra hậu quảđến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của môi nước. Lạm phát làm cho việc phân phối lại sảnphẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèonghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bịthiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người laođộng, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.Chính vì các tác hại trên, việc kiểm soát lạm phát, giữ lạm phát ở mức độ hợp lý và tỷ lệlạm phát thấp (Tỷ lệ lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế) trở thành một trongNhóm 3 21những mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát không đồng nghĩavới việc đưa tỷ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, lạm phát không hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trìlạm phát ở một mức độ vừa phải, kiềm chế điều tiết được mức lạm phát đó thì có lợi cho sự pháttriển kinh tế, lạm phát đó không còn là một căn bệnh nguy hiểm nữa mà nó lại trở thành mộtcông cụ điều tiết kinh tế.− Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động ngân hàng: Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngânhàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mìnhchạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trườngvốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộcchạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳhạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩylãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanhngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống Ngân hàngThương mại (NHTM)Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ đểgiảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhânkinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với nhữnghợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác,do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môitrường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm,giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khănđối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rấtlớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngânhàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi rokỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.Lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanhtoán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếmtiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiềnlưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cưkhông thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, NHNN thựcsự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khănNhóm 3 22trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốntiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát lyngoài hoạt động.Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởnglớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suygiảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết địnhcủa khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng. Vì vậy xét ở góc độ các NHTM cầncó những biện pháp kiềm chế lạm phát.1. Giải pháp chống ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế nước taa. Kiềm chế lạm phát cho cả nướcĐể kiềm chế lạm phát ở mức nhất định, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo thực hiện quyết liệt vàđồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:− Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân,nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụngtăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọnggây lạm phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổngphương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước, thôngqua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thịtrường để thực hiện bằng được yêu cầu này. . Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanhkhoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sảnxuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển. − Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụngngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâmhụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiệnchiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu,giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt giảm và yêucầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cầnthiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện một cách kiên quyết ngay trongviệc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn. Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về ansinh xã hội.Nhóm 3 23− Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phụcnhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Hiện nay,tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ củaTổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuấtkhẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừatăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảmnhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ. Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, chủ tịchUBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc vềvốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.− Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhậpsiêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sốngnhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các hiệp hội ngànhhàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốcchữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón giao nhiệm vụ cho các đơn vị nàyphải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả.− Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãngphí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệmtrong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thànhvà phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất lànhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu,vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội.− Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành phápluật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thịtrường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăngdầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buônlậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán tạicác mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các tổngcông ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệmNhóm 3 24trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủcũng yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải phápbình ổn thị trường, giá cả.− Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hìnhgiá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bịthiên tai, người lao động có thu nhập.b. Kiềm chế lạm phát trong hoạt động ngân hàngKiềm chế lạm phát đến nay đã có tác dụng bước đầu, NHNN đã từng bước ổn định đượcthị trường tiền tệ, kiểm soát tăng trưởng tín dụng của từng NHTM. Song một điều nhận thấy rõlà những dấu hiệu của bất ổn vĩ mô chưa thuyên giảm, nhập siêu vẫn rất lớn, thâm hụt thươngmại cao, trong khi một số doanh nghiệp lại thiếu vốn để sản xuất, xuất khẩu. Vì vậy, nhữngtháng còn lại của năm 2008, tín dụng và lãi suất của các NHTM cần được điều chỉnh hợp lý hơnđể vừa kiểm soát được tăng trưởng tín dụng, đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh có hiệu quả cao, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, vừa kiểm soát được lạm phát, vừagóp phần ổn định vi mô. Cụ thể:− Thứ nhất, kiểm soát tăng trưởng tín dụng: Mỗi NHTM tự điều chỉnh cơ cấu tíndụng theo hướng giảm dư nợ và tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn để phù hợp với quy mô và thờihạn huy động vốn. Tăng vòng quay vốn tín dụng, sẽ giảm bớt khó khăn do thiếu vốn. Trước mắtchỉ nên dành vốn vào những dự án nhanh tạo ra khối lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết yếucủa xã hội.− Thứ hai, điều hành giá mua và bán vốn (lãi suất) ổn định và theo xu hướng giảmdần. Tăng lãi suất là giảm cung tiền, kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng. Tuy nhiên, lãi suấtliên tục tăng cao không chỉ có khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay,mà còn khó khăn cho NHTM trong việc huy động vốn trung và dài hạn, nhưng nó chỉ là biệnpháp trong ngắn hạn. Khi gói giải pháp tài chính – tiền tệ đã được triển khai một cách đồng bộ,lạm phát được kiểm soát ở mức độ nhất định, thì một trong những công cụ cần điều chỉnh ngay– đó là lãi suất kinh doanh của các NHTM.− Thứ ba, phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán khôngdùng tiền mặt. Phát triển các dịch vụ phi tín dụng vừa có điều kiện tăng thu nhập cho ngân hàng,vừa thu hút khách hàng đến với ngân hàng để tăng khả năng huy động vốn với chi phí thấp. Đểtăng tỉ lệ dịch vụ phi tín dụng, về phía các ngân hàng cần: Nâng cao chất lượng và tính tiện íchcủa dịch vụ theo hướng: (i) Đối với dịch vụ truyền thống: đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ýNhóm 3 25

Tài liệu liên quan

  • Tiểu luận môn kinh tế chính trị: kinh tế hàng hóa Tiểu luận môn kinh tế chính trị: kinh tế hàng hóa
    • 8
    • 2
    • 45
  • Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở VN, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào ? Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở VN, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào ?
    • 4
    • 22
    • 393
  • Tiểu luận môn Kế toán quản trị PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY Trách Nhiệm Hữu Hạn Inabata Việt Nam Tiểu luận môn Kế toán quản trị PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY Trách Nhiệm Hữu Hạn Inabata Việt Nam
    • 13
    • 907
    • 3
  • tiểu luận môn kinh tế chính trị đề tài “quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong hệ thống phép biện chứng duy vật”. tiểu luận môn kinh tế chính trị đề tài “quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong hệ thống phép biện chứng duy vật”.
    • 24
    • 1
    • 8
  • tiểu luận môn kinh tế chính trị phân tích chức năng của tiền tệ và lạm phát tiểu luận môn kinh tế chính trị phân tích chức năng của tiền tệ và lạm phát
    • 26
    • 5
    • 25
  • Tiểu luận môn kinh tế công nghệ phần mềm định nghĩa các khái niệm trong slide sorting out software advice Tiểu luận môn kinh tế công nghệ phần mềm định nghĩa các khái niệm trong slide sorting out software advice
    • 22
    • 1
    • 1
  • TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU Ở VIỆT NAM NĂM 2009 TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU Ở VIỆT NAM NĂM 2009
    • 10
    • 1
    • 4
  • Tiểu luận môn đường lối cách mạng phân tích quan điểm của đảng về lĩnh vực kinh tế của nước ta thời kỳ trước đổi mới 1975  1986 Tiểu luận môn đường lối cách mạng phân tích quan điểm của đảng về lĩnh vực kinh tế của nước ta thời kỳ trước đổi mới 1975 1986
    • 25
    • 2
    • 6
  • Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô ứng dụng chính sách tiền tệ ở việt nam hiện nay Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô ứng dụng chính sách tiền tệ ở việt nam hiện nay
    • 38
    • 791
    • 5
  • Tiểu luận môn đường lối cách mạng phân tích những đặc điểm của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Tiểu luận môn đường lối cách mạng phân tích những đặc điểm của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
    • 16
    • 870
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(329 KB - 26 trang) - tiểu luận môn kinh tế chính trị phân tích chức năng của tiền tệ và lạm phát Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Về Tiền Tệ