Tiểu Luận Môn Lãnh đạo Nhân Cách Và Uy Tín Người Lãnh đạo - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Quản trị kinh doanh
Tiểu luận môn lãnh đạo nhân cách và uy tín người lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.9 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG------------------------------Đề bàiNHÂN CÁCH VÀ UY TÍN NGƯỜI LÃNH ĐẠOĐặng Thùy LinhTrịnh Thu LinhTạ Thị LoanNhóm 4Nguyễn Thị Lan AnhNguyễn Thị Hương GiangĐoàn Thu ThủyNguyễn Thành DươngGiảng viên hướng dẫnGS.TS. Bùi Xuân PhongMôn họcLãnh đạo trong tổ chứcLớpQuản trị kinh doanhHà Nội, Tháng 8 Năm 2015Nhân cách và uy tín người lãnh đạoMỤC LỤCPHẦN 1: NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO .......................................... 31.1. Khái niệm nhân cách người lãnh đạo ................................................... 31.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 31.1.2. Thuộc tính và cấu trúc tâm lý của người lãnh đạo - quản lý .......... 31.1.3. Những nội dung đức và tài .............................................................. 51.2. Các nghiên cứu về nhân cách người lãnh đạo ..................................... 81.2.1. Tổng kết của Stogdill năm 1948 ..................................................... 81.2.2. Tổng kết của Stogdill năm 1974 ..................................................... 91.2.3. Các nghiên cứu khác về phẩm chất. ................................................ 12PHẦN 2: UY TÍN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO ......................................... 152.1. Định nghĩa ............................................................................................ 152.1.1. Định nghĩa về uy tín ........................................................................ 152.1.2 Định nghĩa về uy tín của người lãnh đạo ......................................... 152.2. Vai trò của uy tín đối với nhà lãnh đạo ............................................. 162.3. Các đặc điểm chính của nhà lãnh đạo uy tín .................................... 172.4. Sự ảnh hưởng tới cấp dưới của người lãnh đạo uy tín ..................... 182.5. Phân loại uy tín của người lãnh đạo................................................... 192.5.1. Uy tín đích thực ............................................................................... 192.5.2. Uy tín giả tạo ................................................................................... 202.6. Một số giải pháp để củng cố uy tín của nhà lãnh đạo ...................... 22PHẦN 3: MỐI LIÊN HỆ NHÂN CÁCH VÀ UY TÍN NGƯỜI LÃNHĐẠO .............................................................................................................. 23Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh2Nhân cách và uy tín người lãnh đạoNHÂN CÁCH VÀ UY TÍN NGƯỜI LÃNH ĐẠOPHẦN 1: NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO1.1.Khái niệm nhân cách người lãnh đạo1.1.1. Khái niệmCác Mác cho rằng con người tồn tại như một thực thể tự nhiên – xã hội,sống hiện thực và có tư duy, ngôn ngữ, có mối quan hệ biện chứng với cácsự vật, hiện tượng; là hoạt động sống có ý thức, là mức độ cao nhất củagiống loài, là một tồn tại lịch sử và sáng tạo ra lịch sử; đặc biệt, con người làmột tồn tại tích cực, tác động vào thế giới, cải tạo và sáng tạo thế giới...Nhân cách là con người có ý thức, là một chỉnh thể và được hình thànhthông qua hoạt động tích cực của bản thân con người trong quá trình sángtạo xã hội. Nói cách khác, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, nhữngphẩm chất tâm lý, nó quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của một cánhân; là hệ thống những phẩm chất và những giá trị xã hội của cá nhân cóđược bởi sự đánh giá của xã hội (gọi là phầm giá) thông qua hệ thống hànhvi xã hội của cá nhân.Nhân cách là toàn bộ phẩm chất tinh thần của một con người, của một cánhân nói lên giá trị xã hội của con người đó, cá nhân đó. Nhân cách ngườilãnh đạo - quản lý là bộ mặt xã hội đặc thù của những cá nhân đóng vai tròchỉ huy, điều khiển trong hệ thống xã hội nhất định, nó được tạo nên bởinhững đặc điểm tâm lý và hành vi xác định phù hợp với vai trò là người chỉhuy, là hoạt động chính trị, nhà tổ chức, nhà chuyên môn và nhà giáo dục.1.1.2. Thuộc tính và cấu trúc tâm lý của người lãnh đạo - quản lýCấu trúc nhân cách tâm lý của người lãnh đạo quản lý bao gồm những yếutố: xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất, nhóm xu hướng, nhân cách,nhóm phong cách hành vi, nhóm hệ thống điều khiển.Vậy xu hướng của người lãnh đạo quản lý được hiểu như thế nào? xu hướnglà quá trình tâm lý diễn ra và qua đi trong một khoảng thời gian nhất định,hướng tới một đối tượng cụ thể. Xu hướng nói lên ý muốn hoặc vươn tới củacon người, thúc đẩy con người hoạt động theo một mục tiêu nhất định. xuhướng được biểu hiện ở các mặt sau: nhu cầu hưởng thụ thế giới quan lýtưởng.Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh3Nhân cách và uy tín người lãnh đạoNăng lực là tổ hợp của đặc điểm tâm lý độc đáo của một cá nhân. Nó phùhợp với yêu cầu tính chất đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảmbảo cho hoạt động đó có hiệu quả nhất định. Vì thế khi bàn tới năng lực baogiờ cũng là năng lực về một hoạt động nhất định. Ví dụ: người đó có nănglực lãnh đạo, anh A có năng lực quản lý xí nghiệp. Năng lực của người lãnhđạo quản lý thường được chia thành 3 nhóm: năng lực phổ biến, năng lựcđặc biệt, năng lực chuyên môn. Ngoài ra năng lực có thể chia ra thành 4nhóm nhỏ sau: năng lực nhận thức, nănh lực chuyên môn, năng lực tổ chứcvà năng lực sư phạm.Còn tính cách của người lãnh đạo quản lý là kết hợp các đặc điểm tâm lý cánhân, nó nói lên thái độ của cá nhân đối với hiện thực và được thể hiện tronghệ thống hành vi. Trong thực tiễn cuộc sống hành ngày người ta hay dùngtính cách, tính nết, tính tình để chỉ tính cách. Những nét tính cách tốt thườnggọi là “đặc tính”, “lòng”, “tinh thần”, còn những tính xấu hay gọi là: “thói”.“tật”, “bệnh”. Tính cánh mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhấtđồng thời cũng thể hiện tinh độc đáo riêng biệt điển hình cho mỗi cá nhân.Ví thế tính cách của cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cáiđiển hình và cái cá biệt. Tính cách cá nhân chịu sự chế ước của xã hội.Khí chất là gì? Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ, nhịp điệucủa các hoạt động tâm lý được thể hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hoạtđộng nói năng của cá nhân. Tính khí của con người thường tập trung ở 4dạng chủ yếu là: hăng hái, nóng nảy, bình thản và ưu tư. Nó là một mặt củanhân cách nói lên sắc thái biểu hiện đời sống tâm lý nhân cách bên ngoài củamỗi con người.Riêng ở nước ta, trên cơ sở kế thừa quan điểm của thế giới, ngày nay VN đãbổ sung thêm quan điểm nói trên và tình hình 4 nhóm xu hướng đó là:Nhóm xu hướng là một hệ thống thúc đẩy bên trong, quy định sự lựa chọncủa các thái độ và tính cách của cá nhân, được biểu hiện qua nhu cầu lýtưởng hứng thú thế giới quan, niềm tin, hoài bảo. Từ những biểu hiện nóitrên người ta coi nó tương đương với nhóm phẩm chất chính trị tư tưởng củanhà lãnh đạo quản lý, còn có thể hiểu đó là “đức”.Nhóm khả năng : là một hệ thống các năng lực nhằm đảm bảo cho xuhướng trở thành năng lực nói biểu hiện tương ứng với tài.Nhóm phong cách hành vi là sự biểu hiện ở tính cách và khí chất của mỗicon người, nói lên thái độ và hành động của từng cá nhân so với nhữngchuẩn mực XH và chuẩn mực đạo đức quy định nên chính thái độ và hành viNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh4Nhân cách và uy tín người lãnh đạocủa mỗi cá nhân. Nhóm này tương đương với phẩm chất đạo đức tâm lý củacá nhân người lãnh đạo - quản lý.Nhóm hệ thống điều khiển: còn gọi là hệ thống cái “tôi” của từng nhà lãnhđạo quản lý, nó vừa là nhân tố để các nhóm, các yếu tố trên tồn tại, nhưngmặt khác nó còn là một nhân tố có khả năng tự điều chỉnh và điều khiểnnhân cách của mình. Điều đó có nghĩa là, nó có khả năng nhận cái tốt vàomình và đào thải cái xấu ra ngoài theo cơ chế hoàn thiện thông qua hệ thốngcái “tôi” của nhà lãnh đạo quản lý.Như vậy sự phân tích nói trên chúng ta thấy nhóm xu hướng và nhóm phongcách hành vi. biểu hiện cho đức. Còn nhóm khả năng biểu hiện cho tài chonên ta có thể coi nhân cách bao gồm 2 mặt thống nhất nhau đức và tài.1.1.3. Những nội dung đức và tài1.1.3.1. ĐứcVậy, “đức” có thể biểu hiện phẩm chất xã hội (đạo đức, chính trị, thế giớiquan, niềm tin, lý tưởng, thái độ lao động học tập, phẩm chất cá nhân cáinết, thói quen, các ham muốn. Phẩm chất ý thức là tính tự chủ, tính kỷ luật,tính quả quyết, tính phê phán, tính mục đích...Đức của người lãnh đạo - quản lý tốt thể hiện phẩm chất đối với Đảng vàNhà nước phải trung thành, đối với nhân dân, phải kính trọng, tận tuỵ hysinh, đối với bản thân, phải cần kiệm liêm chính chí công vô tư . Điều đó đòihỏi người cán bộ lãnh đạo quản lý phải có thái độ chuyên cần trong công tác,yêu lao động và lao động sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, phong cách sốnggiản dị, không lãng phí xa hoa, không tham nhũng, không cơ hội, trung thực,công bằng và gắn bó mật thiết với nhân dân. Phải biết lo toan trước mọingười, chịu trách nhiệm trước công việc và biết hưởng thụ một cách côngbằng và công khai. Sống, làm việc theo những chuẩn mực đạo đức này hiệnnay đang thật sự là một thử thách lớn cho người cán bộ lãnh đạo - quản lý,buộc người lãnh đạo - quản lý phải biết chấp nhận hy sinh.Người lãnh đạo - quản lý còn phải lạc quan, cởi mở, dễ hoà đồng,luôn coi trọng tình cảm giữa con người với con người, tình cảm trong tậpthể, tình cảm giai cấp, tình đồng bào. Người lãnh đạo quản lý còn phải biểuhiện ý chí mạnh mẽ, tinh thần dũng cảm, cam đảm, cương quyết, dám nghĩ,dám làm, dám chịu trách nhiệm, biến nó thành uy lực, sức mạnh thu hút, lôicuốn người khác.1.1.3.2. TàiNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh5Nhân cách và uy tín người lãnh đạo“Tài” của người lãnh đạo quản lý là khả năng thích ứng, năng lực sáng tạocô động, mềm dẽo, linh hoạt sáng tạo trong toàn đời sống xã hội. Khả năngbiểu hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả năng biểu hiện cái riêng, cái bản lĩnhcủa mỗi cá nhân. Có khả năng hành động, năng lực hành động. Có sự điềukhiển năng động tích cực đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra tài còn biểuhiện ở khả năng thiết lập và duy trì quan hệ giao tiếp với người khác.Để làm nhà lãnh đạo - quản lý giỏi, người lãnh đạo quản lý ít nhất phải có 4năng lực cơ bản như : năng lực nhận thức (tư duy), năng lực tổ chức, nănglực sư phạm và năng lực chuyên môn giỏiNăng lực tư duy là khả năng biến tri thức thành phương pháp và sử dụngthành thạo chúng để tiếp tục nhận thức, tìm ra bản chất, quy luật, xu hướngtất yếu của sự vật và vận dụng đúng đắn các quy luật đó trong cuộc sống, nóthể hiện ở việc phân tích tình huống, thu thập, xử lý thông tin, xây dựng vàlựa chọn quyết định đúng đắn, tối ưu, tổng kết và rút ra kinh nghiệm, kếtluận xác đáng. Ngoài năng lực tư duy, người lãnh đạo quản lý còn phải cókhả năng nhạy cảm về chính trị và nhạy cảm về tổ chứcNăng lực tổ chức thể hiện qua khả năng dùng người, sử dụng con người,khả năng tập hợp lôi cuốn con người vào guồng máy để vận hành, thực hiệnmột mục tiêu một cách tốt nhất, đặt con người vào đúng vị tri, phát huy sởtrường tốt nhất của họ.Năng lực sư phạm: là khả năng tác động gây ảnh hưởng, thay đổi đượcngười khác bằng phẩm chất, tình cảm ý chí và nhân cách của chính bản thânmình. Đó là sự động viên, khuyến khích, tập hợp được nhiều người hăng háilao vào công việc chung. Sự tác động này, trước hết biểu hiện khả năng lantruyền nghị lực và ý chí của mình sang người khác, khơi vậy lòng hăng háiquyết tâm của họNăng lực chuyên môn: là sự tổng hợp kiến thức, kinh nghiêm và trí tuệ củangười lãnh đạo để hoàn thành có kết quả hoạt động chuyên môn của ngườilãnh đạo. Năng lực chuyên môm được thể hiện trước tiên là khả năng chỉđạo thực hiện có hiệu quả hoạt động chuyên môm. Người lãnh đạo phải giỏichuyên môn nhưng không có nghĩa là giải quyết trực tiếp mọi vấn đề vềchuyên môn mà là khả năng biết nhìn nhận đánh giá và tìn ra được các giảipháp có hiệu quả qua các trợ lý chuyên môn, hoặc cùng với trợ lý chuyênmôn của mình. Khả năng chuyên môn giỏi còn thể hiện ở khả năng đánh giánăng lực làm việc của người cấp dưới và biết phát huy được khả năngchuyên môn của họ ở mức tối đaNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh6Nhân cách và uy tín người lãnh đạo1.1.3.3. Mối quan hệ giữa đức và tàiTheo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đức và tài 2 mặt quan trọng và không thể táchrời đối với nhân cách của người lãnh đạo quản lý, Người cũng không nhấnmạnh mặt này hay hạ thấp mặt khác mà luôn kết hợp chặt chẽ giữa đức vàtài, nhưng theo người, đức luôn là cái gốc của nhân cách, cái cần có trướcnhất của mỗi con người nói chung và đối với người lãnh đạo quản lý nóiriêng. Theo người, có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không cótài thì làm việc gì cũng khóTư tưởng đạo đức HCM còn thể hiện sâu sắc tính cách, nhân cách, phẩmchất của con người. Cho nên ở nước ta Bác Hồ xem đạo đức cách mạng cóvai trò vị trí rất quan trọng đối với người cán bộ cách mạng. Người cáchmạnh phải vừa có tài, vừa có đức.1.1.3.4. Phương hướng để hoàn thiện nhân cách lãnh đạoQuá trình hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo - quản lý chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố như giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập thể, trong đó, giáodục đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách.Thông qua giáo dục, người lãnh đạo quản lý phát triển nhân cách đúnghướng, đúng chuấn mực của người lãnh đạo quản lý trước nhiệm vụ màĐảng, Nhà nước, nhân dân và tổ chức giao cho trọng trách lãnh đạo, quản lý.Thông qua hoạt động, nhờ hoạt động mà người lãnh đạo quản lý nhận thứcthế giới nhanh chóng hơn, nhạy bén và sâu sắc hơn, tình cảm được biểu hiệnmãnh liệt hơn, ý chí kiên cường hơn .... Hoạt động hình thành ở con ngườitri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Giúp con người thay đổi và hoàn thiện nhận thứcvà tư tưởng. Giúp con người tham gia vào việc cải tạo thế giới tự nhiên vàxã hội, tạo nên giá trị vật chất và tinh thần cho con người và xã hội. Nhưvậy, để hoàn thiện nhân cách, người cán bộ lãnh đạo phải tham gia nhiềudạng hoạt động khác nhau, đặc biệt là hoạt động cách mạng.Đối với người lãnh đạo - quản lý, giao lưu là phương thức tồn tại và pháttriển, đồng thời còn là điều kiện của sự hình thành và phát triển tâm lý, ýthức và nhân cách. Trong hoạt động lãnh đạo - quản lý, giao lưu là hoạt độngchủ yếu của người lãnh đạo trong mối quan hệ với tổ chức, người dướiquyền. Nhờ có giao lưu, người lãnh đạo nắm được tình hình ở quần chúng,biết được tâm tư, nguyện vọng, sự đánh giá của quần chúng để có thể tự điềuNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh7Nhân cách và uy tín người lãnh đạochỉnh mình, chỉ đạo tốt việc ra quyết định và tổ chức thực hiện tốt việc thựchiện quyết định quản lý.Ngoài ra, tập thể là nơi tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát triển tối đa cácđặc điểm nhân cách và phát triển năng lực của họ. Với tư cách là chủ thểquản lý, người lãnh đạo tiến hành hoạt động quản lý thông qua con ngườitrong tập thể và nhờ đó mà phát triển nhân cách. Ngược lại, trong quá trìnhlãnh đạo - quản lý chính bản thân người lãnh đạo lại được tập thể nhận xét,thừa nhận hay không thừa nhận. Tập thể lao động ở cơ quan, đơn vị mình,tập1.2.Các nghiên cứu về nhân cách người lãnh đạo1.2.1. Tổng kết của Stogdill năm 1948 Sự thông minh: Thông minh giúp cho sự phán đoán thêm phần chínhxác và nhất là giúp cho chức năng hoạch định thêm hiệu năng. Hiểu biết nhu cầu của người khác Hiểu biết nhiệm vụ Chủ động và kiên trì trong việc giải quyết các vấn đề: Người lãnh đạokhông bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó.Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn làngười đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đếnkhi nào thành công thì thôi. Tiến hành các hoạt động khác nhau hoặclặp lại để vượt qua những trở ngại trong kinh doanh. Không từ bỏ saulần thất bại lần đầu để giải quyết vấn đề. Hy sinh cá nhân hoặc thựchiện các cố gắng phi thường để hoàn thành công việc. Tiếp tục giũvững lập trường của mình trước đối thủ hoặc những dấu hiệu ít cóthành công ở phút ban đầu Tự tin: Tin tưởng vào vai trò của mình, tin tưởng nơi sự quyết địnhcủa mình khi đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân. Khônglùi bước trước những khó khăn trở ngại. Sự tự tin sẽ giúp người lãnhđạo chinh phục người khác dễ dàng và nhất là khi phải quyết định, họsẽ can đảm và sáng suốt hơn. Mong muốn có trách nhiệm: Hiểu rõ trách nhiệm và sứ mệnh củamình và phải chu toàn trách nhiệm cách chu đáo, không trốn tránh, bỏnửa chừng. Không ỷ lại vào người khác.Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh8Nhân cách và uy tín người lãnh đạo Tự trọng còn có nghĩa là có tinh thần kỷ luật cho chính mình, luôn giữđúng giờ đúng giấc nhằm tạo thêm uy tín trong việc lãnh đạo. Mong muốn nắm giữ vị trí thống trị và kiểm soát1.2.2. Tổng kết của Stogdill năm 19741.2.2.1. Phẩm chất Thích ứng; Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm naynhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phảinhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi vàchấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, côngnghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việccủa mình. Am hiểu môi trường xã hội Tham vọng và định hướng thành tựuTham vọng tương ứng với tầm nhìn: Một người lãnh đạo có vai trò quantrọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách hoạchđịnh tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhấtcho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ýtưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ýtưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng vàcó sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằnglời nói luônưq là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họthường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho nhữngkinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lênkế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có nhữnggiải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhấtbởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉmới bắt đầu nghĩ về nó Định hướng thành tựu: Một người lãnh đạo giỏi thường luôn dễ nhậnra khi nhìn vào bề dày thành tích mà họ đã gặt hái được. Điều này tạosự tôn trọng ở cấp dưới, đồng thời cũng mang lại sự tự tin cho bảnthân lãnh đạo.Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh9Nhân cách và uy tín người lãnh đạo Quyết đoán: Cần phải biết làm chủ chính mình, mà muốn được nhưvậy thì phải có được sự bình tĩnh, sáng suốt nhận định vấn đề, khôngđể các ảnh hưởng khác xen vào trong các vấn đề đòi hỏi sự quyết địnhcủa mình.Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết địnhquan trọng trong khi những người khác thường gắng tránh xa nó. Cho dùnhững quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đếnmối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phảichấp nhận điều đó.Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đếnnhững sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vịthế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chúttrong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hạilớn đến lợi ích của công ty. Có tinh thần hợp tác Kiên quyết Đáng tin cậy Thống trị (có nhu cầu cao trong việc ảnh hưởng và kiểm soát ngườikhác) Xông xáo Kiên trì: Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưathật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối vớibạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệmthật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi. Tiến hành các hoạtđộng khác nhau hoặc lặp lại để vượt qua những trở ngại trong kinhdoanh. Không từ bỏ sau lần thất bại lần đầu để giải quyết vấn đề. Hysinh cá nhân hoặc thực hiện các cố gắng phi thường để hoàn thànhcông việc. Tiếp tục giũ vững lập trường của mình trước đối thủ hoặcnhững dấu hiệu ít có thành công ở phút ban đầu Tự tin Chịu được sự căng thẳng Sẵn lòng nhận trách nhiệm1.2.2.2. Kỹ năngNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh10Nhân cách và uy tín người lãnh đạo Tài giỏi, thông minh Nhân thức Sáng tạo Ngoại giao và lịch thiệp:Những lãnh đạo hiệu quả thường là ngườigiỏi giao tiếp. Những lãnh đạo khéo léo biết sử dụng các cách thứcgiao tiếp đúng lúc. Điều này đòi hỏi phải có thông điệp, hoàn cảnh vàngười mà bạn đang giao tiếp, cũng như các điểm yếu và điểm mạnhcủa bạn. Giao tiếp mang tính cá nhân. Trong khi giao tiếp mặt đối mặt luônquan trọng đối với các nhà lãnh đạo, nó cũng cần thiết đối với họ đểxem xét làm thế nào kết nối trực tiếp và hiệu quả với đám đông khángiả.Rõ ràng, một vấn đề giao tiếp cũng là nội dung. Sai lầm nhiều lãnh đạo haymắc là giả định rằng nhân viên của họ có thể hiểu được những phân tích lýtính. Nhưng cách tiếp cận này lại ít thành công trong việc tạo động lực chongười khác.Để khuyến khích người khác, nhà lãnh đạo cần phải chuẩn bị một bài nóichuyện diễn cảm. Lãnh đạo hiệu quả khiến cho bài nói chuyện sống độngbằng những ví dụ, kinh nghiệm cá nhân, phân tích và các câu chuyện kể. Tạisao những điều này lại có sức hút mạnh mẽ trong giao tiếp? Thứ nhất, mộtcâu chuyện có tính thuyết phục có thể lôi cuốn người nghe. Nó đại diện chomột câu đố phải giải, một thử thách phải vượt qua. Và các câu chuyện kể rấthiệu quả vì cuối cùng nó cho phép những người nghe tự hình dung ra kếtluận của mình.Thứ hai, những kinh nghiệm cá nhân có thể giúp người nghe xác định lãnhđạo. Kinh nghiệm cá nhân là cách thức rất tốt để giảm bớt khoảng cách xãhội - và bộc lộ cá tính cá nhân. Sử dụng những tình huống quen thuộc haynhững ví dụ từ cuộc sống hàng ngày, nhà lãnh đạo có thể kết nối với ngườikhác thông qua những kinh nghiệm chung mà họ cùng chia sẻ.Thứ ba, bằng cách cá nhân hóa giao tiếp - thông qua những chuyện hài hước- nhà lãnh đạo có thể bộc lộ nhiều về họ hơn. Họ càng bộc lộ được nhiềuhơn, họ càng chiếm được cảm tình của người khác hơn. Jack Welch, cựuCEO của GE, đã sử dụng kỹ thuật này để kết nối với mọi người bằng cáchkể những câu chuyện từ thời đi học của ông để truyền tải một thông điệpquan trọng nào đó.Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh11Nhân cách và uy tín người lãnh đạoGiao tiếp thận trọng không chỉ bao gồm nội dung, phong cách và cách kểchuyện. Nó còn là thời gian và tốc độ. Âm nhạc không chỉ bao là các nốtnhạc - như một nghệ sĩ jazz đã nói “Hãy nghe những nốt nhạc tôi khôngchơi”.Các nhà lãnh đạo rất hay gặp khó khăn trong vấn đề tốc độ và thời gian. Vớisự gấp gáp ngày nay, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cảm thấy họ phải nóinhanh hơn và nhanh hơn. Diễn đạt thông tin Có khả năng hiểu biết về nhiệm vụ của nhóm Kỹ năng tổ chức Kỹ năng thuyết phục Kỹ năng xã hội.1.2.3. Các nghiên cứu khác về phẩm chất.1.2.3.1. Tiếp cận về người lãnh đạo “trệch hướng”Phẩm chấtNgừoi lãnh đạo thành NgườicônghướngSự ổn định về Điểm tĩnhcảm xúcTự tinlãnhđạotrệch- Không có khả năng làmchủ được sự căng thẳngCó thể dự đoán trong thời - Hay giận dữ, có hành vikhông phù hợpkỹ khủng hoảng- Phá vỡ quan hệ con ngườiSự phòng thủDám nhậnnhiệmlỗi,trách - Phòng thủ đề không rơivào thất bạiTích cực thực hiện các - Phản ứng bằng việc chehành động và giải pháp đậy các sai lầmđể giải quyết vấn đề- Thường hay đổ lỗi chongười khácKỹ năng làm Tế nhịviệc với conNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh- Yếu kém trong quan hệ12Nhân cách và uy tín người lãnh đạongườiQuan tâm đến người khác - Nồng nhiệt khi họ muốn,nhưng khi không muốn thìLịch thiệptrở nên ích kỷ, thực dụngKỹ năng kỹ Có kinh nghiệmthuật và nhận Nhận thức và giải quyếtthứctốt các tình huống khácnhau- Kỹ năng kỹ thuậtthườnglà nguyên nhânthành công ki ở cấp thấp.Điều này dẫn đến sự tự phụ- Khi lên cấp cao thường từchối các đề nghị tốt, loại trừnhững người có trình độ- Kiểm soát chặt chẽ nhữngngười có trình độ và khảnăng1.2.3.2. Phẩm chất quan trọng: Bốn cấp độ tầm nhìn của con người: Một số người không bao giờ nhìn thấy nó (Họ là những kẻ langthang). Một số người nhìn thấy nó nhưng không theo đuổi nó (Họ là nhữngngười đi theo). Một số người nhìn thấy nó và đeo đuổi nó (Họ là những người thànhđạt). Một số người nhìn thấy nó, theo đuổi nó và giúp người khác nhìn thấynó (Họ là những nhà lãnh đạo).Hãy lắng nghe bạn đang cảm thấy gì?Theodore Hesburgh, hiệu trưởng trường Đại học Notre Dame ở Pháp,đã nói: “Điều cốt yếu nhất của lãnh đạo là bạn có một tầm nhìn. Đó phải làmột tầm nhìn có thể mô tả rõ ràng và thuyết phục trong mọi tình huống. Bạnkhông thể thổi kèn trumpet một cách cầm chừng”. “Thổi kèn cầm chừng”thường là kết quả của một cá nhân thiếu tầm nhìn hoặc cố gắng lãnh đạobằng mơ ước của người khác. Tiếng kèn mạnh và dứt khoát xuất phát từ nhàlãnh đạo có một tầm nhìn. Có sự khác nhau rõ rệt giữa người có tầm nhìn vàngười mơ mộng hão huyền.Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh13Nhân cách và uy tín người lãnh đạoMột người có tầm nhìn nói ít nhưng làm nhiều.Một người mơ mộng làm ít nhưng lại nói nhiều.Một người có tầm nhìn tìm sức mạnh từ niềm tin nội tạiNgười mơ mộng thì tìm sức mạnh từ điều kiện bên ngoàiNgười có tầm nhìn vẫn tiếp tục thực hiện công việc cho dù gặp phải một sốvấn đề rắc rối.Người mơ mộng bỏ cuộc khi con đường khó đi.Rất nhiều người vĩ đại bắt đầu cuộc đời trong cảnh nghèo khổ cùngcực, ít được học hành và không có một lợi thế nào.Thomas Edison bán báo trên tàu hỏa khi còn nhỏ, Andrew Carnegiebắt đầu làm việc với mức lương bốn đô-la một tháng, còn JohnD.Rockefeller được trả sáu đô-la một tuần. Điều đáng tự hào của AbrahantLincoln không phải là việc ông được sinh ra trong một ngôi nhà bằng gỗghép lại mà là ông đã từ ngôi nhà đó để tiến lên bục vinh quang.Demosthenes, một nhà hùng biện lẫy lừng trong lịch sử thế giới cổ đạicó tật nói lắp. Lần đầu tiên bước lên diễn thuyết, ông đã bị mọi người chêcười và nhạo báng. Julius Caesar là một người động kinh. Napoleon sinh ratrong một gia đình rất bình thường và không phải là thần đồng (ông đứngthứ 46 trong số 65 học viên ở Học viện Quân sự). Beethoven và ThomasEdison đều là những người bị điếc. Charles Dickens và Handel đều bị què.Homer là một người mù; Plato bị gù; còn Walter Scott bị liệt.Điều gì đã giúp các cá nhân vĩ đại này vượt qua sự khắc nghiệt của cuộc đờiđể đạt được thành công? Mỗi người đều có giấc mơ của riêng mình. Đó làngọn lửa không gì có thể dặp tắt được. Tầm nhìn vĩ đại khởi đầu là một“công việc trong tâm tưởng”. Tác giả Napoleon Hill, người được mệnh danhlà người tạo ra các tỷ phú của nước Mỹ, nói : “Hãy ôm ấp giấc mơ và tầmnhìn của bạn như là những đứa con tinh thần! Chúng là kế hoạch dẫn đến sựthành công viên mãn”.1.2.3.3. Nghiên cứu về năng lực quản trịCó 8 năng lực quản trị- Định hướng hiệu suất- Quan tâm đến sự ảnh hưởng tới ngừoi khác- Chủ độngNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh14Nhân cách và uy tín người lãnh đạo- Tự tin- Kỹ năng trình bày miệng (nói)- Kỹ năng nhận thực, khái quát hóa- Chuẩn đoán bằng khái niệm- Sử dụng quyền lực xã hội- Lãnh đạo việc xây dựng và phát triển đội.PHẦN 2: UY TÍN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠONói đến người lãnh đạo không thể không nói đến uy tín của họ, đó là sự kínhtrọng, sự tín nhiệm của anh chị em trong một đơn vị, một tập thể và ảnhhưởng tốt của người lãnh đạo đến đơn vị, đến tập thể đó.Lênin đã chỉ ra rằng, kết quả của công tác lãnh đạo, công tác quản lý khônghoàn toàn phụ thuộc vào quyền lực, mà phụ thuộc chủ yếu vào uy tín củangười lãnh đạo. Người không có uy tín thì không thể trở thành cán bộ lãnhđạo được. Người lãnh đạo có uy tín thật sự thì lời nói của họ có thể thay thếcho nhiều cuộc họp, nhiều cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Khi người lãnh đạo cóuy tín thì hành vi của họ luôn luôn có tác động tốt trực tiếp đến cán bộ dướiquyền. Đấy là bản chất của uy tín thật sự.2.1. Định nghĩa2.1.1. Định nghĩa về uy tínUy tín là khả năng tác động của người đó đến người khác, là sự ảnh hưởngđến người khác, cảm hóa người khác, làm cho người khác tin tưởng, phụctùng và tuân theo mình một cách tự giác.2.1.2 Định nghĩa về uy tín của người lãnh đạoUy tín của người lãnh đạo, là sự thừa nhận của xã hội về nhân cách củangười lãnh đạo; sự đánh giá của tập thể về sự phù hợp giữa những phẩm chấtvà năng lực của người lãnh đạo đó đáp ứng được những yêu cầu khách quancủa công tác lãnh đạo mà cơ quan, đơn vị đó đặt ra, do đó mà được mọingười tin tưởng, mến phục và phục tùng một cách tự giác.Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh15Nhân cách và uy tín người lãnh đạoNói cách khác, nó ám chỉ sự gây ảnh hưởng của người lãnh đạo tới cấp dướivà được cấp dưới tôn trọng.Uy tín bao gồm hai mặt: Uy quyền và sự tín nhiệm- Uy quyền: là quyền lực của người lãnh đạo do nhà nước cấp để cho anh tathực hiện nhiệm vụ được giao; nó là vốn liếng ban đầu mà nhà nước cấp vàlà cơ sở để tạo ra cái tín của người lãnh đạo- Tín nhiệm: là ảnh hưởng đến mọi người xung quanh; được mọi người tintưởng, tôn trọng và tuân phục. Đây là cái vốn mà người lãnh đạo tự tạo racho mình trong hoạt động quản lý, lãnh đạo. Rõ ràng có uy mà khôngcó tín thì không thể lãnh đạo được, sớm muộn thì người lãnh đạo đó cũng sẽbị đào thải. Bởi thế, trong việc đề bạt cán bộ quản lý, ta phải chú ý phát hiệnnhững cán bộ có tín rồi mới giao uy quyền thích hợp cho họ.Nói chung, uy tín của người lãnh đạo là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tốuy quyền và sự tín nhiệm, thiếu một trong hai yếu tố đó sẽ không có uy tín.Một vài học giả cố gắng xác định các đặc điểm cá nhân của nhà lãnh đạo uytín. Robert House đã xác định ba đặc điểm: sự tự tin cao, ưu thế vượt trội vàsức thuyết phục mạnh mẽ. Warren Bennis, sau khi nghiên cứu 90 nhà lãnhđạo thành công và hiệu quả ở Mỹ, nhận thấy rằng họ có bốn khả năngchung:-Họ có tầm nhìn hoặc mục đích thuyết phục;-Họ có thể truyền đạt tầm nhìn theo một thuật ngữ rõ ràng để cấp dưới có thểnhận ra;-Họ thể hiện tính nhất quán và tập trung theo đuổi tầm nhìn của họ;-Và họ biết điểm mạnh và tận dụng điểm mạnh này.Tuy nhiên, Jay Conger và Rabindra Kanungo tại đại học McGill đã tiến hànhphân tích một cách toàn diện hơn. Họ kết luận rằng nhà lãnh đạo uy tín cómột mục tiêu lý tưởng mà họ muốn đạt được và sự cam kết cá nhân cao độvới mục tiêu đó; họ được nhìn nhận như là trái với thông lệ, họ quyết đoánvà tự tin, và họ được nhìn nhận như là tác nhân của những thay đổi triệt đểhơn là như nhà quản trị giữ nguyên hiện trạng.2.2. Vai trò của uy tín đối với nhà lãnh đạo- Uy tín là tiền đề và điều kiện đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trongcông tác quản lý của người lãnh đạo. V.I. Lênin nói rằng: Điều quyết địnhNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh16Nhân cách và uy tín người lãnh đạothành công trong việc lãnh đạo quần chúng không phải bởi sức mạnh củaquyền hành mà là sức mạnh của uy tín, sức mạnh của nghị lực, của sự hiểubiết phong phú, của tài năng xuất sắc. Nhờ có uy tín mà người lãnh đạo bằngnhững yêu cầu, bằng những gợi ý, bằng những lời thuyết phục, bằng nhữngquyết định quản lý của mình, luôn luôn có khả năng ám thị từng cá nhân vàtập thể.Điều đó có nghĩa là họ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tựgiác, nhờ đó mà người lãnh đạo thực hiện có kết quả những mục tiêu quản lýđã đề ra.- Người lãnh đạo có uy tín sẽ giúp tăng cường tinh thần và hiệu quả làm việccủa cán bộ, nhân viên; tăng cường nhịp điệu hoạt động tích cực của tập thểcủacơquan.- Nhờ có uy tín mà người lãnh đạo mới tạo ra sự tin phục của tập thể và xãhội đối với lời nói và việc làm của mình , vì thế mà: Giáo dục được tập thể, giáo dục được từng thành viên của tập thể, gópphần cực kỳ to lớn trong việc ngăn chặn các nhóm và các cá nhân lệchchuẩn trong tập thể, ngăn chặn được xung đột trong tập thể, tạo ra bầukhông khí tâm lý lành mạnh trong tập thể. Giúp cho người lãnh đạo tập hợp, động viên được các lực lượng trongxã hội tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu mà đơn vị đã đề ra.- Uy tín là động lực bên trong giúp cho tinh thần người lãnh đạo luôn sảngkhoái, bình tĩnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm bởi họbiết rằng tập thể coi mọi quyết định của họ là vì tập thể, cho tập thể chứkhông mảy may xen lẫn chút quyền lợi cá nhân nào chi phối quyết định củamình. Ngược lại, người lãnh đạo không có uy tín hoặc uy tín thấp luôn luôngặp phải sự chống đối, tâm trạng luôn luôn u ám, nặng nề.2.3. Các đặc điểm chính của nhà lãnh đạo uy tín- Nhà lãnh đạo uy tín hoàn toàn tự tin vào sự đánh giá và khả năng của họ- Họ có một mục tiêu lý tưởng đề ra mục đích cho tình trạng tương lai tốthơn bây giờ. Sự khác biệt giữa mục tiêu lý tưởng với tình trạng hiện tại càngnhiều, cấp dưới sẽ nhìn nhận nhà lãnh đạo có tầm nhìn phi thường.- Họ có khả năng gạn lọc và tuyên bố tầm nhìn theo cách dễ hiểu cho ngườikhác. Khả năng tuyên bố rõ ràng này thể hiện việc am hiểu sâu sắc mongmuốn của cấp dưới và vì vậy, hành động như tác nhân động viên.Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh17Nhân cách và uy tín người lãnh đạo- Sự thuyết phục mạnh mẽ về tầm nhìn. Nhà lãnh đạo uy tín được nhìn nhậnlà cam kết cao và sẵn sang chấp nhận rủi ro cao, gánh chịu chi phí cao vàchấp nhận sự hy sinh để đạt được tầm nhìn, viễn cảnh của họ.- Hành vi của nhà lãnh đạo uy tín được xem như là mới lạ, khác thường vàđối ngược với thông thường. Khi thành công, những hành vi này gợi lên sựngạc nhiên và khâm phục ở cấp dưới.- Thể hiện như là tác nhân của sự thay đổi. Nhà lãnh đạo uy tín được nhìnnhận như là tác nhân của sự thay đổi triệt để hơn là như người giữ nguyênhiện trạng- Nhạy cảm với môi trường. Họ có khả năng đánh giá tình thế về điều kiệnmôi trường và nguồn lực cần thiết cho sự thay đổi.2.4. Sự ảnh hưởng tới cấp dưới của người lãnh đạo uy tínMinh chứng gợi ý một tiến trình có bốn bước.Nó bắt đầu với việc nhà lãnhđạo tuyên bố một tầm nhìn.Tầm nhìn này cung cấp ý thức cộng đồng chocấp dưới bằng cách kết nối hiện tại với một tương lai tốt hơn cho tổchức.Sau đó nhà lãnh đạo truyền thông những kỳ vọng và thể hiện lòng tinxuống cho cấp dưới để đạt được. Điều này gia tăng lòng tự trọng và sự tự tintrong cấp dưới. Kế tiếp, thông qua ngôn từ và hành động, nhà lãnh đạotruyền tải hệ thống giá trị mới, và bằng hành vi của mình tạo ra khuôn mẫucho đồng nghiệp bắt chước. Cuối cùng, nhà lãnh đạo uy tín chấp nhận sự hysinh và cam kết với những hành vi thể hiện sự cỗ vũ và thuyết phục viễncảnh.Chúng ta có thể nói điều gì về sự ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến cấp dưới?Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên Nhân viên làm việc cho nhàlãnh đạo uy tín được động viên để thực hiện thêm các nỗ lực, bởi vì họ thíchvà khâm phục nhà lãnh đạo và thể hiện sự hài lòng cao độ.hệ mật thiết giữalãnh đạo uy tín với thành tích và sự hài lòng ở mức cao ở cấp dưới.Nếu uy tín được mong đợi, con người có thể học để trở thành nhà lãnh đạouy tín được không? Hay là đặc điểm này có từ khi nhà lãnh đạo được sinhra? Trong khi số ít người hãy còn nghĩ rằng uy tín không thể được học, hầuhết các chuyên gia tin rằng cá nhân có thể được đào tạo để biểu lộ hành vi uytín và thích thú với những lợi ích có được từ danh tiếng “nhà lãnh đạo uytín”. Nhưng điều quan trọng cần nhớ rằng lãnh đạo uy tín có thể không luôncần thiết để đạt được mức thành tích cao của nhân viên. Uy tín xem ra thíchhợp nhất khi công việc của cấp dưới có các thành tố thuộc ý thức hệ hoặcNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh18Nhân cách và uy tín người lãnh đạokhi môi trường liên quan đến stress và không chắc chắn cao. Điều này có thểgiải thích tại sao, khi nhà lãnh đạo uy tín xuất hiện, có nhiều khả năng là vềchính trị, tôn giáo, thời kỳ chiến tranh hoặc khi một hãng kinh doanh đang ởthời kỳ sơ khai hoặc đang đối diện với nguy cơ khủng hoảng.Khi một người lãnh đạo có uy tín tuyệt đối thì bất kỳ một mệnh lệnh nào,một ý muốn nào của ông cũng trở thành chân lý theo đúng nghĩa của nó. Đốivới tất cả những người dưới quyền và cấp dưới của họ sẽ đem hết nghị lực,khả năng, sáng kiến để thực hiện những mệnh lệnh đó.Nếu người lãnh đạo không có uy tín, mọi mệnh lệnh của ông ta sẽ bị cấpdưới nghi ngờ, đem ra bàn tán và tất nhiên không được thực hiện ngay.Cóthể họ còn chờ đợi thêm một mệnh lệnh khác để bãi bỏ mệnh lệnh đó.Mọi ý kiến quyết định của người lãnh đạo có uy tín đều rất có giá trị và cósức cảm hóa cao độ.Như vậy, sức cảm hóa chính là bản thân của uy tín củangười lãnh đạo.2.5. Phân loại uy tín của người lãnh đạoThông thường người ta chia uy tín ra thành 2 loại: uy tín đích thực và uy tíngiả danh. Uy tín đích thực thì chỉ có một, còn uy tín giả tạo (giả danh) thì córất nhiều loại.2.5.1. Uy tín đích thực2.5.1.1. Khái niệmUy tín đích thực là sự kết hợp một cách đặc biệt khách quan giữa nhữngphẩm chất tư tưởng, chính trị, tâm lý đạo đức của người lãnh đạo, uy tín đíchthực hình thành và phát triển thông qua hoạt động giao lưu của chủ thể vàkhách thể trong quản lý, lãnh đạo nhằm tích cực hóa quá trình đó.2.5.1.2. Uy tín đích thực được biểu hiện qua cơ sở sau:- Người lãnh đạo luôn luôn đứng vững trên cương vị của mình. Trong hoạtđộng, trong cuộc sống cấp trên tín nhiệm cấp dưới kính phục, tin tưởng phụctùng tự nguyện, đồng nghiệp ngưỡng mộ, ca ngợi.- Những thông tin có liên quan đến việc quản lý lãnh đạo đều được chuyểnđến đầy đủ, chính xác kịp thời cho người lãnh đạo.- Những quyết định quản lý đưa ra được cấp dưới thực hiện tự giác, nghiêmtúc dù bất cứ dưới hình thức nào.Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh19Nhân cách và uy tín người lãnh đạo- Dù người lãnh đạo vắng mặt ở cơ quan, đơn vị nhưng công việc vẫn tiếnhành bình thường và mọi người vẫn mong đợi sự có mặt của người lãnh đạo.- Dư luận quần chúng luôn đánh giá tốt người lãnh đạo.- Kẻ thù, những người đối lập, những đối thủ cò tầm cỡ tỏ ra kính nể, run sợthậm chí khâm phục.- Người lãnh đạo luôn luôn có tâm trạng nhiệt tình, thoải mái trong côngviệc, có hiệu quả hoạt động rõ rệt. Hiệu quả này không chỉ ở mặt kinh tế - xãhội mà còn thể hiện trong sự phát triển của tổ chức, của mỗi thành viên trongđơn vị.- Những việc riêng của người lãnh đạo được mọi người quan tâm với thái độthiện chí và đúng mức.- Khi người lãnh đạo chuyển sang công tác khác hoặc nghỉ hưu mọi ngườiluyến tiếc, ngưỡng mộ, ca ngợi. Hình ảnh người lãnh đạo còn lưu lại trongmỗi thành viên.2.5.2. Uy tín giả tạo2.5.2.1. Khái niệmNgười có uy tín giả tạo, bề ngoài cũng được kính trọng, nhưng bản chất thìkhác. Dạng phổ biến là do sự nể sợ sinh ra. Trong các trường hợp này, ngườilãnh đạo cố phô trương quyền lực của mình, tìm mọi thủ pháp trong quyềnlực làm cho cán bộ dưới quyền vì lo sợ mà phải khuất phục, kính nể bề ngoàivà buộc phải thực hiện mọi mệnh lệnh của người lãnh đạo. Người lãnh đạocó uy tín giả tạo có những lúc cau có, nhưng thường là giữ nét mặt nghiêmnghị, ngại phải cười vui trước mặt cán bộ dưới quyền.Trên mặt họ bao giờcũng thể hiện đầy vẻ trọng trách và lấy làm oai trong chức vụ của mình.Uy tín giả tạo có tác hại vô cùng lớn đến các thế hệ cán bộ. Cần lưu ý là, tưchất, sắc thái của người lãnh đạo bao giờ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâmtrạng cán bộ dưới quyền theo quy luật tâm lý lan truyền (người ta gọi đó là“cái máy” phát ra tâm trạng trong một tập thể). Trong trường hợp người lãnhđạo có uy tín giả tạo, do tâm lý lan truyền, nhiều người khi trông thấy thủtrưởng thì nem nép sợ hãi, mặc dù biết mình hoàn toàn không có khuyếtđiểm, không có tội tình gì. Không khí sợ hãi làm cho hiệu suất công tác(nhất là lao động trí óc) giảm sút nghiêm trọng.2.5.2.2. Các dạng uy tín giả tạoNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh20Nhân cách và uy tín người lãnh đạoCÁC LOẠI “UY TÍN”BIỂU HIỆN- Luôn luôn phô trương quyền lực sức mạnh của mình.1. Uy tín sợ hãi- Đe dọa cấp dưới bằng các hình thức kỷ luật- Hay “ Đóng vai” lãnh đạo sống sượng.- Ảnh hưởng của nó tới người khác.- Đây là loại uy tín lộng hành.- Người lãnh đạo tự coi mình cao sang hơn ngườikhác.- Tự coi mình có quyền lực đối với mọi người.2. Uy tín gia trưởng- Luôn luôn đẩy hết những người họ không ưa thíchvà lập ra phe cánh gồm những người hợp với họ.- Khi đi công tác họ thường kéo theo một đoàn tuỳtùng gồm những người thân cận của họ.- Cách đối xử của họ là “Có đi có lại”- Họ không bao giờ dám chan hòa gần gũi với quầnchúng.3. Uy tín khoảng cách- Ông ta muốn bảo vệ một “Vành đai”.- Trang điểm cho mình thành một con người “Đặcbiệt, khác người”.4. Uy Tín kiêu ngạoNgười lãnh đạo kiêu ngạo thường coi thường cấp dướivà không thể tổ chức tốt được mọi công việc. Nhữngngười lãnh đạo kiểu này thường có ý thức tập trungxung quanh mình những kẻ “trung thành” và loại bỏnhững người không hợp “gu” với mình, nhiều khi loạibỏ luôn cả những cán bộ tốt, trung thực, thẳng thắn, cógan phê bình lãnh đạo.Người lãnh đạo kiểu này lại tỏ ra “hòa nhập,gần gũi”5. Uy tín kiểu gia đình quần chúng, tới mức can dự vào nhiều phần việc củachủ nghĩacấp dưới, không phân rõ ranh giới giữa lãnh đạo vàthừa hành trong công việc, xuê xoa tới mức mất hếtNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh21Nhân cách và uy tín người lãnh đạotác phong lãnh đạoTrong khi xem xét người lãnh đạo có uy tín giả tạo, các nhà khoa học quảnlý đã tìm ra một số nguyên nhân:Một là, người lãnh đạo kiểu này lúc nào cũng coi thường cấp dưới, chỉ cầnphát lệnh mà không cần trao đổi.Trong thâm tâm, người lãnh đạo kiêu ngạonghĩ rằng, trình độ nhiều mặt cũng như khả năng chuyên môn của cấp dướiluôn luôn thấp hơn mình.Hai là, người lãnh đạo đó cho rằng bao giờ cấp dưới cũng cần đến mình, dođó mà phải nể trọng và nhiều khi lo sợ. Nghĩ như thế, người lãnh đạo đi đếnhạn chế sự phấn đấu vươn lên và không thực sự nghiêm túc với mình khilàm việc với cấp dưới.Ba là, có được uy tín giả tạo bao giờ cũng dễ hơn là có uy tín thật sự, vì ítphải phấn đấu nghiêm khắc với bản thân, không phải trực tiếp tham gia vàonhiều việc mà chỉ khoát tay ra lệnh và quát tháo, vậy là xong.2.6. Một số giải pháp để củng cố uy tín của nhà lãnh đạo- Một trong những việc quan trọng là phải tiến hành đánh giá lại đội ngũ cánbộ lãnh đạo của cơ quan, đơn vị. Để bảo đảm khách quan, ngoài việc mỗingười lãnh đạo tự đánh giá, cơ quan, đơn vị có thể tổ chức đánh giá theo 3“kênh”. Một là, lãnh đạo cấp trên nhận xét lãnh đạo cấp dưới với ý nghĩa làngười quản lý trực tiếp cán bộ trong phạm vi quản lý của mình.Hai là, cánbộ, nhân viên đánh giá, nhận xét lãnh đạo của đơn vị mình với ý nghĩa ngườibị lãnh đạo nhận xét người lãnh đạo. Ba là, lãnh đạo đồng cấp đánh giá,nhận xét lẫn nhau với ý nghĩa là những người cùng trách nhiệm, quyền hạn,hiểu biết nhau như thế nào. Tổng hợp kết quả cả ba “kênh” cho từng người,được công bố công khai rõ ràng, minh bạch. Các cơ quan có thể vận dụngviệc bỏ phiếu tín nhiệm để giữ lại những người lãnh đạo thật sự có uy tín.Tàiliệu tổng hợp nhận xét, đánh giá từ 3 “kênh” là cứ liệu quan trọng cho việcbỏ phiếu. Khi thực hiện bỏ phiếu phải hết sức cẩn trọng, phải có cách làmchặt chẽ, đúng đắn để triệt tiêu tình trạng “mua” phiếu, tình trạng đánh giácảm tính, ưa hay không ưa, tình trạng vì lợi ích nhóm, cục bộ.- Mỗi vị lãnh đạo (dù là cấp nào) cũng phải nghiêm túc rèn luyện bản thân cảtrong học tập, tích lũy kiến thức nhiều mặt, cả trong việc nâng cao năng lựclãnh đạo, khả năng quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. (Cần phải nóiNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh22Nhân cách và uy tín người lãnh đạothêm rằng, trong thời đại kinh tế tri thức, không có chuyên môn, nghiệp vụthì không thể lãnh đạo được. Cái thời “chỉ chỏ chung chung”, “chém tay,hùng biện rỗng”, phát biểu theo các “Fom” có sẳn, thì chính bản thân ngườilãnh đạo cũng thấy nhàm chán, vì nó quá vô vị, chẳng giải quyết được côngviệc gì). Đi đôi với chuyên môn, nghiệp vụ, mỗi vị lãnh đạo phải thực sự lưuý giữ gìn về phẩm chất, lối sống. Cũng cần phải nhớ một đặc điểm nữa là,năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì “lặn chìm”, tiềm tàng trong con người,nhưng lối sống thì lại luôn luôn lồ lộ ra bên ngoài, rất dễ nhận biết. Anh thựcsự có cuộc sống lành mạnh hay anh giả vờ nghiêm túc đều không qua khỏicon mắt “giám sát” của “thiên hạ”. Nói tóm lại là năng lực, phẩm chất, đạođức thật sự hay “đồ rởm”, điều đó quyết định sự tồn tại vị trí lãnh đạo củamỗi người; đối với lãnh đạo trẻ còn quyết định phát triển hay “thui chột”.- Phải đề cao trách nhiệm của các cơ quan làm công tác tổ chức bộ máy vàcán bộ. Việc quy hoạch, cất nhắc, đề bạt hay bầu cử một chức vụ lãnh đạonào đó đều phải tuân theo tiêu chuẩn và quy trình chặt chẽ, nhưng nếu vì “lýdo gì đó” mà làm nhạt nhòa tiêu chuẩn, làm mờ mịt quy trình thì chắc chắnsẽ không thể chọn đúng được người lãnh đạo tài, đức. Bởi vậy người làmcông tác tổ chức phải là người trong sáng của trong sáng, công tâm của côngtâm, bản lĩnh của bản lĩnh, trí tuệ của trí tuệ, công minh của công minh... Cónhư vậy mới lựa chọn được những người đảm nhiệm được các chức danhlãnh đạo trong mỗi bộ phận của guồng máy cơ quan. Và khi đó bộ máy mớiđược vận hành chạy đều, êm thấm.PHẦN 3: MỐI LIÊN HỆ NHÂN CÁCH VÀ UY TÍN NGƯỜILÃNH ĐẠOTrong giai đoạn hiện nay, người lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa, trôngrộng, có quan điểm đúng đắn hướng tới sự sáng tạo, năng động, chất lượng,hiệu quả, xây dựng cuộc sống và môi trường xã hội trong sáng, lành mạnhtrên nền tảng thế giới quan khoa học. Loại trừ tư tưởng cục bộ, địa phương,bè phái, thực dụng, hẹp hòi, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, đặc quyền,đặc lợi...Uy tín là sức mạnh tinh thần mà cá nhân, tổ chức có được nhờ sự tin cậy, tínnhiệm của mọi người. Đó phải là uy tín thật sự được tạo ra từ bản thân ngườilãnh đạo - quản lý bằng nhân phẩm, tài năng, đức độ; chớ không phải thứ uytín giả tạo có được do sợ hãi (dung quyền lực được giao gay ap lực, khổngchế, đe dọa...), do gia trưởng (coi thường mọi người, cac biểu hiện thải độNhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh23Nhân cách và uy tín người lãnh đạolộng quyền...), do khoảng cách (tự tạo khoảng cach với mọi người, tạo vẻ biẩn, sợ người khác gần gũi sẽ phát hiện nhược điểm), do dân chủ giả hiệu(luôn hứa hẹn những điều có lợi cho người thừa hành, lâu ngay tạo ra sự“móc ngoặc ” giữa người lãnh đạo — quản lý va thuộc cấp), do công thần(luôn lẩy thanh tich cũ để pho trương, tự ca ngợi mình, bảo thủ, hoài cổ,không chịu đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tinhhinh mới nhưng lẩy thành tích cũ để che đậy nhược điểm...Con đường hiệu quả nhất nhất giúp người lãnh đạo quản lý hoàn thiện nhâncách là tự mình nhận thức và tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những tri thứckhoa học, kỹ năng lãnh đạo quản lý và tự rèn luyện những phẩm chất nhâncách của mình.Tóm lại, người lãnh đạo - quản lý phải đạt ba điều kiện, đó là: có tâm, có tàivà có tầm nhìn (nhân cách) thì mới có đủ uy tín để thuyết phục quần chúngnhân dân tự giác tuân theo sự lãnh đạo - quản lý của mình.Nhóm 4_ Lớp Quản Trị Kinh Doanh24

Tài liệu liên quan

  • BÁO CÁO TIỂU LUẬN   MÔN: THIẾT KẾ LỌC SỐ VÀ MÃ HÓA BĂNG   CON  ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU BỘ LỌC ĐIỂM CỐ ĐỊNH CÓ   ĐÁP ỨNG XUNG HỮU HẠN FIR BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN: THIẾT KẾ LỌC SỐ VÀ MÃ HÓA BĂNG CON ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU BỘ LỌC ĐIỂM CỐ ĐỊNH CÓ ĐÁP ỨNG XUNG HỮU HẠN FIR
    • 46
    • 888
    • 4
  • tiểu luận môn công nghệ hóa dầu và chế biến polime tiểu luận môn công nghệ hóa dầu và chế biến polime
    • 27
    • 594
    • 0
  • Tiểu luận môn lãnh đạo BÀI HỌC LÃNH ĐẠO TỪ CHIẾN LƯỢC FPT 20112024 Tiểu luận môn lãnh đạo BÀI HỌC LÃNH ĐẠO TỪ CHIẾN LƯỢC FPT 20112024
    • 30
    • 521
    • 0
  • Tiểu luận môn học MẬT MÃ VÀ AN TOÀN DỮ LIỆU TRÌNH BÀY VỀ PHƯƠNG PHÁP THÁM MÃ VI SAI Tiểu luận môn học MẬT MÃ VÀ AN TOÀN DỮ LIỆU TRÌNH BÀY VỀ PHƯƠNG PHÁP THÁM MÃ VI SAI
    • 16
    • 899
    • 7
  • Tiểu luận môn triết  NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA Tiểu luận môn triết NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA
    • 29
    • 465
    • 0
  • tiểu luận môn cơ sở quy hoạch và kiến trúc đề tài quy hoạch đô thị tiểu luận môn cơ sở quy hoạch và kiến trúc đề tài quy hoạch đô thị
    • 7
    • 1
    • 17
  • tiểu luận môn phân tích tài chính phân tích tín dụng và dự báo khủng hoảng tiểu luận môn phân tích tài chính phân tích tín dụng và dự báo khủng hoảng
    • 56
    • 338
    • 1
  • Tiểu luận môn Quản lý đô thị và dân cư nông thôn Thực trạng và giải pháp về việc xây dụng nhà trái phép tại Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ Tiểu luận môn Quản lý đô thị và dân cư nông thôn Thực trạng và giải pháp về việc xây dụng nhà trái phép tại Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
    • 20
    • 1
    • 4
  • báo cáo tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn quản lý và phát triển đô thị có sự tham gia của cộng đồng báo cáo tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn quản lý và phát triển đô thị có sự tham gia của cộng đồng
    • 22
    • 1
    • 2
  • báo cáo tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn thực trạng và giải pháp xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ ở huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp báo cáo tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn thực trạng và giải pháp xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ ở huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp
    • 21
    • 1
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(796.9 KB - 24 trang) - Tiểu luận môn lãnh đạo nhân cách và uy tín người lãnh đạo Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Uy Tín Của Người Lãnh đạo