Tiểu Luận Môn Luật Kinh Doanh Doanh Công Ty Cổ Phần - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Thương mại
tiểu luận môn luật kinh doanh doanh công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.36 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌCLỚP MBA11BCÔNG TY CỔ PHẦN GVHD: TS. LS. TRẦN ANH TUẤNNHÓM: 9 HỌC VIÊN: THÁI MINH HUY LÊ MINH SÁNG ĐỖ THỊ THANH TRÚC LÊ THỊ CẨM VÂN Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2011MỤC LỤCTrangCHƯƠNG I: LỊCH SỬ CÔNG TY CỔ PHẦN 1I. Giai đoạn mầm mống: 1II. Giai đoạn hình thành: 2III. Giai đoạn phát triển: 2IV. Giai đoạn trưởng thành: 2CHƯƠNG II:CÔNG TY CỔ PHẦN 4I. Khái niệm 4II. Đặc điểm 4 1. Về thành viên góp vốn 4 2. Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn đã góp và được tự do chuyển nhượng cổ phần 4 3. Công ty có tư cách pháp nhân 5 4. Công ty được quyền phát hành tất cả chứng khoán 5III. Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông 5 1. Cổ phần 5 1.1. Cổ phần phổ thông 5 1.2. Cổ phần ưu đãi 5 2. Cổ phiếu 6 3. Cổ đông 6 3.1. Cổ đông phổ thông 6 3.2. Cổ đông ưu đãi 8 3.3. Cổ đông sáng lập 9IV. Đăng ký doanh nghiệp, thành lập Công ty cổ phần 10 1. Đối tượng có quyền thành lập Công ty cổ phần 10 2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần 10 3. Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 10V. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành Công ty cổ phần 11 1. Đại hội đồng cổ đông 11 2. Chủ tịch Hội đồng quản trị 14 3. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty 14 4. Ban kiểm soát 16VI. Quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần 17 1. Quyền của Công ty cổ phần 17 2. Nghĩa vụ của Công ty cổ phần 18VII. Tổ chức lại, giải thể, phá sản Công ty cổ phần 18 1. Tổ chức lại Công ty cổ phần 18 2. Giải thể Công ty cổ phần 19 3. Phá sản Công ty cổ phần 20VII. Nhận xét về Công ty cổ phần 20 1. Ưu điểm 20 2. Nhược điểm 21CHƯƠNG III:CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 22I. Khái niệm 22II. Hình thức cổ phần hóa 22III. Mục tiêu cổ phần hóa 22IV. Đối tượng cổ phần hóa 23V. Điều kiện cổ phần hóa 23VI. Quá trình thực hiện tại Việt Nam 23VII. Vai trò của Công ty cổ phần trong nền kinh tế nước ta hiện nay 24Công ty cổ phầnCHƯƠNG I:LỊCH SỬ CÔNG TY CỔ PHẦNCông ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ 16 ở các nước tư bản phát triển như một nhu cầu kháchquan của lịch sử. Trong suốt mấy trăm năm qua các Công ty cổ phần đã chiếm một vai tròquan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Quá trình lịch sử hình thành và phát triểncủa hình thức Công ty cổ phần trên thế giới có thể chia thành 4 giai đoạn:I. Giai đoạn mầm mống:- Trong những năm đầu của phuơng thức sản xuất TBCN các nhà tư bản lập ra các xínghiệp TBCN riêng lẻ, hoạt động độc lập thuê mướn công nhân và bóc lột lao động làmthuê.- Dần dần cùng với sự phát triển của sức sản xuất và chế độ tín dụng họ đã liên kết vớinhau, dựa trên quan hệ nhân thân (gia đình) và chữ tín góp vốn kinh doanh nhằm mục đíchsinh lợi. Từ doanh nghiệp nhóm bạn dần dần phát triển thành doanh nghiệp góp vốn.- Năm 1553 Công ty cổ phần đầu tiên ở Anh thành lập với số vốn 6000 bảng Anh pháthành 240 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu là 25 bảng Anh để tổ chức đội buôn gồm 3 chiếc thuyềnlớn tìm đường sang Ấn Độ theo hướng Đông Bắc.- Năm 1801 tại Luân Đôn sở giao dịch chứng khoán chính thức ra đời tạo ra thị trườngchứng khoán. Thị truờng chứng khoán liên quan tới doanh nghiệp cổ phần bao gồm cả cổphần tư nhân và doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước đứng ra thành lập.- Như vậy trong giai đoạn này Công ty cổ phần có hai loại: • Doanh nghiệp góp vốn hoặc doanh nghiệp nhóm bạn. Nhóm 9 4Công ty cổ phần• Doanh nghiệp do Nhà nước lập bằng hình thức phát hành trái khoán (Ở Mỹ gọi là cổphần công cộng) hoặc doanh nghiệp Nhà nước góp vốn. II. Giai đoạn hình thành:- Trong nửa đầu thế kỷ XIX các Công ty cổ phần chính thức lần lượt ra đời với hìnhthức tổ chức và hình thức phân phối riêng của chúng. Những quy định cơ bản về Công tycổ phần đã ra đời (ở Pháp vào những năm 1806).- Công ty cổ phần được thành lập rộng khắp trong các ngành nghề không chỉ trongthương nghiệp mà trong giai đoạn trước ở các ngành chế tạo, các lĩnh vực giao thông vậntải đường sông, đưòng sắt.- Cổ phiếu phát hành có thể bán trao tay, loại giao dịch chứng khoán này có lúc vượt rangoài biên giới quốc gia thu lợi nhuận theo hình thức lợi tức định kỳ. - Một số doanh nghiệp lớn của tư bản tư nhân bắt đầu phát hành cổ phần, tách ngườiđại biểu quyền sở hữu (hội đồng quản trị) và người kinh doanh (giám đốc) ra làm hai.- Các sở giao dịch chứng khoán cũng hình thành phổ biến ở các nước Phương Tây tuynhiên trước những năm 70 của thế kỷ XIX Công ty cổ phần còn ít và hình thức chưa đadạng, quy mô còn nhỏ.III. Giai đoạn phát triển:- Sau những năm 70 của thế kỷ XIX Công ty cổ phần phát triển rất nhanh phổ biến ở tấtcả các nước tư bản, các ngành có quy mô sản xuất mở rộng, tập trung tư bản diễn ra với tốcđộ chưa từng có, ra đời các tổ chức độc quyền như Các ten – Xanh đê ca – Cơ vốt.- Các công ty nắm giữ cổ phần khống chế ra đời tạo thành kết cấu chuỗi. Công ty mẹ -công ty con - công ty cháu hình thành một tập đoàn doanh nghiệp xuyên quốc gia. - Đến năm 1930 số Công ty cổ phần của Anh là 86000, 90% tư bản chịu sự khống chếcủa Công ty cổ phần. Ở Mỹ 1909 có tổng số 262000 Công ty cổ phần.- Đến năm 1939 số Công ty cổ phần ở Mỹ chiếm 51,7% trong tổng số các xí nghiệpnông nghiệp và 92,6% giá trị tổng sản lượng công nghiệp. IV. Giai đoạn trưởng thành: Sau chiến tranh thế giớ thứ hai Công ty cổ phần có những đặcđiểm mới:- Dùng hình thức cổ phần để lập ra các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia để liênhợp kinh tế và quốc tế hoá cổ phần hình thành các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế.Nhóm 9 5Công ty cổ phần- Thu hút công nhân viên chức mua cổ phần thực hiện " chủ nghĩa tư bản nhân dân" đểlàm dịu mâu thuẫn giữa lao động và tư bản đồng thời thu hút vốn một cách thuận lợi.- Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần tại các nước ngày càng hoàn thiện, pháp luật ngàycàng kiện toàn và mỗi nước đều có những đặc điểm riêng. Nhóm 9 6Công ty cổ phầnCHƯƠNG II:CÔNG TY CỔ PHẦNI. Khái niệm:Theo Đ. 77 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:• Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chếsố lượng tối đa;• Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;• Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trườnghợp là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đôngsáng lập;• Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh;• Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.II. Đặc điểm:1. Về thành viên góp vốn:Thành viên góp vốn trong Công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức, gọi chung là cổđông, số lượng ít nhất là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Đặc điểm này cho phép Công tycổ phần có thể phát triển rất lớn về số lượng cổ đông tham gia2. Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn đã góp và được tự do chuyểnnhượng cổ phần:Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp (không ảnh hưởng đến tài sảncòn lại của cổ đông) và trong quá trình nắm giữ cổ phần, cổ đông có quyền tự do chuyểnnhượng cổ phần này cho bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đối với cổ đông sở hữu cổphần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cô đông sáng lập thì việc chuyển nhượng cổphần phải chịu một số giới hạn. 3. Công ty có tư cách pháp nhân:Nhóm 9 7Công ty cổ phầnCông ty được xem như có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh và công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn của công ty, gọi là vốn điều lệ, làphần vốn góp của các cổ đông4. Công ty được quyền phát hành tất cả chứng khoán:Đây là đặc điềm cho phép Công ty cổ phần có thể thu hút nguồn vốn rất lớn và rất nhanh vìtrong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần được quyền phát hành tất cả các loại chứng khoánđể huy động vốn.III. Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông:1. Cổ phần: Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty hay nói khác đi vốn của công ty được chia thànhnhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Trong Công ty cổ phần có thể tồn tại hai loại cổ phần: 1.1. Cổ phần phổ thông: là cổ phần chỉ hưởng lãi hoặc chịu lỗ dựa trên kết quả hoạt độngcủa công ty1.2. Cổ phần ưu đãi: là cổ phần có một đặc quyền nào đó. Cổ phần ưu đãi chia thành các loainhư sau:- Cổ phần ưu đãi biểu quyết : là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổphần phổ thông. Nhiều hơn bao nhiêu lần do điều lệ công ty qui định.- Cổ phần ưu đãi cổ tức : là loại cổ phần được trả cổ tức (tiền lãi) với mức cao hơn so vớimức cổ tức của cố phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàngnăm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không thụ thuộc vào kết qủakinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởngđược ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.- Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần sẽ được công ty hoàn vốn góp bất cứ khi nào theoyêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãihoàn lại. Ngoài các loại trên, điều lệ công ty còn có thể quy định các loại cổ phần ưu đãi khác.Cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổđông nhưng cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi.Mỗi cổ phần của cùng loại đều tạo ra cho người sở hữu các quyền và nghiã vụ ngang nhau.2. Cổ phiếu: Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sởhữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. MộtNhóm 9 8Công ty cổ phầncổ phiếu có thể ghi nhận một cổ phần hoặc một số cổ phần. Giá trị của cổ phần ghi trên cổphiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu và giá cổ phiếu có thể khác nhau. Mệnhgiá cổ phiếu là giá trị ghi trên cổ phiếu được công ty xác nhận, còn giá cổ phiếu còn phụ thuộcvào yếu tố của thị trường chứng khoán và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Cổ phiếulà một loại chứng khoán, có thể mua bán trên thị trường chứng khoán. Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi thì phải ghi rõ quyền của chủ sở hữu cổ phần ưu đãi ấy.3. Cổ đông: Thành viên trong Công ty cổ phần được gọi là cổ đông. Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể trở thành cổ đông, thành lập và quản lý Công ty cổ phần trừnhững đối tượng bị hạn chế theo đ.13 Luật doanh nghiệp Mọi cá nhân, tổ chức đều có đều có thể trở thành cổ đông góp vốn (không tham gia thành lậpvà quản lý) vào Công ty cổ phần trừ các đối tượng bị hạn chế qui định tại đ.13 Luật doanhnghiệp Mỗi cổ đông phải sở hữu ít nhất một cổ phần nhưng số lượng cổ phần được mua tối đa sẽ dođiều lệ công ty qui định. Cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và cáctài sản khác, … Công ty cổ phần có nhiều loại cổ phiếu, vì vậy có nhiều loại cổ đông:3.1. Cổ đông phổ thông: là người có cổ phần phổ thông.* Cổ đông phổ thông có quyền :- Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếphoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;- Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;- Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từngcổ đông trong công ty;- Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phảilà cổ đông, trừ trường hợp là cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập ;- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông, có quyền biểu quyếtvà yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổđông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổphần góp vốn vào công ty;- Các quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty.- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tụcít nhất 6 tháng hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty, có quyền:Nhóm 9 9Công ty cổ phần- Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có).- Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chínhgiữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Bankiểm soát - Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp : Hội đồng quản trị vi phạmnghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quáthẩm quyền được giao ; nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt qua sáu tháng mà Hộiđồng quản trị mới chưa được bầu thay thế ; các trường hợp khác theo quy định của Điều lệcông ty- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạtđộng của công ty khi xét thấy cần thiết. - Các quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty.* Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ: - Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công tyđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩavụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.- Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức,trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rútmột phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viênHội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịutrách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổphần đã bị rút.- Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ công ty.- Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty.- Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hìnhthức để thực hiện một trong các hành vi sau đây: Vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanhvà các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; thanh toáncác khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.3.2. Cổ đông ưu đãi:* Cổ đông ưu đãi biểu quyết : là người có cổ phần ưu đãi biểu quyết, tức khi biểu quyết, cổđông này sẽ có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ đông phổ thông. Cụ thể nhiều hơn baonhiêu do điều lệ công ty quy định.Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phầnưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm, kể từNhóm 9 10Công ty cổ phầnngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãibiểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.Ngoài quyền biểu quyết nêu trên, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền vànghĩa vụ như cổ đông phổ thông, nhưng không được quyền chuyển nhượng cổ phần ưu đãibiểu quyết đó cho người khác.* Cồ đông ưu đãi cổ tức : là người có cổ phần ưu đãi cổ tức. Số lượng cổ phần ưu đãi cổ tứcvà người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức do điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hộiđồng cổ đông quyết định .Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền:- Nhận cổ tức với mức theo quy định tại Điều lệ công ty (cao hơn mức cổ tức của cổ phầnphổ thông).- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với sốcổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết cho chủ nợ và cổ phần ưuđãi hoàn lại. - Các quyền và nghĩa vụ khác như cổ đông phổ thông nhưng không có quyền biểu quyết,không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), không có quyền đề cử người vàoHội đồng quản trị và Ban kiểm soát (BKS)* Cổ đông ưu đãi hoàn lại : là cổ đông có cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cổ đông này được côngty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo điều kiện đượcghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi hoàn lạicũng do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.Cổ đông ưu đãi hoàn lại cũng có các quyền và nghĩa vụ như cổ đông phổ thông nhưng khôngcó quyền biểu quyết, không có quyền dự họp ĐHĐCĐ, không có quyền đề cử người vào Hộiđồng quản trị và BKS.3.3. Cổ đông sáng lập: Cổ đông sáng lập là những cổ đông góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tênvào bản điều lệ đầu tiên của công ty. Các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập công ty đều cóthể là cổ đông sáng lập.Công ty cổ phần mới thành lập phải có cổ đông sáng lập; Công ty cổ phần được chuyển đổi từdoanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ công ty TNHH hoặc được chia, tách, hợp nhất, sápnhập từ Công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Trường hợp khôngcó cổ đông sáng lập thì điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có chữ ký củangười đại diên theo pháp luật của công ty đó (đ.23 NĐ 102/2010) Nhóm 9 11Công ty cổ phầnCác cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thôngđược quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy CNĐKKD và công ty phải thông báo việc góp vốn cổphần đến cơ quan ĐKKD Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổphần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:- Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trongcông ty;- Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;- Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; ngườinhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợpnày, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đôngcủa công ty.- Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bánthì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày côngty được cấp Giấy CNĐKKD .Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy CNĐKKD, cổ đông sáng lập cóquyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưngchỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sánglập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dựđịnh chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phầnđó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy CNĐKKD, các hạn chế đối với cổphần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.IV. Đăng ký doanh nghiệp, thành lập Công ty cổ phần:1. Đối tượng có quyền thành lập Công ty cổ phần:Mọi cá nhân, tổ chức có quyền tham gia thành lập và quản lý công ty, được quyền đăng kýthành lập Công ty cổ phần (trừ những đối tượng bị hạn chế theo điều 13 Luật doanh nghiệp).2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần:Cá nhân, tổ chức đủ điều kiện thành lập Công ty cổ phần (các cổ đông sáng lập) lập hồ sơđăng ký kinh doanh gồm :- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu).- Dự thảo Điều lệ của Công ty cổ phần.• Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo :Nhóm 9 12Công ty cổ phần• Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhânhợp pháp khác.• Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao Quyết định thành lập, Giấy CNĐKKD hoặc tàiliệu tương đương khác ; văn bản uỷ quyền, Giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cánhân hợp pháp khác. Nếu cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy CNĐKKDphải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng trướcngày nộp hồ sơ ĐKKD.- Xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh cácngành, nghề đòi hỏi phải có vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác trong trường hợpkinh doanh những ngành nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề.Thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tương tự như đối với CTHD. Saukhi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được bắt đầu hoạt động vàphải bố cáo trên báo 3. Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:- Khi muốn thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có),mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các vấn đề khác thìDoanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làmviệc kể từ ngày quyết định thay đổi. Tùy theo yêu cầu thay đổi, Doanh nghiệp sẽ được cấpgiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (mới). - Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Doanh nghiệp cũng phảibố cáo những thay đổi đó trên báo như khi bố cáo thành lập.- Trường hợp Giấy CNĐKDN bị mất, rách, cháy hoặc tiêu huỷ dưới hình thức khác,Doanh nghiệp cũng được cấp lại Giấy CNĐKDN và phải trả phí.V. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành Công ty cổ phần:Theo Điều 95 Luật doanh nghiệp năm 2005:- Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc; đối với Công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông làtổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. - Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theopháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật củacông ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt NamNhóm 9 13Công ty cổ phầnthì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thựchiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. 1. Đại hội đồng cổ đông:- Vai trò: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quancó thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần. Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãihoàn lại không có quyền tham gia Đại hội đồng. Cổ đông có quyền biểu quyết có thể trựctiếp tham gia hoặc ủy quyền cho người khác tham gia Đại hội thay mình. - Thẩm quyền: Theo điều 96, ĐHĐCĐ có các quyền và nhiệm vụ sau đây: • Thông qua định hướng phát triển của công ty;• Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyếtđịnh mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty cóquy định khác;• Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;• Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tàisản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty khôngquy định một tỷ lệ khác;• Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ dobán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy địnhtại Điều lệ công ty;• Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;• Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;• Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại chocông ty và cổ đông công ty;• Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;• Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty.- Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông: Theo điều 97, • Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần.Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Nhóm 9 14Công ty cổ phần• Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kếtthúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanhcó thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. • ĐHĐCĐ thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:  Báo cáo tài chính hằng năm; Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ởcông ty; Báo cáo của Ban kiểm soát về quản lý công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốchoặc Tổng giám đốc; Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại; Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.• Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trườnghợp sau đây:  Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của phápluật; Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 củaLuật này; Theo yêu cầu của Ban kiểm soát; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.• Cách thức họp và biểu quyết: Hội đồng quản trị mỗi quý phải họp ít nhất một lần hoặc họp bất thường do Chủ tịchtriệu tập khi :  Có đề nghị của Ban kiểm sóat; Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 5 người quản lý khác; Có đề nghị của ít nhất 2 thành viên Hội đồng quản trị: Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trởlên dự họp. Nhóm 9 15Công ty cổ phầnTrường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định trên nhưng không đủ số thành viêndự họp như quy định, thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàydự định họp lần thứ nhất. Trong trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơnmột nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp (đ.30 NĐ 102/2010)Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng vănbản. Thành viên được ủy quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hộiđồng quản trị chấp thuậnHĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bảnhoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên HĐQT có một phiếubiểu quyết. Quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họpchấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía cóý kiến của Chủ tịch HĐQT. 2. Chủ tịch Hội đồng quản trị:- Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quyđịnh tại Điều lệ công ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thìChủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thểkiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. - Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:• Lập chương trình, kế họach họat động của Hội đồng quản trị;• Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộchọp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;• Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;• Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT;• Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông;• Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty.- Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì ủy quyền bằng văn bản cho mộtthành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theonguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.Nhóm 9 16Công ty cổ phần- Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch HĐQT không làm việcđược thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chứcChủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số quá bán.3. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty:- Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giámđốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồngquản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đạidiện theo pháp luật của công ty.- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngàycủa công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồngquản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.- Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 5 năm; có thể được bổnhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.- Giám đốc (Tổng giám đốc) phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:• Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệptheo quy định của Luật Doanh nghiệp • Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông hoặc người khác thì phảicó trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong cácngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty. Trường hợp điều lệ của công ty qui địnhđiều kiện khác với điều kiện này thì áp dụng theo qui định của điều lệ. (đ.15 NĐ102/2010) • Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần Nhà nước chiếm trên 50%vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định trên, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc của công ty con không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi,con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phầnvốn nhà nước tại công ty con đó. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giámđốc của doanh nghiệp khác (đ.116 LDN).- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:• Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty màkhông cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;Nhóm 9 17Công ty cổ phần• Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; • Tổ chức thực hiện kế họach kinh doanh, phương án đầu tư của công ty;• Kiến nghị phương cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chứcdanh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;• Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cảngười quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc ;• Tuyển dụng lao động;• Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;• Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyếtđịnh của Hội đồng quản trị.- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày củacông ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với côngty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định mà gây thiệt hạicho công ty thì Giám đốc (Tổng giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phảibồi thường thiệt hại cho công ty. 4. Ban kiểm soát:- Ban kiểm sóat có từ 3 đến 5 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.Nhiệm kỳ của Ban kiểm sóat không quá 5 năm; thành viên Ban kiểm sóat có thể được bầulại với số nhiệm kỳ không hạn chế.- Các thành viên BKS bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát. Quyền vànhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm sóat do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải cóhơn một nữa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kếtóan viên hoặc kiểm tóan viên.- Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm sóat nhiệm kỳ mớichưa được bầu thì Ban kiểm sóat đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụcho đến khi Ban kiểm sóat nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.- Thành viên Ban kiểm sóat phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:• Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấmthành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Nhóm 9 18Công ty cổ phần• Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, emruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quảnlý khác.• Thành viên BKS không được giữ các chức vụ quản lý công ty. - Thành viên Ban kiểm sóat không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động củacông ty.- Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau :• Giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điềuhành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệmvụ được giao.• Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lýđiều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế tóan, thống kê và lập báocáo tài chính.• Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng củacông ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT .• Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng nămcủa công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hộiđồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.• Xem xét sổ kế tóan và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hànhhọat động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy khi cần thiết hoặc theo quyết địnhcủa ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổngsố cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỉ lệ nhỏ hơn theo quiđịnh của Điều lệ. • Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sữa đỏi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổchức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.• Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạmnghĩa vụ của người quản lý công ty thì phải thông báo ngay bằng văn bản tới Hội đồngquản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải phápkhắc phục hậu quả.• Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ công ty và quyết định của Đại hộiđộng cổ đông. Nhóm 9 19Công ty cổ phầnVI. Quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần:1. Quyền của Công ty cổ phần:Theo điều 8 Luật doanh nghiệp năm 2005, Công ty cổ phần có các quyền sau:- Tự chủ kinh doanh. - Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ, sử dụng vốn. - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. - Kinh doanh xuất nhập khẩu. - Thuê và sử dụng lao động. - Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. - Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. - Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật qui định. - Khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật. - Tố tụng trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo qui định của pháp luật. - Các quyền khác theo qui định của pháp luật.2. Nghĩa vụ của Công ty cổ phần:Theo điều 9 Luật doanh nghiệp năm 2005, Công ty cổ phần có các nghĩa vụ sau:- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận ĐKKD.- Bảo đảm kinh điều kiện kinh doanh theo qui định pháp luật đối với ngành, nghề kinhdoanh có điều kiện. - Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thờihạn.- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.- Bảo đảm quyền lợi người lao động.- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. - Thực hiện chế độ thống kê, cung cấp thông tin và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. - Tuân thủ qui định về an ninh quốc phòng, an ninh trật từ, an toàn xã hội…Nhóm 9 20Công ty cổ phần- Tuân thủ các nghĩa vụ khác theo qui định pháp luật.VII. Tổ chức lại, giải thể, phá sản Công ty cổ phần:1. Tổ chức lại Công ty cổ phần: Đối với Công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp qui định các hình thức tổ chức lại công ty gồmcó: hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức từ Công ty cổ phần thành công tytrách nhiệm hữu hạn (CTTNHH). - Hợp nhất Công ty cổ phần: Theo điều 152 LDN năm 2005: Hai hoặc một số công ty cùngloại (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằngcách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất,đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. - Sáp nhập Công ty cổ phần: Theo điều 153 LDN năm 2005: Một hoặc một số công ty cùngloại (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập)bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhậnsáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. - Chia công ty: Theo điều 150 LDN năm 2005: Công ty cổ phần có thể được chia thành mộtsố công ty cùng loại. - Tách Công ty cổ phần: Theo điều 151 LDN năm 2005: Công ty cổ phần có thể tách bằngcách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặcmột số công ty mới cùng loại (công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ củacông ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. - Chuyển đổi công ty: Theo điều 154 LDN năm 2005: Công ty trách nhiệm hữu hạn có thểđược chuyển đổi thành Công ty cổ phần hoặc ngược lại. 2. Giải thể Công ty cổ phần:- Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:• Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định giahạn;• Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thànhviên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công tyđối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty cổphần;Nhóm 9 21Công ty cổ phần• Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trongthời hạn sáu tháng liên tục;• Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tàisản khác. - Thủ tục giải thể được quy định tại điều 158 LDN năm 2005. - Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể:• Cất giấu, tẩu tán tài sản;• Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;• Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sảncủa doanh nghiệp;• Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;• Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;• Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;• Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.3. Phá sản Công ty cổ phần:- Công ty không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầuthì coi là lâm vào tình trạng phá sản.- Thủ tục phá sản bao gồm:• Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;• Phục hồi hoạt động kinh doanh;• Thanh lý tài sản, các khoản nợ;• Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật này, Thẩmphán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tụcphục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặctuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. VII. Nhận xét về Công ty cổ phần:Nhóm 9 22Công ty cổ phần1. Ưu điểm:- Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu racông chúng, đây là đặc điểm riêng có của Công ty cổ phần.- Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịutrách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mứcđộ rủi ro của các cổ đông không cao.- Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đốitượng được tham gia Công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng cóquyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần.- Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực nàysang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần.- Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề. 2. Nhược điểm:- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rấtlớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành cácnhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.- Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, côngty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đốithủ cạnh tranh khai thác.- Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổphần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. Sự quan tâm đến lãicổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ khôngphải thành đạt lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn haytăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.- Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó, khi lợinhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông.Nhóm 9 23Công ty cổ phầnCHƯƠNG III:CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚCI. Khái niệm:Cổ phần hóa DNNN là một quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu một phần tài sản của Nhànước, biến doanh nghiệp từ sở hữu của Nhà nước thành dạng sở hữu hỗn hợp trong đó Nhànước có thể giữ một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cũng như vị trívà vai trò của nó trong nền kinh tế. II. Hình thức cổ phần hóa:- Thứ nhất là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổphiếu để tăng vốn điều lệ. Theo hình thức này thì giá trị cổ phần của Nhà nước góp vốnvào công ty bằng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ chi phí cổ phầnhóa, giá trị ưu đãi cho người lao động và giá trị phần trả dần cho người nghèo theo quyđịnh của Nhà nước.- Thứ hai là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bánbớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ Theo hìnhthức này thì Nhà nước sử dụng một phần giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đểbán cho các cổ đông.- Thứ ba là bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bántoàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Theo hình thứcnày, Nhà nước không tham gia cổ phần ở Công ty cổ phần.III. Mục tiêu cổ phần hóa:- Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DN, tạo ra loại hìnhdoanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có người lao động, tạo động lực mạnh mẽ vàcơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhànước và của DN.- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hộitrong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.- Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sựgiám sát của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước,doanh nghiệp, Nhà đầu tư và người lao động. Nhóm 9 24Công ty cổ phầnIV. Đối tượng cổ phần hóa:- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệlà công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mạinhà nước). - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệlà doanh nghiệp thuộc các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên. V. Điều kiện cổ phần hóa:- Các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 Nghị định này thực hiện cổ phần hóa khi đảmbảo đủ 02 điều kiện: • Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệpthuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhtrong từng thời kỳ.• Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.- Trường hợp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theoquy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấphơn các khoản phải trả thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa chỉđạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanhnghiệp xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp; trường hợp phương án tái cơ cấudoanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyểnđổi khác theo quy định của pháp luật. VI. Quá trình thực hiện tại Việt Nam:- Giai đoạn thí điểm rụt rè (1990-1996):Có 7 doanh nhiệp nhà nước được cổ phần hóa.- Giai đoạn thí điểm mở rộng (1996-1998):Có 25 doanh nhiệp nhà nước được cổ phầnhóa.- Giai đoạn đẩy mạnh (1998-2001): Có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.- Giai đoạn tiến hành ồ ạt: Quá trình cổ phần đến 2008, đã thực hiện ở khoảng trên3.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ được cổ phần hóa. Còn khoảng 2.000 doanhnghiệp nhà nước vừa và lớn như BIDV, Vietinbank, VMS-MobiFone, Vinaphone, dự trùNhóm 9 25

Tài liệu liên quan

  • KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH công ty cổ phần đức minh KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH công ty cổ phần đức minh
    • 129
    • 505
    • 5
  • Luận văn thạc sĩ về Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh Công Ty cổ phần bánh kẹo Hải hà ( HAIHACO) Luận văn thạc sĩ về Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh Công Ty cổ phần bánh kẹo Hải hà ( HAIHACO)
    • 46
    • 993
    • 2
  • Tài liệu Luận văn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh pptx Tài liệu Luận văn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh pptx
    • 22
    • 592
    • 0
  • Luận văn: Hoàn thiện hoạt động phục vụ bán hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ phần Gas Petrolimex pptx Luận văn: Hoàn thiện hoạt động phục vụ bán hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ phần Gas Petrolimex pptx
    • 38
    • 585
    • 0
  • tiểu luận thống kê kinh doanh công ty unilever việt nam tiểu luận thống kê kinh doanh công ty unilever việt nam
    • 37
    • 5
    • 27
  • Luận văn:Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO) potx Luận văn:Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO) potx
    • 46
    • 548
    • 0
  • Thuyết trình luật kinh doanh công ty cổ phần Thuyết trình luật kinh doanh công ty cổ phần
    • 31
    • 1
    • 11
  • Khóa luận Chiến lược kinh doanh  công ty cổ phần may việt tiến Khóa luận Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần may việt tiến
    • 91
    • 950
    • 2
  • Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần hàng hải Sài Gòn SMC đến năm 2015 Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần hàng hải Sài Gòn SMC đến năm 2015
    • 64
    • 851
    • 1
  • Tiểu luận quản trị chiến lược: Chiến lược phát triển kinh doanh công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện giai đoạn 2010  2020 Tiểu luận quản trị chiến lược: Chiến lược phát triển kinh doanh công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện giai đoạn 2010 2020
    • 29
    • 1
    • 12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(371.5 KB - 27 trang) - tiểu luận môn luật kinh doanh doanh công ty cổ phần Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận ưu Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần