Tiểu Luận Môn Quản Lý Công KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN ... - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Quản trị kinh doanh
Tiểu luận môn quản lý công KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.27 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾMôn học: Quản lý CôngChương 2KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Huy Đường Học viên: Nhóm 2, LớpQuản lý kinh tế 2 – K191DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHÓM 2LỚP QUẢN LÝ KINH TẾ 2Chương 2 : Khu vực công và quản lý khu vực công STT Họ tên học viên Nội dung công việc1Nguyễn Lan Hương Khái niệm, Khu vực công và lợi ích công chúng2Trần Thị Thu HưởngVai trò của khu vực công trong nền kinh tế thị trường3Phạm Mai LinhKhu vực công và khu vực tư trong nền kinh tế thị trường4Lê Đình Hưng Các yếu tố phi thị trường5Nguyễn Hải Nam Các yếu tố thị trường6Nguyễn Bảo Trung Đặc điểm cơ bản của quản lý trong khu vực công7Trịnh Đình Trường Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý khu vực công8Đào Văn Thơ Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý khu vực công9Vũ Ngọc Hà Vai trò của nhà nước trong quản lý khu vực công10Trần Liên Tuyết Quản lý các nguồn lực công2MỤC LỤCChương 2 4KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG 42.1. Khu vực công và vai trò của khu vực công trong nền kinh tế quốc dân 42.1.1. Khái niệm 42.1.2. Khu vực công và lợi ích của công chúng 52.1.3. Vai trò của khu vực công trong nền kinh tế thị trường 82.1.4. Khu vực công và khu vực tư trong nền kinh tế thị trường 92.2. Cơ cấu cấu của khu vực công 162.2.1. Các yếu tố phi thị trường 182.2.2. Các yếu tố thị trường 202.3. Quản lý khu vực công 242.3.1. Đặc điểm cơ bản của quản lý trong khu vực công 242.3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong khu vực công 262.3.3. Vai trò của nhà nước trong quản lý khu vực công 332.3.4. Quản lý các nguồn lực công: 363Chương 2KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG2.1. Khu vực công và vai trò của khu vực công trong nền kinh tế quốc dân2.1.1. Khái niệmKhu vực công là một bộ phận rất lớn trong toàn bộ nền kinh tế củanước ta. Đóng góp một phần không nhỏ trong việc: Ổn định xã hội, thu nhậpcho ngân sách nhà nước, hỗ trợ nền kinh tế chung…Từ những năm 1986 trở về trước khu vực công phát triển rất mạnh mẽvà rộng khắp, thể hiện qua việc mọi hoạt động trong nền kinh tế đều do nhànước quản lí. Một nền kinh tế bao cấp toàn phần dưới các hình thức như: Hợptác xã, doanh nghiệp nhà nước…Nhưng đây cũng là một thời kì mà “khu vựccông” được thực hiện không đúng với cái nghĩa của nó. Hiện nay khu vựccông phát triển rất mạnh mẽ và rộng khắp, thể hiện qua việc mọi hoạt độngtrong nền kinh tế đều do nhà nước quản lí. Quá trình nghiên cứu khu vực công,có thể tiếp cận từ nhiều phía, và mỗi một cách tiếp cận này đều có ý nghĩa khoa họctrong việc giúp chúng ta phác thảo lên một bức tranh về khu vực công với một bảnchất đa dạng, phức tạp và hết sức sinh động.Khu vực công được nghiên cứu, tiếp cận qua nhiều góc độ khác nhau:- Căn cứ vào góc độ cung cấp hàng hóa và dịch vụ đối với nhu cầu củaxã hội: có 2 khu vực cung cấp là khu vực công và khu vực tư: khu vực công làkhu vực nhà nước, do nhà nước giữ vai trò quyết định, phục vụ nhu cầu chungcủa cộng đồng.- Căn cứ vào tính chất sở hữu: khu vực công là khu vực tập hợp tất cảnhững gì thuộc về sở hữu nhà nước 4- Căn cứ vào nguồn tài chính: khu vực công là các hoạt động của nóđược tiến hành thông qua trợ cấp tài chính của nhà nước- Căn cứ vào góc độ quản lý thì khu vực công là sự tác động có tổ chức vàđiều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của công dân do các cơ quan trong hệ thống Hành pháp từ Trung ương đến địaphương tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển cácmối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của côngdân.Theo Stiglitz, khu vực công là khu vực bao gồm: • Hệ thống các cơ quan quyền lực: Hành pháp, tư pháp và lập pháp. • Hệ thống các đơn vị kinh tế của nhà nước: Các doanh nghiệp nhà nướcvà các đơn vị công ích. Từ các cách tiếp cận trên khái niệm về khu vực công được sử dụng phổbiến nhất như sau: Khu vực công là khu vực hoạt động do nhà nước chiphối nhằm tạo nên các sản phẩm và dịch vụ cho nhu cầu chung thiết yếucủa xã hội.2.1.2. Khu vực công và lợi ích của công chúngKhu vực công = khu vực nhà nước: mọi thứ, mọi sự đều được quyết địnhbởi nhà nước (gắn liền với Việt Nam).Ví dụ: ở Việt Nam các đơn vị thuộc khu vực công như quỹ tín dụng nhândân, kho bạc nhà nước, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, - Khái niệm 2: Theo Joseph E. Stiglitz (nhà Kinh tế học người Mỹ, giáosư Trường Đại học Columbia), một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vựccông khi có 2 đặc điểm sau:5+ Phương diện lãnh đạo: trong 1 chế độ dân chủ, những người chịu tráchnhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều được công chúng bầu ra hoặc đượcchỉ định (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ví dụ: Quốc hội do nhân dân bầu ra sau đóQuốc hội lại chỉ định ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng,  đặc điểm này hàm ý rằng, hoạt động của khu vực công phải phục vụcho đại đa số lợi ích của cộng đồng tức là khu vực công là khu vực phi lợinhuận.- Công dân là người thụ hưởng sản phẩm của khu vực công (hàng hóa,dịch vụ công): y tế, giáo dục,quốc phòng, các phúc lợi kinh tế …- Công dân cũng là khách hàng của khu vực công vì vậy họ có quyềnđòi hỏi nhà nước cung cấp dịch vụ công có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thiếtyếu của chính họ.- Công dân là người nộp thuế: họ có quyền đòi hỏi hàng hóa và dịch vụcông đạt tiêu chuẩn, chất lượng, chi phí thấp…Có nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư vào khu vực công rất đáng đồng tiềnbát gạo. Bởi lẽ, đầu tư vào khu vực công sẽ làm giảm thâm hụt ngân sách màkhông tăng doanh thu và đem lại hiệu quả lớn trong chi tiêu. Về mặt công nghệ thông tin, lợi ích trong khu vực công cũng khôngnhỏ.Trình độ hiểu biết và sử dụng máy vi tính ngày càng tăng;- Chi phí liên lạc giảm;- Có các trình duyệt trang web điện tử đa năng liên kết “nóng” và dễ sửdụng;- Dịch vụ viễn thông và nền kinh tế toàn cầu.Bên cạnh đó, khu vực công còn cung cấp các dịch vụ điện tử: Việc sửdụng các phát minh của dịch vụ điện tử đã bắt đầu làm thay đổi cách thức hoạtđộng của chính phủ cho phù hợp với sự ủy thác của người dân. Chỉ với mộtđường truyền điện thoại cũng có thể làm cho những người sống ở nông thôn6có thể truy cập được Internet để họ có thể tiếp cận thông tin về những giôngcây khác nhau ở địa phương, giá cả của các sản phẩm nông nghiệp… Các hệthống hoạt động dựa vào nguồn điện ắc quy hay vào năng lượng mặt trời đềucó thể làm dân chủ hóa khả năng tiếp cận của tri thức.Các hình thức ứng dụng về khả năng cung cấp dịch vụ điện tử+ Các cuộc họp về chi tiêu công; giáo dục; thông tin cập nhật+ Các loại giao dịch: tư vấn về lợi ích phúc lợi; chuyển khoản lợi ích vàthanh toán qua mạng điện tử cho các dịch vụ, cấp giấp phép, vận tải…; bầucử, trưng cầu dân ý, thăm dò ý kiến người dân, kiểm tra việc đặc xá; kê khaithuế qua mạng điện tử; các hệ thống thu lộ phí.+ Truy cập thông tin: Tiếp cận nguồn thông tin của chính phủ; giải đápnhững câu hỏi thường nhật; hỗ trợ các quan chức chính phủ và các nhàchuyên môn trong việc cung cấp dịch vụ.+ Liên lạc từ xa: Các diễn đàn thảo luận về các vấn đề chi tiêu công;giúp đỡ các nhóm chuyên môn và tình nguyện; khiếu nại và yêu cầu của côngdân; hỗ trợ khẩn cấp; các cuộc họp liên cộng đồng; trao đổi giữa cha mẹ họcsinh và giáo viên…Ngoài ra, lợi ích công chúng còn được biểu hiện ở những chính sáchmới của Chính phủ các nước trong khu vực công:- Chính phủ các quốc gia trong khu vực công có hiệu lực hơn, thích ứngvới những thay đổi và xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.- Công việc, các chương trình, chính sách của Chính phủ được cải cách.- Bãi bỏ, tư nhân hoá hay thực hiện những chính sách mới đối vớidoanh nghiệp nhà nước.- Giảm số lượng công vụ, đảm bảo chất lượng và đạo đức công vụ.72.1.3. Vai trò của khu vực công trong nền kinh tế thị trườngThế kỷ XX đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống kinh tế, nóiđúng hơn là hai giải pháp vĩ mô đối lập nhau: nền kinh tế chỉ huy dựa trên sựkiểm soát tập trung của Nhà nước và nền kinh tế thị trường dựa vào thànhphần kinh tế tư nhân. Thế nhưng, chỉ đến cuối thế kỷ XX thì câu trả lời cho sựphân tranh nói trên mới trở nên rõ ràng: mô hình của nền kinh tế chỉ huy đãthất bại trong việc duy trì tăng trưởng, trong việc tạo ra sự phồn vinh và thậmchí cả trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Trong khi đó, nền kinh tế thịtrường lại tỏ ra thành công ở nhiều nước từ Tây Âu đến Bắc Mỹ và cả Châu Ánữa. Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường vẫn là cái gì đó chưa thuyết phụcvà chưa được mọi nước chấp nhận một cách dễ dàng.Vấn đề đặt ra là, nếu thị trường và hệ thống thị trường là hiệu quả thìsao Nhà nước vẫn phải can thiệp vào các hoạt động của nó? Tại sao khôngthực hiện một chính sách để tư nhân được hoàn toàn tự do kinh doanh? Trả lờivấn đề này, có thể khẳng định rằng, Nhà nước không thể thay thế cho thịtrường nhưng nó có thể tác động một cách có hiệu quả đến mọi hoạt động củanền kinh tế thị trường.Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhấtđều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ củaNhà nước. Các nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất vàtrao đổi giản đơn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự canthiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bênngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tấtyếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Trong các nềnkinh tế thị trường đã Phát triển, Nhà nước có 3 chức năng kinh tế rõ rệt là: canthiệp, quản lý và điều hoà phúc lợi. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định,8song sự điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt động của nền kinh tếthị trường. Theo đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó không thể tồn tại,ngoại trừ trong các lý thuyết kinh tế.Tuy nhiên, khi khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhànước thì cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng tời cái được – cái mất của sự can thiệpấy. Cách giải quyết không phải là bỏ mặc thị trường, mà phải là nâng cao hiệuquả của sự can thiệp đó. Nhà nước có một vai .trò chính đáng và thườngxuyên trong các nền kinh tế hiện đại Vai trò đó của Nhà nước đặc biệt thểhiện rõ rệt ở việc xác định “các quy tắc trò chơi” để can thiệp vào những khuvực cần có sự lựa chọn, thể hiện nhưng khuyết tật của thị trường, để đảm bảotính chỉnh thể của nền kinh tế và để cung cấp những dịch vụ phúc lợi.Đối với nền kinh tế thị trường như hiện nay, có thể nói khu vực côngđóng vai trò chủ đạo. Nó giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, là tác nhân chínhcho sự phát triển và đi đầu trong việc hoạch định và thự c hiện kế hoạch pháttriển.- Khu vực công đóng vai trò là chất xúc tác trong việc phát triển nềnkinh tế thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi và bổ trợ các đề xuất phát triển kinhtế của khu vực tư nhân và phi lợi nhuận.2.1.4. Khu vực công và khu vực tư trong nền kinh tế thị trườngCung cấp các “hàng hóa công” (như là hệ thống thủy lợi cho một cộngđồng nông thôn) thường hứa hẹn đủ lợi ích để có thể tạo ra tính sáng tạo củanhững người mà - nếu được trao đủ tự do và sự đảm bảo về quyền lợi thì cóthể xác định rõ ràng cách thức hợp tác với nhau để cung cấp các hàng hóa đó.Sự hợp tác này thường được thực hiện dưới những hình thái khác nhau màchúng ta có thể thấy trên thị trường giống như những hàng hóa đặc trưng của9khu vực tư nhân (giầy dép chẳng hạn).Khu vực công là một khái niệm để phân biệt với khu vực tư. Sự khácnhau căn bản ở đây nằm ở hai khái niệm “công” và ‘tư”, nhưng càng ngày 2khái niệm công và tư hay hình thức liên doanh ngày càng được áp dụng và nóđã đạt được hiệu quả cao nên việc phân biệt khu vực công và khu vực tư ngàycàng trở nên khó khăn. Tuy vậy, nó vẫn có nhữg điểm khác nhau mang tínhnguyên tắc đó là: - Mục tiêu hoạt động: Đặc điểm nổi bật của khu vực công là hoạt độngvì mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng, trong khi đó mục tiêu chủ yếucủa khu vực tư là lợi nhuận, phục vụ mọi người vì động cơ lợi nhuận. Ví dụ: Một Chính phủ được thành lập ra, hoạt động vì mục đích quản lýchung cho xã hội, điều hoà lợi ích của các cộng động, có nghĩa là Chính phủhoạt động vì lợi ích của cả đất nước chứ không vì một cá nhân hay tổ chứcnào. Nhưng một công ty do tư nhân lập ra, nó tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh, cung cấp dịch cụ cho cộng đồng người không vì lợi ích củangười tiêu dùng hay của cộng đồng mà là vì lợi nhận do hoạt động này đemlại cho họ. - Tính chính trị: khu vực công vì tính chất chính trị của tổ chức, trongmọi hoạt động của mình khu vực công luôn mang màu sắc chính trị và bị cácmục tiêu chính trị chi phối, gây ảnh hưởng . Nhưng khu vực tư lại không hềcó màu sắc chính trị, nó hoạt động mà không hề bị tác động bởi một động cơchính trị nào. Ví dụ: Chính phủ hoạt động trên những nguyên tắc, mục tiêu mà Đảngchính trị đã lập ra Chính phủ, nghĩa là hoạt động của Chính phủ phải nằmtrong khuôn khổ đường lối của Đảng chính trị đề ra và luôn mang màu sắcchính trị. Ngược lại khu vực tư, ví dụ như một công ty chỉ bị chi phối bởi lợinhuận, họ không bị đường lối chính trị của đảng nào lôi kéo, họ đứng bên lềcủa các mục tiêu chính trị, họ chỉ tuân thủ các mục tiêu của tổ chức mình đề10ra và của pháp luật. - Tính quyền lực: khu vực công mang tính quyền lực Nhà nước, tínhmệnh lệnh cưỡng chế rất cao. Hành chính tư không mang tính quyền lực Nhànước, tính cưỡng chế không cao. Ví dụ: quyết định của Bộ trưởng và giám đốc của người đứng đầu mộtdoanh nghiệp. Một được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, một đảm bảobằng điều lệ doanh nghiệp. - Cơ sở pháp lý: khu vực công có những thủ tục hết sức phức tạp, phảituân theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định, không được phá bỏ, nóluôn luôn cứng nhắc, mang tính quan liêu, chậm chạp,hiệu quả hoạt độngthấp. Còn khu vực tư cũng phải tuân theo một số quy tắc nhưng nó lại mềmdẻo và linh hoạt hơn rất nhiều và thủ tục thì đơn giản và dễ dãng thực hiện. Ví dụ: trong một phiên họp thường kỳ của Chính phủ, phải tổ chức tạimột ngày nhất định trong tháng và phải do Thủ tướng chủ trì (hay uỷ nhiệm),trong phiên họp phải tuân theo các thủ tục nhất định không thể làm khác,không thể thay đổi, nhưng tại một công ty sản xuất kinh doanh thì các phiênhọp có thể tiến hành bất cứ lúc nào, miễn là giải quyết tốt công việc của côngty, các thủ tục đơn giản, nếu cần thiết có thể bỏ qua nhiều công đoạn. - Quy mô tổ chức hoạt động: Quy mô của khu vực công trên nguyên tắcrất lớn, có thể bao trùm cả xã hội hay một lĩnh vực rộng lớn. Nhưng khu vựctư lại có quy mô linh hoạt, tuỳ vào từng tổ chức mà áp dụng quy mô. Ví dụ: Bộ máy của Chính phủ là bộ máy đặc biệt về phạm vi, tầm cỡ,cũng như sự đa dạng của các hoạt động mà Chính phủ thực hiện hơn nữa hoạtđộng của Chính phủ có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều yếu tố. Còn khu vực tưchỉ có phạm vi trong tổ chức đó và chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhất định.(Tập đoàn Boeing là tập đoàn xuyên quốc gia tuy nhiên tính toàn bộ các cánbộ quản lý chỉ bằng 1/13 Bộ công chức hành chỉnh của Hoa Kỳ).- Hoạt động của khu vực công chịu áp lực của xã hội và mọi quyết định11của khu vực công đều phù hợp và đáp ứng được lợi ích của cộng đồng, đó làsự đồng hành của khu vực công với xã hội, nghĩa là mọi quyết định hay hoạtđộng của khu vực công phải tham khảo ý kiến của công chúng, còn khu vựctư không cần quan tâm đến điều này. - Tài chính hoạt động: khu vực công sử dụng mặt khối lượng lớn về vậtchất và tài chính hoạt động nên sai sót của nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xãhội. Tài chính hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Khu vực tư sử dụng khốilượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ, tài chính hoạtđộng tự có. Ví dụ: Chi phí tài chính của hệ thống hành pháp Hoa Kỳ gấp 10 lần chiphí tài chính của 5 tập đoàn lớn nhất ở Hoa Kỳ. - Chủ thể và khách thể của khu vực công và khu vực tư khác nhau. Chủthể của khu vực công là các cơ quan nhà nước, các cá nhân được uỷ quyền vàcác chủ thể này có những đặc điểm là mang tính quyền lực Nhà nước, hoạtđộng rộng khắp trên các mặt của đời sống xã hội, quản lý thông qua các quyếtđịnh hành chính và hành vi hành chính. Còn khu vực tư chủ thể của có thể làcá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập tổ chức đó, chủ thể này chỉ có quyềnlực tổ chức, chỉ có quyền quản lý trong phạm vi tổ chức, họ có thể quản lý tổchức bằng nhiều biện pháp và hình thức mà pháp luật cho phép.Ví dụ: Chủ thể quản lý của khu vực công là cơ quan Nhà nước, Chínhphủ hoạt động trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, còn công ty chỉ quảnlý mặt sản xuất kinh doanh mà mình đăng ký, chủ thể là giám đốc công ty hayhội đồng quản trị. - yêu cầu đối với đội ngũ những người tham gia hoạt động: Kỹ năngcần có đối với công chức lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanhnghiệp. Ví dụ: Trong khu vực công kỹ năng lãnh đạo coi là kỹ năng cốt yếutrong điều hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý. 12Sau đây là một số ví dụ thực tế:Các học giả khác sau nhiều năm đã phát hiện ra vô số những ví dụtrong lịch sử về việc khu vực tư nhân đã cung cấp thành công những “hànghóa công”. Đôi khi là các công ty tư nhân thực hiện việc này để tìm kiếmnhững lợi nhuận được tính bằng tiền, một số các trường hợp khác là do ngườidân hợp tác để có được những lợi ích chung trong thực tế, chỉ có điều làchúng không được quy ra tiền hoặc được trao đổi trên các thị trường truyềnthống.Việc phát hiện những ví dụ như vậy thường làm các nhà kinh tế học đặctrưng - những người mà tư duy của họ thường bị đóng khung trong những môhình tương tác kinh tế sai lầm - ngạc nhiên.Về đường xá thì sao?Với các đường cao tốc giới hạn việc tham gia thì không có vấn đề gì.Những nhà xây dựng đường cao tốc tư nhân có thể dựng các trạm soát vé tạiđầu đường và cuối đường để thu phí việc sử dụng đường của họ. Không mộtkẻ lậu vé nào có thể làm hỏng những nỗ lực thu phí từ những khách hàng sẵnlòng chi trả. Tuy nhiên các khu phố thì lại khác. Thực hiện việc thu phí tại cácngã tư quả là một điều bất tiện khủng khiếp. Theo nghiên cứu của nhà sử học David Beito, một phương thức để giảiquyết vấn đề thu phí đối với các đường phố được tư nhân xây dựng đã đượcthấy tại St. Louis:Năm 1867, các bất động sản tại Benton Place, khu phố tư nhân đầu tiêntại St. Louis, được đưa ra thị trường. Khu phố này được Montgomery Blair,người từng là Tổng Giám đốc Bưu Chính dưới thời Abraham Lincoln thươngmại hóa một năm trước đó. Blair đã giao việc thiết kế phố này cho JuliusPitzman. Vào những năm 1870, có ít nhất 4 khu phố tư nhân bao quanh công13viên Lafayette. Pitzman đã thiết kế một công viên tại trung tâm khu phố, mộtđặc trưng mà sau đó các khu bất động sản được tư nhân xây dựng đều môphỏng theo. Mọi lô nhà đều trải dài đến công viên trung tâm đó. Theo kiểukiến trúc của Lucas Place [một phố tại St. Louis có những đặc trưng riêng củakhu vực tư nhân], mỗi khu nhà đều có những quy định hạn chế, kể cả quyđịnh phải lùi lại một khoảng cách là 25 foot (đơn vị đo) tính từ đường phố.Tuy nhiên, việc xây dựng các dãy nhà cho nhiều hộ gia đình và sử dụng vàomục đích kinh doanh thì không bị cấm. Các quy định này được thông qua tạicác cuộc bầu cử để lựa chọn ra 3 ủy viên hội đồng của các chủ sở hữu các lônhà trên phố. Các ủy viên này thực hiện việc bảo dưỡng đường phố, thắpsáng, chăm sóc công viên, duy trì hệ thống thoát nước, các ngõ hẻm bằngcách thu một khoản phí hàng năm 50 xu mỗi foot mặt tiền đối với một bấtđộng sản trên phố. Được trang bị bằng quyền sở hữu phố riêng, các cư dâncủa Benton Place được hưởng một loạt các quyền mà những cư dân ở các khuphố khác không có. Các ủy viên hội đồng thực hiện các quyền làm chủ củacộng đồng cư dân trên phố bằng cách dựng một cổng tại đầu phố này và mộtbức tường ở cuối phố. Họ có quyền từ chối, không cho những cư dân khôngnộp khoản phí hàng năm nói trên vào các ngõ hẻm hay công viên trung tâm.Lưu ý rằng những khoản chi trả cho khu phố tư nhân này cũng tương tựnhư các khoản chi trả cho các hàng hóa công mà người ta thường thấy: hệthống thoát nước, công viên, dịch vụ vệ sinh và những dịch vụ khác. Bằngcách tập hợp các tiện ích công cộng này vào một gói duy nhất—quyền sở hữubất động sản trên phố Benton Place— những nhà xây dựng đã thu được tiềnnhờ cung cấp các hàng hóa công. Những người không mua bất động sản vàkhông nộp khoản phí nói trên sẽ không có các quyền cư dân để sống tạiBenton Place.Cũng cần lưu ý rằng Beito không hề gọi các khoản phí đó là “thuế.”Ông đã đúng khi làm như vậy. Mọi cư dân mua nhà trên phố Benton Place14đều phải bày tỏ việc sẵn sàng chi trả khoản phí nêu trên theo hợp đồng mà họký với nhà thầu xây dựng. Những khoản này, do vậy, được thực hiện mộtcách tự nguyện.Những ví dụ trong cuộc sống hiện đạiColumbia, Maryland, và Reston, Virginia là những ví dụ gần gũi hơnvề các thành phố mà cơ sở hạ tầng được xây dựng và cung cấp bởi khu vực tưnhân. Trong cả hai trường hợp, các nhà thầu xây dựng tư nhân - James Rousetại Columbia và Robert Simon tại Reston - đã thiết kế và xây dựng các khuphố, hệ thống thoát nước và các công viên. Sau đó họ bán các bất động sảnvới mức giá đã bao gồm một chi phí cơ sở hạ tầng nhất định.Rõ ràng là các nhà thầu này đã có được nhân tố khuyến khích để cungcấp cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Nếu như các khu phố quá ít ỏi, công viênbé, đường thoát nước nhỏ hẹp thì mức giá tối đa mà những khách hàng có thểtrả cho việc mua nhà tại các khu phố đó sẽ thấp đi.Điều thú vị là không chỉ những cơ sở hạ tầng hữu hình được khu vực tưnhân cung cấp tại Reston và Columbia mà một hàng hóa công quan trọng hơntất cả cũng được cung cấp: đó là luật pháp. Khi mua một bất động sản tạiReston hay Columbia, người mua phải cam kết tuân thủ điều lệ của thành phố,mà được coi như một thứ hiến pháp. Các điều lệ này đưa ra các quy định hạnchế về việc sử dụng bất động sản (ví dụ, không được để các ô tô cũ tại cáckhoảng không gian thừa trong các sân trước nhà) cũng như các thủ tục nhằmđưa ra các quyết định tập thể mà có thể ảnh hưởng đến mọi cư dân. Khônggiống như các hiến pháp và điều luật được thông qua bằng cơ chế đa số phiếubầu, các quy định này cần được sự đồng thuận trên thực tế của toàn bộ cư dânchịu sự điều chỉnh của chúng.Trong một tài liệu nghiên cứu năm 2002, “Những Chính phủ hợp đồngtrên lý thuyết và thực tiễn” Randy Holcombe và tôi đã gọi các thủ tục banhành quy định và những cơ quan hình thành dựa trên các loại hiến pháp này là15“các chính phủ hợp đồng”. Trong đó chúng tôi đã lý giải rằng:Một chủ sở hữu khi có ý định chia nhỏ các bất động sản và bán chúngthành các gói riêng rẽ đã hình thành nên một dạng ‘chính phủ hợp đồng’ đặctrưng. Động cơ của các chủ sở hữu này là tạo ra giá trị của các gói bất độngsản đó. Như vậy, người tạo ra chính phủ hợp đồng có yếu tố khuyến khích đểtạo ra những quy định mang tính hiến pháp có giá trị cao hơn… Các nhà kinhdoanh tạo nên “chính phủ hợp đồng” là người nhận được thu nhập ròng dựatrên việc đưa ra những quy định hiệu quả. Ngược lại, các chính quyền đô thịthì không nhận được thu nhập nào từ việc đó. Các thị trưởng, các nhà quản lýđô thị, các thành viên hội đồng thành phố có thể có những yếu tố khuyếnkhích để đưa ra những quyết định hữu hiệu, nhưng không phải là khuyếnkhích trực tiếp nếu họ có thể thu lợi trực tiếp từ những quyết định hữu hiệu đónhư trong trường hợp các chính phủ hợp đồng. Như vậy, không giống nhưtrường hợp các chính quyền đô thị, nhân tố lợi ích trực tiếp tồn tại để sản sinhra những quy định có hiệu lực mà theo đó một chính phủ hợp đồng có thể vậnhành.2.2. Cơ cấu cấu của khu vực côngTrong cơ cấu khu vực công có 2 yếu tố là yếu tố thị trường và phi thịtrường.* Khái niệm về thị trường: Thị trường có thể được khái niệm theo nhiều cách khác nhau. Chúngđược xem xét từ nhiều gốc độ và được đưa ra vào các giai đoạn khác nhautrong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chỉ địa điểm hay không giancủa trao đổi hàng hoá, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, hàngvà tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán. Như vậy, phạm vi của thị16trường được giới hạn thông qua việc xem xét bản chất hành vi tham gia thịtrường, ở đâu có sự trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá thì ở đócó thị trường. Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu tố địa lý của hành vitham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiệp hữu của đối tượng được đem ratrao đổi. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thị trường là các hiện tượng kinh tếđược phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quanhệ kinh tế giữa người và người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoávà các dịch vụ. Thị trường là tổng thể những thoả thuận, cho phép những người bánvà người mua trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Như vậy, thị trường khôngnhất thiết phải là một địa điểm cụ thể như cách hiểu theo nghĩa hẹp trên.Người bán và người mua có thể không trực tiếp trao đổi, mà có thể qua cácphương tiện khác để thiết lập nên thị trường. Theo David Begg, thị trườnglà tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúcvới nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Theo cách hiểu này thì người tanhấn mạnh đến các quan hệ trao đổi cũng như thể chế và các điều kiệnthực hiện việc mua bán. Trong nền kinh tế hiện đại, thị trường được coi là biểu hiện thugọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêudùng mặt hàng nào, các quyết định của các Công ty về sản xuất cái gì?, sảnxuất cho ai? Sản xuất như thế nào? các quyết định của người công nhân vềlàm việc bao lâu? cho ai? đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả, quanniệm này cho thấy mọi quan hệ trong kinh tế đã được tiền tệ hoá. Giá cả vớitư cách là yếu tố thông tin cho các lực lượng tham gia thị trường trở thànhtrung tâm của sự chú ý, sự điều chỉnh về giá cả trong quan hệ mua bán là yếutố quan trọng nhất để các quan hệ đó được tiến hành. 17Xét theo mức độ khái quát thì thị trường còn được quan niệm làsự kết hợp giữa cung và cầu trong đó người mua, người bán bình đẳng cạnhtranh, số lượng người bán nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô của thị trườnglớn hay nhỏ. Sự cạnh tranh trên thị trường có thể do xảy ra giữa người bán,người mua hay giữa người bán và người mua. Việc xác định giá cả trên thịtrường là do cung và cầu quyết định. 2.2.1. Các yếu tố phi thị trườngNền kinh tế phi thị trường được dùng để chỉ các nền kinh tế nơi chínhphủ có độc quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấnđịnh giá cả nội địa. Mỗi nước điều tra có quy định riêng về các tiêu chí xácđịnh nền kinh tế phi thị trường. Khi một nước xuất khẩu bị xem là có nền kinhtế phi thị trường thì các nguyên tắc tính toán Giá thông thường sẽ không đượcsử dụng và nước nhập khẩu có thể sử dụng các phương pháp tính toán khácmà mình cho là hợp lý. Trên thực tế, quy định này tạo ra bất lợi rất lớn chocác nhà sản xuất-xuất khẩu từ nước bị xem là có nền kinh tế phi thị trường.Pháp luật một số nước để ngỏ khả năng từng nhà sản xuất-xuất khẩu có thểchứng minh rằng hoạt động kinh doanh của mình hoàn toàn tuân theo cácnguyên tắc thị trường dù cho nền kinh tế nước xuất khẩu bị xem là phi thịtrường.Nền kinh tế phi thị trường – hay còn được gọi là nền kinh tế kế hoạchtập trung – là tên gọi được dùng đến cuối những năm 1980, đầu những năm1990 cho nền kinh tế các nước Trung và Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, ViệtNam và một số nước khác, trong đó, các hoạt động kinh tế được dựa trên kếhoạch hàng năm thông thường do một cơ quan giống như ủy ban kế hoạchNhà nước soạn thảo. Đa số các nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung nay đãchuyển thành nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá trình hướng tới mụctiêu đó.18Các yếu tố phi thị trường chủ yếu hiện nay:- Nhà nước: thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực thi quyền lựcnhà nước: Lập pháp: tạo ra hành làn pháp lýHành pháp: thực thi pháp luật, quản lý mọi mặt của đời sống xã hộTư pháp: bảo vệ pháp luật- Các tổ chức được nhà nước ủy quyền;- Các tổ chức phi chính phủ.Những tác động của yếu tố phi thị trường:Thứ nhất, tình trạng áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá củamình tại những thị trường các nước chưa công nhận nền kinh tế phi thị trường.Điều này sẽ gây bất lợi đối với doanh nghiệp trong cạnh tranh với hàng hoácác nước khác khi thâm nhập các thị trường nói trên. Ví dụ như thực tế cho thấy, từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã phải đốiphó với 12 vụ kiện chống bán phá giá do Hoa Kỳ và EU tiến hành. Mặc dùViệt Nam cố chứng minh tính chất thị trường của nền kinh tế, nhưng các vụkiện đó Việt Nam vẫn thất bại và chịu mức áp đặt mức thuế bán phá giá. Đâycó thể xem là tác động trực tiếp nhất của tình trạng phi thị trường của nềnkinh tế. Nếu theo cam kết WTO, tình trạng này còn phải kéo dài cho đến12/2018.Thứ hai, những yếu tố phi thị trường sẽ làm sai lệch trong phân bổđầutư, làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng chi phí sảnxuất, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Nhiều dự án lớn cấpquốc gia không hoạt động hiệu quả cũng có nguyên nhân từ sự phân bổnguồn lực không hợp lý như các dự án mía đường, xi măng, cảng biển, khucông nghiệp tập trung Những yếu tố phi thị trường của nền kinh tế còn làmméo mó môi trường kinh doanh, tạo ra những hiện tượng tiêu cực như tham19nhũng, đầu cơ, buôn lâu, làm nản lỏng các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nướcngoài.Thứ ba, tính chất phi thị trường của nền kinh tế làm giảm khả năng đểkháng của nền kinh tế trước những cú sốc bên trong và bên ngoài như đối phóvới tình hình tăng giá quốc tế, khủng hoảng tài chính, tín dụng. Ví dụ biến động kinh tế năm 2004 và cuối năm 2007 đến nay đã chothấy nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc một cách bị động vào nền kinh tế thếgiới. Nếu không có những biện pháp đối phó, tình trạng nói trên sẽ dẫn đếnnguy cơ khủng hoảng, đánh mất cơ hội của quá trình hội nhập. Sự hoạt độngkém hiệu quả của các thị trường như tài chính tiền tệ, chứng khoán, bất độngsản, ở một mức độ nào đó, thể hiện sự kém hoàn hảo của thị trường nước ta.Thứ tư, sự méo mó thị trường sẽ có tác động tiêu cực đến việc giảiquyết các vấn đề xã hội, bảo vệ định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.Việc phân bổ nguồn lực không theo thị trường, môi trường kinh doanh khôngbình đẳng, hệ thống tài chính yếu kém, các công cụ điều tiết thị trường hoạtđộng kém hiệu qủa là nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề xã hội như bấtbình đẳng về thu nhập, bấp bênh về việc làm, gia tăng các hiện tượng nhưtham nhũng, quan liêu, làm mất lòng tin của dân chúng.2.2.2. Các yếu tố thị trườngKinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bántác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và sốlượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Các yếu tố thị trường có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu của khu vực công:nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên,mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung.20Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợinhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sảnxuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất cócơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng muanguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tớibất bình đẳng. Đấy là chưa kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể dẫn tớiviệc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thểkhông linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điềuchỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổngcầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát.Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo,cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinhtế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước màcác yếu tố thị trường nhiều hay ít.Các yếu tố thị trường chủ yếu hiện nay là: - Các doanh nghiệp nhà nước: bộ phận quan trong trong khu vực nhànước, cung ứng các hàng hóa dịch vụ công ích như cấp thoát nước, bưuchính…Hội nghị trung ương lần thứ 3 của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua đãkết luận phải cơ cấu lại nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng, và đã quyếtđịnh ba lĩnh vực chính của việc tái cấu trúc: đầu tư công; khu vực doanhnghiệp nhà nước; khu vực tài chính ngân hàng. Đáng mừng và hy vọng đây sẽlà một cuộc cải tổ kinh tế toàn diện. Cần rất thực tiễn: chỉ làm những việc có thể làm và mang lại kếtquả; đừng làm những việc không thể dẫu rất mong muốn làm vì chắc chắn dẫnđến thất bại. Việc tái cơ cấu ba lĩnh vực nêu trên là việc nhà nước phải làm vàcó thể làm. 21- Đầu tư công là do nhà nước tiến hành, nên nhà nước chắc chắn tái cơcấu được: sửa quy hoạch; sửa đổi cơ chế phân cấp đầu tư; cắt các khoản đầutư không có hiệu quả kinh tế xã hội; bán các khoản đầu tư dang dở cho cácchủ đầu tư khác, v.v…Với khu vực doanh nghiệp nói chung, nhà nước chỉ có thể tái cơ cấuchúng một cách gián tiếp thông qua các chính sách mà nhà nước đưa ra haysửa đổi (kể cả quy hoạch) nhằm tạo ra các khuyến khích thúc đẩy chúng tự táicơ cấu. Sửa luật phá sản, cải tổ hệ thống tư pháp và hoàn thiện khung khổpháp luật, tạo dựng niềm tin… là những việc như thế. Tạo sân chơi bình đẳng để cho khu vực tư nhân phát triển nhanh vàlành mạnh, góp phần vào tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu doanhnghiệp nhà nước nói riêng. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, với tư cáchchủ sở hữu, nhà nước còn có thể trực tiếp sắp xếp lại (bán, bán một phần haycổ phần hóa, xóa sổ, hợp nhất, v.v…) bên cạnh các chính sách đối với doanhnghiệp nói chung.- Khu vực tài chính ngân hàng có nét đặc biệt riêng và nhà nước có thểqua chính sách nói chung hay can thiệp trực tiếp (kể cả rút giấy phép) đối vớicác ngân hàng tư nhân.Sau khi có sự đồng thuận về việc phải tái cơ cấu, chúng ta phải làm gì? Vấn đề tiếp theo là tái cơ cấu theo hướng nào và được tiến hành ra sao. Hướngmà sai hay làm không đúng cách thì tái cơ cấu có thể mang lại kết quả tệ hại.Thực ra đã có nhiều cuộc tái cơ cấu như vậy, tuy có lẽ không có quy môvà mức toàn diện như dự kiến lần này. Thí dụ gần đây nhất là việc sắp xếp lạicác doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập trung - thành lập các tập đoàn kinhtế nhà nước được tiến hành từ 2006. Hoặc, trong các năm 1997-1999 đã có cuộc sắp xếp lại các ngân hàngthương mại cổ phần bằng cách xử lý một số ngân hàng yếu kém làm giảm số22ngân hàng cổ phần thương mại đô thị từ 25 năm 1997 xuống còn 20 năm1999. Rồi từ 2003, và nhất là trong giai đoạn 2005-2008, việc một loạt ngânhàng nông thôn được nâng cấp lên thành ngân hàng đô thị cùng với các ngânhàng mới được thành lập, khiến số ngân hàng thương mại cổ phần đô thị tănglên 35. Việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập trung, tăngcường sự độc quyền, các tập đoàn được ưu ái và năng lực quản lý kém mộtphần do không theo kịp sự tăng về quy mô là ba nguyên nhân chính khiếnchúng hoạt động kém hiệu quả và gây ra các hậu quả tai hại mà Vinashin chỉlà một thí dụ điển hình.Việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị 1997-1999có thể coi là sự tái cơ cấu thành công. Song việc ào ạt nâng cấp các ngân hàngnông thôn (quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng nông thôn) thành các ngân hàng đôthị và lập mới thêm tổng cộng 15 ngân hàng nữa chủ yếu trong giai đoạn2005-2008, cũng là một kiểu tái cơ cấu theo hướng ngược lại trước, lại gây ranhiều hệ lụy mới. Thí dụ, việc này đã làm cho các khách hàng ở vùng nông thôn mất đi sựtiếp cận đến dịch vụ ngân hàng, mảng ngân hàng đô thị khá nhiều và cạnhtranh rất gay gắt và nhiều khi không lành mạnh gây ra nhiều căng thẳng màmột dấu hiệu là lãi suất liên ngân hàng tăng lên khủng khiếp - 43%/năm ngày19.2.2008 và gần đây nhất lên 30% ngày 17.10.2011. Tình hình đã đến mức phải có quyết định tái cơ cấu mảng ngân hàngthương mại cổ phần đô thị “theo hướng giảm số lượng” như phó Thủ tướngVũ Văn Ninh đã nói trong Hội thảo Triển vọng kinh tế thế giới và Chính sáchứng phó của Việt Nam do Uỷ Ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức cùngvới Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Ngân hàng Thế giới ngày 18.10.2011vừa qua.23Qua ba thí dụ về “tái cơ cấu” kể trên có thể thấy việc nhận ra phải tái cơcấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng, là rất quan trọng, song chưa đủ.Tái cơ cấu theo hướng nào (nói cách khác là tiến đến các mục tiêu cụthể nào) là bước tiếp theo hết sức quan trọng. Định hướng sai có thể gây rắcrối như 2 trong ba thí dụ trên gợi ý.2.3. Quản lý khu vực công2.3.1. Đặc điểm cơ bản của quản lý trong khu vực côngKhi nói đến đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước là nói đếnnhững nét đặc thù của quản lý hành chính nhà nước để phân biệt với các dạngquản lý xã hội khác. Với cách tiếp cận như trên, quản lý hành chính nhà nướcdưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta có các đặc điểm cơ bản sau đây:- Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổchức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước.Hoạt động quản lý hành chính nhà nước luôn mang tính quyền lực nhànước và được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước. Tính quyền lực là đặcđiểm cơ bản nhất để phân biệt hoạt động quản lý hành chính nhà nước với cáchoạt động quản lý mang tính xã hội khác. - Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu.Trong quản lý, việc đề ra mục tiêu được coi là chức năng đầu tiên và cơbản. Mục tiêu quản lý là căn cứ để các chủ thể quản lý đưa ra những tác độngthích hợp với những hình thức và phương pháp phù hợp. Để đạt mục tiêu mà24Đảng đề ra, các cơ quan hành chính nhà nước cần phải xây dựng chương trìnhkế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn và tổ chức thực hiện.- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành trên cơ sở pháp luật nhưng có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành và xử lý các công việc cụ thể.- Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục và tương đối ổn định trong tổ chức và hoạt động.Nền hành chính nhà nước có nghĩa vụ phục vụ nhân dân một cáchthường xuyên cho nên quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo tính liên tụcđể thoả mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân, của xã hội và phải có tính ổnđịnh cao để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huốngchính trị - xã hội nào. - Quản lý hành chính nhà nước có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, là một hệ thống thông suốt từ Trung uơng đến cơ sở, cấp dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên (đặcđiểm này có điểm khác với hệ thống các cơ quan dân cử và hệ thống các cơ quan xét xử).- Quản lý hành chính nhà nước dưới chế độ XHCN không có sự cáchbiệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý. Bởi vì,thứ nhất, trong quản lý xã hội thì con người vừa là chủ thể vừa là đối tượngcủa quản lý. Mặt khác, dưới chế độ CNXH, nhân dân là chủ thể quản lý đấtnước.- Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính không vụ lợi. Hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước XHCN không chạy theo lợi nhuận mànhằm phục vụ lợi ích công, lợi ích nhân dân25

Trích đoạn

  • Quản lý các nguồn lực công:

Tài liệu liên quan

  • Tiểu Luận Môn Quản Lý Môi Trường Đô Thị Và Khu Công Nghiệp Đề Tài: Kiểm Soát Chất Thải Trong Nghành Sản Xuất Gốm Sứ Tiểu Luận Môn Quản Lý Môi Trường Đô Thị Và Khu Công Nghiệp Đề Tài: Kiểm Soát Chất Thải Trong Nghành Sản Xuất Gốm Sứ
    • 16
    • 1
    • 10
  • Tiểu luận môn Quản trị chiến lược VẬN DỤNG LÝ THUYẾT NĂNG LỰC LÕI, TAY NGHỀ CHUYÊN MÔN, TAY NGHỀ TÌM ẨN VÀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT Tiểu luận môn Quản trị chiến lược VẬN DỤNG LÝ THUYẾT NĂNG LỰC LÕI, TAY NGHỀ CHUYÊN MÔN, TAY NGHỀ TÌM ẨN VÀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
    • 39
    • 790
    • 3
  • tiểu luận môn quản trị nguồn nhân lực một nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố quan trọng trong việc chấp nhận quản lý tri thức ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu luận môn quản trị nguồn nhân lực một nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố quan trọng trong việc chấp nhận quản lý tri thức ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa
    • 38
    • 769
    • 0
  • báo cáo tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn quản lý và phát triển đô thị có sự tham gia của cộng đồng báo cáo tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn quản lý và phát triển đô thị có sự tham gia của cộng đồng
    • 22
    • 1
    • 2
  • tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn quản lý và phát triển đô thị có sự tham gia của cộng đồng tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn quản lý và phát triển đô thị có sự tham gia của cộng đồng
    • 17
    • 3
    • 10
  • tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn thực trạng và một số giải pháp nâng cao công tác giải phóng mặt bằng tiểu luận môn quản lý đô thị và khu dân cư nông thôn thực trạng và một số giải pháp nâng cao công tác giải phóng mặt bằng
    • 22
    • 881
    • 3
  • Tiểu luận môn Nguyên lý và Mô thức phát triển Hệ phân tán Hệ thống DNS Anycast tại trung tâm Khu vực 1 Công ty Mạng lưới Viettel Tiểu luận môn Nguyên lý và Mô thức phát triển Hệ phân tán Hệ thống DNS Anycast tại trung tâm Khu vực 1 Công ty Mạng lưới Viettel
    • 32
    • 540
    • 2
  • tiểu luận môn quản lý dự án báo cáo kết quả thực hiện dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho chi nhánh xi măng hà tiên tiểu luận môn quản lý dự án báo cáo kết quả thực hiện dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho chi nhánh xi măng hà tiên
    • 21
    • 894
    • 4
  • tiểu luận môn quản lý dự án dự án đầu tư mua sắm máy phát điện diesel công ty khí cà mau tiểu luận môn quản lý dự án dự án đầu tư mua sắm máy phát điện diesel công ty khí cà mau
    • 32
    • 997
    • 7
  • tiểu luận môn quản lý dự án dự án nghỉ mát, tham quan dành cho cán bộ, công nhân viên tiểu luận môn quản lý dự án dự án nghỉ mát, tham quan dành cho cán bộ, công nhân viên
    • 18
    • 770
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(838 KB - 48 trang) - Tiểu luận môn quản lý công KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Chức Năng Khu Vực Công Là Gì