[Tiểu Luận] Quản Trị Marketing: Du Lịch Hà Nội | Tăng Giáp

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Đăng nhập

Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > Sinh viên > Học tập > Tiểu luận - báo cáo thực tập - luận văn > [Tiểu Luận] Quản trị Marketing: Du lịch Hà Nội

Thảo luận trong 'Tiểu luận - báo cáo thực tập - luận văn' bắt đầu bởi KhaKhuTru, 22/1/15.

  1. KhaKhuTru

    KhaKhuTru Become a Gentleman

    Tham gia ngày: 12/12/14 Bài viết: 144 Đã được thích: 64 Điểm thành tích: 28 Giới tính: Nam
    LỜI MỞ ĐẦU​ Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được – một hiện tượng phố biến trong xã hội. Du lịch Việt Nam đang có những bước triển biến rõ rệt, lượng khách Du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng. Ngành đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước nhà và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân. Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế giới. Bài tiểu luận có kết cấu 4 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về Du lịch Hà Nội Chương 2: Thực trạng Du lịch Hà Nội Chương 3:Cạnh tranh và phân tích SWOT của Du lịch Hà Nội Chương 4:Chiến lược Marketing cho Du lịch Hà Nội Do thời gian và khả năng có hạn, mặc dù chúng em đã cố gắng thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp các thông tin để làm bài tiểu luận được tốt nhưng cũng không tránh khỏi các thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy để đề tài nghiên cứu này thực sự có hiệu quả. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ NỘI​ 1. Lịch sử ngành Du lịch Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam. Ngày 18/8/1969 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý. Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam. Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch. Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam. 2. Khái niệm về Du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận) Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.” Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. 3. Đặc điểm Du lịch Dịch vụ du lịch ngoài những đặc điểm chung của dịch vụ còn có những đặc điểm đặc trưng sau: - Là sản phầm tổng hợp cần sự phối hợp của nhiều ngành. - Nhu cầu du lịch của du khách thuộc loại nhu cầu không cơ bản nên rất dể thay đổi do đó dịch vụ du lịch có tính linh động rất cao. - Dịch vụ du lịch có tính mùa vụ rất cao. - Khác với nhiều loại dịch vụ khác, thông thường mỗi loại dịch vụ du lịch được sử dụng nhiều lần và kéo dài suốt hành trình của khách hàng (dịch vụ hướng dẫn viên, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn,…). Đối với dịch vụ khác, thời gian tiếp xúc giữa người mua và người bán chỉ một lần. - Dịch vụ du lịch giải quyết được nhiều việc làm và mang lại nhiều lợi nhuận 4. Tổng quan Du lịch Hà Nội Ngày nay du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà có cả những nước đang phát triển. Trong đó có Việt Nam. Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người, nó đáp ứng được các nhu cầu của con người và xã hội. Nhận thức được yếu tố quan trọng của du lịch, các nước luôn chú trọng và có những chiến lược phát triển du lịch, coi là một ngành kinh tế quan trọng đạt hiệu quả cao. Ở Việt Nam, mọi công tác dịch vụ du lịch luôn được thúc đẩy và được đánh giá cao. Với một nước có 54 dân tộc với 54 bản sắc riêng cũng đã làm cho du lịch Việt Nam trở nên đặc biệt với nước bạn. So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triểndu lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thốngbảo tàngđa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệuvăn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống... Thành phố Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc"Hà Nội 36 phố phường". Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Tải về bản đầy đủ tại đây

    Bài viết mới nhất

    • Khóa học lái xe ô tô bằng B2-C cấp tốc, chất lượng tại tphcm.17/01/2017
    • Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Quốc Tế Sơn Hà17/07/2015
    • Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Thủy Lợi Miền Tây17/07/2015
    • Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần XNK Tạp phẩm TOCONTAP HN17/07/2015
    • Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB17/07/2015
    KhaKhuTru, 22/1/15 #1
(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.) Show Ignored Content

Chia sẻ trang này

Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhập

Thống kê diễn đàn

Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonapp

Chủ đề mới nhất

  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Đang tải... Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > Sinh viên > Học tập > Tiểu luận - báo cáo thực tập - luận văn >

Từ khóa » Swot Du Lịch Hà Nội