TIỂU LUẬN Tâm Lý Học Xây DỰNG Bầu KHÔNG KHÍ TÍCH Cực, LÀNH ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.27 KB, 14 trang )
1Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực lành mạnh trong các tập thểquân nhân để phát huy nhân tố con ngườiBầu không khí tâm lý tập thể là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt động,hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của con người trong tập thể, nó được hìnhthành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệpvà người lãnh đạo trong tập thể. Bầu không khí đó là bầu không khí mà trong đó cósự tồn tại của từng cá nhân một, bầu không khí này ảnh hưởng đến từng người trongtập thể. Nhân tố con người chỉ được phát huy trong những điều kiện nhất định. Dođó trong tập thể quân sự phải tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu đời và chứa đựngtính chiến đấu, sao cho mọi người trước và sau khi làm việc cảm thấy phấn khởithoải mái. Trong quân đội ta điều kiện quan trọng nhất, quyết định nhất để phát huynhân tố con người là trạng thái chính trị tinh thần của đơn vị, trạng thái chính trịtinh thần tích cực lành mạnh, thì ở đó mới phát huy được nhân tố con người đượcphát huy một cách đúng hướng và chỉ có trong môi trường ấy, cán bộ chiến sĩ mớithực sự hăng hái tích cực, đem hết tinh thần và nghị lực phục vụ Đảng, phục vụnhân dân và bản thân họ mới có được cảm nhận vinh quang trong thực hiện nhiệmvụ nặng nề gian khổ. Và cũng chỉ trong trạng thái ấy bộ đội mới không bị chiến tranhtâm lí của kẻ thù tha hoá về đạo đức lối sống và thao túng về ý thức. Vì vậy, bầu khôngkhí tích cực lành mạnh trong tập thể có vai trò to lớn để phát huy nhân tố con ngườiThuật ngữ bầu không khí tâm lý của tập thể được quan niệm là trạng thái tâmlý của tập thể với tư cách là đặc trưng của những mối quan hệ giữa con người vớicon người trong hoạt động cùng nhau nói lên đời sống tinh thần của tập thể.Bầu không khí tâm lý của tập thể là sự biểu hiện tập trung nhất tính chất chấtcủa các quan hệ người - người trong tập thể, sự tôn trọng tin tưởng hoặc không tôntrọng, không tin tưởng lẫn nhau, mức độ của sự quan tâm đến nhau và hết lòng vì2nhau, vì sự nghiệp chung. Không đơn thuần chỉ là sự biểu hiện tập trung của cáchiện tượng tâm lí mà còn phản ánh khá sinh động cả những nhân tố chính trị, tưtưởng và đạo đức của tập thể. Không phải ngẫu nhiên các nhà tâm lí học coi bầukhông khí tâm lí là bộ mặt tinh thần nó. Quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc một cách tấtyếu vào bầu không khí chính trị tư tưởng, nhưng đến lượt nó, bầu không khí tâm lýlại ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến toàn bộ đời sống và hoạt động của tập thể cũngnhư của mỗi thành viên trong đó.Con người không thể tích cực sáng tạo trong một môi trường mà ở đó quan hệngười – người bị ngự trị bởi sự đố kỵ và ghen ghét lẫn nhau, và người ta cũngkhông thể hăng say lao động trong một tập thể sống tẻ nhạt, xa lánh, mọi ngườithiếu quan tâm đoàn kết giúp đỡ nhau.Đối với hoạt động lãnh đạo - quản lí, ảnh hưởng của bầu không khí tâm lí là vôcùng to lớn. Khi bầu không khí tích cực lành mạnh, con người sống thiện cảm và tintưởng lẫn nhau thì quần chúng sẽ tin tưởng vào chỉ huy, lãnh đạo, tính tích cực sángtạo và năng lực hoạt động của họ được phát huy Còn ngược lại, bầu không khí tâmlý xấu là nguyên nhân của những thất bại trong công việc, sự lộn xộn trong tổ chứchoạt động và rất dễ xuất hiện các hành vi phản ứng ngược với các yêu cầu của lãnhđạo- quản lí. Cao hơn, có thể dẫn đến xung đột tâm lí dưới các hình thức khác nhautrong tập thể. Bầu không khí tích cực lành mạnh của tập thể có ảnh hưởng rấtmạnh mẽ đến sự hình thành tâm trạng tích cực của tập thể. Các nhà tâm lý họcquân sự đã chỉ ra rằng: Sức sống thực sự của một tập thể quân sự suy cho cùngđược thể hiện ở bầu tâm lý đóNgoài các nguyên nhân chính trị - tư tưởng, đạo đức thì nguyên nhân tâm lí cơbản dẫn đến bầu không khí tâm lí xấu trong hoạt động lãnh đạo- quản lí có thể kểđến: Một là, do thiếu sót từ phía người lãnh đạo - quản lí, hoặc tập thể lãnh đạo quản lý như: thói quan liệu, quan hệ thiếu tế nhị, thiếu công bằng, phân công côngviệc không rõ ràng, không hợp lý…Hai là, do lỗi của các thành viên trong tập thể3như: thói gièm pha hoặc thiếu lịch sự, trạng thái vô công rồi nghề hoặc dựa dẫm, dohành vi thiếu trung thực, thái độ cẩu thả trong công việc. Ba là, do không có sựtương hợp tâm lí trong quá trình sống và sinh hoạt chung, sự đối lập về tính cách ,phong cách sinh hoạt, do có sự định kiến lẫn nhau…Bầu không khí là bộ mặt tinh thần - tâm lý của tập thể, phản ánh trạng thái củatất cả các hiện tượng tâm lý - xã hội đang tồn tại và phát triển trong hoạt động vàsinh hoạt chung. Cho nên xây dựng Bầu không khí tâm lý tích cực lành mạnh trongtập thể quân sự không chỉ là trách nhiệm chính trị của chỉ huy lãnh đạo ở các đơn vịcơ sở, mà còn là điều kiện quan trọng để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giáo dụcnhân cách quân nhân. Do đó, nội dung biểu hiện của nó là hết sức rộng lớn và phứctạp vì vậy, các cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị, mà trước hết là người chính uỷ,chính trị viên cần nhận diện trên các nội dung chủ yếu sau đây:Thứ nhất: Những nội dung chủ yếu thể hiện bầu không khí tâm lý trong tậpthể có thể nhận ra của nó là: Thái độ quan tâm lẫn nhau, mức độ sẵn sàng chia sẻkhó khăn, đoàn kết giúp đỡ nhau trong hoạt động và sinh hoạt; Thái độ đòi hỏi lẫnnhau trong hoạt động vì tập thể; Đấu tranh vì nhau, không cả nể, không dung túngcho nhau làm việc xấu.Thái độ quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, chia ngọt, sẻ bùi, tinh thần đoàn kết nhấttrí cao trong các tập thể là bản chất của các mối quan hệ trong quân đội ta. Khôngcó một trạng thái tâm lý nào của tập thể không phụ thuộc vào những yếu tố trên.Nhìn nhận, phân tích đánh giá trạng thái tinh thần của tập thể, trong đó có bầukhông khia tâm lý trước hết phải nhận rõ mức độ của sự tôn trọng, ủng hộ và giúpđỡ lẫn nhau, sự thông cảm với nhau trong cuộc sống và hoạt động, nhất là trongnhững lúc khó khăn gian khổ. Mọi người trong tập thể hiểu nhau, có thiện chí vàsống tốt với nhau thì họ sẽ ít phẫn nộ với nhau về một điều nhỏ nào đó và sẽ tạo rasự gắn bó giữa các thành viên thì tình trạng bất ổn, mất đoàn kết sẽ giảm đi nhiều và4tập thể không còn khô khan và lạnh lùng và toan tính nữa mà mang đầy tính nhânvănKhi con người không còn quan tâm đến nhau, cấp trên thờ ơ với nguyện vọngvà nhu cầu của quần chúng, chiến sĩ thờ ơ trước thành công hay thất bại, hoàn thànhhay không hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và đồng ngũ, không xúc động trước tìnhcảm con người, thì tập thể sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực, với bầukhông khí lạnh nhạt, ảm đạm, giảm sút nhiệt tình trong công tác và gây buồn chán.Đối với các tập thể quân sự thì quan tâm và yêu cầu cao lẫn nhau là hai yêucầu song hành. Không thể chỉ quan tâm lẫn nhau mà lại không có yêu cầu cao đốivới nhau trong một tập thể phải đảm nhiệm một chức năng chính trị xã hội cực kỳphức tạp. Nếu chỉ thiên về phía quan tâm lẫn nhau sẽ đưa tập thể vào trạng thái tìnhcảm vô hướng. Ngược lại, thuần tuý chỉ yêu cầu cao mà thiếu quan tâm lẫn nhau sẽđẩy tập thể đến trạng thái tâm lý căng thẳng rất bất lợi trong tập thể ảnh hưởng đếnviệc hoàn thành nhiệm vụ.Yêu cầu cao không đơn giản chỉ là yêu cầu của cấp trên đối với cấp dưới, củalãnh đạo chỉ huy đối với bị lãnh đạo và phục tùng, mà còn cả chiều ngược lại vàtrong yêu cầu lẫn nhau giữa cá nhân với cá nhân, giữa các tập thể với tập thể tronghoạt động và sinh hoạt. Yêu cầu cao phải xuất phát từ trách nhiệm hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao, từ yêu cầu của kỉ luật quân đội, từ thành tích chung của tập thểchứ không thể từ ý muốn chủ quan của người lãnh đạo-quản lí. Yêu cầu cao và quantâm lẫn nhau là sự biểu hiện tập trung nhất các nội dung của bầu không khí tâm lítập thể quân sự.Nhãn quan chính trị rộng cho phép người lãnh đạo quản lý, cũng như mọithành viên trong các tập thể quân sự hiểu rằng chỉ có được tập thể phát triển lànhmạnh với bầu không khí tâm lí tích cực khi ở đó có sự đấu tranh tích cực vì nhau .Nếu trong tập thể, người ta bỏ qua những hiện tượng sai trái, các hành vi tiêu cực,thậm chí bao che cho nhau, hoặc dung dưỡng sai lầm của một số người được ưa5thích sẽ dẫn đến một trạng thái lộn xộn hay “dĩ hoà vi quý”, thậm chí rơi vào tìnhtrạng vô kỉ luật, lỏng lẻo vô tổ chức.Liên quan đến bầu không khí tâm lí tập thể không chỉ ở đấu tranh vì nhau màcòn chịu ảnh hưởng rất lớn của phương pháp đấu tranh và sự lựa chọn thời điểmthích hợp tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu. Đây là một trong những yêucầu quan trọng đối với người lãnh đạo - quản lí trong điều hành, lãnh đạo các tậpthể quân sự.Thứ hai: Đưa nội dung của bầu không khí tâm lý tích cực lành mạnh vào cácnội dung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; tổ chức tốt các hoạt động chungcho tập thể cơ sở quân nhân.Bầu không khí lành mạnh trong tập thể quân sự là những cảm xúc tích cực bềnvững của cán bộ chíên sĩ trong quá trình sống và hoạt động chung. Chỉ có trong bầukhông khí lành mạnh con người mới tích cực hoạt động và các mục tiêu lãnh đạoquản lý mới đạt được kết quả cao. Do vậy, tập thể cơ sở quân nhân chỉ có thểtrưởng thành và phát triển thông qua các hoạt động chung, mặt khác thông qua tổchức tốt các hoạt động chung mà các hiện tượng tâm lí xã hội trong tập thể hìnhthành và phát huy tác dụng ảnh hưởng của nó.Các hoạt động chung cần phải đa dạng, phong phú, thiết thực đối với tập thểcơ sở. Thông qua các hoạt động học tập chính trị, huấn luyện quân sự, rèn luyện kỷluật, quan hệ, giao lưu, kết nghĩa củng cố địa bàn chính trị.... mà hình thành sựtương đồng tâm lí, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, bầu không khí tâm lí tích cựclành mạnh trong đơn vị. Các nề nếp, những thói quen tốt được hình thành trên cơ sởcác mặt hoạt động được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng đòi hỏi của điều lệnhquân đội, phù hợp với đặc điểm tâm lí của chiến sĩ trẻ.Đi theo hướng này cần giáo dục uốn ắn bộ đội nhằm phát huy tinh thần làmchủ tập thể của mọi quân nhân. Mặt khác, định hướng chỉ đạo cho các tập thể cơ sở6quân nhân đưa chúng vào chỉ tiêu phong trào thi đua. Vì vậy, trong mọi mặt hoạtđộng và đời sống vật chất tinh thần của tập thể phải hướng vào vì lợi ích, mục đíchchung của tập thể, quan tâm đầy đủ đến nhu cầu, nguyện vọng và sự tiến bộ của mọithành viên, chống mọi biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, cục bộ bản vị địa phương đingược với yêu cầu nhiệm vụ của tập thể. Trong thực tiễn ở đơn vị cơ sở để nâng caohiệu quả tổ chức các hoạt động cho tập thể đòi hỏi sự phối hợp, hiệp tác giữa các bộphận, các đơn vị đồng thời thực hiện sự quản lý chặt chẽ, thực hành công bằng, dânchủ; cán bộ phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của quần chúng, đáp ứng được cácnhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chiến sĩ.Việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi một cách khoa học chẳng những là mộtyêu cầu quan trọng đối với hoạt động lãnh đạo quản lý của cán bộ cơ sở mà còn gópphần rất lớn để giải toả những căng thẳng tâm lý của mỗi thành viên, tạo dựng đượcbầu không khí tâm lý tích cực lành mạnh của tập thể.Thứ ba: Chăm lo xây dựng các bộ phận tích cực trong tập thể, trước hết làđội ngũ cán bộ, sĩ quan dưới quyền, các đảng viên, đoàn viên ưu túMột thực tế mâu thuẫn hiện nay là thời gian gian và công sức mà chỉ huy lãnhđạo cơ sở phải bỏ ra để giải quyết các vụ việc tiêu cực là quá lớn. Trong khi đó,nhiệm vụ xây dựng đơn vị ngày càng nhiều và phức tạp. Một đơn vị mà vụ việcdiễn ra quá nhiều thì khó có được bầu không khí sôi động và tích cực. Do đó, bấtluận trong điều kiện nào thì chỉ huy lãnh đạo cũng cần đầu tư thời gian và công sứcchủ yếu vào xây dựng và phát huy mặt tích cực và các bộ phận tích cực của tập thể.Lấy đó làm đầu tàu để lôi cuốn hoạt động của đơn vị điều đó có ý nghĩa nền tảngcho việc xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh. Cần tích cực hoá vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ sao cho những chủ thể này giữ vai trò chủ đạotrong xây dựng tập thể. Sao cho họ nắm chắc mục đích, nhiệm vụ của tập thể vàhiện thực hoá nó trong quá trình thực hiện chức trách. Những cán bộ chủ trì cầnphải phát hiện và nhận thức đúng những mặt mạnh, mặt yếu, những hạn chế bất cập7của tập thể do mình phụ trách, trên cơ sở đó bằng ảnh hưởng uy tín và sự nêu gư ơngmà hướng dẫn hoạt động của đơn vị theo đúng quỹ đạo của quân đội.Cùng với hệ thống lãnh đạo, chỉ huy quân sự còn có vai trò của tổ chức quầnchúng: đoàn thanh niên, công đoàn, hội đồng quân nhân đều có vai trò nhất địnhtrong xây dựng tập thể cơ sở quân nhân. Muốn vậy cần động viên họ tích cực thamgia học tập chính trị, trong giáo dục từng chuyên đề tư tưởng gắn với từng giai đoạnhuấn luyện cụ thể, gắn với từng mốc son truyền thống lịch sử trong nước và đơn vịnhằm chuyển biến biến nhận thức cho đoàn viên thanh niên. Mặt khác trong từngbuổi họp của các tổ chức quần chúng này phải đảm bảo tính dân chủ trong đó mọiquân nhân có quyền được thông tin, bàn bạc, trao đổi, bộc lộ ý kiến cá nhân. Đadạng hoá các hình thức sinh hoạt, thích hợp với tâm lý bộ đội để thay thế cho cáccuộc họp có tính chất áp đặt, cung cấp thông tin một chiều.Tăng cường tác động của bộ phận nòng cốt tích cực đồng thời với việc hạn chếảnh hưởng của nhóm và các thủ lĩnh không chính thức tiêu cực. Muốn vậy cán bộphải dựa vào đội ngũ nòng cốt tích cực, khai thác uy tín và ảnh hưởng của nó làmchỗ dựa trong giải quyết các vấn đề của tập thể, tiến hành phân hoá “nhóm chốngđối”, hướng hoạt động của nhóm tiêu cực theo quỹ đạo của chuẩn mực xã hội, điềulệnh quân đội và mục đích của tập thể.Để phát huy vai trò, ảnh hưởng của cán bộ chủ trì và đội ngũ nòng cốt tích cựccần kết hợp công tác giáo dục với tổ chức các phong trào thi đua của đơn vị, kịp thờibiểu dương những cá nhân và tập thể có thành tích, tăng cường công tác kiểm tra, giámsát, thực hành kỷ luật của các quân nhân. Đồng thời, bản thân người cán bộ chỉ huy,cán bộ chính trị phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực đáp ứngyêu cầu chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội. Trong hoạt động luôn tự đặt ra yêu cầu caođối với bản thân, luôn quan tâm đến mọi mặt đời sống của chiến sĩ, chống mọi biểuhiện cán bộ tự cho mình có quyền đặt ra những “chế độ riêng” không phù hợp với điềulệnh quân đội cũng như mục đích hoạt động của tập thể.8Thứ tư: Chủ động, tích cực định hướng và điều chỉnh các hiện tượng tâm lý tậpthể trong các tập thể quân nhânBộ mặt tâm lý của tập thể quân nhân là một trong những thành phần quantrọng nhất tạo nên sự đoàn kết thống nhất của tập thể, tạo nên khả năng chi phối củanó đối với hoạt động và sinh hoạt của mỗi thành viên.Do đó,định hướng và điều chỉnh các hiện tượng tâm lý tập thể là những tác động trực tiếpnhất, cụ thể nhất đến bầu không khí của tập thể quân nhân. Trong thực tế cán bộlãnh đạo, chỉ huy phải biết định hướng, điều khiển dư luận tập thể, biết sử dụng nólàm phương tiện vũ khí để quản lý chỉ huy đơn vịĐể điều chỉnh, định hướng một cách khoa học, làm cho các hiện tượng nàyphát triển theo chiều hướng tích cực đòi hỏi người chỉ huy và các cán bộ chính trịkhông chỉ cần nắm bắt được các quy luật hình thành và phát triển chúng, mà còn cócác thủ thuật, nghệ thuật tác động phù hợp.Bản chất của tâm lí nhóm (tập thể) được các nhà tâm lí học Mác xít giải thíchdựa trên cơ sở quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội vàý thức xã hội. Tâm lí tập thể là một phức hợp những hiện tượng tâm lí xã hội trongnội bộ tập thể, là biểu hiện của tâm lí xã hội. Tâm lí của nhóm người, tập thể ngườithuộc về tâm lí xã hội. Đó là sự biểu hiện của đời sống tinh thần của một nhómngười trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định.Tâm lí tập thể thuộc tâm lí xã hội nhưng không phải là sự sao chép lại tâm líxã hội một cách đầy đủ và cứng nhắc. Trong tâm lí tập thể quân nhân vừa phản ánhnhững điều kiện xã hội lịch sử chung của xã hội, dân tộc, giai cấp vừa phản ánhđiều kiện sống và sinh hoạt riêng của tập thể.Tâm lí của tập thể quân sự Quân đội nhân dân Việt nam phản ánh những tácđộng và biến đổi của điều kiện xã hội lịch sử như điều kiện về kinh tế, chính trị, văn9hóa, giáo dục, hệ tư tưởng, trào lưu, xu hướng xã hội.... đồng thời phản ánh nhữngđặc điểm riêng của mỗi tập thể nh ư: nhiệm vụ chính trị được giao, đời sống vậtchất- tinh thần, phong cách lãnh đạo chỉ huy của cán bộ các cấp, trình độ văn hóacủa quân nhân, các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên. Những đặc điểm củahoạt động quân sự sẽ quy định quá trình hình thành và phát triển của các hiện tượngtâm lí tập thể trong tập thể quân nhân.Hoạt động quân sự thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội, mà nội dung hoạtcủa nó làm cho các quyền lợi cá nhân mang nội dung xã hội sâu sắc, giúp con ngườiđánh giá các hành vi của mình theo quan điểm cộng đồng xã hội, giúp mỗi cán bộ,chiến sĩ ý thức đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa mình với người khác. Với nộidung vô cùng phong phú, đa dạng hoạt động quân sự tạo ra khả năng phát triển toàndiện của mỗi cá nhân; lao động của các quân nhân xét về mặt tính chất rất gần gủivới lao động xã hội chủ nghĩa tạo cho con người có tinh thần “chí công vô tư”;trong hoạt động này cũng đòi hỏi con người phải thể hiện rõ tính cộng đồng, cộngtác, tính nhân văn, tình cản đồng chí đồng đội…Các hiện tượng tâm lý tập thể trong các tập thể quân nhân rất đa dạng, phongphú; hình thành và phát triển hết sức năng động và xen kẽ lẫn nhau, tác động tươnghỗ lên nhau nhưng thường bao gồm hai nhóm hiện tượng chủ yếu. Một là, nhữnghiện tượng tâm lý nảy sinh chủ yếu từ các quan hệ liên nhân cách (quan hệ cá nhân- cá nhân) như: bắt chước, ám thị, ganh đua, tự khẳng định…; Hai là, những hiệntượng tâm lý hình thành và phát triển với một quá trình hoạt động chung và quan hệqua lại trong tập thể. Điển hình là các hiện tượng: dư luận, tâm trạng, uy tín, truyềnthống, thói quen…Sự hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý trong tập thể quân sựchịu sự quy định của các quy luật cơ bản của sự hình thành các tập thể quânsự.10Quy luật chung của sự hình thành tập thể quân sự của Quân đội nhân dân Việtnam là những hoạt động tồn tại của nó và mối quan hệ qua lại giữa các quân nhânphải phù hợp với bản chất xã hội. Sự nhất trí về kinh tế, chính trị - xã hội và tưtưởng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân là điều kiện quyết định tính thống nhấtvề mặt xã hội của tập thể quân đội, sự nhất trí về quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ,chiến sĩ. Người cán bộ, sĩ quan xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức gắn liềnvới quyền lợi của người lao động, gắn liền với quyền lợi của những quân nhân phụcvụ dưới quyền.Đụng chạm đến bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của người chiến sĩ, đến bất kỳhiện tượng tư tưởng hay tâm lý nào của tập thể quân sự chúng ta cũng nhận thấy tácđộng của quy luật trên. Quy luật tập thể quân sự tồn tại và phát triển phù hợp vớibản chất xã hội mởi ra cho mọi cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị và các tổ chứcĐảng có cơ sở vững chắc để xem xét đánh giá tính tích cực hoặc tiêu cực, sự phùhợp hay không phù hợp của những hiện tượng tâm lí xã hội đang tồn tại và pháttriển ở các tập thể quân sự như: dư luận, tâm trạng, uy tín…Sự hình thành tập thể quân sự tuân theo quy luật chung của định hướng xã hộichủ nghĩa: sự phù hợp giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân càng kết hợp nhịpnhàng với lợi ích của mỗi thành viên của tập thể quân sự bao nhiêu thì quá trìnhhình thành của tập thể lại càng được xúc tiến bấy nhiêu và tập thể lại nhanh chóngtrở thành một gia đình đoàn kết hoà thuận bấy nhiêu. Sự phù hợp giữa lợi ích xã hộivà lợi ích cá nhân cũng chính là tiền đề quan trọng nhất đảm bảo sự phát triển lànhmạnh của các hiện tượng tâm lí tập thể. Người lãnh đạo quản lí tập thể quân sựkhông thể điều chỉnh tốt các hiện tượng tâm lí, cũng như sự đoàn kết thống nhất củatập thể một khi trong tập thể nảy sinh xung đột giữa lợi ích xã hội và lợi ích cánhân, lợi ích giữa các bộ phận.11Sự hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lí trong các tập thể quân sựphụ thuộc một cách tất yếu vào sự chuẩn bị về chính trị- tư tưởng và chuẩn bị chiếnđấu cho bộ đội.Đời sống tinh thần của bộ đội là một cấu thành phức tạp với ba mặt chủ yếu:mặt chính trị- tư tưởng, mặt tinh thần chiến đấu và mặt tâm lý. Các mặt đó đều cósự phụ thuộc và quy định lẫn nhau, trong đó mặt chính trị- tư tưởng là chủ đạo, làcơ sở hình thành và phát triển các mặt khác.Mặt chính trị tư tưởng được hình thành và phát triển một cách khách quan nhờtoàn bộ chế độ xã hội của nó. Đồng thời, sự hình thành các phẩm chất chính trị tưtưởng là nhờ hệ thống công tác đảng, công tác chính trị, công tác giáo dục tưtưởng…Mặt tinh thần chiến đấu chủ yếu được hình thành nhờ hệ thống chuẩn bị chiếnđấu, kết hợp với sự đảm bảo về mặt chính trị- tư tưởng và tâm lí trong huấn luyện,diễn tập, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.Mặt tâm lí được biểu hiện cụ thể trong các phẩm chất chiến đấu và phẩm chấtchính trị- tư tưởng, trong đặc điểm của các quá trình, trạng thái… tâm lí của tập thể.Các hiện tượng tâm lí- xã hội trong các tập thể quân sự được hình thành và pháttriển trong các hoạt động của tập thể, là bộ mặt tinh thần của tập thể.Đặc trưng trên đòi hỏi các nhà lãnh đạo quản lí trong khi điều chỉnh địnhhướng các hiện tượng tâm lí xã hội của các tập thể quân sự phải gắn liền với côngtác giáo dục nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng cho bộ đội, phải tổ chức tốtquá trình huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Lấygiáo dục chính trị - tư tưởng và xây dựng các phẩm chất chính trị - tư tưởng cho cácquân nhân và tập thể quân nhân làm nền tảng.Phân tích các quy luật của các hiện tượng tâm lí xã hội trong tập thể quân sựkhông hoàn toàn gạt bỏ nhiệm vụ tác động vào chúng của người lãnh đạo quản lí.12Ngược lại, nó còn đòi hỏi phải có sự tác động chủ quan có hệ thống và nhất quánvào các hiện tượng này. Sự tác động của lãnh đạo- quản lí có thể được phân thànhhai khâu chính: khâu định hướng và khâu điều chỉnh.Tuy nhiên, dù là định hướng hay điều chỉnh thì trước hết cũng cần lưu ý rằng,đời sống tâm lý là một mặt của đời sống tinh thần của tập thể. Do đó, tác động củađịnh hướng, điều chỉnh cần có mục đích rõ ràng trong toàn bộ quá trình chuẩn bịhoạt động và hoạt động của đơn vị, phải mang lại giá trị giáo dục chung cho tập thể,tăng cường sự giác ngộ của cán bộ bộ chiến sĩ về nghĩa vụ quân sự, lòng tự hàođứng trong lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên làm mọi cách cho lợiích xã hội, lợi ích quân đội và lợi ích cá nhân nhất trí với nhau.Cơ sở tâm lí của các phương pháp điều chỉnh và định hướng của các hiệntượng tâm lí xã hội là: thứ nhất, nghiên cứu và xác định trạng thái tâm lí của các cánhân, trước hết là người đứng đầu và các nhóm người để đưa ra biện pháp tác động;thứ hai, giải quyết một số nhiệm vụ tâm lí như: lựa chọn về mặt tâm lí khi sắp xếpbố trí các nhóm nhỏ, trước hết là các tập thể lãnh đạo- quản lí dưới quyền tạo điềukiện thuận lợi cho tương hợp tâm lí xã hội, giúp cán bộ cấp dưới thích ứng nhanhvới tập thể, phát triển các nhu cầu hứng thú xã hội phù hợp, định hướng dư luận tậpthể…Điều chỉnh và định hướng quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau nhưngkhông phải là một. Do đó chúng có con đường và phương pháp khác nhau. Việcđiều chỉnh các hiện tượng tâm lí- xã hội chủ yếu được thực hiện thông qua nhữngcơ cấu tâm lí ít bền vững, còn sự định hướng thì thực hiện thông qua các cơ cấu tâmlí bền vững hơn.Điều chỉnh được thực hiện một cách thiết thực trong hoạt động hàng ngày củacác quân nhân, còn định hướng được thực hiện một cách có hệ thống trong toàn bộquá trình hoạt động và giao tiếp, nhằm tăng cường chức năng chiến đấu, chức năng13giáo dục của tập thể, đồng thời hoàn thiện phong cách lãnh đạo quản lí của đội ngũcán bộ.Các hiện tượng tâm lí xã hội trong tập thể là một cấu trúc trọn vẹn với nhiềuloại hiện tượng và nhóm hiện tượng khác nhau, quan hệ tác động lẫn nhau như:đánh giá, dư luận, tâm trạng, sự bắt chước và tự khẳng định, ám thị, uy tín, sự tươnghợp và xung khắc, các thói quen… Nhưng chúng có tác động ảnh hưởng không nhưnhau cả về mức độ lẫn tính chất, cả chiều sâu và tầm rộng. Người lãnh đạo quản lítrong quá trình tác động một cách toàn diện phải hướng mạnh vào dư luận, tâmtrạng và truyền thống của tập thể.Sự điều chỉnh và định hướng các hiện tượng tâm lí xã hội trong các tập thểquân sự không phải là mục đích tự thân nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọngcủa các hoạt động lãnh đạo quản lí. Đó là phương thức để tác động tối ưu tới tậpthể, nhằm tăng cường chức năng chiến đấu, chức năng giáo dục của nó, đồngthời để hoàn thiện phong cách lãnh dạo quản lí củ đội ngũ cán bộ nói chung.Tóm lại: Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể quân nhân làmột nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo phải làm sao đểmỗi người đều cảm thấy mình không bị bỏ quên, rằng mình là người cần thiết chomột vị trí công tác. Họ phải thấy được lợi ích của họ là công bằng. Họ thấy đượctính chất đúng đắn của các quyết định về nhân sự, thấy mình thành tâm tôn trọnglãnh đạo và đồng nghiệp và ngược lại. Nếu trong tập thể, mọi người đều thấy mãnnguyện về công việc của mình, về cơ quan, về thủ trưởng và đồng nghiệp của mìnhthì ở đó là kết quả và biểu hiện của một bầu không khí hoà thuận. Bầu không khí đócó ảnh hưởng rất lớn đến phát huy nhân tố con người tạo ra sự yên tâm phấn khởinhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Vì vậy, bất cứ nhà lãnh đạo quản lýnào cũng cần phải quan tâm đến xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trongtập thể quân nhân.14
Tài liệu liên quan
- Tiểu luận kỹ năng dạy học - xây dựng bầu không khí lớp học
- 25
- 1
- 15
- Uy tín của người hiệu trưởng với công tác xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể sư phạm
- 14
- 817
- 4
- skkn HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
- 19
- 280
- 0
- TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC văn hóa GIỮ nước đặc TRƯNG tâm lý TRUYỀN THỐNG của NGƯỜI VIỆT NAM
- 25
- 576
- 4
- TIỂU LUẬN tâm lý học cấu TRÚC NHÂN CÁCH THEO PHÂN tâm học ý NGHĨA TRONG HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO TRẺ
- 20
- 1
- 8
- TIỂU LUẬN tâm lý học NHỮNG XU HƯỚNG tâm lý học NGHIÊN cứu về văn hóa ý NGHĨA TRONG xây DỰNG nền văn hóa VIỆT NAM HIỆN NAY
- 17
- 742
- 0
- TIỂU LUẬN tâm lý học CHUẨN đoán TRẮC NGHIỆM tâm lý và vấn đề sử DỤNG TRẮC NGHIỆM ở một số cơ sở THĂM KHÁM tâm lý HIỆN NAY
- 23
- 1
- 6
- TIỂU LUẬN tâm lý học vấn đề CON NGƯỜI LĨNH hội KINH NGHIỆM xã hội LỊCH sử TRONG tác PHẨM về QUAN NIỆM LỊCH sử TRONG NGHIÊN cứu tâm lý NGƯỜI của a a LÊÔNCHEP
- 12
- 618
- 0
- TIỂU LUẬN tâm lý học vấn đế của NHU cầu TRONG NHÂN CÁCH, ý NGHĨA của nó đối với HOẠT ĐỘNG của con NGƯỜI
- 20
- 593
- 1
- TIỂU LUẬN tâm lý học vấn đề ý THỨC TRONG CƯƠNG LĨNH ý THỨC là vấn đề của tâm lý học HÀNH VI của l x VƯGỐTXKY
- 12
- 661
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(74.5 KB - 14 trang) - TIỂU LUẬN tâm lý học xây DỰNG bầu KHÔNG KHÍ TÍCH cực, LÀNH MẠNH TRONG các tập THỂ QUÂN NHÂN để PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thế Nào Là Không Khí Lành Mạnh
-
Không Khí Tâm Lý Là Gì? - Những điều Cần Biết để Xây Dựng Bầu ...
-
Khái Niệm Không Khí Là Gì? Không Khí Sạch Và Không Khí Bẩn ảnh ...
-
Bầu Không Khí Tâm Lý Là Gì? Biểu Hiện, Yếu Tố ảnh Hưởng
-
Không Khí Là Gì? Chất Lượng Và Tác động Của Không Khí ô Nhiễm
-
Tạo Bầu Không Khí Tích Cực Trong đơn Vị - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Không Khí Trong Lành Có Tác Dụng Gì? Làm Gì để đảm Bảo Khí Hậu ...
-
CEM | Không Khí Trong Lành, Hành Tinh Khỏe Mạnh
-
Xây Dựng Bầu Không Khí Tâm Lý - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chỉ Số Chất Lượng Không Khí Là Gì? - NION VN
-
Không Khí Trong Lành: Những Lợi ích Vô Giá Cho Sức Khỏe Mà Bạn ...
-
Không Khí Sạch: Chìa Khóa Nâng Cao Sức Khỏe, Tăng Cường Tuổi Thọ
-
[PDF] Bầu Không Khí Tâm Lý Của Tập Thê ̉ Giảng Viên Học
-
Chỉ Số Chất Lượng Không Khí Là Gì Và Mối Liên Hệ Tới Sức Khỏe | Vinmec
-
Chất Lượng Không Khí Trong Nhà ảnh Hưởng đến Việc Học Tập Của Trẻ