Tiểu Luận Thực Trạng Và Giải Pháp Chính Sách Xóa đói Giảm Nghèo ...

Tài liệu đại học Toggle navigation
  • Miễn phí (current)
  • Danh mục
    • Khoa học kỹ thuật
    • Công nghệ thông tin
    • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
    • Văn hóa, Xã hội
    • Ngoại ngữ
    • Văn học, Báo chí
    • Kiến trúc, xây dựng
    • Sư phạm
    • Khoa học Tự nhiên
    • Luật
    • Y Dược, Công nghệ thực phẩm
    • Nông Lâm Thủy sản
    • Ôn thi Đại học, THPT
    • Đại cương
    • Tài liệu khác
    • Luận văn tổng hợp
    • Nông Lâm
    • Nông nghiệp
    • Luận văn luận án
    • Văn mẫu
  • Luận văn tổng hợp
  1. Home
  2. Luận văn tổng hợp
  3. Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp chính sách xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn
Trich dan Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp chính sách xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn - Pdf 26

I. ĐẶT VẤN ĐỀNgày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người cónhững nhu cầu cao hơn về nhu cầu ăn mặc, nhà ở và vui chơi giải trí…Nhưng với tình hình chung của Việt Nam điều đó khó có thể thực hiệntoàn diện được. Đa số những người nghèo sống ở vùng nông thôn, miềnnúi và thu nhập chủ yếu của họ là từ sản xuất nông nghiệp. Trước tìnhhình đó, vấn đề quan trọng hàng đầu được đặt ra cho nước ta là xóa đóigiảm nghèo, nhằm mục đích xóa dần khoảng cách giữa người nghèo vàngười giàu, nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; cải thiện chấtlượng cuộc sống cho người nghèo nói riêng và cho toàn xã hội nóichung.Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi nhữngthành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống củangười dân. Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm làhoàn thành việc phát triển kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo vào năm2010; nâng cao mức thu nhập và mức sống của người nghèo, giảm tỷ lệhộ nghèo xuống còn 10%-11% vào năm 2010, góp phần đạt được mụctiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Theo tổng kết của Chương trình Phát triểnLiên Hiệp quốc (UNDP), trong điều kiện kinh tế - xã hội của mình, sovới các nước có cùng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Việt Nam đã sửdụng những nguồn lực có được một cách hiệu quả vào công tác nâng caomức sống người dân, trình độ dân trí, tuổi thọ,…Tuy vậy, bên cạnh đó,công tác xóa đói, giảm nghèo vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởngkhông nhỏ tới mục tiêu công bằng xã hội trong tiến trình phát triển bềnvững của Việt Nam. Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị vànông thôn, giữa các dân tộc cao. Môi trường sớm bị hủy hoại trong khiđa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp. UNDP cho rằng mặcdù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấntượng trong việc giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèocùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niênkỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực.hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trởxuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đìnhcó thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng(1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thịnhững hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng(1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giaiđoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bìnhquân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trởxuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quântừ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trởxuống là hộ nghèo.3.1.2. Nghèo tương đối Nghèo tương đối được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cánhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầyđủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một sốtầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụthuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèotương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo khôngphụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấpvật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng cótầm quan trọng hơn. 3.2. Tình trạng nghèo ở Việt NamTheo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam,vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112trên 177 nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh:Gender DevelopmentIndex-GDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếngAnh:Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo sốnguyên nhân có thể giải thích hiện tượng này. Đó là do giá cả ngày càngtăng cao ở khu vực thành thị. Sự bùng nổ giá bất động sản làm tăng chiphí bán lẻ và các dịch vụ khác trong thành phố. Giá cả leo thang ở khuvực thành thị có thể dẫn đến mức sống thấp hơn cho những người mà thunhập của họ không tăng theo một cách tương ứng. Ngoài ra, giá cả tăngcó thể khiến cho những người cận nghèo bị tái nghèo.Sự kết hợp giữa tốc độ giảm nghèo nhanh ở những vùng nghèo hơncủa Việt Nam và giảm nghèo chậm hơn ở các tỉnh giàu hơn đã giúp thuhẹp khoảng cách giữa các vùng. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nghèo đãgiảm nhanh chóng ở những vùng mà tỷ lệ ban đầu là cao nhất. Bức tranhnghèo giữa các tỉnh cũng tương tự như giữa các vùng. Vẫn còn nhữngkhoảng cách lớn những tỉnh giàu nhất và tỉnh nghèo nhất. Tuy nhiên,ngay cả ở những vùng cao nguyên nghèo nhất, một số tỉnh cũng đanggiảm nghèo tốt hơn và bắt đầu theo kịp các tỉnh giàu hơn ở vùng đồngbằng. Điều đó là do đối với các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộcthiểu số Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên như Chương trình135, ổn định dân di cư tự do, chính sách trợ giá, trợ cước, Chương trình173, Chương trình 186 Những chính sách đó đã giúp người nghèo,người dân tộc xóa đói, giảm nghèo, lĩnh hội được các thành quả của quátrình phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.Tuy chưa theo kịp tốc độ của vùng đồng bằng, vùng đô thị, song đờisống của người dân nơi đây đã có những thay đổi tích cực, kết cấu hạtầng phát triển, thị trường hàng hóa đã bắt đầu hình thành, dần dần thaythế nền kinh tế tự cung, tự cấp trước đây. 3.3.2. Một số bất cập trong việc thực hiện chính sách xóa đói,giảm nghèoThành tựu về xóa đói giảm nghèo trong những năm qua là khôngthể phủ nhận. Tuy nhiên, những hạn chế và bất cập trong tiến trình này làkhông nhỏ, thể hiện ở sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn giữa các vùng,các tầng lớp xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng sâu, vùng xa vẫn cao gấpSong, nhiều tỉnh gặp khó khăn, không chủ động được việc huy độngnguồn lực tại chỗ do không biết chính xác nguồn kinh phí được hỗ trợtừ trung ương là bao nhiêu và thông thường tiêu chí phân bổ kinh phíkhông được thông tin rõ ràng. Thứ hai, một số chính sách hỗ trợ chưa thật sự phù hợp với ngườinghèo ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình. Các thủ tục rườmrà khi vay vốn kết hợp với đội ngũ cán bộ tín dụng tại cơ sở thiếu trầmtrọng là những lý do khiến người nghèo khó tiếp cận được dịch vụ này.Hệ thống cơ chế, chính sách mang tính bao cấp kéo dài phần nào đã tạora tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồngcủa một bộ phận người nghèo, xã nghèo cũng ảnh hưởng đến tính bềnvững của công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Thứ ba, hệ thống theo dõi, giám sát chương trình chưa được tổchức một cách có hệ thống và đồng bộ. Thông thường công tác sơ kết,tổng kết chương trình chủ yếu dựa trên báo cáo của các bộ và các tỉnhgửi về, song tình trạng một số chỉ tiêu trong báo cáo không có số liệuhoặc không gửi báo cáo về vẫn xảy ra thường xuyên. Trong khi đó, cácchỉ tiêu được sử dụng để báo cáo, nhìn chung mang tính liệt kê, chưaphân biệt rõ giữa chỉ tiêu đầu vào, đầu ra và vai trò tác động. Điều nàyđã gây rất nhiều khó khăn cho công tác theo dõi, đánh giá chính xáchiệu quả và tác động của chương trình. Thứ tư, thiếu đội ngũ cán bộ xóa đói, giảm nghèo có đủ năng lực đểthực hiện chương trình. Hiện nay, phần lớn đội ngũ cán bộ làm côngtác xóa đói, giảm nghèo ở xã vẫn kiêm nhiệm, trong khi chủ yếu cáchoạt động của chương trình được triển khai tại xã. Chưa được đào tạocó hệ thống, khối lượng công việc nhiều là những lý do khiến họ khóthực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Năng lực chuyên môn của cán bộcấp huyện, xã còn yếu, nhiều cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèochưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Một điều quan trọng là, xóa đói, giảm nghèo cần phải thu hútđược sự tham gia đông đảo của các tầng lớp dân cư bởi vì xóa đói,giảm nghèo không phải là vấn đề riêng của người nghèo, hay củaChính phủ, mà là vấn đề chung của cả nước, của toàn xã hội. Cácphong trào "Ngày vì người nghèo", các chương trình truyền hình"Những tấm lòng từ thiện" đã thu hút đông đảo sự quan tâm và giúpđỡ của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trongnước và quốc tế. Do nguồn lực hỗ trợ từ trung ương hạn hẹp, việc bổsung ngân sách cho chương trình bằng nguồn ngân sách địa phương vàhuy động đóng góp của cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việctriển khai thực hiện chương trình. Bên cạnh các hỗ trợ bằng tiền, phảikể đến những đóng góp bằng ngày công lao động và thông qua việc xâydựng các mô hình và kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo. Đây thực sự lànhững đóng góp rất quý báu góp phần thực hiện thành công và hiệu quảchương trình xóa đói, giảm nghèo.3.4.2. Một số biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh có hiệu quả côngtác xóa đói, giảm nghèo Giải pháp cơ bản và tổng thể về xoá đói, giảm nghèo là sớm hìnhthành đồng bộ và thực hiện tốt hệ thống thể chế kinh tế, xã hội để thúcđẩy sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, để khắc phục những hạn chế trên, cầnđảm bảo thực hiện tốt các biện pháp sau:Thứ nhất, tiếp tục phân cấp triệt để cho địa phương trong thực hiệncác chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự hài hòa giữa tráchnhiệm đi đôi với quyền hạn; các bộ, ngành tập trung vào xây dựng cơchế, chính sách, xây dựng tiêu chí, tạo nguồn lực, đào tạo cán bộ,hướng dẫn và giám sát đánh giá; việc huy động nguồn lực tại chỗ và tổchức thực hiện là trách nhiệm của xã, huyện và tỉnh. Phát huy sángkiến, năng động của địa phương, vai trò của các đoàn thể và người dântrong quá trình thực hiện.năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở, cán bộ chuyêntrách làm công tác giảm nghèo, cán bộ khuyến nông; tiếp tục duy trìcán bộ chuyên trách làm công tác xóa đói, giảm nghèo, cán bộ khuyếnnông ở xã nghèo. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá ở cả 4cấp, bảo đảm tính khách quan, khoa học, góp phần chỉ đạo chươngtrình có hiệu quả hơn. Thứ sáu, kiên quyết chống bệnh hình thức và bệnh thành tích trongxoá đói, giảm nghèo. Chúng ta đều biết xoá đói, giảm nghèo phải điliền với tiết kiệm, chống lãng phí; nhưng trên thực tế do bệnh hình thứcvà bệnh thành tích nên những người tổ chức lại thích phô trương, gâylãng phí về công sức và tiền của.IV. KẾT LUẬNĐể đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, các Chương trình giảmnghèo quốc gia đều được thiết kế cùng với một hệ thống cơ chế chínhsách xóa đói giảm nghèo khá đồng bộ với nhiều chương trình, dự ánthành phần trong đó có dự án xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo.Mục tiêu chung của nhóm mô hình là nhằm giúp hộ nghèo, xã nghèo lựachọn được giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao phù hợp với điềukiện thực tế của hộ dân và địa phương để phát triển sản xuất, đồng thờitận dụng được những lợi thế phát triển ngành nghề, mở rộng việc làm,tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.Định hướng chính sách xóa nghèo đói. Để xóa đói giảm nghèo cho bộphận dân nghèo, các chương trình phát triển cần nhắm vào mục tiêu làchúng mang lại phúc lợi trực tiếp gì cho nhóm nghèo chứ không chỉ vìmục tiêu chung cho toàn xã hội hay kinh tế nói chung. Không có conđường tắt nào hoặc những biến đổi nhanh chóng cho quá trình giảmnghèo. Tiến trình yêu cầu sự cam kết dài lâu và toàn diện có khả nănglinh động và bao gồm cả người nghèo và thể chế. Người nghèo cần đượcgiao quyền lực và lời nói để có thể tạo dựng lên khung thể chế sẽ hoạtđộng tốt nhất vì họ trong tiến trình giảm nghèo. Tải File Word Nhờ tải bản gốc Tài liệu, ebook tham khảo khác

  • Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội
  • Tài liệu Tiểu luận “Thực trạng và giải pháp phát triển các loại thị trường”
  • Tài liệu Tiểu luận
  • Tài liệu Tiểu luận
  • Tài liệu TIỂU LUẬN:
  • Tài liệu Tiểu luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất khẩu PROSIMEX”
  • Tài liệu Tiểu luận
  • Tài liệu Tiểu luận “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
  • Tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Bắc Việt
  • TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu TOCONTAP Hà Nội
  • Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
  • Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương - Techcombank
  • Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp số 1 Hà Nội
  • Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
  • Công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Sở Giao Dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
  • Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
  • Giải pháp phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Trì
  • Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại phòng Kinh doanh ngoại hối - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương
  • Một số biện pháp góp phần nâng cao năng suất lao động tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội
Hệ thống tự động tổng hợp link tải tài liệu, ebook miễn phí cho các bạn sinh viên tham khảo.

Học thêm

  • Nhờ tải tài liệu
  • Từ điển Nhật Việt online
  • Từ điển Hàn Việt online
  • Văn mẫu tuyển chọn
  • Tài liệu Cao học
  • Tài liệu tham khảo
  • Truyện Tiếng Anh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status

Top

Từ khóa » Tiểu Luận Các Vấn đề Về Nghèo đói