Tiểu Luận: Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt Nam

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Tiểu luận triết học
  • Tiểu luận kinh tế chính trị
  • Bài tiểu luận mẫu
  • Tiểu luận Mác Lênin
    • Tiểu luận văn hóa
    • Luận văn văn học
  • HOT
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê Trong Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Luận Văn - Báo Cáo » Khoa học xã hội Tiểu luận: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

Chia sẻ: Asdfcs Fsdfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

Thêm vào BST Báo xấu 2.259 lượt xem 135 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các loại tín ngưỡng thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt, bất kể họ ở đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị, người giàu hay người nghèo…

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
  • Tiểu luận văn hóa
  • Thờ cúng tổ tiên
  • Tín ngưỡng dân tộc
  • Văn hóa Việt Nam
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Đại cương văn hóa
  • Di sản văn hóa Việt Nam

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

  1. Tiểu luận Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam 1
  2. BÀI THUYẾT TRÌNH Xin kính chào cô và tất cả các bạn, hôm nay em xin thay mặt nhóm 2 trình bày về đề tài mà nhóm em nghiên cứu trong thời gian qua, đề tài Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng trên mọi mặt đời sống tinh thần của người Việt cùng với cộng đồng 54 dân tộc anh em vẫn đang ngày ngày gìn giữ những nét văn hóa tốt đẹp từ lâu đời. Như các dân tộc khác trên thế giới, từ thuở xa xưa dân tộc Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Họ thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội mà họ chưa thể giải thích được vào thời đó. Từ đó hình thành nên tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Trong các loại tín ngưỡng thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt, bất kể họ ở đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị, người giàu hay người nghèo… Nguyễn Đình Chiểu có câu: Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ. Vượt lên trên cả khía cạnh tín ngưỡng, tôn giáo, tục thờ cúng tổ tiên thấm đượm đạo lý uống nước nhớ nguồn, một thứ ứng xử cộng đồng gia tộc, quốc gia, nó trở thành một chuẩn mực khuôn mẫu của ứng xử của con người Việt Nam. Về ngồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đầu tiên là về nguồn gốc: Thứ nhất : Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên có nguồn gốc từ xa xưa, trước hết phải đề cập đến chế độ phụ quyền. Khi bước vào chế độ phụ quyền, vai trò của người đàn ông trở nên quan trọng trong họat động kinh tế và sinh họat của gia đình. Con cái mang họ cha và con trai kế tiếp ý thức về uy quyền trong gia đình của mình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đấy. Thứ hai : Đó là sự ảnh hưởng từ ba dòng tôn giáo chính ở Việt Nam: - Nho giáo: Theo như Khổng Tử, sự sống của con người không phải do tạo hóa sinh ra càng không phải do bản thân tự tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn với ông bà và cứ như vậy thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, vì thế mà thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. Từ quan niệm hiếu trong Khổng giáo, người Việt tiếp nhận và thể hiện qua cái bàn thờ tổ tiên. Trải qua nhiều thế hệ tiếp nối nhau, người Việt đã thể hiện việc hiếu đạo thành một tập tục gọi là thờ cúng tổ tiên.Cùng với tư tưởng tôn quân, quyền huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta ngày một thể chế hóa. 2
  3. - Đạo giáo: Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về trật tự kỉ cương xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì Đạo giáo góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùa chú, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã. - Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật giáo về cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp báo. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn tới tục thờ cúng tổ tiên nhưng không phải là sự sao chép hoàn toàn. Người Việt Nam quan niệm rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống chăm lo đến linh hồn người chết, vong hồn người chết sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống. Thứ ba: Bắt nguồn từ điều kiện nhận thức và các yếu tố tâm lí khác: Về nhận thức: Trong nhận thức dân gian, người Việt quan niệm rằng, con người có 2 phần: phần xác và phần hồn. Hai phần này vừa gắn bó, vừa tách biệt, chúng gắn bó với nhau. Khi con người còn sống, hồn nhập vào xác điều khiển hành vi của con người. Khi con người chết, phần hồn rời khỏi xác, thể xác của họ hoà vào cát bụi, phần hồn vần tồn tại và chuyển sang sống ở một thế giới khác. Về các yếu tố tâm lý khác: - Sự sợ hãi: Trong cuộc sống con người thường gặp phải những khó khăn, trở ngại, ốm đau, bệnh tật… Họ thiếu tự tin vào bản thân nên họ cần tới sự giúp đỡ, che chở của các thế lực khác nhau, nhất là từ ông bà tổ tiên từ thế giới bên kia. Từ quan niệm dân gian về linh hồn, người ta cho rằng, nếu không cúng tế linh hồn ông bà tổ tiên đầy đủ thì những linh hồn này trở thành ma đói và sẽ mang lại rủi ro, quấy nhiễu cuộc sống của những người đang sống. - Sự kính trọng, biết ơn: Yếu tố tâm lý có vai trò quyết định trong việc duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là sự tôn kính, biết ơn đối với các thế hệ trước, là tình yêu và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên : Về bản chất, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên không phải là một tôn giáo.. Bởi mặc dù nó có những nghi lễ cụ thể nhưng không có những tín điều, giáo lý chặt chẽ mà mỗi nơi có những biến tấu khác nhau từ Bắc vào Nam. Mục đích cuối cùng của việc thờ cúng Tổ tiên là thể hiện một sự tin kính, thương yêu của người đang sống đối với người đã chết và hy vọng người chết đi sẽ phù hộ, ban 3
  4. phước lành cho người trong gia đình, dòng họ. Nó mang ý nghĩa tìm về cội nguồn. Bản chất : o "Thờ cúng những người trong cùng dòng họ, máu mủ đã khuất, theo từng đơn vị gia đình, gia tộc… o Nó mang tính chất là một hình thái tín ngưỡng, thờ tự, cúng lễ, cầu mong linh hồn ông bà Tổ tiên "phù hộ" cho hiện thực cuộc sống của con cháu. o Nó cộng thêm khía cạnh uống nước nhớ nguồn. "Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" Chương 3: Nghi lễ thờ cúng tổ tiên bao gồm cách bày trí ban thờ, nghi thức tang lễ và nghi lễ cúng giỗ. Không gian thờ cúng tổ tiên bao giờ cũng là nơi sạch sẽ và trang trọng nhất của ngôi nhà, đồng thời là nơi cao ráo và phần lớn quay về hướng Nam với hàm ý con cháu tôn vinh bậc hiền tài. Theo quan niệm của người xưa, bàn thờ là biểu tượng của bầu trời tinh khiết. Ở hai góc ngoài có hai cây đèn hoặc nến tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Bát hương ở giữa biểu hiện cho vì tinh tú. Đèn hương đóng vai trò rất quan trọng vì đó là cầu nối duy nhất giữa con người và thần linh. Con người nhờ hương khói để truyền ước vọng của mình lên các đấng thiêng thiêng ở trên trời.Ngoài bàn thờ thông thường còn có bàn thờ vọng, là một loại bàn thờ mà người sống xa quê ít có điều kiện về nhà con trưởng lập nên. Nghi lễ thờ cúng từ xưa đến nay đều được thực hiện theo một số nguyên tắc nhất định: Khi trong gia đình có người qua đời. lễ tang đươc tổ chức rất trịnh trọng theo những nghi lễ như: Mộc dục ,lễ Phạm hàm, lễ Khâm liệm và Nhập quan, lễ Thiết linh, lễ Thành phục, lễ Phát dẫn, lễ An táng, lễ Tế ngu. Ngoài ra, còn có lễ Chung thất. Khi người chết đã được 100 ngày là đến tuần tốt khốc, con cháu làm lễ cúng và cỗ bàn mời họ hàng. Sau lễ 100 ngày là lễ Cải táng. Con cháu lấy ngày chết làm ngày giỗ. Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất. Vì họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện vào các ngày mùng một, ngày rằm và các dịp lễ tết khác trong năm như: Tết Nguyên Đán, tết Thanh minh,…Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ, gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử… người Việt cũng dâng hương làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ hay tạ ơn. 4
  5. Chương 4: Nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong đời sống tinh thần người Việt Giỗ tổ Hùng Vương : Dân gian có câu : Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. Việc thờ cúng tổ tiên là điều thiêng liêng nhưng không chỉ diễn ra trong mỗi gia đình, dòng họ của mình…Nó còn là sự biểu hiện của một thứ tình cảm thiêng liêng đối với quốc gia - dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một nguồn gốc, cội rễ của mình. Lịch sử đã khắc ghi các thế hệ vua Hùng nối tiếp nhau dựng lên nước Văn Lang của người Việt cổ với nền văn minh lúa nước và nền văn minh sông Hồng rực rỡ đã tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và độc đáo, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và dài lâu của dân tộc Việt Nam. Vùng đất xưa, nơi các vua Hùng lập nghiệp và nằm xuống trở thành Đất Tổ. Người Việt Nam chúng ta hôm nay hành hương tìm về Đất Tổ chính là tìm về cội nguồn dân tộc, là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tác động: Qua thời gian, tục thờ cúng tổ tiên đã gắn bó mật thiết đối với mọi người, đồng thời có tác động mạnh mẽ cả về mặt tích cực và tiêu cực trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Về tích cực: Tục thờ cúng tổ tiên dạy cho con người biết thực hiện chữ hiếu, kính trọng ông bà, tổ tiên dù họ không còn nữa, đồng thời thể hiện tính nhân văn của dân tộc Việt, những người đã khuất không bị lãng quên trong tâm tưởng của những người còn lại, chứng tỏ dân tộc Việt là một dân tộc đặc biệt mang trong máu một thứ tình cảm không thể tìm thấy ở các dân tộc châu Âu. Tưởng nhớ tới Tổ tiên, người Việt Nam luôn bảo nhau phải sống sao cho xứng đáng với sự kì vọng của Tổ tiên. Các thế hệ cháu con, sau khi đã công thành danh toại thường trở về “vinh quy bái tổ” trước các vong linh ông bà Tổ tiên. Người Việt Nam luôn cần cù, sáng tạo trong việc tạo dựng cuộc sống. Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động cũng được hình thành và khẳng định một phần thông qua ý thức về Tổ tiên, cội nguồn. Đối với cộng đồng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là sợi dây liên kết giữa những người sống hiện tại như anh em, bà con làng xóm, giúp mọi người gắn bó với nhau hơn, hun đúc tình yêu quê hương đất nước. Cuối cùng đó là ý nghĩa duy trì tình thân trong quan hệ thân tộc.Những ngày lễ, ngày tết hoặc ngày kỹ niệm một người thân qua đời, là những dịp để con cháu ở các nơi khác hội tụ lại để gặp gỡ hàn huyên, kết chặt mối thâm tình, đồng thời thăm nom ông bà cha mẹ, nếu như họ còn sống. Đây là một việc làm thiết thực và cao quý nhất trong việc thể hiện chữ hiếu của một dân tộc giàu tình cảm như người Việt. 5
  6. Bên cạnh những mặt tích cực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn bộc lộ nhiều mặt tiêu cực nên bị bài trừ đó là việc: Xem người chết như những vị thần bảo hộ rồi đặt ra những thủ tục rườm rà, đặc mùi mê tín Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một loại hình tín ngưỡng dân gian đậm tính nhân bản, tuy có mặt tích cực về phương diện đạo đức làm người và là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt, nhưng ngược lại cũng bộc lộ sự mê tín, huyễn hoặc, khi tin rằng tổ tiên đã chết có quyền lực che chở phù hộ cho con cháu. Tập tục này cũng gây nhiều khó khăn và hao phí tiền của, công sức của con cháu với những nghi thức cúng bái cầu kỳ, rườm rà với đủ thứ hình thức lễ lạc. Việc cúng giỗ, đôi khi cũng phát sinh thêm những sự việc ngoài ý muốn như: quá chén trong khi ăn uống sinh ra ra cải vã làm mất hòa khí, dẫn đến những hành vi mất tự chủ. Bên cạnh đó, tập tục này cũng gây nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt, vì ép buộc con cháu phải duy trì và tuân thủ nhiều hủ tục không còn thích hợp trong thời đại công nghệ khoa học hiện đại.Chưa kể việc đốt vàng mã quá nhiều gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cuộc sống là một sự vận động không ngừng, luôn luôn biến đổi và con người phải thích nghi với sự biến đổi đó. Ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên ngày càng được coi trọng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của đại bộ phận người Việt Nam. Biểu hiện của sự thay đổi này là những thay đổi trong cách thức bài trí bát hương, không gian thờ trong gia đình, bên cạnh đó là sự cá nhân hóa trong việc thờ cúng nghĩa là hình thức cúng giỗ mang tính cộng đồng chung các thành viên trong gia đình được chuyển thành hình thức cúng giỗ cá thể, ngay cả nguyên liệu dùng làm đồ thờ tới mộ phần của ông bà, tổ tiên cũng có nhiều thay đổi. Lịch sử đã khắc ghi các thế hệ vua Hùng nối tiếp nhau dựng lên nước Văn Lang của người Việt cổ. Nước Văn Lang với nền văn minh lúa nước và nền văn minh sông Hồng rực rỡ đã tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và độc đáo, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và dài lâu của dân tộc Việt Nam. Vùng đất xưa, nơi các vua Hùng lập nghiệp và nằm xuống trở thành Đất Tổ. Người Việt Nam chúng ta hôm nay hành hương tìm về Đất Tổ chính là tìm về cội nguồn dân tộc, là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn Ngay từ buổi đầu dựng nước gian nan, cùng với việc sáng tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc, người dân Việt cũng hình thành được những nét đẹp truyền thống. Một trong những nét đẹp đó chính là lối sống cộng đồng, là tinh thần đoàn kết. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Việt Nam nói chung đều có quan hệ ruột thịt với nhau, có tình cảm thân thương như người một nhà. Với ý nghĩa như vậy thì mọi người Việt Nam dù thuộc tộc người nào, dù ở trong nước hay ngoài nước đều có chung một cội nguồn và một ngày Giỗ Tổ. Tìm về đất Tổ, hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là hướng về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc – yếu tố tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc trong 6
  7. suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau. Chương 5: KẾT LUẬN Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, nền văn hóa Việt đã chứng kiến bao sự đổi thay mạnh mẽ trong quá trình giao lưu và tiếp nhận các nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng từ bên ngoài. Nhưng trong quá trình “ nội sinh hóa các yếu tố ngoại sinh” ấy, người dân Việt Nam vẫn gìn giữ được những nét văn hóa độc đáo, riêng có, điển hình chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, dù đó không phải là điều bắt buộc song đó lại là thứ "luật bất thành vǎn" của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt. Với nội dung bình dị, giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác nên tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, mang ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống, củng cố khối đoàn kết cộng đồng. Thờ cúng tổ tiên, ông bà đã trở thành tín ngưỡng gốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác. Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là sự kết tinh và phát triển các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Những giá trị ấy góp phần bồi đắp lòng yêu nước thương nòi, đạo lý uống nước nhớ nguồn, có trước có sau; xây dựng đời sống tinh thần phong phú trong thời đại mới. Không gì khác, chính từ những giá trị đó đã làm nên sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam trước bao biến cố của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đây là điểm khác biệt với một số dân tộc khác ở Đông Á. Ở Hàn Quốc người ta chỉ lập bàn thờ và dán bài khi có việc cúng giỗ, ở Nhật Bản, vị trí trang trọng nhất trong nhà dành thờ Thần đạo (Shinto) còn ban thờ tổ tiên lại lập ở gian phụ. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

LV.01: Bộ Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh MBA 165 tài liệu 2069 lượt tải
  • Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)

    doc 32 p | 180 | 43

  • Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hiện nay

    pdf 128 p | 85 | 28

  • Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quá trình du nhập và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến năm 2018

    pdf 331 p | 99 | 19

  • Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ

    pdf 28 p | 109 | 18

  • Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang hiện nay

    pdf 87 p | 134 | 16

  • Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng trên địa bàn huyện Từ Liêm- Hà Nội

    pdf 8 p | 128 | 16

  • Tiểu luận Văn hoá Việt Nam: So sánh tín ngưỡng dân gian Việt Nam - phương Tây

    pdf 29 p | 45 | 14

  • Luận án Tiến sĩ Triết học: Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng đến đời sống tinh thần của cư dân ngoại thành Hà Nội hiện nay

    pdf 267 p | 86 | 13

  • Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh

    pdf 165 p | 22 | 12

  • Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu (Trường hợp miếu Thanh Minh, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng)

    pdf 109 p | 44 | 9

  • Luận văn Thạc sĩ Khoa học Triết học: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay (Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự)

    pdf 106 p | 86 | 8

  • Khóa luận tốt nghiệp: Tín ngưỡng phồn thực trong một số lễ hội dân gian tiêu biểu vùng đất tổ

    pdf 77 p | 84 | 7

  • Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ

    pdf 71 p | 21 | 7

  • Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu việc sử dụng hàng mã của người Việt hiện nay qua khảo sát việc sản xuất và buôn bán hàng mã tại làng Văn Hội- Văn Bình - Thường Tín - Hà Nội

    pdf 81 p | 23 | 6

  • Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa học: Biến đổi của nghi lễ hầu đồng hiện nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường (qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội)

    pdf 18 p | 83 | 5

  • Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tín ngưỡng thờ thần của người Thổ ở xã Nghĩa Phúc, huyện Tân Kì, tỉnh Nghệ An

    pdf 125 p | 12 | 3

  • Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh

    pdf 27 p | 12 | 3

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Tiểu Luận