Tiểu Luận Toàn Cầu Hóa, Những Thuận Lợi Và Thách Thức - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.1 KB, 20 trang )
MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦUTrong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hội nhậpkinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan với hầu hết tất cả các quốcgia trên thế giới. Việt Nam cũng đang từng bước tham gia hội nhập cùng với nềnkinh tế quốc tế mà mở đầu rõ nhất bằng sự kiện chúng ta đã gia nhập vào WTOnăm 2007 và WTO 2016 . Đây cũng là thời cơ nhưng cũng là thách thức khôngnhỏ đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Nhận thức rõ tầm quantrọng đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Toàn cầu hóa, những thuận lợi và tháchthức ” để mong góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng hệ thống lý luậnkinh tế Việt Nam trong thời đại ngày nay.2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG1. Toàn cầu hóa và những vấn đề về toàn cầu hóa1.1 Một số khái niệm về toàn cầu hóa.Toàn cầu hóa được hiểu theo các phương diện kinh tế - kỹ thuật, chính trịcho nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau về toàn cầu hóa.như:- Toàn cầu hóa là quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng khác nhautừ trạng thái biệt lập tách rời thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liên kếtgắn bó một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu. Khi đó một sự kiện,một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này sẽ ảnh hưởng, tác động tớicác vùng miền các cộng đồng khác trên quy mô toàn thế giới”.- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội vànền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa cácquốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ van hóa kinh tế v.v… trên quymô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng đểchỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại nói riêng.Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàncầu kéo theo các dòng chảy thương mai kĩ thuật, công nghệ thông tin, văn hóa.- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnhhưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốcgia, dân tộc trên thế giới.1.2. Quá trình hình thành của toàn cầu hóa1.2.1 Quá trình hình thànhToàn cầu hóa được nhen nhóm hình thành và phát triển khi các tuyếnđường hàng hải quốc tế được lưu thông và con đường tơ lụa của Trung Quốc vớicác quốc gia phương Tây được hình thành và phát triển. Các đoàn thám hiểmcủa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sau đó là Hà Lan tiến hành buôn bán với cácquốc gia phương Đông. Sự sơ khai đó tiếp diễn khi các nước Phương tây tiếnhành xâm lược các nước phong kiến phương Đông và Châu Phi nhưng trong3thời kỳ này các nước Đế quốc, thực dân chỉ tiến hành buôn bán và khai thác ởnước thuộc địa của mình, quá trình toàn cầu hóa thực sự phát triển sau năm 1945các nước thuộc địa Á, Phi, Mĩ la tinh liên tiếp dành được độc lập hình thành cácquốc gia mới.Ngày nay toàn cầu hóa đã trở thành xu thế, xu thế toàn cầu hóa, diễn ra trêntất cả các lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội.1.3. Mốt số nguyên nhân dẫn đến toàn cầu hóa.- Sự phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình chuyên môn hóa, hợp táchóa sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm tay của từng nước.- Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triểnnhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của công nghệthông tin.- Nhu cầu mở rộng thị trường, xuất khẩu tư bản, sự di cư ồ ạt về lao động.- Sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của các quốcgia, đặc biệt là các nước thứ ba.- Sự phát triển và phổ cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường.- Sự xuất hiện của công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế về thươngmại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân hàng quốc tế, tao rakhối lượng giao dịch tiền tệ , hàng hóa khổng lồ.1.4. Đặc điểm, biểu hiện của toàn của toàn cầu hóaThứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộngcủa một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đườngbiên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống. Ví dụ, sự xuất hiện củacác kênh truyền hình tin tức vệ tinh dựa trên sự kết hợp của công nghệ báo chívà các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho thông tin được truyền tải trênphạm vi toàn cầu, vượt qua mọi khoảng cách địa lý với tốc độ gần như tức thì.4Qua đó một sự kiện ở một quốc gia cụ thể có thể gây nên những tác động mạnhmẽ tới tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của hàng trăm quốc gia trên khắphành tinh. Việc di chuyển giữa các địa điểm trên toàn cầu cũng trở nên nhanhchóng và dễ dàng hơn. Ví dụ trong năm 2000 mỗi ngày trung bình có khoảng 3triệu người di du lịch quốc tế và năm 2003 WTO ước tính rằng nền du lịch toàncầu tạo nên doanh thu khoảng 693 tỉ USD. Chính vì vậy người ta ngày càng nóinhiều tới khái niệm “ngôi làng toàn cầu”, hay “nền kinh tế toàn cầu”, nơi mà cácđường biên giới quốc gia đã dần bị lu mờ.Thứ hai, các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công nghệsản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng laođộng di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới. Các thị trường tài chính hiện đạicùng các giao dịch điện tử diễn ra suốt ngày đêm. Các trung tâm thương mạimọc lên khắp thế giới, cung cấp hàng hóa đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đicùng với đó là vai trò ngày càng gia tăng của các công ty đa quốc gia và các tổchức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên mặt trái của cáctiến bộ khoa học công nghệ là việc chính các tiến bộ này cũng đã góp phần hìnhthành và tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức tội phạm và khủng bố, như cácnhóm tin tặc quốc tế hay tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Qaeda.Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữacác quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng. Sự phụ thuộclẫn nhau không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế - thương mại, mà còn xuấthiện ở những vấn đề khác như tình trạng ấm lên toàn cầu của trái đất, hay cáclàn sóng tội phạm và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia… Những vấn đề nàyđòi hỏi các quốc gia cần phải thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn bởi lẽ trong bốicảnh toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tránh được những tác độngnày, và càng không thể một mình giải quyết được những vấn đề đó.Thứ tư, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về mặtvăn hóa. Những bộ phim Hollywood giúp phổ biến các giá trị văn hóa đại chúng5của Mỹ ra khắp thế giới. Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của người dân ở cácquốc gia cũng dần bị biến đổi theo hướng đồng nhất. Tương tự, thông qua âmnhạc và điện ảnh, người dân thế giới ngày càng biết tới nhiều hơn các giá trị vănhóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán… của các quốc gia như Hàn Quốc hay TrungQuốc. Một mặt quá trình toàn cầu hóa về văn hóa này tạo nên sự hiểu biết lẫnnhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khácnhau. Mặt khác, trong một số trường hợp nó cũng tạo nên những phản ứng tiêucực, như sự va chạm giữa các giá trị văn hóa đối lập, hay sự phản kháng đối vớinhững giá trị văn hóa phương Tây, đặc biệt là ở các quốc gia Hồi giáo. Tươngtự, toàn cầu hóa cũng đe dọa làm lu mờ bản sắc văn hóa của các quốc gia, vốn lànhững giá trị cần được duy trì nhằm bảo vệ sự đa dạng của nền văn hóa thế giới.Cuối cùng, quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia với tưcách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm. Thực tế,toàn cầu hóa đã làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia, vốn là nền tảng cho sựtồn tại của chúng. Điều này thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế. Ngày nay cácquyết định kinh tế của các quốc gia không thể được đóng khung trong phạm vibiên giới lãnh thổ của quốc gia đó hay chỉ dựa vào nước điều kiện của quốc giasở tại. Ngược lại, mọi quyết định kinh tế của mỗi chính phủ đều chịu sự điềuchỉnh của những lực lượng trên thị trường toàn cầu, vốn nằm ngoài khả năngkiểm soát của các nhà nước. Mọi nỗ lực đi ngược lại sự điều chỉnh của nhữnglực lượng này đều có thể dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau, như sự dịch chuyểncủa vốn đầu tư ra nước ngoài, các rủi ro về thương mại hay tỉ giá hối đoái.1.5. Các phương diện của toàn cầu hóaToàn cầu hóa diễn ra ở mọi mặt đời sống xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống,nhưng chủ yếu về phương diện kinh tế - kỹ thuật và chính trị và xã hội61.5.1 Phương diện kinh tế- Toàn cầu hóa kinh tế làm thay đổi toàn diện về kinh tế, trước kia nhiềuquốc gia kinh tế tự cung tự cấp, bế quan tỏa cảng không giao thương với bênngoài thì hiện nay toàn cầu hóa làm cho các quốc gia phải hòa nhập với môitrường thế giới thì mới có cơ hôi phát triển kinh tế. Hệ thống tài chính quốc tếđược mở rộng hầu khắp thế giới với các ngân hàng xuyên thế giới cho phép cáccư dân thực hiện giao dịch tại hầu hết quốc gia.- Về mặt chính trị chính thay đổi kinh tế làm biến đổi chính trị của mỗiquốc gia, thay đổi kinh tế đòi hỏi các nguyên thủ các nhà lãnh đạo các quốc giavạch ra đối sách, vạch ra chiến lược để hòa nhập kinh tế thế giới, hòa nhập quốctế, phải đặt ra các phương pháp để hòa nhập kinh tế.- Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầuhoá; nó đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị. Đến lượt mình, nhữngthay đổi về chính trị lại có tác động trở lại đối với kinh tế. Xong, điều cần quantâm và nhấn mạnh lại chính là ở sự tác động của kinh tế và những thay đổi chínhtrị đối với văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá.1.6. Tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế - xã hội1.6.1 . Tính hai mặt của quá trình Toàn cầu hóa:Toàn cầu hóa là xu thế khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới.Tính tất yếu khách quan của toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi các tiến bộ mạnhmẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự phát triểnnhư vũ bão của công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa có sức hấp dẫn vì nó làm chonền kinh tế của các quốc gia nếu khéo vận dụng trong chiến lược hội nhập thì sẽphát huy được lợi thế của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành mộtcơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trongnước. Toàn cầu hóa đang ngày càng lôi cuốn nhiều dân tộc, quốc gia có trình độ7phát triển kinh tế, chế độ chính trị – xã hội khác nhau tham gia. Tuy nhiên, tronggiai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới toàn cầu hóa chưa phải là công thứctối ưu cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa chưa phải là môi trường tốtđẹp mà vào đó ai cũng thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá.Xu thế toàn cầu hóa diễn ra không trôi chảy, dễ dàng mà phải thông qua quátrình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa hai nhóm nước: các nước phát triển và cácnước đang phát triển, trong sự thống nhất và mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa vàliên kết khu vực, giữa tự do hóa và bảo hộ mậu dịch…1.6.2 Những mặt tích cực của toàn cầu hóa- Toàn cầu hóa kinh tế thực chất là mở rộng và phát triển thị trường toàncầu. Sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quanthuế bị dỡ bỏ, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển củacác nước. Nửa đầu thế kỷ XX, kim ngạch buôn bán của thế giới tăng 2 lần, đếnnửa sau thế kỷ XX, do cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế nên kimngạch buôn bán của thế giới đã tăng 50 lần. Sự phát triển mạnh mẽ thị trườngtoàn cầu dưới tác động của toàn cầu hóa đã cho phép các nước đang và chậmphát triển có thể tận dụng các nguồn lực của mình, nhất là nguồn lực lao độngdồi dào để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một số ngành công nghiệp chế tạo vàdịch vụ.- Dưới tác động của quá trình toàn, những thành tựu của khoa học – côngnghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho cácnước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với những thành tựumới của khoa học – công nghệ để phát triển.- Cùng với quá trình Toàn cầu hóa, nguồn vốn đầu tư quốc tế tăng mạnhgóp phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh tạo điều kiện cho các nước tiếpcận được nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành hệ thống phân công8lao động quốc tế có lợi cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư. (Tổng số vốn đầutư ra nước ngoài năm 1997 gấp 800 lần năm 1914)- Toàn cầu hóa thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh tế quốc gia và sựhợp tác khu vực để các chủ thể này có thể nâng cao vị thế cạnh tranh và pháttriển được trong nền kinh tế thị trường thế giới- Toàn làm cho mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầugóp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quảkinh doanh, sự giao lưu thuận tiện nhanh chóng…- Toàn cầu hóa mang lại lợi ích nhiều mặt cho các tầng lớp dân cư. Mọingười có điều kiện tận hưởng các sản phẩm và dịch vụ mới, rẻ từ khắp nơi trênthế giới. Đặc biệt những người lao động ở các nước nghèo có cơ hội tiếp cận vớithị trường lao động quốc tế, tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế.- Về mặt chính trị, quá trình TCH KT làm gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhaugiữa các quốc gia có lợi cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển.Tóm lại, dưới tác động của TCH KT, thế giới ngày nay trở thành một thế giớithống nhất trong đa dạng. Các nền văn hóa giao thoa, con người ngày càng cóđiều kiện hướng tới sự phát triển toàn diện. Cùng với TCH là xu thế khu vựchóa. Xu thế khu vực hóa phản ánh sự khác biệt và mâu thuẫn về lợi ích giữa cácquốc gia, khu vực trong một thế giới đa dạng, trong đó sự hợp tác và liên kếtquốc tế ngày càng tăng lên nhưng cuộc đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc,khu vực cũng rất gay gắt và quyết liệt.9CHƯƠNG II. WTO, TPP VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦUHÓA ĐÊN KINH TẾ VIỆT NAM2.1. Giới thiệu sơ lược về WTO,TPP- WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World TradeOrganization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mụctiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minhbạch.Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệpđịnh chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thươngmại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùmcác lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).- TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vicam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độcam kết rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tớinay của Việt Nam).Ngày 04/02/2016, TPP đã được ký kết chính thức vào, hiện tại các nướcthành viên đang tiến hành các thủ tục nội bộ để thông qua Hiệp định.Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 12 nước thànhviên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, NhậtBản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.Hiện tại Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP102.2 Những cô hội và thách thức của WTO và TPP đến kinh tế, xã hộiViệt Nam2.2.1 Những cơ hội- Về thương mại, xếp hạng của WTO về xuất, nhập khẩu của Việt Namtăng so với thời điểm gia nhập WTO, cụ thể: xuất khẩu hàng hóa năm 2007 xếpthứ 50 thì năm 2014 xếp thứ 34; nhập khẩu hàng hóa năm 2007 xếp thứ 41 thìnăm 2014 xếp thứ 32. Xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ năm 2007 xếp thứ 59 thìnăm 2013 xếp thứ 54. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đềutăng mạnh. Hàng hóa Việt Nam đi xuất khẩu các nước không còn phải chịu đựngnhiều hàng rào thuế quan mà có thể đi các nước với thuế suất ưu đãi hoặc 0%điều đó tăng cường làm cho doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu kinh tế.- Mở của hội nhập WTO thúc đẩy kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoàivới vốn và kĩ thuật tiên tiến, đầu tư vào Việt Nam đã thúc đẩy sản xuất, thúc đẩyxuất khẩu, các nhà máy xí nghiêp, khu công nghiệp mọc lên cơ hội việc làmtăng lên nhanh chóng, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp. Về lâu dài hạn chế được tìnhtrạng thừa lao động phổ thông thiếu lao động có tay nghề, lao động kỹ thuật caodo yêu cầu của các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam- Người dân Việt Nam được nhiều sự lựa chọn do hàng hóa các nước trênthế giới đổ về, hàng điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, hàng hóa có kĩ thuật caovới giá thành rẻ do không chịu thuế suất cao của nhà nươc như trước.- Sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, xuất khẩu và dòng vốn FDI đã đónggóp tích cực cho những thành tựu về giảm nghèo và phát triển con người, với sựcải thiện đáng kể về y tế và giáo dục. Hội nhập kinh tế quốc tế nhanh đã cónhững ảnh hưởng tích cực đối với lao động, thông qua việc tạo ra những côngviệc mới, tăng thêm việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp và khu vựcchính thức, giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị và tăng lương thực tế. Đã cónhững tác động tích cực trong các lĩnh vực quan trọng như lĩnh vực giới, với sựtăng lên về mức lương của phụ nữ, sự thu hẹp khoảng cách về giới trong thu11nhập và lao động trẻ em, với sự giảm đáng kể về số lượng trẻ em đang làm việc.Ngược lại, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là những người chịu ảnhhưởng nhiều nhất từ quá trình toàn cầu hóa, nhất là về sự ổn định trong việc làm,nhưng họ đã được bảo trợ bởi một quỹ phúc lợi xã hội và hầu hết các hộ gia đìnhđó có mức sống ở trên mức chuẩn nghèo.- Hội nhập kinh tế mang lại cơ hội tăng thu nhập cho người dân, người laođộng. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 43,4 triệu đồng, gấp 2,93 lần sovới năm 2007. Thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm bình quân đầu người một thángtăng so với trước khi gia nhập WTO. Điều này phản ánh đời sống của người dâncó sự cải thiện từ sau khi gia nhập WTO.Cần giảm thời gian thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanhnghiệp thương mại Việt Nam và giảm chi phí xuất khẩu nhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh về xuất khẩu của Việt Nam so với Trung Quốc, Malaysia vàSingapore, nhất là khi tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam phần lớn dựa trên sựphát triển của các lĩnh vực định hướng xuất khẩu.- Quy mô sản xuất đạt tối ưu Sau khi là thành viên của WTO, sự cạnhtranh trong các ngành sản xuất - kinh doanh sẽ trở nên quyết liệt. Hàng loạtnhững biện pháp về giảm chi phí sản xuất, áp dụng công nghệ mới để nâng caonăng suất lao động, cải tiến quản lý, đa dạng hóa và đổi mới sản phẩm sẽ đượccác doanh nghiệp áp dụng nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn để đứngvững trên thị trường. Một số ngành có cơ hội mở rộng sản xuất, tăng sản lượngđầu ra sẽ đạt tới quy mô sản xuất tối ưu mà tại đó tất cả các nguồn lực đều đượctận dụng ở mức cao nhất, khiến cho giá thành giảm xuống mức tối thiểu.- Mở rộng thị trường xuất khẩu Khi gia nhập WTO, Việt Nam nói chungđiều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước thành viên của WTO vớitư cách là một đối tác bình đẳng, không bị phân biệt đối xử và theo mức thuế cácthành viên của WTO cam kết. Đồng thời với việc Việt Nam bãi bỏ các rào cản12thương mại và đầu tư ở trong nước, các nước bạn hàng cũng phải giảm hoặc xóabỏ những rào cản thương mại và đầu tư đối với hàng hóa và vốn đầu tư của ViệtNam tại các nước này. Việt Nam được cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trườngcác nước đối tác và phát huy được lợi thế so sánh. Lợi thế này vừa nâng cao khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, theo đó tạo điềukiện cải thiện đáng kể khả năng thâm nhập thị trường mới hoặc tăng thị phầntrên các thị trường đã có. Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ mở rộng quymô sản xuất, tăng sản lượng đầu ra, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm ngoạitệ cho đất nước và góp phần tăng trưởng kinh tế.- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng tăng Khi hàng rào bảohộ đối với sản xuất trong nước bị cắt giảm, các rào cản đối với chu chuyển vốnbị bãi bỏ và nhu cầu xuất khẩu một số hàng hóa từ Việt Nam tăng thì vốn đầu tưtrong và ngoài nước sẽ đổ vào những ngành sản xuất - kinh doanh ngày càngtăng, từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh đạt cao hơn. Vốn đầu tư đặcbiệt là vốn FDI ngày càng cao sẽ làm tăng thêm nguồn lực cho nền kinh tế trongnước.- Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được thỏa mãn đầy đủ Quy mô sản xuấtđạt tối ưu sẽ giúp cho người tiêu dùng trong nước có thêm nhiều lựa chọn vềhàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả phù hợp; các doanh nghiệp trongnước có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụhỗ trợ tiện lợi hơn, có chất lượng hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chấtlượng, hiệu quả sản xuất - kinh doanh.- Thúc đẩy nhanh cải cách kinh tế trong nước Thực hiện các cam kết khigia nhập WTO, thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng được hoànthiện, quá trình cải cách nền kinh tế trong nước sẽ diễn ra nhanh hơn, giảm khảnăng quay trở lại các chính sách bảo hộ. Do đó, môi trường kinh doanh sẽ được13cải thiện theo hướng nâng cao tính minh bạch, là điều kiện tiền đề để thu hútthêm vốn đầu tư.- Sức ép cạnh tranh gay gắt hơn Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải chịusức ép cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanhnghiệp và quốc gia. Sản phẩm trong nước sẽ cạnh tranh với sản phẩm cùng loạicủa các nước thành viên của WTO trên tất cả lĩnh vực từ mẫu mã, kích thước,chủng loại đến chất lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cạnh tranh quyết liệtvới các doanh nghiệp nước ngoài về trình độ tổ chức sản xuất, hệ thống tiêuchuẩn quản trị chất lượng theo quy định của quốc tế (ISO, SA, HACCP…), trìnhđộ nguồn nhân lực, hiệu quả sản xuất - kinh doanh… Ở cấp độ quốc gia, ViệtNam sẽ cạnh tranh với các nước thành viên của WTO trên mọi lĩnh vực từ kinhtế đến xã hội như chất lượng tăng trưởng kinh tế, chất lượng đội ngũ nguồn nhânlực, công tác quản lý nhà nước, công cuộc cải cách nền kinh tế… Chính sức épcạnh tranh nêu trên đã tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn bộnền kinh tế lẫn các doanh nghiệp, các sản phẩm trong bối cảnh hội nhập sâu nhưhiện nay.- Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Là thành viên củaWTO, Việt Nam có địa vị bình đẳng với các thành viên khác của WTO khi thamgia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trật tựkinh tế mới công bằng hơn; có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợidoanh nghiệp Việt Nam trong những cuộc tranh chấp thương mại2.2.2 Những thách thức- Biến động lớn trên thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường hàng hóaNhững biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tếsẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến thị trường trong nước, ảnh hưởng xấu đếnsự ổn định nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam.14- Cán cân thương mại có thể bị mất cân đối do giảm thuế quan Trong thờikỳ mới bắt đầu giảm thuế quan, tự do hóa thương mại ở Việt Nam sẽ làm cho giáhàng nhập khẩu giảm đáng kể, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bịvà nguyên liệu đầu vào cho các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất lại tăngnhanh. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn tốcđộ tăng của kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại có thể sẽ xấu đi nếu hoạtđộng xuất khẩu vẫn chưa được cải thiện.- Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu Làthành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trang bịmáy móc, thiết bị với công nghệ tiên tiến và hiện đại của các nước thành viênkhác. Nhưng vấn đề khó khăn là trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quảnlý và công nhân kỹ thuật còn yếu nên khó có thể quản lý và sử dụng công nghệnêu trên đạt hiệu quả sản xuất - kinh doanh cao nhất. Bên cạnh đó, trình độ tinhọc và ngoại ngữ của lực lượng lao động này cũng còn yếu nên rất khó khăntrong việc nắm vững phương pháp quản lý, tổ chức sản xuất - kinh doanh hiệnđại của các nước công nghiệp phát triển và những kinh nghiệm của các chuyêngia nước ngoài trong hoạt động điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, đội ngũ cánbộ, công chức của Việt Nam còn yếu về năng lực chuyên môn, trình độ quản lý,tin học và ngoại ngữ nên sẽ gặp nhiều trở ngại trong công tác quản lý nhà nước,trong điều hành nền kinh tế để sớm đưa Việt Nam hòa nhập nhanh chóng vàonền kinh tế toàn cầu.- Phát sinh những yếu tố gây bất ổn định trong xã hội Việc gia nhập WTO,tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam có thể phát sinh nhữngyếu tố gây bất ổn định trong xã hội. Cụ thể là có thể làm tăng thêm sự phân phốilợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành kinh tế, các vùng; một sốdoanh nghiệp có thể bị phá sản; thất nghiệp có thể tăng lên; khoảng cách giàu nghèo, mức sống dân cư giữa nông thôn và thành thị có thể giãn rộng hơn…Đâylà những yếu tố có thể tác động tiêu cưc đến sự ổn định xã hội.15CHƯƠNG III NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚIVIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONGVIỆC GIẢM THIẾU HẠN CHẾ CỦA TOÀN CẦU HÓA3.1 Những tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam- Tác động về kinh tếKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếuvà đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hộinhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởngkinh tế và đổi mới công nghệ.Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiềuthành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triểnxuyên biên giới,…. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập cáctổ chức kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… Đây là cơ hội màđể ngành kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triểnvà có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Tuy nhiên, toàn cầu hoá đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo cũng như sự chênhlệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng. Sự chênh lệch đó diễn ra ở mọiphương diện, ở từng địa phương, trong từng doanh nghiệp,…16- Tác động về xã hộiToàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam giao lưu với các nướctrên thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao. Tuy nhiên, ViệtNam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểmhoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… Đặc biệt toàn cầu hoá kinhtế cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước đã làm nảy sinh tưtưởng thực dụng ở không ít người. Những tác động đó cùng với một số hiệntượng tiêu cực trong xã hội đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của dân vào sự lãnhđạo của Đảng và Nhà Nước.- Tác động về văn hoáSự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũngcó những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, pháthuy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trịmới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Tuynhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quảtiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam như: một số giá trị văn hoá truyền thốngkhông được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, thahoá đạo đức,…Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Nam là mạnhmẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới. Điều quan trọng là chúngta phải biết khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá để tạo rasức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó.3.2 Những giải pháp nhằm hạn chế tác động của toàn cầu hóa17- Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo và các nhóm dễ bị tổnthương tới các dịch vụ an sinh xã hội, như y tế và bảo hiểm thất nghiệp, vớinhững giải pháp nhằm giúp tạo việc làm cho họ.- Hiện đại hóa luật lao động và các công cụ thị trường lao động, nâng caovai trò của công đoàn và thúc đẩy cơ chế 3 bên và đàm phán mang tính tập thể.- Phát triển nguồn nhân lực nhằm tăng kỹ năng của lực lượng lao động ViệtNam và đối mặt với cạnh tranh quốc tế.- Trợ giúp lao động di cư, bao gồm các thành viên gia đình họ ở lại địaphương, nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí xã hội của việc di dân trong nước.- Hoạch định các chính sách vùng nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng giữa cáctỉnh, giữa thành thị và nông thôn cũng như tập trung vào những người nghèocùng cực, đồng bào dân tộc thiểu số, những nhóm người hầu như không đượchưởng những lợi ích của toàn cầu hóa.- Thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi những sản phẩm nôngnghiệp "dễ bị tổn thương" hoặc nhóm dễ bị tổn thương, nhờ đó kịp thời triểnkhai những chương trình trợ giúp đặc biệt trong trường họp cần thiết. Các nhómdễ bị tổn thương nên là mục tiêu hàng đầu của các chương trình trợ giúp nôngnghiệp trong các lĩnh vực như nghiên cứu, phát triển, đào tạo, cơ sở hạ tầng vàtín dụng. Một cơ chế bảo vệ hiệu quả, tuân theo các quy định của WTO, nênđược thiết lập để bảo vệ những cộng đồng dễ bị tổn thương ở nông thôn.- Thúc đẩy và đa dạng hóa các hoạt động xuất khẩu thông qua các kênhkhác nhau, như trợ giúp về tài chính và kỹ thuật để xúc tiến xuất khẩu; nâng caonăng suất của các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các cơ sở hạ tầng hiệnđại, hiệu quả và các hoạt động nghiên cứu và phát triển.18- Áp dụng các biện pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các cơ sởthương mại nhỏ trong nước, bao gồm việc cung cấp các khoản hỗ trợ tín dụngphù hợp, đào tạo kỹ năng quản lý hiện đại, kỹ năng marketing cũng như đẩymạnh các hội nghề nghiệp và xây dựng mạng lưới cộng đồng để liên kết trongmua bán và vận tải.3.3 Vai trò của nhà quản trị trong việc thích ứng với toàn cầu hóaTrong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển rộng rãi như hiện nay các doanhnghiệp , cơ quan tổ chức phải tiến hành thay đổi để thích ứng, thích nghi vớihoàn cảnh cho phù hợp để nắm lấy những lợi thế, hạn chế những cái tiêu cựcxảy ra với cơ quan tổ chức mình.- Nhà quản trị phải nhìn xa trông rộng, nắm rõ được tình hình kinh tế,những biến động của thế giới và cả những biến động tại quốc gia sở tại mìnhđang hoạt động quản lý, kinh doanh hoạt động. Để từ đó đưa ra các quyết địnhsách lược, chiến lược cho phù hợp .- Nhà quản trị phải phát triển và duy trì chiến lược có tình toàn cầu và tầmnhìn- Nhà quản trị phải tận dụng thời cơ khi Việt Nam tham gia các tổ chứcthương mại quốc tế và đối tác xuyên thái bình dương thì sẽ được ưu đãi về cáchàng rào thuế quan, hải quan thị trường mở rộng nên nhà quản trị phải lựa chọnđược các nguồn đầu vào có chất lượng, chi phí thấp, hạ giá thành sản phẩm đểtiêu thụ. lựa chọn nguồn đầu ra giá thành cao dễ tiêu thụ để đạt được doanh thuvà lợi nhuận tối ưu.- Nhà quản trị nắm bắt thời cơ, thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài dồidào để giải tỏa các cơn khát về tài chính nếu có nhu cầu.- Nắm bắt được cơ hội nâng cao trình độ quản trị, quản lý do toàn cầu hóamang lại, các thành quả khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin hiện đại được dunhập thì nhà quản trị nắm bắt và nâng cao áp dụng đào tạo đội ngũ nguồn nhân19sự, nhân lực các cấp quản trị từ cao đến thấp để hoàn thiện hơn bộ máy củamình, nâng cao trình độ nhân lực chính là đối phó lại những thách thức nhữngcạnh trạnh quốc tế.- Hoạch định rõ phương hướng, nhiệm vụ các quyết định quản trị từ chiếnlược cho tới tác nghiệp, chiến thuật để ứng biến với lại tất cả các trường hợp cóthể xảy ra , ra quyết định đúng trong thời đại biến động chính là thách thức lớnđối với nhà quản trị.- Tổ chức thiết lập các bộ phận, phòng ban và xây dựng bảng mô tả côngviệc tổ chức bao gồm cả chức năng nhân sự: tuyển mộ, tuyển chọn, huấn luyệnvà phát triển nguồn nhân lực những công việc này giúp cho nhà quản trị đảmbảo về nhân sự không bị ảnh hưởng, không bị biến động.- Thiết lập cơ chế, chế tài, nội quy, quy định để nâng cao kỷ luật lao động,khen thưởng động viên nhân viên, kỷ luật nhân viên sai phạm. Thiết lập chế độđãi ngộ để lao động gắn bó với cơ quan tổ chức trong điều kiện nhiều doanhnghiệp quốc tế với tài chính mạnh chế độ đãi ngộ tốt hơn dễ lôi kéo nhân viêncủa cơ quan, tổ chức.KẾT LUẬNHội nhập nhưng phải giữ độc lập,tự chủ, tự lực tự cường, bảo đảm an ninhquốc gia, ổn định chính trị - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộcvà định hướng xã hội chủ nghĩa.Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thế giới vì vậy không có một quốcgia nào có thể đừng ngoài xu thế đó và cả Việt Nam cũng không ngại lệ. Toàncầu hóa tác động vừa tiêu cực, vừa tích cực lên mọi mặt của đời sống kinh tế,chính trị, xã hội. Điều quan trọng là chúng ta phải biết tận dụng thời cơ thuận lợiđồng thời khắc phục những hạn chế, mặt trái của toàn cầu hóa để phát triển đấtnước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc gialà hai mặt, hai quá trình vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Vấn đề có ý nghĩa quyếtđịnh là chúng ta cần xác định đúng những quyết sách chiến lược, những bước đi20cụ thể, phù hợp, hết sức tỉnh táo để đảm bảo cho cả hai quá trình đó đều pháttriển theo chiều thuận.Tham gia hội nhập quốc tế thực chất là tham gia cuộc đấu tranh phưc tạpđể góp phần phát triển kinh tế và củng cố an ninh, chính trị, độc lập kinh tế. Vàbản sắc dân tộc của mỗi nước thông qua việc thiết lập các mối quan hệ tuỳ thuộclẫn nhau, đan xen, nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc với các quốc gia khác. Chúng tachủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nước, phục vụ công cuộccông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng dân chủ, văn minh.21
Tài liệu liên quan
- Thuận lợi và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tếĐề 5.doc
- 7
- 71
- 1,102
- Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do CAFTA với Trung Quốc
- 16
- 1
- 5
- ung dung cntt trong day hoc: thuan loi va thach thưc
- 18
- 1
- 12
- Thuận lợi và thách thức ASEAN khi tham gia CAFTA với Trung Quốc
- 16
- 426
- 2
- Tài liệu Tiểu luận :"TOÀN CẦU HÓA" pptx
- 7
- 2
- 28
- Khu mậu dịch tự do asean trung quốc và những thuận lợi và thách thức đối v
- 20
- 327
- 2
- Tiểu luận Thương Mại Quốc tế Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập Asean.
- 28
- 1
- 8
- tiểu luận toàn cầu hóa
- 33
- 13
- 110
- tiểu luận toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế việt nam tốt hay xấu đi
- 16
- 1
- 5
- Tiểu luận toàn cầu hóa quá trình hội nhập Việt Nam
- 37
- 1
- 9
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(53.76 KB - 20 trang) - Tiểu luận Toàn cầu hóa, những thuận lợi và thách thức Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tiểu Luận Toàn Cầu Hóa Thời Cơ Và Thách Thức
-
Tham Khảo 10 Bài Tiểu Luận Toàn Cầu Hóa đặc Sắc Nhất - 123doc
-
Toàn Cầu Hoá Và Hội Nhập Kinh Tế Xu Thế Thời Cơ Và Thách Thức
-
Tiểu Luận " Tác động Của Toàn Cầu Hóa đối Với Văn Hóa Việt Nam "
-
Tiểu Luận: Toàn Cấu Hóa Và Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế - TaiLieu.VN
-
Xu Hướng Toàn Cầu Hóa | Xemtailieu
-
Tiểu Luận: Xu Thế Hội Nhập Và Phát Triển Việt Nam
-
Tiểu Luận: Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế, Thời Cơ Và Thách Thức ở Việt Nam
-
Tiểu Luận Xu Hướng Biểu Hiện Toàn Cầu Hoá Với Văn Hoá Việt Nam ...
-
Luận Văn [] Tác động Của Toàn Cầu Hóa đối …
-
Tiểu Luận Toàn Cầu Hoá Và Vấn đề Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Việt ...
-
[PDF] Tác động Của Quá Trình Toàn Cầu Hóa Và Hội Nhập Quốc Tế đối Với đời ...
-
Toàn Cầu Hoá Và Hội Nhập Kinh Tế: Xu Thế, Thời Cơ Và Thách Thức
-
Tiểu Luận Kinh Tế Việt Nam Toàn Cầu Hóa - Luận Văn, đồ án, đề Tài Tốt ...
-
Tiểu Luận: Toàn Cầu Hoá Và Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế - Tài Liệu đại Học