Tiểu Luận Triết Học Hy Lạp Cổ đại Và ý Nghĩa - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Lý luận chính trị
  4. >>
  5. Triết học Mác - Lênin
Tiểu luận triết học hy lạp cổ đại và ý nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.59 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMKHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆPNGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANHMôn học: Triết học TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠIVÀ Ý NGHĨA TpHCM 09/12/2015 MỤC LỤC1. GIỚI THIỆU1.1. Lý do chọn đề tàiTrong lịch sử phát triển nhân loại, Hy Lạp không những được biết đến với một nền văn minh phát triển rực rỡ mà còn những thành tựu về triết học đáng kể. Có thể nói, triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn khởi đầu của triết học nhân loại và là tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này. Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời vào khoảng cuối thế kỷ VII – đầu thế kỷ VI TCN và tồn tại đến thế kỷ II – III sau CN, trong thời chiếm hữu nô lệ. Một trong những giá trị của triết học Hy Lạp cổ đại chính là tư tưởng về con người. Triết học Hy Lạp cổ đại đã góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề con người và tìm thấy sợi dây liên kết giữa triết học cổ đại với triết học Mác. Từ đó, khẳng định giá trị khoa học trong tư tưởng triết học Mác về con người. Đồng thời, thấy được sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đường lối, chính sách phát triển con người Việt Nam toàn diện cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu kho tàng lịch sử triết học, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của triết học Hy Lạp cổ đại. Đặc biệt, đi sâu vào phân tích cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm Hy Lạp cổ đại. Trong đó, các quan điểm của Trường phái Milet, Héraclite, đa nguyên, nhị nguyên, Socrate được nghiên cứu một cách chi tiết để thể hiện rõ sự khác biệt giữa duy vật và duy tâm. Ngoài ra, tìm hiểu vị trí của triết học Hy Lạp cổ đại trong lịch sử phát triển nhân loại và ý nghĩa đối với hiện nay.1.2.Phạm vi và phương pháp nghiên cứu- Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong giai đoạn triết học Hy Lạp cổ đại. - Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử và đối chiếu. - Bài nghiên cứu với quy mô như một bài tiểu luận nên các vấn đề được đề cập mang tính khái quát.2. GIỚI THIỆU TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI2.1.Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại Về tự nhiên: Hy Lạp cổ đại là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa, bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng, miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp giống như một bàn tay chìa các ngón ra biển Địa Trung Hải trong 1bản đồ Châu Âu. Hy Lạp có vị trí tự nhiên rất thuận lợi để trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động giao thương, mua bán. Phía Đông là lãnh thổ thuộc về châu Á, đây là một nền thương mại kỹ nghệ cực thịnh và một nền văn hóa phong phú. Trung Bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen. Nam Bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt, phát triển nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hy Lạp cổ đại sớm trở nền công thương nghiệp phát triển, với một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Đồng thời, Hy Lạp là nơi sinh ra những nhà triết gia nổi tiếng với những triết lý trở nên bất hủ.  Về kinh tế:Hoạt động kinh tế chủ yếu của các thành bang Hy Lạp là nông nghiệp. Nhờ vị trí thuận lợi, các đô thị ở Hy Lạp đã thu được nhiều kiến thức mới về kỹ thuật sản xuất. Cùng với đó, tiếp nhận những khái niệm trừu tượng, có khả năng kích thích hoạt động khái quát của tư duy, chuyển từ thực tiễn đến lý luận, từ nghệ thuật sang khoa học, từ khoa học sang triết lý. Về chính trị - xã hội:Những nét đặc trưng của xã hội Hy Lạp cổ đại là sự chia phân chia giữa chủ nô và nô lệ, vai trò khác nhau giữa nam giới và nữ giới, sự ít phân biệt địa vị xã hôi dựa trên gốc gác ra đời, và sự quan trọng của tôn giáo. Hình thái xã hội Hy Lạp cổ đại là hình thái chiếm hữu nô lệ.Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ, mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.• Athen Cổ đại là một thành bang hùng mạnh, nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp. Athen một trung tâm nghệ thuật, học thuật và triết học, là địa điểm có Hàn lâm Học viện của nhà văn hào Platôn và vườn Lyceum của nhà văn hào Arixtốt. Athen cũng là nơi sinh của Socrate, Pericle, Sophocle và nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà chính trị 2nổi tiếng của thế giới cổ đại. Athen được xem như là cái nôi của nền Văn minh phương Tây và triết học Châu Âu. • Sparte nằm trong vùng đồng bằng Laconia là thành bang Hy Lạp nổi tiếng nhất bán đảo Peloponnesus. Xứ Sparte theo chủ nghĩa quân phiệt và thành bang này chẳng khác gì một trại lính, với những chiến binh hết sức tinh nhuệ. Chính vì thế, Sparte theo thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ.Trong thời đại này, Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh phát triển với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.Về văn học: để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại. • Về nghệ thuật: để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị. • Về luật pháp: đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen. • Về khoa học tự nhiên: những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythagore, Heraclite sớm phát hiện ra.Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc. Đặc trưng cơ bản của triết học cổ Hy Lạp:Có thể coi triết học Hy Lạp cổ đại là đỉnh cao của văn minh Hy Lạp, với các đặc trưng cơ bản: • Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. • Sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần. • Gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới việc xây dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành “khoa học của các khoa học”. • Ngoài ra, triết học Hy Lạp cũng rất coi trọng vấn đề con người.32.2.Các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại2.2.1. Chủ nghĩa duy vậtChủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milet trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên và đạt được đỉnh cao như trong trường phái Nguyên tử luận.2.2.1.1. Trường phái MiletTrường phái duy vật và biện chứng của Milet tự phát đầu tiên trong triết học Hy Lạp cổ đại, thế kỷ thứ VI TCN. Thời ấy, Milet là một trung tâm thương mại, hàng hải lớn, điều này tạo điều kiện mở rộng tầm nhìn của con người, kích thích sự phát triển khoa học và văn hoá (thiên văn, toán học, địa lí, nghệ thuật tạo hình, triết học). Nơi đây được xem là quê hương của nhiều trường phái triết học của triết gia nổi tiếng.Những nhà triết học ở Milet là Thales, Anaxi-mène và Anaximandes không tin vào thần thoại truyền thống (coi các thần linh là nguyên nhân tạo ra thế giới). Triết học Milet cho rằng: bản chất duy nhất, bản nguyên của thế giới là một vật thể xác định hoặc là một chất không xác định, vô hình, vô thuỷ, vô chung, vĩnh viễn vận động, kết hợp lại hoặc phân rã ra tạo thành thế giới muôn hình vạn trạng.Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặt nền móng do sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt đối lập… Một điều đáng quý nữa là các triết gia đã xuất phát từ thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một thời nguyên vật chất duy nhất.2.2.1.2. Trường phái HéracliteDo ông Héraclite sáng lập, khoảng 535 TCN - 475 TCN, ông xuất thân trong một gia đình quý tộc ở thành phố Ephetdơ. Về cơ bản, ông là một nhà triết học duy vật và được coi là ông tổ của phép biện chứng. Ông coi bản nguyên của thế giới là lửa. Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn. Tàn lụi và bùng cháy tức là “quy luật, trật tự” nội tại của chính mình. Ông xem thế giới “vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa mang tính hài hòa vừa xung đột”. 4Ngọn lửa trong quan niệm của Héraclite mang tính vật chất là sự so sánh trực quan cảm tính với logos trừu tượng - cái được dùng để chỉ bản chất lôgic - lý tính của tồn tại và quy định trật tự, như là “độ” của mọi quá trình. Do vậy, ngọn lửa mang tính vật chất của Héraclite là “có lý tính” có liên quan tới logos là “ngọn lửa có lý tính”. Ngọn lửa của Héraclite thể hiện tính cơ động và tính tích cực của tồn tại, đồng thời cũng thể hiện bản chất ổn định và trật tự bất biến của thế giới, bản chất mang tính vật chất. Tuy nhiên, có thể thấy rằng quan niệm duy vật của ông còn rất mộc mạc, thô sơ. Bởi nó xuất phát từ việc ông chỉ dựa vào quan sát thực nghiệm để kết luận, khi quan sát Heraclitus đã nhận thấy vai trò rất to lớn của lửa đối với đời sống của con người và cũng do ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp (nhưng ông có cách giải thích ngược lại với thần thoại). Tuy vậy thì quan niệm đó đã góp phần chống lại những tư tưởng mang tính chất tôn giáo thời bấy giờ. Nó cũng khẳng định quá trình nghiên cứu tư tưởng không thể không dựa vào việc tìm hiểu nguyên nhân từ thực tiễn cũng như cơ sở và nguồn gốc của tư tưởng từ thực tiễn. Như vậy, Héraclite là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mà sau này Mác đã đề cập và đi sâu. Phép biện chứng duy vật chất phát là đóng góp của triết học Héraclite vào kho tàng tư tưởng của nhân loại. “Thế giới chỉ là ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm”.2.2.1.3. Trường phái đa nguyênEmpedocle (khoảng 490 - 430 TCN) là một nhà triết học Hy Lạp tiền Socrate và là một công dân của Agrigentum, một thành phố Hy Lạp nằm trên đảo Sicilia. Empedocle nổi tiếng nhất sau khi khởi xướng cho thuyết nguồn gốc vũ trụ tạo bởi bốn nguyên tố cổ điển (đất, nước, lửa và không khí). Ông cũng là người đề xuất ra khái niệm năng lượng gọi là Tình yêu và Xung đột, nhờ đó mà các nguyên tố cổ điển có thể hòa trộn hoặc tách rời. Anaxagora ( khoảng 500 - 428 TCN) là một nhà triết học Hy Lạp cổ đại thời kỳ tiền Socrate. Ông sinh tại thành phố Clazomenae thuộc Tiểu Á, Anaxagora là nhà triết học đầu tiên mang triết học từ Lonia tới Athen. Ông đã cố gắng đưa ra những mô tả khoa học về thiên thực, sao băng, cầu vồng và mặt trời, trong đó ông mô tả mặt trời là khối lửa có kích thước lớn hơn Peloponnese. Ông coi vật 5chất là một tập hợp vô tận các nguyên tố sơ khai bất tử, ám chỉ tới tất cả sự sinh ra và biến mất cho tới sự pha trộn và tách ly. Học thuyết triết học đa nguyên luận chỉ thừa nhận sự tồn tại của nhiều nguyên thể khác biệt, độc lập với nhau trong thế giới, thế giới được hợp thành bởi nhiều bản nguyên.2.2.1.4. Trường phái nguyên tử luậnHọc thuyết này được xây dựng bởi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại theo trường phái nguyên tử luận (Thế kỷ V - IV TCN). Nguyên tử luận đã cấu thành giai đoạn thứ ba trong sự phát triển của học thuyết về các khởi nguyên, các yếu tố đầu tiên của Vũ trụ. Lơxip và Đêmôcrit - những người theo thuyết nguyên tử đều khẳng định rằng vận động của nguyên tử là vĩnh viễn; vận động vốn có trong nguyên tử. Chân không là điều kiện chứ không phải nguyên nhân của vận động. Nguyên tử vận động theo nhiều chiều hướng khác nhau. Động lực vận động vĩnh viễn của nguyên tử, theo Đêmôcrit, là động lực tự thân, tự nó có sẵn.Đó là giai đoạn phát triển đầu tiên của nguyên tử luận mà có thể coi đó là giai đoạn triết học tự nhiên. Khi đó tiến trình tư duy đã đi từ tư tưởng về dạng vật chất đầu tiên ở trường phái Milet đến tư tưởng về sự đa dạng, phong phú của các khởi nguyên ở Empêđôclơ và Anaxago và cuối cùng, đến tư tưởng về các nguyên tử không định tính (không có chất lượng) ở các nhà nguyên tử luận cổ đại. Đó là bước chuyển dần dần của quan niệm về các nguyên tố và các khởi nguyên từ cấp độ tính đơn nhất sang cấp độ tính đặc thù và từ cấp độ tính đặc thù sang cấp độ tính phổ biến, hơn nữa là toàn bộ sự vận động đó diễn ra trong khuôn khổ của tư duy triết học tự nhiên hoàn toàn trừu tượng. Muộn hơn, ở Arixtốt đã xuất hiện sự phản ứng lại ở một mức độ nhất định đối với quan niệm về các nguyên tố.2.2.2. Chủ nghĩa duy tâmGiai đoạn Hy Lạp cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platon, tức thế giới ý niệm.2.2.2.1. Trường phái Pythagore6Pythagore (khoảng 580 - 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại.Pythagore và những môn đồ đã có những đóng góp quý giá cho sự phát triển triết học, toán học và thiên văn học. Pythagore coi con số là khởi nguyên và bản chất của sự vật, là quy luật của vũ trụ, trong khi đó, nhiều trường phái triết học Hy Lạp cổ đại khác coi khởi nguyên của thế giới là một dạng vật chất cụ thể nào đó. Nhưng do quá đề cao vai trò của các con số, biến chúng thành những lực lượng siêu nhiên, thống trị hiện thực, Pythagore càng phát triển tới đỉnh cao các quan niệm duy tâm, thần bí. Pythagore tin ở thuyết luân hồi, cho rằng linh hồn bị giam hãm trong thể xác có thể nhờ tu dưỡng mà trở nên thuần khiết.Chính trường phái Pythagore đã đặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp.2.2.2.2. Trường phái EléeTrường phái Elée (Thế kỷ V – IV TCN) do Xénophane thành lập theo chủ nghĩa duy vật, nhưng sau đó Parménide phát triển theo chủ nghĩa duy tâm và được Zeno nhiệt thành bảo vệ và phát huy. Chứng minh bằng phương pháp phản chứng rằng tồn tại chân thực là duy nhất, không vận động; vì vậy tồn tại có mâu thuẫn, là không thể tư duy được. Xénophane (570 – 478 TCN) là bạn của Thales nên chịu ảnh hưởng của nhà triết học này. Ông cho rằng mọi cái đều từ đất và cuối cùng trở về đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài. Parménide (500 – 449 BC) xuất thân trong một gia đình trí thức giàu có ở Elée. Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới. “Tồn tại” là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và nhận thức bởi tư duy, lý tính. Quan niệm “tồn tại”đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại. Zeno (490 – 430 BC), là người bảo vệ nhiệt thành trường phái Elée. Ông đưa ra những nghịch lí trong các lập luận phản chứng nhằm bác bỏ khả năng vận động trong thực tại chân thực: nghịch lí "Asin và con rùa", nghịch lí "mũi tên bay". Lập luận phản bác vận động như một hiện tượng mâu thuẫn, đã đặt ra vấn đề ý nghĩa của mâu thuẫn và sự biểu thị vận động vào trong lôgic các khái niệm.72.2.2.3. Trường phái duy tâm khách quanPlatôn (427 - 347 TCN): là người xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan hoàn chỉnh đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đối lập với thế giới quan duy vật. Ông đã tiến hành cuộc đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa duy vật, đặc biệt là chống lại những đại biểu của chủ nghĩa duy vật thời bấy giờ như Héraclite và Đêmôcrit. • Theo Platôn, giới tự nhiên - thế giới của những vật cảm tính, bắt nguồn từ những thực thể tinh thần tức là từ những ý niệm, vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm. • Về nhận thức: Ông cho rằng, để nhận thức được chân lý, người ta phải từ bỏ mọi cái hữu hình cảm tính; “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử đã quan sát được trong giới ý niệm. Thuyết “hồi tưởng” thần bí này được xây dựng trên cơ sở thừa nhận tính bất tử, tính độc lập của linh hồn với thể xác. - Phép biện chứng của Platôn là phép biện chứng lệ thuộc vào triết học duy tâm. Do đó, “đường lối Platôn” chống lại “đường lối Đêmôcrít” trong triết học cổ đại, chống lại thuyết nguyên tử của Đêmôcrít. Các hiện tượng của tự nhiên bị ông quy thành những quan hệ toán học. • Là kẻ thù chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Athen, Platôn coi “chế độ quý tộc” tức là chế độ nhà nước của tầng lớp chủ nô thượng lưu là “nhà nước lý tưởng”. Arixtốt (384 - 322 TCN): Ông đã khẳng định: “Bẩm sinh, con người là một động vật chính trị”. Đây là tư tưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức vấn đề con người cho đến tận sau này. Có thể nói, Arixtốt là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên sớm nhận ra tính xã hội của hoạt động con người. Con người, theo Arixtốt, gồm thể xác và linh hồn. Ông còn cho rằng con người sống thành xã hội và con người sẽ không là gì cả nếu nằm ngoài cộng đồng, chỉ phụ thuộc về nguồn gốc,giáo dục, văn hóa. Arixtốt đã xem xét con người không phải với tư cách cá thể, mà trong mối quan hệ giao tiếp với xã hội. Quan niệm này của Arixtốt đã đến gần với quan niệm của Mác về bản chất con người: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Sự phê phán của Arixtốt đối với Platôn là một đóng góp quan trọng trong lịch sử triết học. Arixtốt đã đề ra một loạt luận điểm quan trọng phản bác lại chủ nghĩa duy tâm của Platôn. Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất; giới tự nhiên là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận 8động và biến đổi. Do đó, muốn giải thích thế giới vận động, biến đổi thì không cần đến những ý niệm của Platôn. Khi phê phán Platôn, Arixtốt đã chống lại những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy tâm nói chung, nhưng học thuyết đó của ông cũng chưa vượt qua được những tư tưởng thần học và mục đích luận. Do đó, nó mâu thuẫn với tất cả những tiến bộ trong “khoa học bách khoa” của ông, gần gũi với “đường lối Platôn” và bộc lộ rõ chủ nghĩa duy tâm. Nhận thức luận của Arixtốt có vai trò to lớn trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Bác bỏ thế giới “ý niệm” của Platôn, Arixtốt thừa nhận thế giới vật chất là đối tượng thực tế của nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác. Cảm giác luận và kinh nghiệm luận trong lý luận về nhận thức của Arixtốt đối lập với thuyết “Hồi tưởng” duy tâm của Platôn. Nếu Platôn coi nguồn gốc duy nhất của hiểu biết là do linh hồn bất tử, thì Arixtốt cho rằng không ai cảm giác là không nhận thức và không hiểu biết gì hết. Ở điểm này, Arixtốt là nhà cảm giác luận duy vật.2.2.2.4. Triết gia Socrate (469 – 399 TCN) Tiểu sử của Socrate Ông sinh ra tại thành phố Athen, thuộc Hy lạp, và đã sống vào một giai đoạn thường được gọi là hoàng kim của thành phố này. Thời trẻ, ông nghiên cứu các loại triết học thịnh hành lúc bấy giờ của các “triết học gia trước Socrate”, đó là nền triết học nỗ lực tìm hiểu vũ trụ thiên nhiên chung quanh chúng ta.Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả. Niềm tin triết học: Người ta khó phân biệt giữa các niềm tin triết học của Socrate và của Platôn. Có rất ít các căn cứ cụ thể cho việc tách biệt quan điểm của hai ông. Một số học giả cho rằng Platôn đã tiếp nhận phong cách Socrate đến mức làm cho nhân vật văn học và chính nhà triết học trở nên không thể phân biệt được. Một số khác phản đối rằng ông cũng có những học thuyết và niềm tin riêng. Nhưng do khó khăn trong việc tách biệt Socrate ra khỏi Platôn và khó khăn của việc diễn giải ngay cả những tác phẩm kịch liên quan đến Socrates, nên đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc Platôn đã có những học thuyết và niềm tin riêng nào. Vấn đề này còn phức tạp hơn nữa bởi thực tế rằng nhân vật Socrate trong lịch sử có 9vẻ như nổi tiếng là người chỉ hỏi mà không trả lời với lý do mà ông đưa ra là: mình không đủ kiến thức về chủ đề mà ông hỏi người khác. Nếu có một nhận xét tổng quát về niềm tin triết học của Socrate, thì có thể nói rằng về mặt đạo đức, tri thức, và chính trị, ông đi ngược lại những người đồng hương Athen. Khi bị xử vì tội dị giáo và làm lũng đoạn tâm thức của giới trẻ Athen, ông dùng phương pháp phản bác bằng lôgic của mình để chứng minh cho bồi thẩm đoàn rằng giá trị đạo đức của họ đã lạc đường. Ông nói với họ rằng chúng liên quan đến gia đình, nghề nghiệp và trách nhiệm chính trị của họ trong khi đáng ra họ cần lo lắng về “hạnh phúc của tâm hồn họ”. Niềm tin của Socrate về sự bất tử của linh hồn và sự tin tưởng chắc chắn rằng thần linh đã chọn ông làm một phái viên có vẻ như đã làm những người khác tức giận, nếu không phải là buồn cười hay ít ra là khó chịu. Socrate còn chất vấn học thuyết của các học giả đương thời rằng người ta có thể trở nên đức hạnh nhờ giáo dục. Ông thích quan sát những người cha thành công nhưng không sinh ra những đứa con giỏi giang như mình. Socrate lập luận rằng sự ưu tú về đạo đức là một di sản thần thánh hơn là do sự giáo dục của cha mẹ. Niềm tin đó trong việc ông không lo lắng về tương lai các con trai của mình.Socrate thường xuyên nói rằng tư tưởng của ông không phải là của ông mà là của các thầy ông. Ông đề cập đến một vài người có ảnh hưởng đến ông: nhà hùng biện Prodicus và nhà khoa học Anaxagora. Người ta có thể ngạc nhiên về tuyên bố của Socrate rằng ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai người phụ nữ ngoài mẹ ông. Ông nói rằng Diotima, một phù thủy và nữ tu xứ Mantinea dạy ông tất cả những gì ông biết về tình yêu, và Aspasia, tình nhân của Pericle, đã dạy ông nghệ thuật viết điếu văn. John Burnet cho rằng người thầy chính của ông là Archelau (người chịu ảnh hưởng của Anaxagora), nhưng tư tưởng của ông thì như Platôn miêu tả. Nghịch lý Socrate: Nhiều niềm tin triết học cổ xưa cho rằng tiểu sử của Socrate đã được biểu thị như một “nghịch lý” bởi chúng có vẻ như mâu thuẫn với nhận thức thông thường. Một số nội dung nghịch lý của Socrate:• Không ai muốn làm điều ác • Không ai làm điều ác hay sai trái có chủ ý • Đạo đức - tất cả mọi đạo đức - là kiến thức • Đạo đức là đủ cho hạnh phúc Nhận thức: 10Socrate thường nói sự khôn ngoan của ông ấy rất hạn chế để có thể nhận thức được sự ngu ngốc của ông. Socrate tin rằng những việc làm sai là kết quả của sự ngu ngốc và những người đó thường không biết cách làm tốt hơn. Một điều mà Socrate luôn một mực cho rằng kiến thức vốn là “nghệ thuật của sự ham thích” điều mà ông liên kết tới quan niệm về “Ham thích sự thông thái”. Ông ấy không bao giờ thực sự tự nhận rằng mình khôn ngoan, dù chỉ là để hiểu cách thức mà người ham chuộng sự khôn ngoan nên làm để theo đuổi được điều đó. Điều đó gây nên tranh lụân khi mà Socrate tin rằng con người có thể thật sự trở nên khôn ngoan. Mặt khác, ông cố gắng vạch ra một đường phân biệt giữa sự ngu ngốc của con người và kiến thức lý tưởng để diễn tả một phương pháp tiến đến sự khôn ngoan.Như vậy, lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp là lịch sử hình thành và phát triển thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Nét nổi bật của chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại là tính chất mộc mạc, thô sơ. Nó khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan không phải do thần thánh hoặc một lực lượng siêu nhiên nào tạo nên. Thế giới vật chất xuất hiện từ vật chất, từ những nguyên thể vật chất đầu tiên như nước, lửa, không khí, nguyên tử… Do trình độ còn thấp của khoa học nên các nhà triết học duy vật đương thời chỉ có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên và phỏng đoán để rút ra những kết luận triết học. Tuy vậy, quan niệm duy vật thô sơ này đã có tác dụng rất lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, chống tôn giáo, chống thần học cổ đại. Nhiều nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được và phát hiện nhiều yếu tố của phép biện chứng như mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng, sự vận động vĩnh viễn của vật chất, tính thống nhất của những mặt đối lập của sự vật,…Những yếu tố biện chứng đó chính là những phỏng đoán thiên tài, chưa được chứng minh một cách khoa học và cũng chưa được nghiên cứu một cách tự giác. Mác và Ăngghen gọi đó là phép biện chứng tự phát, ngây thơ nhưng đó là hình thức đầu tiên, hình thức cổ đại của phép biện chứng. Chủ nghĩa duy tâm trong triết học cổ đại đã có nhiều trào lưu khác nhau: chủ nghĩa duy tâm chủ quan (trường phái Pythagore), chủ nghĩa duy tâm khách quan (trường phái Platôn) Chúng thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo và do đó thường được giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ tinh thần của mình.3. Ý NGHĨA VÀ HẠN CHẾ3.1.Ý nghĩa của triết học Hy Lạp cổ đại đối với lịch sử triết học và ngày nay11Dựa trên phân tích các trường phái duy vật và duy tâm, triết học Hy Lạp cổ đại đã đóng góp rất to lớn vào nền triết học của thế giới. Những điều sau đây thể hiện ý nghĩa của triết học Hy Lạp cổ đại trong lịch sử nhân loại: - Các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại, bằng cách này hay cách khác, đều đã có những giải đáp của mình cho vấn đề nguồn gốc, bản chất của con người. Trong chỉnh thể thống nhất của thế giới, con người được các nhà triết học Hy Lạp cổ đại khẳng định có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời với giới tự nhiên. Con người và giới tự nhiên là thống nhất với nhau có cùng nguồn gốc, bản chất. Như vậy, có thể nói, họ đã bước đầu nhận thấy sự gắn bó giữa con người và giới tự nhiên. Đây chính là nền tảng cho quan niệm của Mác và Ăngghen sau này. Mặc dù chưa thoát khỏi tính chất trực quan, nhưng quan niệm của các nhà triết học duy vật cổ đại Hy Lạp về nguồn gốc, bản chất con người đã đặt nền móng cho quan niệm đúng đắn về con người trong triết học sau này. - Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại không chỉ thấy mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, mà họ còn đề cập đến con người trong mối quan hệ với xã hội. Đây cũng là quan niệm mà sau này Mác đã kế thừa và hoàn thiện. - Tính nhân văn trong quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại về con người là làm thế nào để con người có được tự do, hạnh phúc. Mỗi triết gia có thể có cách lý giải riêng của mình về vấn đề này, nhưng sự quan tâm đến nó đã thể hiện tính nhân văn của triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là trong bối cảnh tồn tại nhiều trắc trở, bất công của xã hội Hy Lạp. - Khi đánh giá cao tri thức và những hiểu biết của con người, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đề cao những nhà thông thái, coi họ là những người có tri thức, có hiểu biết sâu rộng. Trong quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là quan niệm của Socrate đã đánh giá cao vai trò của tri thức, theo ông có tri thức con người mới có đạo đức, tự do, hạnh phúc. - Trong nền dân chủ chủ nô, cùng với sự quan tâm đến giới tự nhiên và vũ trụ, các vấn đề con người và xã hội cũng đã được các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tìm hiểu một cách sâu sắc. Con người với họ không chỉ là chủ thể, mà còn là một đối tượng nghiên cứu. Thời cực thịnh của sự phát triển xã hội cho phép các công dân nghĩ về trách nhiệm và quyền lợi tập thể gắn với quyền lợi quốc gia. Nhà khai sáng đầu tiên trong thế giới cổ đại phương Tây - Prôtago đã khẳng định: “Con người - thước đo của vạn vật”. Sự khẳng định này lấy con người làm hệ quy chiếu để giải quyết các vấn đề về tồn tại và nhận thức. Trong sự tự do mang tính tự ý thức đó, Prôtago xem nghệ thuật tranh luận như là phương thức 12chứng minh vai trò của chủ thể. Socrate đã chọn cách tiếp cận khác, khi nhấn mạnh rằng, sự tự do mang tính tự ý thức được đề cao chỉ trong chừng mực nó được gắn với mục đích đạo đức cao nhất - cái Thiện phổ quát.3.2.Hạn chế của triết học Hy Lạp cổ đại- Vũ trụ luận Hy Lạp cổ đại không phải phát sinh từ tinh thần khoa học vật lý, mà từ tinh thần khoa học huyền bí, còn mang nặng tính chất tình cảm lãng mạn. Do vậy, trong quan niệm về con người của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, các nhà duy vật lẫn duy tâm, vẫn còn có những yếu tố huyền bí, siêu nhiên. - Bên cạnh những quan niệm duy vật, trong triết học Hy Lạp cổ đại vẫn còn có những quan niệm duy tâm về nguồn gốc, bản chất con người, quy bản chất con người chỉ về lĩnh vực tư tưởng và xem bản chất con người là cái được quy định từ trước, là cái sẵn có trong con người, do Thượng đế quy định. - Mặc dù mang tính nhân văn trong quan niệm về con người, nhưng các nhà triết học Hy Lạp cổ đại vẫn còn mang quan điểm bất bình đẳng về con người, họ chưa hình thành lý luận riêng về tự do, mà chỉ có những cuộc đấu tranh vì tự do, vì sự tự ý thức của người nô lệ. Cả trong thần thoại lẫn trong tư duy triết học, tính tự chủ và giá trị người được quan tâm nhiều hơn là khát vọng. Và, nhìn chung, trong quan niệm về con người, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại vẫn còn có nhiều hạn chế trong việc chỉ ra con đường để thực hiện giá trị con người, cũng như khát vọng của con người. - Triết học cổ đại là một thứ chủ nghĩa duy vật nguyên thủy tự phát. Đã là một chủ nghĩa duy vật tự phát như vậy, thì nó không đủ năng lực giải thích rõ mối quan hệ giữa tư duy và vật chất. Nhưng sự cần thiết phải làm sáng tỏ vấn đề đó đã dẫn đến thuyết chủ trương linh hồn tách rời khỏi thể xác được, rồi đến chỗ quả quyết rằng linh hồn ấy là bất diệt, cuối cùng đến nhất thần giáo. Thế là chủ nghĩa duy vật cũ đã bị chủ nghĩa duy tâm phủ định. Do quá đề cao tri thức, nên các nhà triết học Hy Lạp cổ đại chỉ coi trong hoạt hoạt động trí óc, hoạt động tinh thần, hoạt động nhận thức của con người. - Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa đã đề cập đến con người thuộc cả tầng lớp lao động, đã đặt ra vấn đề đòi quyền làm người cho nô lệ - điều mà triết học thời kỳ sơ khai và cực thịnh chưa hề bàn đến. Trước những biến động của lịch sử, vấn đềtự do của con người cũng được chú ý, nhưng chỉ hướng đến tự do cá nhân. Chú trọng đến con người cá nhân là điều cần thiết, song việc né tránh những chủ đề siêu hình và nhận thức luận truyền thống, đắm chìm vào những góc nhỏ 13của đời thường lại báo hiệu sự suy thoái của triết học sau những thế kỷ đột phá đầy vinh quang. Đôi khi những thất vọng chưa từng biết đến về cuộc sống chính trị - xã hội đã đưa đến chỗ hàng loạt khái niệm nền tảng của đạo đức, thẩm mỹ, như hạnh phúc, cái thiện, điều lợi, cái đẹp… bị lật ngược theo chiều hướng phủ định, với thái độ dửng dưng, vô cảm, phó mặc, tránh động chạm vào nỗi đau và sự dằn vặt cá nhân.14

Tài liệu liên quan

  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 28
    • 989
    • 6
  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 27
    • 826
    • 1
  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 25
    • 694
    • 2
  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 27
    • 701
    • 0
  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 29
    • 742
    • 1
  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 33
    • 750
    • 1
  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 28
    • 674
    • 0
  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 23
    • 681
    • 1
  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 29
    • 579
    • 0
  • TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
    • 24
    • 508
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(273.5 KB - 16 trang) - Tiểu luận triết học hy lạp cổ đại và ý nghĩa Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thành Tựu Của Triết Học Hy Lạp Cổ đại