Tiểu Luận Triết Học LÝ LUẬN CÁC LÀN SÓNG CỦA ALVIN TOFFLER

Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Lý luận chính trị
  4. >>
  5. Triết học Mác - Lênin
Tiểu luận triết học LÝ LUẬN CÁC LÀN SÓNG CỦA ALVIN TOFFLER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.62 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TINPHÒNG ĐÀO TẠO SĐH-KHCN&QHĐNĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCLÝ LUẬN “CÁC LÀN SÓNG” CỦAALVIN TOFFLERHỌC VIÊN THỰC HIỆN : HÀ THANH NHẤTMÃ SỐ HỌC VIÊN : CH1301104GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: TS. BÙI VĂN MƯATP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8/2014Lời giới thiệuAlvin Toffler là một nhà tương lai học, nhà kinh tế học, nhà xã hội học ngườiMỹ. Ông là một trong những người có tiếng nói ảnh hưởng nhất trong giới doanhnhân. Những tác phẩm đầu tay của ông tập trung vào vấn đề công nghệ và các tácđộng của nó. Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu phản ứng về những sự thayđổi của xã hội. Các tác phẩm sau này của ông thường đề cập đến sự gia tăng sứcmạnh của vũ khí, công nghệ và chủ nghĩa tư bản thế kỷ XXI.Alvin Toffler khá nổi tiếng khi đưa ra lý luận về các làn sóng văn minh. Theoông, nhân loại đã và đang trải qua ba làn sóng: Làn sóng thứ nhất: cuộc cách mạng nông nghiệp Làn sóng thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp Làn sóng thứ ba: cuộc cách mạng thông tinMục tiêu bài tiểu luận này sẽ làm rõ các hình thái kinh tế, chính trị, xã hội củatừng làn sóng, nguyên nhân sự chuyển tiếp của các làn sóng đồng thời nêu lênnhững nhận định về lập luận của ông đối với các làn sóng.Bố cục trình bày gồm: Nền văn minh làn sóng thứ nhất Nền văn mình làn sóng thứ hai Nền văn minh làn sóng thứ ba Kết luậnCác sách tham khảo bao gồm: Làn sóng thứ ba, quyền lực tri thức trong tưtưởng chính trị của Alvin Toffler. Trong đó, sách tham khảo chính là: Làn sóngthứ ba.1 Nền văn minh làn sóng thứ nhấtAlvin Toffler chia nền văn minh của làn sóng thứ nhất – văn minh nông nghiệplàm hai giai đoạn: giai đoạn nguyên thủy và giai đoạn văn minh.Giai đoạn nguyên thủy là điểm khởi đầu của lịch sử loài người. Nó vào khoảng8000 – 10000 năm trước Công Nguyên trở về trước, giai đoạn này, cuộc cáchmạng nông nghiệp chưa xuất hiện cho nên chưa có văn minh nông nghiệp, loàingười sống trong các nhóm nhỏ du mục và di trì cuộc sống bằng việc câu cá, sănbắt hoặc chăn giữ súc vật.Giai đoạn văn minh bắt đầu khoảng 8000 – 10000 trước Công Nguyên. Cuộccách mạng nông nghiệp xuất hiện và kéo dài cho đến những năm 1650 – 1750.Hầu hết trong giai đoạn này, đại đa số là nông dân sống tập trung trong nhữnglàng nhỏ và bán cô lập. Họ vừa sản xuất vừa tiêu thụ. Họ lao động để tạo ra củacải vật chất chỉ đủ để sống và làm cho các ông chủ của họ vui vẻ. Họ cũng luônbiết rằng sự trao đổi bất kỳ hàng hóa nào cũng sẽ bị ông chủ nô lệ và các chúacông phong kiến tịch thu. Ngoài ra, họ cũng không được khích lệ để cải tiến côngnghệ và làm tăng sản xuất.Có thể nói biểu tượng của làn sóng thứ nhất là cái cuốc. Nơi “sản xuất” củanhững nông dân là đồng ruộng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, con trâu đitrước, cái cày đi sau. Nói một cách đơn giản là họ cứ bám đất mà sống. Khi đó,đất đai được xem là cơ sở của kinh tế, đời sống, văn hóa, cấu trúc gia đình vàchính trị. Đời sống được tổ chức xung quanh làng mạc. Sự phân chia lao độngđơn giản chiếm ưu thế và một số đẳng cấp, giai cấp đã được xác định rõ ràng.Quyền lực độc đoán một cách cứng nhắc. Nền kinh tế bị phân quyền để mỗi cộngđồng tự sản xuất hầu hết những nhu cầu riêng của họ.Tuy nhiên, trong giai đoạn làn sóng thứ nhất, cũng đã có những nhà máy sảnxuất hàng loạt xuất hiện ở Hy Lạp và La Mã cổ đại nhưng chưa được phát triển.Mỏ dầu được khai thác ở Hy Lạp và Miến Điện. Các thành phố mọc lên ở châu Ávà Nam Mỹ, đã có tiền và hối đối, các công ty và quốc gia phôi thai đã hiện hữu.Thế nhưng, chẳng có nơi nào được gọi là văn minh công nghiệp. Nguyên nhân làlà việc phát triển không đồng đều ở những nơi khác nhau trong những thời điểmkhác nhau. Chúng chưa có tập hợp lại thành một hệ thống chặt chẽ. Mãi cho đến1650 – 1750, chúng ta mới có thể nói rằng: thế giới đã bước sang làn sóng thứhai.2 Nền văn minh làn sóng thứ haiTheo Alvin Toffler, từ những năm 1650 – 1750, làn sóng thứ hai – nền vănminh công nghiệp đã bắt đầu. Hệ thống công nghiệp qui mô lớn xuất hiện, cácnhà máy, công ty, máy cày trên nông trại, máy đánh chữ trong văn phòng, tủ lạnhtrong gia đình, báo chí, phim ảnh, tàu điện ngầm …Quan trọng hơn, khi cuộccách mạng công nghiệp nổ ra, nó nói tất cả những việc đó lại với nhau thành mộthệ thống xã hội rộng lớn.Nếu biểu tượng của làn sóng thứ nhất là cái cuốc thì có thể nói biểu tượng củalàn sóng thứ hai là nhà máy. Thật vậy, ở giai đoạn này, các thành phố nhà máymọc lên như nấm. Từ những trung tâm công nghiệp này đã đổ ra hàng triệu cácsản phẩm giống nhau như: áo, giày, xe ô tô, đồng hồ, đồ chơi, xà phòng, kem gộiđầu, máy ảnh, súng máy và động cơ điện.Về năng lượng, ở làn sóng thứ nhất khai thác các nguồn năng lượng có thể phụchồi được như: rừng, gió, nước. Ngược lại, các xã hội ở làn sóng thứ hai lấy nănglượng từ than đá, khí đốt và dầu mỏ. Việc lấy nguồn tài nguyên năng lượng dựtrữ của trái đất làm tăng nhanh sự phát triển kinh tế. Vì thế, các công nghệ mớido hệ thống năng lượng mới cung cấp đã mở cửa cho việc sản xuất hàng loạt.Đã sản xuất thì phải có tiêu thụ. Với việc áp dụng qui trình sản xuất hàng loạt,cá công ty, nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra một lượng hàng hóa rất lớn. Điều nàydẫn đến hệ thống phân phối phải được mở rộng. Đường sắt, đường cao tốc và cáckênh đường thủy đã mở rộng các vùng xa thành thị, hệ thống công nghiệp qui môlớn là các cửa hàng bách hóa. Mạng lưới phức tạp những người buôn bán, bán sỉ,môi giới, đại diện người sản xuất mọc lên khắp nơi.Không giống như xã hội làn sóng thứ nhất, làn sóng thứ hai đã tách riêng rangười sản xuất và người tiêu thụ. Lần đầu tiên trong lịch sử, nó đã tạo ra một tìnhhình mới với hàng loạt thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ được dùng để bán hoặctrao đổi. Lúc này, kinh tế trở thành “thị trường hóa”. Khi thị trường xuất hiện,hầu hết mọi người bị cuốn vào hệ thống tiền tệ. Sự phát triển kinh tế trở thànhmục tiêu chủ yếu của các chính phủ tư bản và xã hội chủ nghĩa vì đơn giản thịtrường là một thể chế có xu hướng phát triển và tăng cường. Sự hiện hữu của thịtrường khuyến khích phân chia lao động nhiều hơn và dẫn đến sức sản xuất tăngrõ rệt. Sự phát triển bùng nổ này của thị trường đóng góp vào việc tăng nhanhmức sống mà thế giới chưa bao giờ biết đến.Về văn hóa: do nó được sinh ra trong nền văn minh chỉ coi trọng đồng tiền,tham lam, thương mại hóa và vụ lợi nhất trong lịch sử. Trong bản Tuyên ngôncủa Đảng Cộng Sản nói rằng xã hội mới không để lại giữa người với người mộtmối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối “trả tiền ngay không tìnhkhông nghĩa”1. Những mối quan hệ cá nhân, những mối ràng buộc gia đình, tìnhyêu, tình bạn, mối quan hệ láng giềng và cộng đồng, tất cả đều đặt tiền là quan hệtrên hết.Về mặt chính trị: Alvin Toffler cho rằng, đặc biệt ở làn sóng thứ hai, quốc gianào muốn thực hiện nó cũng phải tuân theo bộ sáu nguyên tắc liên quan với nhau,điều khiển cách xử thế của hàng triệu người. Sáu nguyên tắc đó là: Tiêu chuẩn hóa1 C.Mác – Ph.Ănghen: Tuyển tập, tập 1. N.X.B. Sự Thật, Hà Nội, 1980, tr.543-544 Chuyên môn hóa Đồng bộ hóa Tập trung hóa Tối đa hóa Tập quyền hóaNền văn minh làn sóng thứ hai không chỉ thay đổi công nghệ, thiên nhiên, vănhóa, nó còn thay đổi cả cá tính, giúp tạo ra một đặc tính xã hội mới. Họ là ôngchủ của “nô lệ năng lượng”. Họ sống hầu hết cuộc đời của họ trong môi trườngkiểu nhà máy, tiếp xúc với máy móc và tổ chức đã làm các nhân trở thành nhỏbé. Họ biết sự tồn tại của họ phụ thuộc vào tiền bạc. Họ được nuôi dưỡng trongmột gia đình hạt nhân và đi học ở trường kiểu nhà máy. Họ nắm được nhữnghình ảnh cơ bản về thế giới nhờ các phương tiện thông tin đại chúng. Họ làm việctrong các công ty lớn, cơ quan Nhà nước. Họ xác định họ thuộc về quốc gia vàkhông thuộc về làng mạc hoặc thành phố. Họ thấy họ đứng đối diện với thiênnhiên bằng việc khai thác thiên nhiên trong công việc hàng ngày. Họ biết họ làmột bộ phận của những hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội rộng lớn và phụ thuộclẫn nhau mà các đường ranh giới của chúng chìm trong độ phức tạp vượt quá sựhiểu biết của họ.Những áp lực trong xã hội công nghiệp đã làm con người lẫn hệ thống bị căngthẳng đến tột đỉnh. Các hệ thống của làn sóng thứ hai bị khủng hoảng. Khủnghoảng trong hệ thống phúc lợi, hệ thống bưu điện, hệ thống trường học, hệ thốngy tế, hệ thống đô thị, hệ thống tài chính quốc tế, hệ thống Nhà nước – quốc gia.Sự hội tụ khủng hoảng của những hệ thống đó có thể cho chúng ta biết đượcmột điều là xã hội công nghiệp đang chết, và đương nhiên là phải thay đổi chúng.Làn sóng thứ hai đã không còn nữa, chúng ta đang tiến vào làn sóng thứ ba.3 Nền văn minh làn sóng thứ baTheo Alvin Toffler, làn sóng thứ ba – văn minh hậu công nghiệp (hay gọi làvăn minh thông tin) được đánh dấu từ những năm 50 của thế kỷ XX.AlvinToffler khẳng định: “Đây cũng chính là thập niên chứng kiến việc đưa vào sửdụng rộng rãi máy tính điện tử, đi lại bằng máy bay phản lực thương mại, viênthuốc tránh thai và nhiều cách tân tác động mạnh khác”2. Mô tả, phác họa, dự báovề làn sóng thứ ba, Alvin Toffler đề cập đến không ít vấn đề. Trong đó, ông tậptrung sự chú ý vào những vấn đề nổi bật bao gồm thông tin, cách thức tổ chứcsản xuất, ứng xử của con người cũng như những biểu hiện trong việc thực hiệnquyền lực chính trị. Biểu tượng của làn sóng thứ ba là chiếc máy vi tính.Ở làn sóng thứ hai, nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt.Nhưng nguồn năng lượng đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt. Vì thế, xã hội làn sóngthứ ba đã và đang tìm ra nguồn năng lượng mới như: năng lượng mặt trời, nănglượng nhiệt địa, năng lượng sóng …Hiện nay, có bốn nhóm ngành công nghệ mới đang phát triển mạnh và có thểtrở thành các ngành công nghiệp xương sống của kỷ nguyên làn sóng thứ ba. Đólà các nhóm ngành: Nhóm thứ nhất: điện tử, máy tính, cáp thông tin quang học và ngành vật lýchất rắn. Nhóm thứ hai: công nghiệp vũ trụ. Nhóm thứ ba: đại dương học. Nhóm thứ tư: công nghiệp gen.Chìa khóa của sự tiến bộ trong nền văn minh làn sóng thứ ba là máy tính. Máytính ngày nay hiện diện khắp nơi, từ cơ quan, văn phòng, trường học đến nhà ở.Máy tính là một trong những thành tựu kỳ diệu nhất của con người vì chúng nângcao sức mạnh trí óc. Máy tính sẽ giúp ta suy nghĩ sâu hơn về chúng ta và về thếgiới. Máy tính có thể truy tìm số lượng lớn dữ liệu để phát hiện ra mô hình. Nócó thể tổng hợp các dạng rời rạc thành một tổng thể lớn có ý nghĩa hơn. Nó đượccon người nạp các “tri thức” để đưa ra những quyết định, dự báo mà bộ óc củacon người không thể làm được.2 Làn sóng thứ ba, người dịch Nguyễn Văn Trung, N.X.B. Thông tin Lý LuậnTrong nền văn minh làn sóng thứ ba, chúng ta sẽ bắt gặp một khái niệm mới“văn hóa điểm sáng”. Trong loại văn hóa mới này, với những hình ảnh chuyểntiếp và từng mảng, chung ta có thể phân biệt sự khác nhau lớn giữa những ngườisử dụng thông tin đại chúng làn sóng thứ hai với những người sử dụng thông tinlàn sóng thứ ba. Lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận rất nhiều và hỗn loạn. Sựphi đại chúng hóa của nền văn minh tạo thành một bước nhảy trong lượng tin tứcmà chúng ta trao đổi với nhau. Chúng ta đang trở thành một “xã hội tin tức”.Theo Alvin Toffler, nền kinh tế của làn sóng thứ ba sẽ phải chịu năm mũi áplực. Các áp lực này là: Đầu tiên là áp lực đến từ môi trường sinh học Thứ hai là áp lực từ môi trường xã hội của công ty Thứ ba là áp lực môi trường tin tức thay đổi Thứ tư là áp lực đến từ chính trị và môi trường quyền lực Sau cùng là áp lực đạo đức đang ảnh hưởng tới tất cả các thiết chếNguyên tắc đầu tiên của chính phủ làn sóng thứ ba là quyền lực thiểu số. Nếuchính trị ở làn sóng thứ nhất là “tiền đa số” và ở làn sóng thứ hai là “đa số” thì ởlàn sóng thứ ba sẽ là “tiểu đa số” – một sự hợp nhất của nguyên tắc đa số vớiquyền lực thiểu số.Nguyên tắc thứ hai của hệ thống chính trị là nguyên tắc “dân chủ bán trựctiếp”–sự thay thế các đại biểu đại diện cho chúng ta. Sự kết hợp giữa dân chủ đạidiện với dân chủ trực tiếp là nền dân chủ bán trực tiếp.Nguyên tắc thứ ba đối với nền chính trị tương lai là nhằm phá vỡ sự tắc nghẽncơ chế quyết định và giao quyền quyết định vào đúng chỗ của nó.Như vậy, qua việc phân chia lịch sử loài người ra thành các làn sóng khác nhau,Alvin Toffler cố chứng minh rằng nền văn minh của làn sóng thứ ba sẽ ra đời vàdần thay thế làn sóng thứ hai – nền văn minh công nghiệp ống khói. Trong lànsóng thứ ba này, ông đặc biệt chú trọng đến sự nở rộ, lên ngôi của truyền thông,thông tin, tri thức khoa học.Kết luậnCó thể thấy Alvin Toffler lý giải đời sống xã hội bằng phương pháp tiếp cậntheo nền văn minh mà nền tảng là dựa trên cơ sở của tri thức khoa học. Bắt đầuvới tư tưởng rất đơn giản rằng sự đi lên của nông nghiệp là bước ngoặt đầu tiêntrong phát triển xã hội nhân loại, và rằng cuộc cách mạng công nghiệp là sự chọcthủng vĩ đại thứ hai. Và khi hệ thống công nghiệp quy mô lớn đạt đến đỉnh caothì làn sóng thứ ba đã bắt đầu nổi lên và biến đổi mọi thứ nó đụng đến.Sự ập đến của nền văn minh làn sóng mới không có nghĩa là làn sóng cũ sẽ bịtiêu diệt mà chúng vẫn còn tồn tại song rất ít. Mọi biến đổi của xã hội là kết quả của sự vận động và phát triển kỹ thuật.Sự rađời, mất đi của các phương thức sản xuất gắn liền với sự ra đời, mất đi của cácgiai cấp, khi tiếp cận theo phương pháp nền văn minh dường như đã nhòa đi tấtcả. Nếu còn lại thì đó là biểu hiện sự xung đột, sự chiến thắng của làn sóng sauđối với làn sóng trước.Cuối cùng, có thể kết luận rằng: các nền văn minh của các làn sóng không làmgì cả mà chính con người làm nên các nền các làn sóng đó.Trang Tài liệu tham khảoLàn sóng thứ ba, nguyên tác: Toffler Alvin, người dịch: Nguyễn Văn Trung, N.X.B Thông Tin Lý Luận, 1992.Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler, tác giả: TS. Ông Văn Năm (chủ biên) – PGS. TS. Lý Hoàng Ánh, N.X.B Chính trị Quốc gia, 2013.Tiểu sử Alvin Toffler, website: />Thực chất, hạn chế của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức, website: />tri-cua-tu-tuong-alvin-toffler-ve-quyen-luc-tri-thuc-phan-i/Các làn sóng văn minh, website: />song-van-minh/Trang

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu Tiểu luận triết học Tài liệu Tiểu luận triết học "Lý luận về con người và vấn đề về đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước" doc
    • 29
    • 1
    • 9
  • TIỂU LUẬN: Các đặc trưng của nền kinh tế tri thức- Và vai của giáo dục pot TIỂU LUẬN: Các đặc trưng của nền kinh tế tri thức- Và vai của giáo dục pot
    • 18
    • 1
    • 6
  • tiểu luận các nguyên lý sáng tạo khoa học và những phát minh của hãng samsung qua các giai đoạn phát triển sản phẩm tiểu luận các nguyên lý sáng tạo khoa học và những phát minh của hãng samsung qua các giai đoạn phát triển sản phẩm
    • 33
    • 561
    • 0
  • Tiểu luận triết học: Lý luận về hình thái KT doc Tiểu luận triết học: Lý luận về hình thái KT doc
    • 20
    • 170
    • 0
  • Tiểu luận triết học: LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI pps Tiểu luận triết học: LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI pps
    • 20
    • 556
    • 0
  • Tiểu luận triết học: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ppsx Tiểu luận triết học: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ppsx
    • 16
    • 624
    • 0
  • Tiểu luận: Các nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới pdf Tiểu luận: Các nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới pdf
    • 39
    • 871
    • 4
  • Tiểu luận: Các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện ppsx Tiểu luận: Các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện ppsx
    • 26
    • 873
    • 2
  • Đề tài triết học Đề tài triết học " Lý luận của N.Ia.Đanhilevxki về các loại hình văn hoá - lịch sử và ý nghĩa của nó trong sự phát triển xã hội ngày nay " potx
    • 6
    • 707
    • 1
  • Tiểu luận các BIẾN đổi của THỊT TRONG bảo QUẢN ĐÔNG Tiểu luận các BIẾN đổi của THỊT TRONG bảo QUẢN ĐÔNG
    • 27
    • 1
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(60.74 KB - 11 trang) - Tiểu luận triết học LÝ LUẬN CÁC LÀN SÓNG CỦA ALVIN TOFFLER Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thuyết Ba Làn Sóng