Tiểu Luận Vai Trò Của Văn Hoá đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
Có thể bạn quan tâm
Tài liệu đại học Toggle navigation
- Miễn phí (current)
- Danh mục
- Khoa học kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Kinh tế, Tài chính, Kế toán
- Văn hóa, Xã hội
- Ngoại ngữ
- Văn học, Báo chí
- Kiến trúc, xây dựng
- Sư phạm
- Khoa học Tự nhiên
- Luật
- Y Dược, Công nghệ thực phẩm
- Nông Lâm Thủy sản
- Ôn thi Đại học, THPT
- Đại cương
- Tài liệu khác
- Luận văn tổng hợp
- Nông Lâm
- Nông nghiệp
- Luận văn luận án
- Văn mẫu
- Tài liệu khác
- Home
- Tài liệu khác
- Tiểu luận Vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội
Tóm tắt nội dung:
VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử phát triển kinh tế và văn hóa cho thấy mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều gắn liền với một nền văn hóa, khi diễn ra sự chuyển đổi về hình thái kinh tế - xã hội thì cũng kéo theo sự chuyển đổi về văn hóa, trong đó có sự kế thừa, lựa chọn những giá trị tích cực của hình thái trước. Biết lựa chọn những giá trị bền vững của văn hóa dân tộc và những giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới vận dụng vào phát triển kinh tế - xã hội, cũng có nghĩa là biết đi theo con đường rút ngắn để theo kịp thời đại. Vậy, đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, văn hóa có vai trò gì? NỘI DUNG 1. Văn hoá là gì? Hiện nay, khái niệm văn hoá có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: văn hóa là trình độ phát triển vật chất và tinh thần của loài người, văn hoá là khái niệm mà nội dung bao gồm khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn học, nghệ thuật… hay văn hoá là khái niệm chỉ nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội… Nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy các năng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Cơ sở của mọi hoạt động văn hoá là khát vọng hướng tới tính chân, thiện, mỹ. Văn hóa là môi trường để hình thành nuôi dưỡng nhân cách, văn hoá thẩm thấu trong bất kỳ hoạt động nào của con người, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, ứng xử, giao tiếp… Hoạt động văn hoá rất đa dạng, phong phú như hoạt động về giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật… Tóm lại, văn hoá là tổng thể những hoạt động nhằm phát huy năng lực bản chất của con người, thể hiện khát vọng vươn tới tính chân, thiện, mĩ nhằm hoàn thiện con người hoàn thiện xã hội. Văn hoá có tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại. Xét về khía cạnh xã hội, con người là sản phẩm của văn hoá đồng thời con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá. Văn hoá là sự phản ánh rõ nét nhất bản sắc của mỗi dân tộc 2. Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội 2.1. Văn hoá là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa trở thành động lực của phát triển kinh tế là kết quả tất nhiên khi kinh tế phát triển tới một trình độ nhất định. Cùng với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao, sức lao động và giá trị sản xuất đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, rồi từ công nghiệp sang dịch vụ. Động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế giờ đây không chỉ còn là sức lao động và tư bản nữa, mà bao gồm cả tri thức, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Những tri thức đó mang sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, do đó không tách rời mà gắn liền với con người, với năng lực và trình độ của chủ thể người - chủ thể sáng tạo văn hóa. Con người là nhân tố quyết định sự hưng, suy của một dân tộc, con người tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, quyết định sự phát triển của kinh tế - xã hội. Nói đến con người cũng là nói đến văn hoá bởi con người là sản phẩm của văn hoá. Toàn bộ những giá trị văn hoá làm nên những phẩm chất tinh thần của con người. Phẩm chất tinh thần của con người sẽ được vật chất hoá trong quá trình lao động sản xuất của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Nguyên nhân trực tiếp khiến văn hóa trở thành động lực của phát triển kinh tế là sự thay đổi của kết cấu kinh tế. Nhưng nguyên nhân chủ yếu lại là sự biến đổi của nhu cầu. Nhu cầu của con người phát triển từ thấp đến cao mà văn hóa chính là nhu cầu cao cấp nhất của con người. Sản xuất vật chất ngày nay vừa phải tạo ra sản phẩm đáp ứng các nhu cầu kinh tế của xã hội, trong đó có nhu cầu của chính nền sản xuất; đồng thời phải tạo ra sản phẩm đáp ứng các nhu cầu tinh thần của từng cá nhân người và toàn xã hội. Lôgíc tồn tại và vận động của sản xuất và kinh tế hiện đại đang tạo ra tiền đề và điều kiện làm gia tăng vai trò của yếu tố văn hóa nói chung và nhu cầu tinh thần nói riêng (*). Chúng ta thừa nhận vai trò của khoa học kỹ thuật đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nếu khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ngược lại nếu khoa học kỹ thuật thấp kém, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội nhưng khoa học kỹ thuật là kết tinh của trí tuệ, kinh nghiệm và sức sáng tạo của con người. Điều đó có nghĩa là khoa học kỹ thuật là sản phẩm của con người, của văn hoá. Khoa học kỹ thuật là một nội dung của văn hoá. Cùng với trình độ khoa học kỹ thuật thì những yếu tố lương tâm,tinh thần trách nhiệm, ý thức giác ngộ xã hội của người lao động là những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả lao động. Như vậy, văn hoá là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nói văn hoá là động lực phát triển kinh tế - xã hội không phải chỉ nói đến các yếu tố như trình độ học vấn, trình độ khoa học - kỹ thuật mà còn phải nói đến các yếu tố khác như lương tâm, đạo đức, lối sống… Nhận thức được điều đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định muốn đất nước giàu mạnh phải nâng cao dân trí và đều có chiến lược đầu tư cho giáo dục đào tạo. 2.2. Văn hoá là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội Nói văn hoá là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội có nghĩa là phát triển kinh tế phải hướng vào phát triển và hoàn thiện con người, hướng vào phát triển và hoàn thiện xã hội. Nói văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối, văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội. Phải coi văn hoá là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì mới có thể khác phục được tình trạng mâu thuẫn giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Thực tế cho thấy không phải bao giờ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội cũng tỉ lệ thuận với nhau. Rất có thể xảy ra trường hợp kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng lên song xã hội lại có sự gia tăng các tệ nạn xã hội; văn hoá, đạo đức xuống cấp. Giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi chúng ta phải khắc phục khoảng cách giữa văn hoá và văn minh kỹ thuật. Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của trí tuệ, của khoa học – kĩ thuật dẫn đến tăng trưởng kinh tế cũng có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến lối sống, đạo đức xã hội nói riêng và văn hoá nói chung. Nếu chỉ chú trọng nâng c... Yêu cầu Download Tài liệu, ebook tham khảo khác- Thưởng thức trà đạo ở Nhật Bản
- Thực trạng lễ hội quá nhiều ở nước ta hiện nay
- Tiểu luận Nét đẹp văn minh của phố cổ Hội An
- Tiểu luận Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc
- Tiểu luận Tìm hiểu về Vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang
- Tìm hiểu một vài luật tục của người Mường
- Tiểu luận Luật tục người Ê Đê
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang
- Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình
- Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh
Học thêm
- Nhờ tải tài liệu
- Từ điển Nhật Việt online
- Từ điển Hàn Việt online
- Văn mẫu tuyển chọn
- Tài liệu Cao học
- Tài liệu tham khảo
- Truyện Tiếng Anh
Copyright: Tài liệu đại học ©
TopTừ khóa » Tiểu Luận Văn Hóa Xã Hội Học
-
Tiểu Luận Xã Hội Học Văn Hóa - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiểu Luận Xã Hội Học Văn Hóa - 123doc
-
Tiểu Luận Xã Hội Học Đại Cương: Vận Dụng Khái Niệm “văn Hóa
-
Danh Sách 50+ đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Xã Hội Học Hấp Dẫn
-
Tiểu Luận Các Thành Tố Văn Hóa Dưới Cái Nhìn Của Xã Hội Học
-
Xã Hội Học Văn Hóa Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieunhanh
-
Tiểu Luận Văn Hóa Xã Hội Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TAILIEUCHUNG
-
Bài Giảng Xã Hội Học Văn Hóa
-
Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Văn Hóa - ub
-
Bài Giảng Xã Hội Học Văn Hóa - TailieuXANH
-
Tham Khảo 10 Bài Tiểu Luận Xã Hội Học Hấp Dẫn Nhất - Sài Gòn Tiếp Thị
-
Xã Hội Học, Di động Xã Hội, Phân Tầng Xã Hội - Viết Thuê Tiểu Luận
-
Tiểu Luận Xã Hội Học Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
Top 10+ Bài Tiểu Luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Xuất Sắc Nhất