Tiểu Luận Vận Dụng Phép Biện Chứng Duy Vật Vào Thực Tiễn điều ...

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

LuanVan.net.vn - Luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp

Thư viện luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, báo cáo, bài tập lớn, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp, thạc sĩ, tiến sĩ, cao học

  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Upload
Tiểu luận Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty AJINOMOTO Việt Nam

Việt Nam chính thức được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 và là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Bên cạnh những cơ hội được mở ra thì các doanh nghiệp ở nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do hội nhập mang lại. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng tìm kiếm các chiến lược, cách thức nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là điều hành, quản lý sản xuất để đạt hiệu quả và hiệu suất cao nhất. Một doanh nghiệp dù hoạt động trong một ngành nghề kinh tế nào cũng có tính độc lập tương đối, có các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Trong nội bộ doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ chằng chịt cần phải điều hòa sao cho tối ưu. Tuy nhiên việc giải quyết, kết hợp hài hòa các mối quan hệ này không phải là vấn đề đơn giản. Các nhà quản trị không thể giải quyết vấn đề dựa vào trực giác mà phải theo quy trình, phương pháp khoa học. Trong khuôn khổ có giới hạn, bài viết này nghiên cứu về “Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty AJINOMOTO Việt Nam”. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất mà Công Ty AJIOMOTO Việt Nam đang đối mặt. Từ đó đề xuất các giải pháp vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý sản xuất của công ty giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật và triết lý điều hành, quản trị sản xuất trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng sản xuất và quá trình vận dụng phép biện chứng duy vật vào công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty Ajionomoto Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty Ajinomoto Việt Nam

doc36 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11403 | Lượt tải: 2download Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty AJINOMOTO Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTiểu luận Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty AJINOMOTO Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam chính thức được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 và là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Bên cạnh những cơ hội được mở ra thì các doanh nghiệp ở nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do hội nhập mang lại. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng tìm kiếm các chiến lược, cách thức nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là điều hành, quản lý sản xuất để đạt hiệu quả và hiệu suất cao nhất. Một doanh nghiệp dù hoạt động trong một ngành nghề kinh tế nào cũng có tính độc lập tương đối, có các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Trong nội bộ doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ chằng chịt cần phải điều hòa sao cho tối ưu. Tuy nhiên việc giải quyết, kết hợp hài hòa các mối quan hệ này không phải là vấn đề đơn giản. Các nhà quản trị không thể giải quyết vấn đề dựa vào trực giác mà phải theo quy trình, phương pháp khoa học. Trong khuôn khổ có giới hạn, bài viết này nghiên cứu về “Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty AJINOMOTO Việt Nam”. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất mà Công Ty AJIOMOTO Việt Nam đang đối mặt. Từ đó đề xuất các giải pháp vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý sản xuất của công ty giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật và triết lý điều hành, quản trị sản xuất trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng sản xuất và quá trình vận dụng phép biện chứng duy vật vào công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty Ajionomoto Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý điều hành, chỉ đạo sản xuất tại công ty Ajinomoto Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ TRIẾT LÝ ĐIỀU HÀNH, QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1.1.1 Khái niệm Thuật ngữ “biện chứng” có gốc từ tiếng Hy Lạp là Dialektica (với nghĩa là nghệ thuật đàm thoại, tranh luận). Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ thuật bảo vệ những lập luận của mình. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng, đã là tri thức đúng thì không thể có mâu thuẫn trong tri thức đó và quá trình đi tới chân lý là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong lập luận. Trong triết học Mác, thuật ngữ “biện chứng” được dùng đối lập với “siêu hình”. Đó là lý luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát tirển không ngừng. Phương pháp đó không chỉ thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật; không chỉ thấy “cây” mà còn thấy cả “rừng”. Phương pháp đó vừa mềm dẻo, vừa linh hoạt, thừa nhận trong những trường hợp nhất định, bên cạnh cái “ hoặc là… hoặc là”, còn có “cả cái này lẫn cái kia” nữa. Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giải trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác. Phép biện chứng duy vật gồm: Hai nguyên lý cơ bản: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển: Ba quy luật: Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đấn những thay đổi về chất và ngược lại. Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẩn) Quy luật phủ định của phủ định. Sáu cặp phạm trù: Cặp phạm trù cái chung – cái riêng Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng Cặp phạm trù nội dung – hình thức Cặp phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên Cặp phạm trù kihả năng – hiện thực Trong đó, hai nguyên lý có nội dung khái quát nhất còn ba qui luật, sáu cặp phạm trù là sự cụ thể hóa các nguyên lý. 1.1.2 Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trò sương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát mối liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến mang tính khách quan vì nó diễn ra trong thế giới vật chất. Mối liên hệ phổ biến có tính muôn hình muôn vẻ vì thế giới vật chất là muôn hình muôn vẻ. Mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến vì nó diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng kể cả trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy. Vì nó diễn ra mọi giai đoạn, mọi quá trình tổn tại của sự vật hiện tượng. Một số mối liên hệ chính như mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp; mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không cơ bản; mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ không chủ yếu. Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn: Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng để nắm được bản chất của nó đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể. + Quan điểm toàn diện: Phải xem xét đầy đủ các mối liên hệ xảy ra với sự vật, hiện tượng càng đầy đủ bao nhiêu thì càng toàn diện bấy nhiêu. Từ đó tránh được sai lầm nhìn sự vật phiến diện, lệch lạc, chủ quan. Phân tích các mối liên hệ để tìm ra những mối liên hệ chính, cơ bản quyết định bản chất sự vật, hiện tượng; tránh được sai lầm nhìn sự vật theo nguyên tắc cào bằng, tràn lan. + Quan điểm lịch sử cụ thể: nghĩa là chúng ta xem xét những mối liên hệ trong những không gian, thời gian ở những sự vật, hiện tượng xác định. Nguyên lý về sự phát triển: Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển đi theo đường “xoáy ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn: Khi xem xét sự vật, hiện tượng để nắm được bản chất của nó ngoài quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể đòi hỏi phải có quan điểm phát triển. Quan điểm về thế giới: phải biết phát hiện, tìm kiếm, bảo vệ và tạo điều kiện cho cái mới tồn tại và phát triển. Muốn vậy, cần phân biệt cái mới, cái cũ, cái mới thật với cái mới giả; cần đấu tranh xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới, cải tạo cái cũ thành cái mới; tạo điều kiện cho cái mới tồn tại và phát triển. 1.1.3 Các cặp phạm trù Cái riêng cái chung và cái đơn nhất Cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay trong quá trình riêng lẻ khác. Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Nguyên nhân và kết quả Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Còn kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu. Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất hiện kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nội dung và hình thức Nội dung là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó. Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung ngược lại cũng không có nội dung nào tồn tại trong một hình thức xã định. Nội dung nào, hình thức đó. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật. Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Khả năng và hiện thực Hiện thực là phạm trù chỉ cái đang tồn tại trên thực tế. Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thưc sự khi có các điều kiện tương ứng. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện. Để khả năng biến hành hiện thực, thường cần không chỉ một điều kiện mà là một tập hợp nhiều điều kiện. 1.1.4 Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi vể chất và ngược lại Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn… Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật đó không ngừng biến đổi. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Khi đã tích lũy đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất chách mạng. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc động lực của sự vận động, phát triển. Theo phép biện chứng, mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Mọi sự vật điều có những mặt đối lập. Sự tác động giữa chúng tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng là phổ biến, khách quan, vốn có của sự vật. Các mặt đối lập lại vừa thống nhất lại vừa đấu tranh với nhau. Trong đó thống nhất là tương đối, tạm thời; đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, của sự phát triển. Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát hiện và phân tích mâu thuẫn của sự vật. 1.2 Phép biện chứng duy vật trong quản lý, điều hành, chỉ đạo sản xuất trong doanh nghiệp 1.2.1 Tác hại của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí trong việc quản lý sản xuất và những biểu hiện của nó Trong quản lý sản xuất, cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phê phán các hình thức biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan; đồng thời phải củng cố, xây dựng quan điểm và phương pháp tư duy duy vật biện chứng để chỉ đạo sản xuất. Đó là vấn đề bức thiết cần phải có trong việc tạo dựng những tố chất của người quản lý sản xuất hiện nay. Biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí thường gặp trong việc quản lý sản xuất rất đa dạng, nhưng chủ yếu thường có các mặt sau đây: Tư tưởng chỉ đạo thoát ly điều kiện hiện thực khách quan một cách nghiêm trọng biểu hiện qua việc xác định các chỉ tiêu, đặt ra kế hoạch sản xuất hoặc là mạo hiểm, hoặc là bảo thủ, thiếu tính nhìn xa thấy rộng trong việc chỉ đạo sản xuất. Tách con người ra khỏi sự vật, không thấy hết vai trò to lớn, phát huy được tính năng động chủ quan của con người. Với những vấn đề phức tạp không tìm ra được yếu tố then chốt, tức là không vạch ra được mâu thuẩn chủ yếu và mâu thuẩn thứ yếu. Nên không giải quyết được mặt chủ yếu để thúc đẩy các mặt khác, cũng như không chuyển hóa nhân tố tiêu cực thành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất một cách mau chóng. Trong quản lý sản xuất thiếu “linh hoạt” hoặc không hiểu tính linh hoạt một cách chính xác. Nó biểu hiện khi chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất hoặc “tuyệt đối không sửa đổi” hoặc “tùy tiện sửa đổi”. Trong quản lý, không kết hợp được giữa yếu tố “giữ tính nguyên tắc” với “phát huy tính sáng tạo”. Biểu hiện rõ nhất là ở chủ nghĩa giáo điều, hoặc biểu hiện thành chủ nghĩa kinh nghiệm. Khi cải cách chế độ quản lý, không kết hợp được việc “phá bỏ” với việc “xây dựng”. Biểu hiện của tư tưởng này là tách rời mối quan hệ hài hòa của chúng với nhau. Ở bất cứ nơi nào, bất cứ người quản lý sản xuất nào, nếu mắc bệnh duy tâm chủ quan, duy ý chí thì trong chỉ đạo sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến sản xuất đình trệ, kém hiệu quả kinh tế, người lao động thiếu yên tâm, môi trường kinh doanh bất ổn. Thực tiễn đã chỉ rằng, muốn nâng cao trình độ quản lý sản xuất, đẩy mạnh sản xuất phát triển, thì cần phải khắc phục căn bệnh tư tưởng duy tâm chủ quan của những nhân viên quản lý sản xuất. Đó là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn. 1.2.2 Người quản lý phải nắm bắt được chính xác quy luật khách quan Khi tiến hành sản xuất phải nhận thức một cách chính xác cả điều kiện chủ quan lẫn khách quan, cả những yết tố vật chất-kỹ thuật lẫn yếu tố con người. Đó là vấn đề căn bản của nhận thức luận duy vật biện chứng: coi vấn đề tồn tại là tính thứ nhất, tư duy là tính thứ hai. Mọi hoạt động của doanh nghiệp phải được xuất phát từ một nguyên tắc kết hợp đúng đắn cái khách quan và cái chủ quan. Việc nhận thức chính xác tính quy luật khách quan của sản xuất là cơ sở để người quản lý giành được tính chủ động trong chỉ đạo sản xuất. Ý nghĩa của việc nhận thức biểu hiện ở chỗ: Làm cho sản xuất đạt tới kết quả như đã dự định. Tạo thế chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành sản xuất của người quản lý. Nhận thức được tính quy luật khách quan của các sự vật, hiện tượng là điều kiện tiên quyết nắm đúng được bản chất sự vật, hướng hoạt động của sự vật theo mục tiêu và lợi ích của con người. Người quản lý cần đi sâu vào thực tế, tắm mình trong sản xuất, giải quyết vấn đề ngay tại chổ, xây dựng các biểu đồ theo dõi cần thiết để phản ánh một cách kịp thời, chính xác và toàn diện tình hình phát triển sản xuất của đơn vị mình. 1.2.3 Phát huy tính sáng tạo của công nhân, viên chức trong doanh nghiệp Phép biện chứng duy vật đòi hỏi người quản lý phải thấy được tính năng động sáng tạo của người lao động. Họ là hạt nhân trong lao động sáng tạo, là lực lượng hăng hái trong phong trào thi đua của công nhân, viên chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Muốn phát huy được đầy đủ tinh thần tích cực và sáng tạo của quần chúng thì nhiệm vụ quan trọng trước hết là “giải phóng tư tưởng, bài trừ mê tín” làm cho đông đảo công nhân, viên chức xây dựng được phong cách lao động cộng sản chủ nghĩa, bồi dưỡng tác phong dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, cổ vũ tinh thần hăng hái cách mạng của quần chúng. Muốn vậy chúng ta cần quan tâm các vấn đề sau: Thứ nhất, triệt để khắc phục tư tưởng “ nói theo kiểu cũ, bám lấy truyền thống, kinh nghiệm chủ nghĩa” Thứ hai, khắc phục triệt để tư tưởng coi thường “ tính sáng tạo” của quần chúng và bệnh”chủ nghĩa giáo điều”.. 1.2.4 Phát hiện kịp thời, phân tích và giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chổ, đủ điều kiện Triết học Mác-Lênin cho rằng, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật cơ bản, là nguồn gốc, động lực phát triển của vũ trụ. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh, do đó nó không ngừng thúc đẩy sự vận động và biến đổi của sự vật. Mâu thuẫn là cái tồn tại phổ biến, tất nhiên là nó tùy theo tính chất sự vật khác nhau mà biểu hiện. Vì vậy tính chất mâu thuẫn của mỗi sự vật cũng không giống nhau. Theo Lênin, muốn thật sự hiểu biết được một đối tượng, phải nắm vững và nghiên cứu mọi mặt của đối tượng, mọi mối quan hệ và “môi giới” của nó. Chúng ta phải phân tích một cách toàn diện, khách quan tình hình của doanh nghiệp, phải xác định được tất cả các mặt, các mối quan hệ trong một thể thống nhất, mâu thuẫn biện chứng để tìm ra đâu là mâu thuẫn căn bản, không căn bản, mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu để giải quyết vấn đề. Phép biện chứng duy vật cho rằng, nguyên nhân bên ngoài là điều kiện để biến đổi, nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại, phát triển kết cấu sự vật, nó là căn cứ để biến đổi, nguyên nhân bên ngoài thông qua nguyên nhân bên trong để phát huy tác dụng. 1.2.5 Khắc phục biểu hiện của phương pháp xem xét siêu hình trong quản lý sản xuất Trong quản lý sản xuất, người mắc bệnh siêu hình thường xem xét tình hình một cách cô lập, tĩnh tại, không nhìn thấy khả năng của bản thân mình, mất lòng tin, không đi tìm nguyên nhân bên trong, mà họ tin nguyên nhân ở bên ngoài và họ bị hạn chế khi nhìn mọi vấn đề. Những người siêu hình cho rằng, các sự vật, hiện tượng tách rời nhau, nằm bên cạnh nhau, không có liên quan với nhau, liên hệ một cách ngẫu nhiên. Những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới vật chất là một thể thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình liên hệ qua lại, thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau một cách biện chứng. Với phương pháp nhìn vấn đề một cách siêu hình, thì trong quản lý sản xuất thường mắc phải những sai lầm sau: Không xem xét và sắp Luận văn liên quan
  • Phương pháp ngoại suy và ứng dụng trong dự báo

    13 trang | Lượt xem: 22101 | Lượt tải: 1

  • Đồ án Nghiên cứu phản ứng khâu mạch epoxy rắn DER663U với tác nhân đóng rắn phenolic DEH84

    53 trang | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 3

  • Tiểu luận Ứng dụng kỹ thuật khối phổ trong phân tích dầu khí

    20 trang | Lượt xem: 3193 | Lượt tải: 3

  • Đề tài Quan niệm của Roland Barthes trong tác phẩm Những huyền thoại (Mythologies)

    37 trang | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 1

  • Nguồn thu nhận và ứng dụng protease

    40 trang | Lượt xem: 5682 | Lượt tải: 8

  • Phương pháp southern blot

    21 trang | Lượt xem: 7042 | Lượt tải: 2

  • Đề tài Một số vấn đề phát triển của nhiệt học phổ thông

    22 trang | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 5

  • Đề tài Công nghệ sản xuất Kefir ( một sản phẩm sữa chua mới)

    23 trang | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 1

  • Tiểu luận Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá - Thực trạng và giải pháp tại nước ta hiện nay

    36 trang | Lượt xem: 23647 | Lượt tải: 9

  • Đề tài Áp dụng phương trình ion thu gọn để giải một số bài toán hoá học vô cơ xảy ra trong dung dịch

    19 trang | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 3

Copyright © 2024 LuanVan.net.vn Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT. Thư viện tài liệu và ebook cho sinh viên. Thư viện tài liệu Các bài Soạn văn hay nhất. Chia sẻ: LuanVan on Facebook Follow @DoAnLuanVan

Từ khóa » Tiêu Luận Về Ajinomoto