Tìm Hiểu Các Loại Tấm Goỗ ép Công Nghiệp

Tấm gỗ ép là vật liệu được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện nay, có khá nhiều loại ván ép trên thị trường được bày bán tại tất cả các cửa hàng, showroom trên toàn quốc. Thoạt nhìn các loại ván ép đều giống nhau do đó nếu không có kinh nghiệm trong việc sử dụng khách hàng sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Nhằm giúp bạn dễ dàng phân loại ván ép hơn, ở bài viết này Phú Trang sẽ hướng dẫn chi tiết cách phân loại tấm gỗ ép chuẩn xác nhất.

Nội dung chính

Toggle
  • Đặc điểm gỗ ép công nghiệp
  • Các loại tấm gỗ ép công nghiệp phổ biến hiện nay 
    • 1. Tấm gỗ ép ván dăm (ván Okal)
    • 2. Tấm ép Plywood (PW)
    • 3. Tấm ép gỗ MDF ( Medium Density Fiberboard)
    • 4. Tấm ép gỗ HDF (High-Density Fiberboard):
    • 5. Gỗ MFC
    • 6. Gỗ dán (Plywood)
    • 7. Ván dăm định hướng OSB (Oriented Strand Board)
    • 8. Chipboard và MDP (Medium Density Particleboard)
  • So sánh gỗ tự nhiên với tấm gỗ ép công nghiệp
    • 1. Ưu điểm của gỗ tự nhiên
    • 2. Ưu điểm của gỗ công nghiệp

Đặc điểm gỗ ép công nghiệp

Gỗ công nghiệp có thành phần là các dăm gỗ hoặc sợi gỗ được nén ép dưới nhiệt độ và áp suất nhất định dưới khung kích thước chuẩn để tạo thành tấm ván gỗ được sử dụng trong thi công thiết kế. ván ép công nghiệp

Tùy từng mục đích sử dụng mà các nhà cung cấp trên thị trườngbán ván ép. Với những môi trường cần loại ván cứng, bền và chịu lực tốt, thông thường hay sử dụng ván dăm.

Ván MDF, bên cạnh đó, được ứng dụng trong nhiều hệ thống công trình trong nhà như khu vực bếp, phòng ngủ, làm tủ, kệ hoặc bàn. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất gỗ épcông nghiệp còn cung cấp các loại ván chống ẩm nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Ván chống ẩm thường có chất chỉ thị màu xanh, có khả năng kháng ẩm tốt, kéo dài độ bền và tuổi thọ cho đồ nội thất.

Các loại tấm gỗ ép công nghiệp phổ biến hiện nay 

Trên thị trường có rất nhiều loại ván ép công nghiệp được chế tạo từ nguyên liệu tấm gỗ ép nhưng để phân biệt các loại ván ép khác nhau thì không phải ai cũng biết.

Hiện nay, do vấn đề bảo vệ môi trường nên việc khai thác tấm gỗ ép rừng đã bị hạn chế hoặc cấm ở hầu hết các quốc gia. Nhưng nhu cầu sử dụng nội thất gỗ của con người lại không ngừng tăng. Vì vậy, người ta đã chế tạo ra các loại ván ép gỗ để đáp ứng yêu cầu này.

Nhằm giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về các loại ván ép thì chúng tôi sẽ giúp bạn phân loại ván ép cơ bản, đây đều là các loại ván đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Dưới đây là cách nhận biết và khả năng ứng dụng của từng loại ván ép công nghiệp cho nhu cầu sử dụng:

1. Tấm gỗ ép ván dăm (ván Okal)

Thành phần thường là các dăm gỗ nhỏ, vỏ bào, mùn cưa… hoặc bã mía, thân cây bông kết hợp cùng keo Urea Formaldehyde, nước và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).

Sau khi sản xuất ván dăm, người ta thường phủ thêm các vật liệu như giấy trang trí nhúng keo Melamine, bề mặt Laminates, veneer, acrylic … lên bề mặt tấm ván để tạo nên sản phẩm có hoa văn, màu sắc đẹp mắt.

Tấm gỗ ép ván dăm (ván Okal)
Tấm gỗ ép ván dăm (ván Okal)

2. Tấm ép Plywood (PW)

Nguyên liệu tạo ra loại ván PW được lấy từ cây rừng hoặc những loại gỗ đã qua quá trình hấp sấy. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ và kỹ thuật khi chế tạo những sản phẩm gỗ không dừng lại ở việc tạo ra những tấm ván ép thẳng mà còn có thể tạo hình cho chúng bằng cách uốn cong, bẻ lượn.

Do đặc tính nổi bật này, các ván ép PW thường được dùng làm ghế, hộc tủ, kệ sách.

Váp ép sợi được ra đời từ những cây gỗ đã nghiền thành sợi sau đó pha trộn với keo cho vào máy và tạo thành các tấm ván thẳng, tuy nhiên tùy vào đặc tính và ứng dụng nên ván ép sợi sẽ được phân ra hai loại như sau:

3. Tấm ép gỗ MDF ( Medium Density Fiberboard)

Chủ yếu dùng nguyên liệu sợi gỗ nhỏ và nhành cây để máy nghiền thành các sợi lỗ nhỏ được gọi là Cellulo. Sau đó Cellulo sẽ được đem đi rửa trôi các tạp chất, khoáng chất còn tồn đọng và cuối cùng là cho vào máy trộn pha hỗn hợp keo, Cellulo, chất bảo vệ gỗ, chất kết dính lại với nhau.

Ưu điểm:

  • MDF có độ bám sơn, vecni cao thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom…
  • MDF có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc.
  • MDFcó thể tạo dáng (cong) đáp ứng các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển.
  • MDF rất dễ gia công.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt, không bị cong vênh, co ngót và mối mọt như gỗ tự nhiên là một số ưu điểm khác của loại gỗ này.
  • Giá ván MDF thấp hơn ván dán hay gỗ tự nhiên.
  • Ván MDF có cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt, cạnh cắt không bị sứt mẻ.
  • Bề mặt ván MDF phẳng và nhẵn nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như Melamine hay Laminate.
  • Sản lượng khá ổn định và thời gian gia công nhanh nên gỗ ép MDF thích hợp với việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
  • Bề mặt MDF rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên tiện dụng cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải chắp nối.

4. Tấm ép gỗ HDF (High-Density Fiberboard):

Đây là loại gỗ ép thường được sử dụng trong các phòng thu âm, phòng karaoke bởi nó có tính cách âm cực kỳ tốt, khả năng chịu nhiệt cao. Bên trong lớp ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và cho vào hóa chất chống mối, mọt nên nó khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm như cong vênh, mối mọt của những loại ván ép khác.

Ưu điểm:

  • Gỗ HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao nên thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất phòng học, phòng ngủ,…
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối, mọt. Gỗ HDF khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • Lượng màu sơn HDF rất đa dạng, không ngừng tăng dần, thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
  • HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
  • Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Đặc biệt HDF cứng nhất trong 3 loại.

5. Gỗ MFC

Gỗ mfc (Melamine Face Chipboard) là loại gỗ công nghiệp được ứng dụng đến 80% trong nội thất văn phòng bởi chúng mang lại hiệu quả kinh tế cao khi có giá thành rẻ mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình sử dụng.

Loại gỗ này có cốt là gỗ ván dăm và bề mặt được phủ giấy trang trí melamine lên để làm đẹp cho các sản phẩm nội thất. Gỗ mfc có giá thành rẻ nhất trong các loại gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, do giá tiền đi đôi với chất lượng nên chúng cũng được đánh giá có khả năng chịu lực và độ bền kém hơn so với những loại gỗ công nghiệp khác.

Các loại tấm gỗ ép công nghiệp
Gỗ công nghiệp MFC

6. Gỗ dán (Plywood)

Cấu trúc của plywood bao gồm nhiều tấm ván mỏng dán vuông góc và ép nhiệt. Phương pháp dán chéo sớ nay cho phép plywood chịu được sức ép lớn. Ứng dụng của loại vật liệu này khá đa dạng như: đồ nội thất, sàn nhà, trần nhà, cửa ra vào, và mặt bàn. Plywood cũng tương thích với sơn và keo hoặc melamine.

Plywood được sử dụng trong sản phẩm sàn gỗ kỹ thuật Phú Trang được sản xuất từ gỗ Birch Nga với các ưu điểm: không cong vênh, mối mọt, kháng nước, kháng ẩm tốt, có khả năng chịu được nước sôi đến 72 giờ. Vật liệu đạt tiêu chuẩn E1 về nồng độ formaldehyde, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

7. Ván dăm định hướng OSB (Oriented Strand Board)

OSB – ván dăm định hướng, với tính thẩm mỹ đặc trưng nên vật liệu này ngày càng được tích hợp vào thiết kế kiến trúc. Các tấm OSB này được làm từ dăm gỗ liên kết với nhựa, ép thành các lớp vuông góc ở áp suất và nhiệt độ cao. Chúng có độ bền cơ học và độ cứng tốt. Ngoài khả năng cách âm tốt, kết cấu OSB rất đồng đều do phần lõi không rỗng, không có mắt hay vết nứt. Đây cũng là vật liệu có tính sinh thái và chịu được tác động của môi trường ngoài trời như mưa, độ ẩm, gió và nhiệt. Ngoài ra, OSB cũng có thể được tái chế dễ dàng. Tuy nhiên, với hạn chế bởi bề mặt gồ ghề, nên không thích hợp dùng làm cốt liệu với laminate.

Các ứng dụng chính của OSB là làm ốp tường, trần nhà, làm lớp nền để lót thảm, sàn gỗ, gạch, ốp và nhà kho xây dựng, bao bì và cấu trúc cho đồ nội thất.

8. Chipboard và MDP (Medium Density Particleboard)

Chipboard hay còn gọi là ván dăm được tạo ra bằng cách ép các hỗn hợp vụn gỗ, như mùn cưa với nhựa và keo. Theo thời gian, vật liệu này đã nhường chỗ cho các giải pháp khác, chẳng hạn như gỗ MDF hoặc vật liệu thay thế gần nhất là MDP. Nó có thể được hoàn thiện bằng sơn và vecni, nhưng rất dễ bị bong tróc vì bề mặt không mịn hoặc đồng nhất. Ưu điểm chính của vật liệu này là chi phí thấp. Việc sử dụng của nó tương tự như MDF, nhưng cần có thêm các phụ kiện kết nối phù hợp để đạt được kết quả tốt.

Giống như Chipboard, ván MDP cũng được làm từ bột gỗ được nén với nhựa tổng hợp và ép nhiệt. Sự khác biệt là các phần tử mịn sẽ được lắng đọng trên mặt của tấm ván và các phần tử dày nhất nằm trong lõi. Phân phối này cho phép khả năng hoàn thiện, điều chỉnh tốt hơn và tăng tính ứng dụng cho phần ốp. Hạn chế của MDP là không chịu được độ ẩm và có thể có một số khiếm khuyết.

So sánh gỗ tự nhiên với tấm gỗ ép công nghiệp

Gỗ tự nhiên đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng từ lâu nhờ chất lượng cũng như mẫu mã thì gỗ công nghiệp vẫn chỉ là một lựa chọn thứ yếu nhờ giá cả rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.

Một điều rất dễ thấy là khi lựa chọn các sản phẩm nội thất gia đình thì người dùng rất chuộng các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên và chỉ chọn gỗ công nghiệp cho đồ nội thất văn phòng do phải mua với số lượng lớn.

Nhưng liệu bạn có thật sự hiểu rõ về gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên hay những lựa chọn trước giờ chủ yếu là do tiềm thức đã ăn sâu vào chúng ta: gỗ công nghiệp chỉ là phế phẩm từ gỗ tự nhiên nên giá trị và chất lượng cũng kém hơn nhiều.

So sánh gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên
So sánh gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên

1. Ưu điểm của gỗ tự nhiên

  • Bền theo thời gian: Vật liệu gỗ tự nhiên thường có độ bền cao, một.số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương,.Gụ, Trắc, Dổi, …còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.
  • Đẹp: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại gỗ.
  • Bền với nước: Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên là có độ bền cao khi.tiếp xúc với nước, tất nhiên phải được người trong nghề có kinh nghiệm gia công
  • Chắc chắn: Sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao cho dù bạn chọn loại gỗ.gì đi chăng nữa, so với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên chắc chắn hơn.
  • Thẩm mỹ, họa tiết: Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau tạo nên.sự phong phú, với gỗ tự nhiên thì người thợ có thể chế tạo ra những.họa tiết, kết cấu mang tính mỹ thuật.
  • Phong cách: Cổ điển, ấm cúng, sang trọng và ngày nay hiện đại

2. Ưu điểm của gỗ công nghiệp

  • Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên,.chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn.tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn..
  • Cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau.
  • Thời gian thi công, sản xuất: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công.nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất.hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn,.theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ.
  • Phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung.

Xem thêm:

  • Quy trình sản xuất ván ép cần những vật liệu và máy móc nào?
  • Gỗ công nghiệp là gì? Ưu điểm, đặc tính, ứng dụng và phân loại

Phú Trang tin rằng, với những dòng thông tin này, bạn đã có kiến thức.cơ bản nhất để phân biệt được ba loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF với gỗ tự tin. Đồng thời, sẽ giúp bạn lựa chọn những sản phẩm nội thất phù hợp với.nhu cầu sử dụng của của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Từ khóa » Gỗ ép Thường