Tìm Hiểu Cách Ghép Chữ Tiếng Trung
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu cấu tạo chữ Hán và cách ghép chữ tiếng Trung
Đơn vị cấu tạo nên chữ Hán hiện đại gồm có Nét và Bộ thủ, trong đó Nét là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên chữ Hán. Từ lúc đặt bút đến lúc nhấc bút lên được tính là một nét. Có 8 nét cơ bản là Ngang, Sổ, Phẩy, Chấm, Mác, Gập, Móc. Bộ Thủ (còn gọi Thiên Bàng) do nét tạo thành, một bộ thủ thường do hai hay nhiều nét tạo thành. Ví dụ như chữ “字” do bộ thủ Miên “宀” và “Tử 子” tạo thành. Rất ít bộ thủ được tạo nên từ 1 nét, ví dụ như chữ “亿” do bộ thủ nhân đứng “亻” và “乙” tạo thành, trong đó “乙” chỉ được cấu tạo bởi một nét duy nhất.
Xem thêm: Cách ghép các bộ trong tiếng Trung
A, Khái quát về 214 bộ thủ
1, Bộ Thủ là gì?
Bộ Thủ là bộ kiện có tác dụng phân loại kiểu chữ, là chữ đầu tiên của các bộ trong từ điển. Theo Khang Hy tự điển (1716), Trung Hoa đại tự điển (1915), và Từ hải (1936) công nhận có 214 bộ thủ. Trong các cuốn từ điển tiếng Trung, chữ Hán thường được quy lại thành từng nhóm theo bộ thủ, thứ tự của các bộ thủ căn cứ vào số nét. Bộ thủ đơn giản nhất chỉ có một nét, bộ thủ phức tạp nhất có 17 nét.
Xem thêm: https://tiengtrunganhduong.com/214-bo-thu-trong-tieng-trung.htm
2, Tác dụng của bộ thủ trong cấu tạo chữ Hán
Dựa theo bộ thủ chúng ta có thể tra cứu chữ Hán một cách dễ dàng hơn. Việc học 214 bộ thủ giúp người học tiếng Trung dễ dàng ghi nhớ chữ Hán hơn. Hầu hết các bộ thủ đều có tác dụng biểu nghĩa, ví dụ như tất cả những chữ 热 /rè/:nhiệt, nóng , 煎 /jiān/: chiên, rán, 煮 /zhǔ/: nấu, luộc, 焦 /jiāo/: cháy khét, 熬 /áo/: hầm, sắc, 熟 /shú /shóu/: chín, quen thuộc, tất cả những chữ này đều có bộ Hỏa “灬” vậy nên đều có liên quan đến lửa. Tương tự như vậy những chữ có liên quan đến nước sẽ có bộ ba chấm thủy như 泪 /lèi/: nước mắt, 汗 /hàn/: mồ hôi, 河 /hé/: sông , 江 /jiāng/: sông ( lớn hơn 河). Như các bạn đã thấy thì dựa vào bộ thủ chúng ta có thể đoán được chữ Hán này có liên quan đến cái gì.
B, Cấu tạo kết cấu thường gặp của chữ Hán
1, Kết cấu trái phải ⿰
Ví dụ chữ 挣 /zhèng/: giãy, quẫy、伟 /wěi/: vĩ trong vĩ đại, to lớn、休 /xiū/: hưu( nghỉ hưu, ngừng, nghỉ)
2, Kết cấu trên dưới ⿱
Ví dụ chữ 志 /zhì/: chí、苗 /miáo/: mầm, mạ、字 /zì/: tự, chữ、胃 /wèi/: dạ dày, bao tử
3, Kết cấu tả trung hữu ⿲
Ví dụ như chữ 湖 /hú/: hồ,脚 /jiǎo/: bàn chân,谢 /xiè/: tạ, cảm tạ, cảm ơn
4, Kết cấu thượng trung hạ ⿳
Ví dụ như chữ 禀 /bǐng/: bẩm, bẩm báo
5, kết cấu bán bao vây
- Bao vây phải trên ⿹ ví dụ: 句 /jù/: câu、可 /kě/: khả、司 /sī/: ti、式 /shì/: thức, kiểu thức, cách thức
- Bao vây trái trên ⿸ VD: 庙 /miào/: miếu、病 /bìng/: bệnh、房 /fáng/: phòng
- Bao vây trái dưới ⿺ VD: 建 /jiàn/: kiến, xây、连 /lián/: ngay cả
- Bao vây thượng tam .⿵ VD: 同 /tóng/: cùng, giống、问 /wèn/: hỏi、闹 /nào/: cãi nhau, ồn ào
- Bao vây hạ tam ⿶ VD: 击 /[jī/: kích, đánh、凶 /xiōng/: hung
- Bao vây tả tam .⿷ VD: 区 /qū/: khu , vùng、巨 /jù/: to lớn, đồ sộ
6, kết cấu bao vây hoàn toàn ⿴
VD: 团 /tuán/: đoàn、因 /yīn/: nhân, bởi vì, do, 圆 /yuán/: tròn
7, kết cấu khảm (vây quanh) ⿻
VD: 坐 /zuò/: ngồi、爽 /shuǎng/: sảng khoái, dễ chịu、夹 /jiā/: kẹp, cặp, gắp
C, Một số quy luật ghép chữ tiếng Trung và cách dễ ghi nhớ chữ Hán
1, Tượng hình
Là cách ghép chữ miêu tả hình dạng của sự vật . Ví dụ :
Chữ Hán là một dạng chữ tượng hình, thời xa xưa khi con người chưa có chữ viết, họ phải dùng các hình vẽ để tái hiện lại sự vật mà họ nhìn thấy.
2, Chỉ thị
Là dùng những kí hiệu có tính tượng trưng hoặc trên cơ sở chữ tượng hình chèn thêm kí hiệu gợi ý để biểu thị một từ. Ví dụ như dùng ba nét gạch để biểu thị chữ 三。 上 /shàng/:ở trên. lấy nét ngang dài làm mốc, nét ngang ngắn ở trên chỉ một vị trí ở trên, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ dưới lên trên. 下 /xià/:ở dưới . nét ngang dài làm mốc, nét ngang nhỏ ở dưới chỉ một vị trí ở dưới, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ trên xuống dưới. 本 /běn /:Bản (bổn) : gốc cây .phía dưới chữ mộc thêm một nét ngang biểu thị phần gốc cây. 末 /mò /: ngọn cây . phía trên chữ mộc 木 thêm một nét ngang biểu thị phần ngọn cây. 刃 /rèn/: lưỡi dao. Trên chữ 刀 thêm một nét gạch để biểu thị phần lưỡi dao.
Số lượng chữ chỉ thị hiện nay rất ít.
3, Hội ý
Dùng hai hay một vài bộ kiện hợp thành một chữ, đem ý nghĩa của các bộ kiện này hợp lại thành nghĩa của từ mới, cách ghép chữ này được gọi là hội ý. Ví dụ: - 森/sēn/: Lâm( rừng). Chữ này gồm 3 chữ木 ghép lại, 3 cái cây ghép lại thành một rừng cây. - 从/cóng/: Tòng( theo, đi theo, từ,...). Chữ này gồm 2 chữ Nhân ghép lại, một người đi theo sau một người. - 泪/lèi/: Lệ( nước mắt). Chữ này gồm bộ ba chấm thủy( biểu thị cho nước) và bộ Mục ( mắt) ghép lại tạo thành, nghĩa là nước chảy từ mắt ra, là nước mắt. - 尘 /chén/: bụi. Chữ này gồm bộ Tiểu( nhỏ) và bộ Thổ (đất) ghép lại tạo thành, đất nhỏ có nghĩa là bụi.
4, Hình thanh
Chữ hình thanh là chữ được tạo thành từ hai bộ phận : bộ phận biểu âm và bộ bộ phận biểu nghĩa. Vị trí của hai bộ phận này không cố định Ví dụ: Chữ 妈 /Mā/: mẹ=女+马 /mǎ/, Chữ 妈 được tạo nên từ bộ Nữ ở bên trái ( đề chỉ nghĩa, vì mẹ là nữ giới nên có bộ nữ) và chữ Mã ở bên phải ( chữ Mã ở đây đóng vai trò biểu âm , nó tạo nên âm “ma” cho chữ 妈) Chữ 爸 /Bà /: bố= 父+ 巴 /bā/, chữ爸 được tạo nên từ bộ Phụ ở bên trên ( để chỉ nghĩa là cha) và chữ Ba ở bên dưới ( đóng vai trò biểu âm, nó tạo nên âm “ ba” cho chữ 爸) Chữ 期 /qī/: kì= 其 /qí /+月, chữ期 được tạo nên từ chữ 其 ở bên trái( tạo nên âm “ qi”) và bộ Nguyệt ở bên phải. Chữ 勇 /yǒng/: dũng = 甬 /yǒng/+ 力, chữ 勇được tạo nên bởi chữ 甬 /yǒng /ở bên trên ( tạo nên âm “yong” cho chữ 勇)
5, Chuyển chú
Là mượn từ chữ có sẵn, đem thay hình đổi dạng thành chữ khác, nhưng có nghĩa gần với chữ có sẵn đó. Ví dụ: - 长 có hai cách đọc : + /cháng/: Trường: gồm các nghĩa dưới đây: 1. dài; dài; xa (không gian); dài; lâu; thọ (thời gian) 2. chiều dài; độ dài; trường độ 3. sở trường 4. giỏi; hay + /zhǎng/: Trưởng: gồm các nghĩa dưới đây 1,lớn; nhiều tuổi 2. cả; trưởng 3. trên; bề trên 4. trưởng; người lãnh đạo; người đứng đầu 5. sinh ra; mọc 6. sinh trưởng; trưởng thành; lớn lên 7. tăng thêm; thêm; tăng trưởng
-少 có hai cách đọc: + [shǎo] Hán Việt: THIỂU 1. ít 2. thiếu 3. mất 4. tạm thời; một chút ✚ [shào] Hán Việt: THIẾU 1. trẻ 2. thiếu gia; cậu ấm 3. họ Thiếu
Từ 2 ví dụ trên có thể thấy tuy cùng một chữ Hán nhưng lại có hai cách đọc khác nhau, cùng với đó là hai nghĩa khác nhau. Tuy vậy giữ hai dòng nghĩa vẫn có sự tương đồng với nhau.
6, Giả tá
Là mượn chữ đồng âm hoặc gần nghĩa đã có sẵn để làm đai diện cho chữ hoặc ý muốn biểu đạt. Ví dụ: 令 /lìng /có nghĩa là Lệnh trong chữ “mệnh lệnh”, “hiệu lệnh” nhưng lại được mượn làm chữ “lệnh” trong “huyện lệnh” 县令 /xiàn lìng/。 道 /dào/: Đạo, nghĩa gốc là con đường như trong từ 道路 nhưng lại được mượn làm chữ “ đạo” trong từ “đạo đức” 道德 /dàodé/。
D. Làm thế nào để ghi nhớ chữ Hán một cách dễ dàng
Không còn cách nào khác ngoài chăm chỉ viết nhiều và đọc nhiều. Hãy tập viết chữ Hán mỗi ngày, viết nhiều ở đây không phải là bạn cứ cắm đầu đi chép đi chép lại chữ Hán đó giống như hình thức chép phạt mà hãy dùng chữ Hán mà bạn mới học được đó để đặt câu như vậy bạn sẽ có ấn tượng hơn với nó, hãy tạo thói quen viết nhật kí mỗi ngày bằng chữ Hán (tất nhiên là bạn phải tự viết bằng tay) như vậy vừa nhớ được chữ lâu lại vừa luyện được kĩ năng viết câu cú, đoạn văn. Ngoài ra tốt nhất có thể thì bạn hãy học thuộc 214 bộ thủ, nó sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong việc ghi nhớ chữ Hán và tra từ điển. Hoặc bạn có thể học chữ Hán qua flashcard cũng rất hiệu quả, ngoài ra còn có thể học qua các trò chơi đoán chữ, ghép chữ , đố chữ,... Bên cạnh việc viết nhiều các bạn cũng nên tìm đọc những mẩu tin ngắn, truyện, tiểu thuyết,.. bất cứ thông tin gì mà bạn thấy hứng thú, việc đọc nhiều giúp bạn nâng cao trình độ đọc hiểu, và khả năng ghi nhớ nhận mặt chữ.
Xem thêm: Cách tự học tiếng Trung dành cho người mới bắt đầu
Từ khóa » Chữ Hội ý Trong Tiếng Trung
-
Chữ Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội ý, Chuyển Chú, Giả Tá, Hài Thanh
-
Hội ý Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội ý, Chuyển Chú, Giả Tá, Hài Thanh - Facebook
-
Sự Thú Vị Trong ý Nghĩa Và Cấu Tạo Chữ Hán
-
Yêu Và Hiểu Chữ Hán:Nguyên Tắc Tạo CHỮ HÁN (汉字)
-
Cấu Tạo Của Chữ Hán - HSKCampus
-
Học Tiếng Trung Quốc: Cấu Tạo Chữ Hán - Chữ Hội ý Là Gì - YouTube
-
Lục Thư 六書 Sáu Cách Cấu Tạo Của Chữ Hán - Quê Hương
-
CHỮ HỘI Ý TRONG TIẾNG HÁN - Tài Liệu - 123doc
-
B) Lục Thư - Cổ Hán Văn 古漢文
-
Lục Thư Là Gì? Vai Trò Của Lục Thư Trong Cấu Tạo Chữ Hán
-
Cách Ghép Các Bộ Trong Tiếng Trung Quốc
-
Cấu Tạo Của Chữ Hán