Yêu Và Hiểu Chữ Hán:Nguyên Tắc Tạo CHỮ HÁN (汉字)
Có thể bạn quan tâm
Chữ Hán là ngôn ngữ tượng hình. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu, học sâu về tiếng Trung, đừng bỏ qua bài viết này nhé. THANHMAIHSK sẽ giới thiệu cho bạn những nguyên tắc tạo chữ Hán. Cùng tìm hiểu thôi nào.
Một chữ tiếng Trung được ghép bởi 4 yếu tố: Tượng hình – Hội ý – Hình thanh – Chỉ sự. Bạn đã biết về những yếu tố này chưa? Nếu chưa thì cùng học tiếng Trung cùng THANHMAIHSK với bài học cách ghép chữ tiếng Trung nha. Vừa chơi vừa học để nâng cao hiệu quả nha.
1. Tượng hình
Là cách tạo từ dựa trên việc miêu tả lại sự vật cụ thể. Chữ tượng hình có thể vẽ được một cách đơn giản nhất. Đây là cách tạo từ xuất hiện sớm nhất và sơ khai nhất trong lịch sử hình thành tiếng Hán. Nó dựa trên sự kết hợp giữa óc quan sát tỉ mỉ và trí tưởng tượng phong phú của người xưa.
Phân tích các chữ 马 – 鸟 – 鹿 – 羊 – 牛 – 眉
Các ví dụ trên đây là chữ Giáp cốt văn. Trong đó 3 từ 马,鸟 ,鹿 về cơ bản là vẽ lại hình dạng của 3 loại động vật xưa. Đó là 3 con vật: ngựa, chim và lừa. Hai từ 羊, 牛 vẽ lại bộ phận tiêu biểu nhất của dê và bò. Từ 眉 (mày) còn thêm các chi tiết khác có liên quan để miêu tả rõ hơn sự vật. Đó là 目 là mắt ở dưới lông mày.
Những chữ Hán cấu tạo theo nguyên tắc tượng hình ban đầu rất gần với sự thật. Sau đó, chữ Hán dần phát triển và hoàn thiện. Các chữ viết này được đường nét hóa, kí hiệu hóa và khác xa so với hình dạng ban đầu. Đa số các chữ tượng hình là các thể độc lập với nhiệm vụ cấu thành. Vì vậy các từ tiếng Hán khác mà bây giờ chúng ta có thể thấy nhiều ở các bộ thủ.
2. Chỉ sự
Thường dùng cho các khái niệm trừu tượng không thể vẽ lại được. Nó được tạo từ dựa trên các kí hiệu hoặc trên cơ sở chữ tượng hình được thêm kí hiệu. Chữ chỉ sự chia ra làm hai loại:
- Loại thứ nhất là chữ chỉ sự là những kí hiệu mang tính tượng hình. Ví dụ như 3 dấu gạch là “ 三” . Lấy hình cánh cung dài làm cơ sở và thêm hai nét ngang ngắn ở phía trên và phía dưới để phân biệt “上” và “下”.
- Loại thứ hai được tạo nên bởi một chữ tượng hình và một kí hiệu. Ví dụ từ “本”(bản), thêm một nét ngang vào phần bên dưới chữ 木 để nhấn mạnh phần gốc. “末” (mạt) thì ngược lại với chữ bản. Nét ngang đánh vào phần phía trên của cây biểu thị ý là ngọn.
Có rất ít chữ Hán tạo ra từ nguyên tắc chỉ sự. Chính vì vậy bạn không khó khăn gì trong việc ghép chữ Hán khi học.
3. Hội ý
Cách tạo từ dùng hai hay nhiều bộ thủ cùng thể hiện một ý nghĩa để tạo thành chữ mới. Ý nghĩa của từ đó là do ý nghĩa của các chữ đó hợp lại mà thành. Chữ hội ý này, các bộ thủ tạo chữ là giống nhau. Ví dụ như:
- “从“(tòng) gồm 2 chữ nhân thể hiện ý nghĩa đồng hành, dẫn dắt, người đi trước, người đi sau.
- “出” (xuất) với hai bộ “山” (sơn) thể hiện ý nghĩa hai ngọn núi chồng lên nhau, xuất đầu lộ diện
- “比”(bỉ) với hình ảnh hai người ngồi cạnh nhau, thể hiện ý nghĩa so sánh.
Chữ hội ý cũng có thể do các bộ thủ khác nhau hợp thành, như:
- “儒” (Nho) gồm “人”(nhân), “需” (nhu cầu) hợp lại để thể hiện ý nghĩa điều cần cho con người thực hiện Đạo làm người
- “盲”(manh) gồm “亡”(vong) và“目” (mục) hợp lại thể hiện ý nghĩa đôi mắt đã chết, hỏng mắt.
- 问(vấn) gồm bộ 门 (môn) và 口 (khẩu), cùng thể hiện ý nghĩa ghé miệng vào cửa để hỏi thăm
Xem thêm: Cách ghi nhớ chữ Hán nhanh và nhớ lâu nhất
4. Chữ hình thanh
Chữ hình thanh là nguyên tắc tạo chữ bởi hai bộ phận, một bộ phận biểu thị ý nghĩa, một bộ phận biểu thị âm thanh.
Vị trí của hai bộ phận này không cố định, có thể phân thành 6 loại chính sau:
Nghĩa bên trái, âm bên phải
Chữ 妈 /Mā /: mẹ =女+马 / mǎ /. Chữ 妈 được tạo nên từ bộ Nữ ở bên trái (đề chỉ nghĩa, vì mẹ là nữ giới nên có bộ nữ) và chữ Mã ở bên phải (chữ Mã ở đây đóng vai trò biểu âm, nó tạo nên âm “ma” cho chữ 妈)
Chữ 钢 /gāng /: thép = 钅+ 冈 / gāng /, chữ 钢 được tạo nên từ bộ Kim bên trái (để chỉ nghĩa, các vật kim loại như gang thép đồng, .. thường có bộ này) và chữ Cương ở bên phải ( để biểu âm, nó tạo nên âm “gang” cho chữ 钢)
Nghĩa bên phải, âm bên trái
Chữ 期 / qī /: kì= 其 / qí /+月, chữ 期 được tạo nên từ chữ 其 ở bên trái (tạo nên âm “qi”) và bộ Nguyệt ở bên phải biểu thị ý nghĩa trăng mọc theo từng chu kì một tháng 1 lần.
Chữ 战 / zhàn /: chiến = 占 /zhān /+ 戈 /gē / , chữ 战 được tạo nên từ chữ 占 ở bên trái ( tạo nên âm “zhan” cho chữ 战) và bộ Qua 戈 /gē / (chỉ giáo gươm mác, vũ khí … liên quan tới chiến tranh)
Trên hình dưới thanh
Chữ 芳 /fāng /: Phương ( cỏ thơm) = 艹 + 方 /fāng /, chữ 芳 được tạo nên bởi bộ Thảo Đầu ở bên trên biểu thị nghĩa cây cỏ. Bộ 方 /fāng / lấy âm đọc
Chữ 竿 / gān /: gậy tre, sào tre = ⺮+ 干 /gān /, chữ 竿 được tạo nên bởi bộ Trúc ở bên trên
Chữ 宇 /yǔ /: Vũ = 宀+ 于 / yú /, chữ 宇 được tạo nên bởi bộ Miên ở bên trên và chữ 于 / yú / ở bên dưới ( tạo nên âm “yu” cho chữ 宇)
Chữ 爸 /Bà / : bố= 父+ 巴 /bā /, chữ 爸 được tạo nên từ bộ Phụ ở bên trên ( để chỉ nghĩa là cha) và chữ Ba ở bên dưới (đóng vai trò biểu âm, nó tạo nên âm “ ba” cho chữ 爸)
Dưới hình trên thanh
Chữ 勇 /yǒng /: dũng = 甬 / yǒng /+ 力, chữ 勇 được tạo nên bởi chữ 甬 / yǒng / ở bên trên ( tạo nên âm “yong” cho chữ 勇) và bộ lực 力 biểu thị có lực, dũng khí.
Chữ 型 /xíng /:hình, mô hình = 刑 / xíng / + 土, chữ 型 được tạo nên bởi chữ 刑 / xíng / ở bên trên ( tạo nên âm “xing” cho chữ 型) và bộ Thổ ở bên dưới
Ngoài hình trong thanh
Chữ 固 / gù /: Cố = 囗+ 古 / gǔ /, chữ 固 được tạo nên bởi bộ Vi bao bên ngoài và chữ 古 / gǔ /: Cổ ở bên trong ( tạo nên âm ”gu” cho chữ 固)
Chữ 阁 /gé /: Các = 门+ 各 / gè /, chữ 阁 được tạo nên bởi bộ Môn bao bên ngoài và chữ 各 / gè / ở bên trong ( tạo nên âm ”ge” cho chữ 阁)
Trong hình ngoài thanh
Chữ 问 / wèn /: hỏi = 门 / mén / +口, chữ 问 được tạo nên bởi chữ 门 / mén /bao bên ngoài và bộ Khẩu ở bên trong ( tạo nên âm “en” cho chữ 问), bên trong bộ khẩu 口 biểu thị liên quan tới hoạt động nói.
Chữ 闻 / wén /: ngửi, nghe ngóng = 门 / mén / + 耳, Chữ 闻 được tạo nên bởi chữ 门 / mén / bao bên ngoài và bộ Nhĩ ở bên trong (tạo nên âm “en” cho chữ 闻), bộ nhĩ 耳 biểu thị ý nghĩa liên quan tới nghe ngóng.
Chú thích
- Các chữ hoặc bộ thủ thường làm âm đọc: 马, 人, 主, 丁, 巴, 占, 及, 可, ….
- Các bộ thường làm biểu nghĩa: 艹, ⺮, 宀, 囗, 氵, 亻, 攵, 忄, 纟, …
Ví dụ 换 hoán (thay đổi), 唤 hoán (hô hoán), 焕 hoán (bừng sáng),涣 hoán (nước láng ra). Trong đó, mỗi chữ đều gồm hai bộ phận cấu thành. Một biểu thị phần âm, phần còn lại biểu thị ý nghĩa. Hô hoán là hành vi liên quan đến miệng có bộ khẩu. Thay đổi là động tác liên quan đến tay nên có bộ tài gẩy, bừng sáng có bộ hỏa….
Khác với chữ hội ý các bộ thủ ghép nên chữ đều góp phần vào biểu thị ý nghĩa. Trong khi chữ tượng thanh chỉ có một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm. Bộ phận biểu nghĩa đa số nằm ở bên trái của chữ.
Số lượng chữ Hán cấu tạo theo nguyên tắc hình thanh chiếm đại đa số trong các nguyên tắc tạo chữ Hán. Nắm được các nguyên tắc ghép chữ tiếng Trung và ý nghĩa của các bộ thủ, vai trò của nó trong cấu tạo chữ sẽ giúp người học tiếng Trung Quốc dễ biết được nghĩa gốc của chữ Hán. Qua đó làm cơ sở để nắm các nghĩa phát sinh và nhớ chữ Hán được lâu hơn.
Các bạn thấy đó, học viết tiếng Trung rất cần thiết. Bên cạnh đó chữ viết tiếng Trung có rất nhiều đều thú vị. Hãy tìm những điểm thú vị đó để bạn dễ học tiếng Trung hơn nhé.
Xem thêm:
- Các phương pháp ghi nhớ chữ Hán hiệu quả (Phần 1)
- Các phương pháp ghi nhớ chữ Trung Quốc (chữ Hán) hiệu quả (Phần 2)
THANHMAIHSK có rất nhiều lớp sắp khai giảng, hãy để lại thông tin để bạn được tư vấn ngay lớp học phù hợp nhé!
ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY Chọn cơ sởTrực TuyếnCơ sở Đống Đa - Hà NộiCơ sở Hà Đông - Thanh Xuân - Hà NộiCơ sở Cầu Giấy- Hà NộiCơ sở Hai Bà Trưng - Hà NộiCơ sở Từ Liêm - Hà NộiCơ sở Hoàng Mai - Hà NộiCơ sở Bắc NinhCơ sở quận 1 - HCMCơ sở Tân Bình - HCMCơ sở quận 10 - HCMCơ sở Thủ Đức - HCMCơ sở Quận 5 - HCMCơ sở Bình Thạnh - HCM Chọn khóa họcTích hợp 4 kỹ năng (nghe nói đọc viết)Luyện thi HSKKhóa học Trực tuyếnGiao tiếpÔn thi tiếng Trung khối D4Luyện thi HSKK trung cấpLuyện thi HSKK cao cấp
Từ khóa » Chữ Hội ý Trong Tiếng Trung
-
Chữ Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội ý, Chuyển Chú, Giả Tá, Hài Thanh
-
Hội ý Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội ý, Chuyển Chú, Giả Tá, Hài Thanh - Facebook
-
Sự Thú Vị Trong ý Nghĩa Và Cấu Tạo Chữ Hán
-
Cấu Tạo Của Chữ Hán - HSKCampus
-
Học Tiếng Trung Quốc: Cấu Tạo Chữ Hán - Chữ Hội ý Là Gì - YouTube
-
Lục Thư 六書 Sáu Cách Cấu Tạo Của Chữ Hán - Quê Hương
-
CHỮ HỘI Ý TRONG TIẾNG HÁN - Tài Liệu - 123doc
-
B) Lục Thư - Cổ Hán Văn 古漢文
-
Lục Thư Là Gì? Vai Trò Của Lục Thư Trong Cấu Tạo Chữ Hán
-
Cách Ghép Các Bộ Trong Tiếng Trung Quốc
-
Tìm Hiểu Cách Ghép Chữ Tiếng Trung
-
Cấu Tạo Của Chữ Hán