Tìm Hiểu Cấu Tạo Nút Khung Bê Tông Cốt Thép - SunCo Group

Nút khung bê tông cốt thép được xem là một trong các vị trí vô cùng quan trọng đối với các công trình xây dựng hiện nay bởi nó quyết định trực tiếp đến chất lượng, độ bền công trình. Vậy cấu tạo nút khung bê tông cốt thép bao gồm những gì, cấu tạo bởi bộ phận gì và làm thế nào để tính nút khung chuẩn hiệu quả? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Nội Dung Chính

Toggle
  • Nút khung bê tông cốt thép là gì? Tác dụng ra sao?
  • Tìm hiểu cấu tạo nút khung bê tông cốt thép
    • Nút khung nối giữa cột và xà ngang trên cùng 
    • Nút khung nằm ở vị trí xà ngang gãy khúc
    • Nút khung để liên kết cột và móng
    • Nút khung liên kết móng và khớp cột
  • Cách tính nút khung bê tông cốt thép chính xác, hiệu quả

Nút khung bê tông cốt thép là gì? Tác dụng ra sao?

Muốn biết cấu tạo của nút khung bê tông cốt thép thì trước tiên các bạn cần hiểu được nút khung bê tông cốt thép là gì? Thực chất thì nút khung chỉnh là bộ phận thiết yếu nằm trong hệ thống kết cấu khung bê tông cốt thép. Vị trí của nút khung thường nằm ở giữa dầm và cột công trình (phần liên kết giữa cột và dầm chính là nút khung). Hoặc nút khung cũng có thể được đặt ở giữa cột gối khớp vào với móng.

nút khung bê tông cốt thép

Nút khung chính là điểm mấu chốt có vai trì chịu toàn bộ tải trọng/áp lực của công trình khi xảy ra tác động từ ngoại cảnh, ví dụ như tác động từ thời tiết mưa bão, bão gió hay động đất… đảm bảo công trình tránh bị sụp đổ dù gặp bất kỳ điều kiện xấu từ bên ngoài. 

Ngoài ra, nút khung này còn chịu tác động nội lực từ cột và dầm theo phương thẳng đứng và phương ngang. Nếu như nút khung đặt càng gần cột lẫn dầm thì cường độ tác động này sẽ càng lớn và mạnh hơn. Với vai trò quan trọng như vậy nên nên khi thi công cần phải tính toán nút khung cho chuẩn, chính xác, giúp nâng cao chất lượng công trình, tăng độ bền vững và sự an toàn cho các công trình xây dựng.

Tìm hiểu cấu tạo nút khung bê tông cốt thép

Nút khung bê tông cốt thép có nhiều loại với các tên khác nhau. Tùy thuộc theo từng vị trí đặt nút khung mà tương ứng với loại nút cụ thể. Bao gồm như:

Nút khung nối giữa cột và xà ngang trên cùng 

Có thể xem đây là một trong số các loại nút khung bê tông cốt thép phổ biến nhất, được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng quy mô lớn hiện nay. 

Đặc điểm của nút khung dạng này là momen ở nút khá lớn, vì thế để có thể gia tăng độ cứng ở vị trí này thì cần phải xeo xuống cột 1 phần thép chịu kéo từ dầm. Đồng thời một phần cốt chịu kéo của cột cũng phải neo vào xà ngang. 

cấu tạo nút khung bê tông cốt thép trên cùng

Tuy nhiên nếu như lượng thép neo mà nhiều thì ở mỗi vị trí này sẽ không được cắt nhiều hơn hai thanh. Thêm vào đó ở nút khung phải có thêm cốt đai nhằm mục đích tránh xảy ra tình trạng khung biến dạng theo chiều ngang.

Nút khung nằm ở vị trí xà ngang gãy khúc

Dạng nút khung bê tông cốt thép này áp dụng nhiều trong thi công dầm cầu thang hoặc thi công các mái có độ dốc nhất định…

Thường thì loạt nút khung này sẽ chịu tác động của lực momen dương. Có nghĩa là tương ứng với mỗi lực ở trong cốt chịu kéo cũng như cốt chịu nén mà sẽ tạo thành hợp lực hướng ra bên ngoài. Đó cũng là lý do mà bạn cần phải bố trí thêm phần đai giằng nhằm tránh cho cốt thép không bị bật lên.

Nút khung để liên kết cột và móng

Cấu tạo nút khung bê tông cốt thép của dạng này đòi hỏi phần mô men cốt thép sẽ phải kéo vào bên trong móng mới có thể đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Nút khung liên kết móng và khớp cột

Với loại nút khung này, các bạn cần dùng thêm tấm kim loại mềm, giấy cứng tẩm nhựa hoặc là đệm làm từ sợi tẩm nhựa để lấp kín, hạn chế momen xuất hiện.

Cách tính nút khung bê tông cốt thép chính xác, hiệu quả

Như đã chia sẻ ở trên, nút khung sẽ quyết định đến độ bền, chất lượng lẫn độ an toàn của công trình. Do đó với mỗi công trình bạn phải tính toán cho cẩn thận. Cụ thể như sau:

– Bước 1: bạn cần phải xác định được lực cắt thiết kế của nút khung. Theo đó bạn tính toán kết cấu công trình, xác định lực cắt ngang, xác định vị trí dầm cột để để xác định đúng được lực truyền vào nút khung.

– Bước 2: Đặt giới hạn của ứng suất cắt ở trong nút khung. Giới hạn này sẽ được tính bằng công thức giữa khung phẳng và khung trung gian. 

– Bước 3: chia lực cắt ngang cho phần chịu lực của nút khung. Bạn cần nắm được vị trí nút biên và nút giữa để phân phối lực cắt ngang.

– Bước 4: xác định điểm đặt cốt thép cắt nút khung cho phù hợp. Diện tích cốt thép sẽ tính bằng giá trị lực tạo thành dựa trên cơ cấu thanh chống xiên hoặc tính bằng công thức nút giữa và nút biên. Còn diện tích cốt thép mà cắt theo phương thẳng đứng thì được tính bằng công thức cố định. Bạn cần tính cho đúng để xác định được lực cắt.

Hy vọng qua phần chia sẻ phía trên đã giúp các bạn nắm được cấu tạo nút khung bê tông cốt thép, cũng như biết cách tính toán bố trí nút khung cho hiệu quả nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều vật tư chống thấm xây dựng tại : https://suncogroupvn.com/bang-can-nuoc/

Từ khóa » Cấu Tạo Nút Khung Bê Tông Cốt Thép