Tìm Hiểu: Cấu Tạo Và Chức Năng Của Màng Tế Bào (màng Sinh Chất)

Mục lục bài viết:

Toggle
  • Giới thiệu:
  • Màng tế bào ( hay màng sinh chất):
    • Thành phần hóa học:
    • Protein:
    • Gluxit:
  • Cấu tạo màng tế bào
    • * Màng có cấu tạo đơn giản (Daniel – Dacson):
    • * Màng khảm động:
  •  Đặc điểm của màng tế bào:
    • -Tính linh động:
    • -Tính thấm chọn lọc của tế bào:
    • -Tính không cân xứng của màng sinh học:
    • -Sự hình thành của màng tế bào:
  • Chức năng chung của màng tế bào
    •  Bao bọc tế bào, ranh giới giữa tế bào và môi trường
    • – Xử lý thông tin
    • * Bảo vệ tế bào:
    • * Vận chuyển các chất qua màng:
    • * Trao đổi chất sơ bộ qua màng:
    • * Truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác gồm có:
    • * Nhập bào và xuất bào:
Giới thiệu:

Dưới đây là đề cương ôn tập sinh học củα mình, υiết theo ý hiểu dựα υào các tài liệu thαm khảo khác khi học, mọi người thαm khảo υà đóng góp ý kiến nhα! 😉 

Màng tế bào ( hay màng sinh chất):

 màng bao bọc khối sinh chất của tế bào của mọi cơ thể sống.

Có độ dày khoảng 60 — 120 A”, gồm 2 thành phần hóa học là lipit và prôtêin xếp xen kẽ với nhau.

Trên màng sinh chất có nhiều lỗ nhỏ có thể cho các chất đi chuyển qua lại màng.

Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có lớp màng xenlulô cứng tạo ra tính cứng chắc tương đối cho cơ thể thực vật.

Vậy màng tế bào có cấu tạo, đặc điểm và chức năng ra sao? Ta hãy cùng tìm hiểu!

Thành phần hóa học:

Chủ yếu là protein,  lipit,  gluxit và một số chất khác.

Protein:

Có nhiều loại protein nhưng chỉ có hai loại protein tham gia tạo nên màng sinh chất là protein sợi vắt qua màng và protein hình cầu có chức năng bám màng và trám lỗ.

Hình minh họa về Protein

Có hai loại lipit tham gia tạo nên màng sinh chất là photpholipit được tạo nên từ axit photphatic và sunpholipit…

Gluxit:

Chủ yếu là các đoạn dextrin ngắn, phần gluxit này gắn với protein vắt qua màng tạo nên gluxit – protein.

Enzim thuỷ phân, chất mang, chất nhận, pecmeraza, H2O.

Cấu tạo màng tế bào

Màng sinh chất (màng tế bào) có cấu tạo rất tinh vi và phức tạp. Có nhiều mô hình trình bày cấu tạo màng  sinh chất.

* Màng có cấu tạo đơn giản (Daniel – Dacson):

Màng sinh chất gồm một lớp lipit kép ở giữa, hai lớp protein ở mặt trong và mặt ngoài, trên màng có các kênh được lót bởi protein hay các lỗ nhỏ.

Hình minh họa cấu trúc màng sinh chất (Ảnh sưu tầm)

* Màng khảm động:

Mô hình màng khảm động được nhiều người chấp nhận, mô hình này giải thích được bản chất cấu trúc phù hợp với chức năng của màng. Màng khảm động bao gồm:

– Lớp lipit kép:

là phần cơ bản, tạo lớp liên tục hình thành khung cho màng.

– Lớp protein màng:

bao gồm cả protein cầu và protein sợi. Một số được gọi là protein xuyên màng, chạy thẳng qua màng và có cả đầu nội bào lẫn ngoại bào. Các protein khác được gọi là protein bám màng cố định ở một nửa lớp kép hoặc chỉ bám vào bề mặt ngoài của màng, nhận tín hiệu truyền đến cho protein trám lỗ. Protein trám lỗ có chức năng quan trọng trong quá trình trao đổi chất qua màng.

 Đặc điểm của màng tế bào:

-Tính linh động:

+tính khảm lỏng (khảm : các phân tử protein ; lỏng : các phân tử phospholipid và protein không ngừng cử động).

+Các phân tử phospholipid không dính chặt với nhau mà chúng chỉ xếp lại với nhau và sự khuếch tán ngang của các phân tử phospholipid này làm cho màng có tính lỏng định hướng.

+Cholesterol nằm xen giữa các phân tử phospholipid giống hư những cái nêm làm cho màng kém lỏng và dai hơn.

-Tính thấm chọn lọc của tế bào:

Có 2 đặc tính về cấu trúc:

+ Các phân tử vô cực , kị nước hòa tan trong lipid qua  màng dễ dàng hơn các chất hữu cực ưa nước.

+ Các protein xuyên màng cho phép sự di chuyển qua màng các chất kích thích nước khác nhau, theo những hướng và tốc độ khác nhau.

-Tính không cân xứng của màng sinh học:

+tính không cân xứng của màng sinh học.

+tính không cân xứng của màng sinh chất.

-Sự hình thành của màng tế bào:

Mạng chỉ được sinh ra từ màng.

+Màng Tb được nhân lên mạnh nhất là trước lúc phân bào khi bào tương nhân đôi thì màng TB cũng được nhân đôi cho 2 Tb con.

+Thường xuyên màng TB bị thu nhỏ lại vì phải lõm vào để tạo nên các túi tiết và túi thải.

Chức năng chung của màng tế bào

 Bao bọc tế bào, ranh giới giữa tế bào và môi trường

– Là hàng rào cho phép vật chất qua lại màng theo hai cơ chế thụ động và chủ động – Truyền đạt thông tin bằng các tín hiệu hóa học và vật lý họ

– Xử lý thông tin

+ Nhận diện :

nhận diện tế bào quen, lạ, kẻ thù

 + Kích thích hoặc ức chế tiếp xúc giữa các tế bào, tế bào với cơ chấtLàm giá thể cho các enzym xúc tác các phản ứng sinh  học các loại trên màng, cố định các chất độc dược liệu, virut, đề kháng bằng các cấu trúc trên màng.

* Bảo vệ tế bào:

Bảo vệ cả tác động vật lí lẫn tác động hóa học, trong đó chủ yếu là bảo vệ tác động hóa học.

* Vận chuyển các chất qua màng:

Điều chỉnh sự vận chuyển vật chất ra và vào tế bào, được thực hiện theo hai cơ chế là cơ chế chủ động và cơ chế thụ động.

– Cơ chế thụ động:

Bản chất cơ chế là sự vận chuyển các chất qua màng theo cơ chế khuyếch tán thẩm thấu. Cơ chế này không tiêu tốn năng lượng của tế bào.

– Cơ chế chủ động:

Tuỳ thuộc vào nhu cầu của tế bào, sự vận chuyển chủ động thể hiện bản chất sống của tế bào và cần có năng lượng.

+Bản chất:

Do hoạt động sống của tế bào, đặc biệt là “tính chất sống” của màng tế bào và có sự tham gia của các yếu tố và thành phần do trao đổi chất tạo ra.

+Cơ chế:

Nhờ các chất mang, chất nhận, các permeraza; các bơm của màng giúp đưa vào tế bào các ion, các chất có kích thước lớn và không tan trong màng; sự đồng chuyển đưa gluco là nguồn năng lượng quan trọng nhất vào tế bào.

* Trao đổi chất sơ bộ qua màng:

Chất hữu cơ phức tạp được thuỷ phân thành các chất hữu cơ đơn giản rồi vận chuyển qua màng nhờ các enzim bám trên màng.

* Truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác gồm có:

sự truyền nội tiết tác động xa, sự truyền cận tiết, sự truyền qua xinap.

* Nhập bào và xuất bào:

Quá trình thu nhận tích cực các chất có kích thước phân tử quá lớn không qua được màng tế bào.

Sưu tầm & Chia sẻ kiến thức

Mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến bổ sung nha!

Từ khóa » Cấu Trúc Màng Tế Bào Sinh Chất