Tìm Hiểu Cấu Tạo Và ứng Dụng Của Xi Lanh Thủy Lực

Cấu tạo một xy lanh thủy lực 2 chiều điển hình: Xy lanh thủy lực là cơ cấu cơ khí làm việc chính trong hệ thống truyền động và từ động bằng thủy lực dùng để truyền tải lực để nâng, hạ, di chuyển một vật từ vị trí này sang vị trí khác. Để vận hành một xy lanh dạng thủy lực chuyên nghiệp, tăng độ bền vững cũng như tuổi thọ của xy lanh một cách tốt nhất chúng ta cần nắm vững cấu tạo cũng như cách thức làm việc của một xy lanh.

Tyben thủy lực

Cấu tạo xy lanh thủy lực

–  1, 10: Thân và ắc phía đầu cần xi lanh và phía không có cần dùng để gá xi lanh vào mặt đỡ hoặc cơ cấu cơ khí cần di dời. 9: Bạc đạn tự xoay (bạc đạn nhào), 2: Vú mỡ, 8: Vít khóa.

–  4, 5, 19, 20: Mặt bích phần đầu cần xy lanh thủy lực gồm phốt làm kín giữa cần piston và phần ắc có cần, bạc lót dẫn hướng, lỗ vào ống dầu

–  6, 7, 11, 12: Bích của xy lanh phía không cần gồm các lỗ gắn ống cấp dầu, giảm chấn, phốt làm kín giữa thân xy lanh và bích bu lông.

–  13,14,15,16: Piston là bộ phận chính của xy lanh để ngăn cách giữa hai khoang có áp và không áp gồm thân piston và các phốt bằng cao su vừa chịu áp suất vừa làm kín cả hai chiều với vỏ xi lanh, lót giữa hai phốt bằng vật liệu chịu mòn (như phíp bằng nhựa), chiều dài nhỏ nhất của thân piston thường lớn hơn 2/3 kích thước đường kính lòng xy lanh.

–  18: Vỏ xi lanh được chế tạo bằng thép hợp kim có độ dẻo tốt và bền chịu được mài mòn và nhiệt độ cao. –  21:  Cần piston được là thừ thép crom, được tôi cứng bề mặt được mài tròn bằng máy mài đạt độ bóng cao. Sau đó được mạ một lớp crom chống rỉ tùy theo yêu cầu từng model sản phẩm. Những trường hợp xy lanh làm việc trong môi trường chịu ăn mòn cao, cần piston còn được mạ thêm lớp ceramic (gốm).

Cơ chế hoạt động xylanh thuy luc

1. Tiết lưu và van một chiều song song      8. Xilanh điều khiển nâng hạ 2. Bơm thuỷ lực                                                     9. Xilanh thay đổi góc nghiêng 3. Động cơ nhiệt                                                    10. Động cơ thuỷ lực 4. Quạt mát                                                            11. Hộp số 5. Lọc dầu                                                             12. Cầu chủ động 6. Van an toàn 7. Van phân phối

Dầu từ thùng dầu được lọc qua bộ lọc dầu 5 để loại bỏ những cặn bẩn có trong dầu qua thùng bơm thuỷ lực 2 dầu được tăng áp để đến các cơ cấu phân phối. Nhờ các van phân phối này mà chúng ta có thể dễ dàng điều khiển xe di chuyển hay nâng hạ hàng hoá.

Muốn nâng hạ hàng hoá ta chỉ việc cấp dầu đến xilanh lực đẩy pitông xilanh lực nâng đi lên thực hiện quá trình nâng hàng hoá.

Muốn cho xe chuyển động ta chỉ việc điều khiển van phân phối để dầu đến động cơ thuỷn lực làm quay trục ra của bơm tạo mômen làm cho bánh xe chuyển động, muốn xe chạy tiến hay lùi chỉ việc điều khiển van phân phối để thay đổi đường cấp đến động cơ thuỷ lực.

Bơm có khả năng tự điều chỉnh lưu lượng nhờ cơ cấu điều khiển tự động gồm pitông và xilanh lực điều chỉnh độ nghiêng của đĩa nghiêng. Xilanh này hoạt động là do ta chích một đường dầu từ đầu ra của bơm tác dụng trở lại nhờ xilanh điều khiển độ nghiêng Trên hệ thống có thêm một số van an toàn để đảm bảo cho hệ thống khí quá tải. – máy xúc lật

Từ khóa » Cấu Tạo Xi Lanh Thủy Lực 2 Chiều