Tìm Hiểu Chi Tiết Các Cách đo độ PH Của đất Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Đối với từng loại cây trồng thì sẽ đều có một khoảng độ pH của đất nhất định để sinh trưởng thuận lợi cũng như khó phát triển, kém năng suất. Đo độ pH của đất là việc rất quan trọng mà bà con cần tiến hành kiểm tra trước khi canh tác để có biện pháp xử lý, cải tạo đất sao cho phù hợp với loại cây mình muốn khai thác. Cách đo độ pH của đất ra sao? Đó chính là những gì bài viết dưới đây sẽ đề cập đến.
Độ pH của đất tương ứng với các loại cây trồng
Mục lục- 1. Độ pH của đất là gì?
- 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ pH của đất
- 2.1. Thời tiết, khí hậu
- 2.2. Phân bón
- 2.3. Loại cây trồng
- 2.4. Nguồn nước cung cấp
- 2.5. Loại đất canh tác
- 2.6. Các dưỡng chất có sẵn trong đất
- 3. Cách lấy mẫu thử pH của đất
- 3.1. Đo độ pH của đất trực tiếp
- 3.2. Đo độ pH của đất bằng mẫu sệt
- 4. Các dụng cụ đo độ pH của đất
- 4.1. Đo độ pH của đất bằng giấy chỉ thị độ pH
- 4.2. Sử dụng dụng cụ đo độ pH của đất
- 4.3. Sử dụng bút đo độ pH của đất
- 4.4. Đo pH của đất bằng máy đo pH
- 4.5. Sử dụng hóa chất để đo độ pH của đất
- 5. Giải thích kết quả đo độ pH của đất
- 6. Phương pháp điều chỉnh độ pH của đất hiệu quả
>> Tham khảo các loại: Máy đo độ ph đất
1. Độ pH của đất là gì?
- Độ pH của đất được hiểu là thước đo độ axit (độ chua) hoặc độ bazo (kiềm) của đất.
- Khoảng giá trị độ pH của đất nằm trong phạm vi từ 3- 10 và thường được đo bằng cách trộn bùn đất với nước, dung dịch muối như canxi clorua 0.01 M.
- Giá trị pH tốt nhất cho cây trồng là từ 5.5- 7.5, tuy nhiên, nhiều loài cây trồng vẫn có thể thích nghi tốt ở ngoài khoảng này.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ pH của đất
2.1. Thời tiết, khí hậu
- Mưa nhiều sẽ làm rửa trôi các dưỡng chất của đất, trong đó có canxi cacbonat, khiến đất bị chua (tính axit).
- Sự phân hủy xác sinh vật, kết hợp với nước làm tăng tính axit của đất.
- Nhiệt độ cao, ít mưa khiến đất thiếu nước làm tăng nồng độ khoáng và muối khiến đất có tính kiềm lớn.
2.2. Phân bón
- Phân bón chứa nhiều nito làm giảm độ pH của đất tối đa.
- Phân hữu cơ sẽ làm tăng độ axit của đất ngay khi tiếp xúc với nước.
Ảnh hưởng của phân bón lên độ pH của đất canh tác
2.3. Loại cây trồng
- Độ pH ban đầu của đất chịu ảnh hưởng của hệ thực vật phát triển trên đó.
+ Đất có nhiều cỏ sẽ có tính axit thấp.
+ Đất dưới tán cây lớn có tính axit cao.
2.4. Nguồn nước cung cấp
- Phụ thuộc vào tính axit hoặc kiềm của nước tưới vào khu vực đất canh tác.
2.5. Loại đất canh tác
- Đất chứa nhiều khoáng sét có độ chua lớn hơn so với đất nhiều đá vôi (tính kiềm cao)
- Đất sét có độ đệm lớn hơn đất sét. Độ đệm càng cao, độ pH của đất càng khó thay đổi.
2.6. Các dưỡng chất có sẵn trong đất
- Nếu pH quá thấp, nhôm ở dạng không liên kết, cây trồng hấp thụ phải sẽ bị nhiễm độc.
- Nếu pH quá cao, sắt ở dạng liên kết, cây trồng không hấp thụ được khiến chúng mất đi diệp lục.
Lá của cây trồng trên đất thiếu sắt
- Nhiễm độc molyphen khi đất có tính kiềm cao khiến cây còi cọc.
3. Cách lấy mẫu thử pH của đất
3.1. Đo độ pH của đất trực tiếp
- Tạo một lỗ trong đất bằng mũi khoan hoặc thước (Độ sâu giữa các lần đo phải giống nhau).
- Thêm nước cất hoặc nước khử ion sao cho đất đủ ẩm, không cho quá nhiều, tránh việc làm tan hết đất vào nước.
- Cắm thiết bị đo pH của đất vào lỗ, chờ đọc kết quả.
Đo độ pH của đất trực tiếp
3.2. Đo độ pH của đất bằng mẫu sệt
- Lấy một mẫu đại diện cho cả diện tích đất trồng. Do pH đất có thể thay đổi trong một diện tích nhỏ nên mẫu đất được lấy phải chắc chắn chính xác là mẫu đại diện.
- Vị trí lấy mẫu đất nên cạnh cây trồng và vài mẫu ở cách xa đó (để 2 mẫu là khác biệt): Lấy 5 mẫu đất tại 4 góc khu đất kiểm tra và 1 mẫu ở điểm trung tâm.
- Bạn nên lấy đất ở cùng một độ sâu so với mặt đất cho mỗi lần kiểm tra: Tại điểm lấy mẫu, đào hố đường kính 50 x 50 x 50 cm, dùng xẻng xắn theo thành thẳng đứng để lấy lớp đất mỏng theo chiều sâu từ trên lớp đất mặt tới độ sâu 40 cm.
Lấy mẫu đất tại nhiều vị trí khác nhau trong khu vực cần kiểm tra
- Do lượng dinh dưỡng, loại đất, độ ẩm thường xuyên biến động nên bạn cần phải đánh dấu pH tại các địa điểm lấy mẫu.
- Lấy khoảng 0.5 kg đất rồi trộn lẫn với nhau, để khô, tán nhỏ và cân lấy 0.1 kg để mang đi đo độ pH của đất.
- Cho mẫu đất vào cốc thể tích 0.5 l rồi thêm 2/3 nước vào, khuấy hỗn hợp tan đều.
- Chờ 30 phút để lắng, rót lấy lớp nước phía trên.
4. Các dụng cụ đo độ pH của đất
4.1. Đo độ pH của đất bằng giấy chỉ thị độ pH
- Nhúng giấy chỉ thị độ pH vào dung dịch sao cho nước ngấm hết bề mặt giấy, chờ 1 phút xem sự thay đổi màu.
- So sánh màu sắc giấy với bảng màu để xác định độ pH của đất. Màu giấy chỉ thị ứng với chỉ số nào của thang đo thì đó là giá trị độ pH của đất cần kiểm tra.
So sánh màu chất chỉ thị pH với thang đo pH tương ứng
Ưu điểm: Giá thành thấp, dễ thực hiện.
Nhược điểm
- Dung dịch hòa tan của đất có màu tối khiến người thực hiện khó đọc kết quả, bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, góc đọc và người đọc khiến kết giá trị pH thu được không có tính thống nhất.
- Sai số của kết quả đo là 0.5, do đó, ảnh hưởng đến việc cải tạo đất không chính xác.
4.2. Sử dụng dụng cụ đo độ pH của đất
- Cho vào ống đong hỗn hợp đất, nước cất hoặc nước khử ion và vài hóa chất.
- Hóa chất phản ứng với độ pH và đổi màu.
Ưu điểm: Mua trộn bộ dụng cụ kiểm tra, dễ thực hiện.
Trọn bộ Test Kit độ pH của đất
Nhược điểm
- Kết quả đo mang tính chủ quan của người thực hiện.
- Độ sai số trong khoảng 0.5- 1. Do đó, người dùng cần mua nhiều bộ dụng cụ đo khi kiểm tra các loại đất khác nhau hoặc khi mới bắt đầu và chưa biết điểm pH ban đầu.
- Lượng thuốc thử đi kèm bị giới hạn, thường chỉ đủ cho 5 lần đo và việc xử lý hóa chất này cần có biện pháp an toàn, cụ thể.
4.3. Sử dụng bút đo độ pH của đất
Bút đo độ pH của đất cho kết quả chính xác
Ưu điểm
- Bút đo pH của đất tích hợp đầu dò pH bên trong thân máy, giúp kết quả đo có độ chính xác cao hơn. Giá trị kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình LCD.
- Không chịu sự ảnh hưởng của màu tối dung dịch đất cũng như yếu tố chủ quan của người thực hiện.
- Độ sai số thấp, từ 0.01- 0.1
Nhược điểm: Cần đó phương pháp bảo quản tốt, chi phí mua bút cao hơn.
4.4. Đo pH của đất bằng máy đo pH
- Nhúng kim đo vào mẫu thử, trên thân máy sẽ có đồng hồ hiển thị số pH.
Ưu điểm
- Thuận tiện cho việc sử dụng trong các phòng thí nghiệm.
- Có tính năng bù trừ nhiệt độ với tích hợp đầu dò nhiệt độ gắn liền với máy hoặc tách rời.
- Độ sai số 0.001 đơn vị pH
- Có thể lưu lại kết quả đo độ pH của đất với đầy đủ thông tin về ngày tháng, thời gian, dữ liệu hiệu chuẩn và dữ liệu lưu trữ.
Nhược điểm: Chi phí cao hơn, cần thực hiện đúng quy trình kĩ thuật và phải được bảo dưỡng cẩn thận.
Hình ảnh máy đo độ pH của đất
4.5. Sử dụng hóa chất để đo độ pH của đất
- Hóa chất đo độ pH của đất cần phải tinh khiết và được điều chế, do đó nó chỉ được dùng tại các phòng thí nghiệm cũng như người thực hiện phải có trình độ kiến thức tốt.
- Các loại hóa chất thường dùng
+ Methyl Red: Chuyển đỏ khi pH < 4, vàng khi pH > 7, trong khoảng 4 < pH < 7, hóa chất chuyển từ đỏ sang đỏ cam, cam và cuối cùng là vàng.
+ Bromthymol Blue: Chuyển vàng khi pH < 6, xanh dương khi pH > 8 và từ 6 < pH < 8, dung dịch xuất hiện màu lần lượt là vàng, vàng xanh, xanh lá cây, xanh dương.
+ Phenol phtalein: pH < 8, dung dịch giữ nguyên màu và pH > 10 thì chuyển sang màu đỏ.
5. Giải thích kết quả đo độ pH của đất
+ Nếu pH= 7: Đất trung tính
+ Nếu pH < 5: Đất chua (có tính axit). Nhôm, sắt, mangan dễ hòa tan và có thể gây độc cho cây. Đất thiếu Canxi và Mo.
+ Nếu pH trong khoảng 6- 7: Đây là khoảng tốt nhất đối với các loại cây trồng.
+ Nếu pH > 7.5: Đất dư thừa nhôm, sắt, kẽm gây ngộ độc cho cây trồng.
+ Nếu pH > 8: Có sự tạo thành các Canxi Photphat mà cây trồng không thể hấp thu được.
+ Nếu pH > 8.5: Lượng Natri vượt mức cho phép. Cây sẽ bị ngộ độc muối, thiếu sắt và kẽm.
>>> Tham khảo các loại: MÁY ĐO PH
6. Phương pháp điều chỉnh độ pH của đất hiệu quả
- Tăng độ pH cho đất: Rải đều bột đá vôi lên mặt đất, sau đó tiến hành xới để trộn bột đá vôi vào lớp đất canh tác (độ sâu khoảng 10cm). Tốt nhất là bón bột đá vôi trước khi trồng khoảng 1 tháng. Không nên bón vôi chung với phân chuồng, ure, hoặc phân có chứa đạm.
Tỷ lệ vôi cần bón vào đất trồng
+ Nguyên lý tác động: Các cation Ca2+ hay Mg2+ sẽ thay thế ion H+. H+ tác động với ion OH- tạo thành nước.
CaO + H2O -> Ca(OH)2
Ca(OH)2-> Ca2+ + 2OH-
Ca2+ thay thế 2H+ trong keo sét
2H+ + 2OH--> H2O
* Lưu ý: Dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì nó có cả Ca và Mg.
- Tăng độ axit cho đất: Trộn thêm hỗn hợp Amoniac sulfat hoặc lưu huỳnh.
Trên đây là những chia sẻ về cách đo độ pH của đất cũng như phương pháp điều chỉnh độ pH của đất. Hiện nay, LabVIETCHEM đang có sẵn nhiều loại máy đo, bút đo pH của đất đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Takemura- Nhật, Hanna- Ý,… Quý khách hàng vui lòng truy cập website labvietchem.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp tới số Hotline 0826 020 020 để được tư vấn và báo giá TỐT nhất.
Xem thêm:
- Sổ tay hướng dẫn cách đo độ pH trong hồ cá hiệu quả, an toàn
- Nồng độ pH là gì? Các phương pháp đo nồng độ pH thông dụng hiện nay
Từ khóa » độ Ph Của đất Bao Nhiêu Là Tốt
-
PH đất Là Gì ? Cách Xem Tính Chất Của đất Trồng Thông Qua Chỉ Số PH
-
PH đất Bao Nhiêu Thì Thích Hợp Cho Cây Trồng Phát Triển?
-
Độ PH Của đất – Wikipedia Tiếng Việt
-
PH đất Là Gì? Độ PH Nào Thích Hợp Cho Cây Trồng? - Sfarm
-
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PH TRONG ĐẤT TRỒNG
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách đo độ PH Của đất
-
Độ PH Của đất - Thế Giới Giá Thể, đất Trồng Cây
-
Độ PH Của đất Trồng Và Cách Tăng Giảm độ PH - AZ Farming
-
Độ PH Là Gì? PH Trong Cơ Thể ở Mức Bao Nhiêu?
-
Độ PH Của đất Là Gì? Độ PH đất ảnh Hưởng đến Cây Trồng Như Thế ...
-
Độ PH âm đạo Bao Nhiêu Là Bình Thường? | Vinmec
-
Độ PH Của Da Là Gì Và Bao Nhiêu Là Bình Thường? | Vinmec
-
PH đất Là Gì? Cách Cải Tạo đất Chua, đất Kiềm, Bảng Tra Cứu PH đất
-
Chỉ Số PH Đất Phù Hợp Với Các Loại Cây Trồng Tại Việt Nam