Tìm Hiểu đôi Nét Về Trang Phục Triều Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
- GIỚI THIỆU CHUNG
- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
- CƠ CẤU TỔ CHỨC
- THÀNH TÍCH NỔI BẬT
- CÁC KHỐI TÀI LIỆU LƯU TRỮ
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- TIN TỔNG HỢP
- TIN HOẠT ĐỘNG
- CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN
- GIỚI THIỆU
- ẤN PHẨM
- TRIỂN LÃM
- BÀI VIẾT
- PHÒNG ĐỌC
- GIỚI THIỆU PHÒNG ĐỌC
- NỘI QUY PHÒNG ĐỌC
- GIỚI THIỆU TÀI LIỆU - NGHIỆP VỤ
- TRIỂN LÃM
- ẤN PHẨM
- HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
- LIÊN HỆ
- Trang chủ
- Giới thiệu tài liệu - nghiệp vụ
Tìm hiểu đôi nét về trang phục triều Nguyễn
Tìm hiểu đôi nét về trang phục triều Nguyễn
09:26 PM 23/08/2020 Đọc bài viếtNgược dòng thời gian, chúng ta quay trở về với triều Nguyễn (1802 -1945) và sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến quy định và những đổi mới trong trang phục cũng như lễ phục của các vua quan, binh lính.
Từ năm 1806 thời vua Gia Long, các buổi chầu Đại triều, thường triều quy định: “Mỗi tháng lấy ngày mồng một và ngày rằm đặt Đại triều ở điện Thái Hòa, quan từ Lục phẩm trở lên mặc áo mũ Đại triều lui vào lạy chầu; những ngày mồng 5,10,20,25 đặt Thường triều ở điện Cần Chánh, quan từ Tứ phẩm trở lên mặc áo mũ Thường triều vào lạy chầu. Các thành và các dinh trấn đến ngày mồng một và ngày rằm đều bái vọng ở hành cung”1. Như vậy, vào thời Nguyễn, triều phục hay còn gọi là trang phục Đại triều chỉ trang phục mặc vào ngày rằm, mồng một và một số dịp lễ tết nhất định; thường phục là trang phục mặc vào các ngày chầu thường mồng 5,10,20,25.
Đối với triều Nguyễn, quy định về lễ phục rất nghiêm ngặt, từ vua, quan lại cho đến binh lính. Binh lính triều Nguyễn đa số đều đội nón, đi đất. Sự phân biệt giữa các hạng binh lính chủ yếu nằm ở kiểu dáng nón mũ. Riêng mặc áo song khai, cài khuy, xẻ vạt trước và sau, vai áo có viền bao quanh gọi là vân khiên. Trong bản phúc ngày mồng 2 tháng 6 năm Tự Đức 8 (1854) của Bộ Lễ cũng đã có nhắc đến việc quy định màu sắc áo, mũ của Hiệp quản, Quản vệ triều Nguyễn như sau: Nay bộ thần nhận được tờ phiến do bộ Binh sao lục, tờ phiến trình bày: “Vâng sắc chỉ xưa nay các viên Quản vệ, Hiệp quản phàm có việc hộ thị theo xa giá đều mặc đội áo mũ đầu hổ cả. Truyền cho bộ tra cứu rõ ràng lệ định, viên nào cần mặc đội màu sắc nào? phúc trình đầy đủ rõ ràng lên. Bộ thần vâng xét tháng 4 năm Thiệu trị thứ 5, đã có nghị định phê chuẩn việc cấp phát mũ đầu hổ, áo mãn lan, vệ uý đều đội mũ hổ kỳ Kim bác sơn, còn như mũ áo Hiệp quản chưa bàn xét tới. Tháng 2 năm ngoái, Kiêm quản các vệ Tuyển Phong Hoàng Chiếu dâng sớ trình bày: Phó quản cơ vệ 2 Tuyển Phong sung Hiệp quản Tôn Thất Đính xin làm và cấp cho mũ đầu hổ, áo mãng lan để đội mặc khi chầu hầu. Bộ thần trộm xét Hiệp quản nguyên không quy định phẩm hàm, từ trước nếu có việc Hộ thị đều đội mũ đầu hổ áo mãng lan của phó vệ uý. Bèn xin theo đúng lệ phó vệ uý mà làm rồi cấp phát cho áo mũ”2.
Bản Phúc của Bộ Lễ năm Tự Đức thứ 8 về quy định màu sắc áo, mũ của Hiệp quản, Quản vệ triều Nguyễn, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Trong bản tấu ngày 16 tháng 3 năm Thành Thái 10 (1898) cũng có nhắc đến việc xin may quần áo cho binh lính hộ giá. Vua Thành Thái đích thân thiết kế kiểu áo mới và chuẩn cho may mặc2. Đời vua Tự Đức có quy định rõ màu áo, mũ của Hiệp quản, Thị vệ, điều đó thể hiện rõ trong bản phúc của Bộ Lễ ngày mùng 4 tháng 6 năm Tự Đức 8 (1854) như sau: “các viên Quản vệ, Hiệp quản, phàm có lúc đi hầu theo xa giá đều nhất loạt đội mũ đầu hổ, mặc áo mãng lan các màu. Truyền cho bộ tra cứu rõ ràng luật lệ quy định. Phẩm hàm nào phải mặc đội áo mũ màu sắc nào? Phúc trình đầy đủ rõ ràng lên. Bộ thần tra cứu khoản cần cấp mũ áo hổ, áo mãng lan, trong phê chuẩn ở nghị định năm Thiệu Trị thứ 5 thấy ghi: Vệ uý đều đội mũ hổ Kỳ Kim Bác Sơn áo dùng lụa 5 màu xanh bảo lam, thanh thiên. Còn như áo mũ của Hiệp quản chưa bàn xét tới. Tháng 2 năm ngoái viên Kiêm quản các vệ Tuyển Phong Hoàng Chiến dâng sớ trình bày: Phó Quản cơ vệ 2 Tuyển Phong, Hiệp quản Tôn Thất Đính là quan mới được đặt, xin làm và cấp cho mũ đầu hổ, áo mãng lan để mặc đợi khi chầu hầu. Bộ thần trộm xét bày đặt chức Hiệp quản nguyên chưa quy định phẩm hàm, xin theo đúng lệ Phó Vệ uý mà làm và cấp cho áo mũ. Châu phê: màu tím nguyên bàn xét hình như chưa làm, truyền cho phủ Nội vụ tư cho mua do mãng lan đúng sắc màu lam, là 20 chiếc, chờ mua được sẽ lại quyết định4 .
Tự Đức, tờ 273, tập 53 nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Tài liệu tham khảo.
- Đại Nam thực lục chính biên: Đệ nhất kỷ, tập 1, tr.666.
- Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản tập 53, tờ 269, năm Tự Đức 8 (1854).
- Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản tập 43, tờ 8, năm Thành Thái 10 (1898).
- Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản tập 53, tờ 273, năm Tự Đức 8 (1854).
Hoàng Nguyệt
- Từ khóa
- Tin cùng chuyên mục
- Tin cùng chuyên mục
Điện thoại: (84-4) 37822545 - Ext: 208
Email: salledelecture1@gmail.com
LIÊN KẾT TRANG -- Chọn liên kết --Google THỐNG KÊ TRUY CẬPKhách đang online:
Tổng số truy cập:
Từ khóa » Triều Phục Nhà Nguyễn
-
Trang Phục Cung đình Triều Nguyễn - .vn
-
Nguyễn Triều Nữ Y - Trang Phục Nữ Thời Nguyễn Không Hề Nhàm Chán ...
-
[PDF] NÉT ĐẸP TRIỀU PHỤC HOÀNG GIA NHÀ NGUYỄN - VNU
-
KHÁI LƯỢC VỀ TRIỀU PHỤC CỦA CÁC QUAN THỜI NGUYỄN
-
Triều Phục Của Các Quan Văn Võ Thời Nguyễn Trông Như Thế Nào?
-
Áo Nhật Bình: Một Di Sản Văn Hóa Quý Của Cố đô Huế - .vn
-
Độc đáo Trang Phục Triều Nguyễn - Báo Thừa Thiên Huế Online
-
Triều Phục Văn Quan Võ Tướng Nhà Nguyễn Và Phẩm Phục Theo Cấp ...
-
Trang Phục Cung đình Triều Nguyễn – Tuyệt Tác Thẩm Mỹ Của Người Xưa
-
RGB - HOÀNG HẬU TRIỀU PHỤC - Chị Hậu - Facebook
-
Trình Làng Bộ Sưu Tập Trang Phục Các Quan Triều Nguyễn
-
Đi Ngắm áo Vua Quan Triều Nguyễn - Tuổi Trẻ Online
-
Triển Lãm áo Của Quan Triều Nguyễn - VnExpress Giải Trí