Triều Phục Văn Quan Võ Tướng Nhà Nguyễn Và Phẩm Phục Theo Cấp ...
Có thể bạn quan tâm
Tác giả: NGUYỄN ĐÔN
Dịch: Đức Chính
Chỉ dụ năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có dụ:[1]
“Việc chế định triều phục là để tỏ rõ người mặc là người có đức. Xưa nay các quan văn võ được ban cấp phẩm phục triều theo chế định[2]. Mỗi phẩm cấp chó một bộ đại triều và thường triều Phẩm phục này có trang trí rau tảo, vân mây không giống nhau, viềm tua và màu sắc cũng khác, gấm lựa bất đồng. Hoa văn ấy làm triều phục thêm rực rỡ. Tuy vậy trong hàng quan lại có người do chức dịch được ban cấp phẩm phục có giá trị hơn phẩm hàm; lại có người cùng phẩm hàm không được phẩm phục như thế. Vì như thế nên chế định không phù hợp với phẩm cấp nên phải một lần phải định lại cho xong để sáng tỏ phẩm hàn và tăng vẽ tôn nghiêm nơi triều nghi
“Vậy truyền cho Bộ Lễ bàn kỹ quan giai văn võ để định lại triếu phục cho đúng với phẩm hàm rồi tâu lên, đợi trẫm ban sắc chĩ jhi hành.
Khâm thử ”
* * *
Các chế định lập vào năm Thiệu Trị thứ 5 về phẩm phục Đại triều[3] và Thường triều[4] cho các quan văn và quan võ.[5]
[Nên phân biệt hai loại phẩm phục khi thết triều; phẩm phục đại triều và phẩm phục thường triều.
Chỉ quan văn từ lục phẩm trở lên mới có phẩm phục đại triều, từ thất phẩm trở xuống không có; còn quan võ từ tam phẩm hay chức vị có phẩm hàm tương đương trở lên mới có (phẩm phục đại triêu, quan võ từ tứ phẩm trở xuống chỉ có phẩm phục thường triều.
Tạm gác qua những món như mão, cân đai, hia và thẻ bài, có thể thấy phẩm phục dùng cho thết đại triều có hai loại gọi là bào (袍) và thường[6] (裳), trong khi dành cho thường triều gọi là y (衣); vậy nên quan văn từ thất phẩm trở xuống và quan võ từ tứ phẩm trở xuống nếu khi thết đại triều phải chầu mặc áo gọi là thường. 3
Vải lụa may phẩm phục cũng tùy theo phẩm hàm mà phần sau sẽ nói đến. Hình trang trí và màu vải lụa cũng vậy, ngoại trừ một vài phẩm hàm sẽ nói ở dưới.
Hình dáng phẩm phục thì giống nhau cho mọi quan lại.
Áo bào có khâu ở phía sau hai bên lưng cánh diều.
Màu áo cũng khác nhau từ theo phẩm hàm, thay đổi từ màu cổ đồng đến màu thiên thanh, màu tía, màu tím, màu cam bích, hay màu quan lục, màu bửu lam, màu ngoc lam; nói chung có 6 màu khác nhau. Trong bảng tổng hợp ở cuối bài có lưu ý quan chánh tòng nhât phẩm và chánh tòng nhị phẩm, không tính quan văn hay quan võ, có màu phẩm phục riêng cho từng phẩm hàm (đồng cổ, thanh thiên hay tím tía). Nhưng màu quan lục của quan tòng nhị phẩm trùng với màu của quan chánh tòng tứ phẩm và chánh tòng lục phẩm, ít ra hiện nay là vậy. Màu bảo lam của quan chánh tam phẩm cũng là mà rị.
Áo “thường” dùng trong đại triều và thường triều cũng có màu sắc khác nhau tùy theo phẩm hàm (màu đỏ cho chánh tòng nhất và nhị phẩm, màu đỏ điều (còn u của chánh tòng ngũ phẩm. Trong hai trường hợp này phẩm phục khác nhau ở hình thêu. Chúng ta sẽ thấy tập tục hiện nay có một số phẩm hàm khác với chế định của vua Thiệu Trị gọi là màu xich cho chánh tòng tam phẩm; màu bửu lam cho chánh tòng tứ phẩm; màu quan lục cho chánh tòng ngũ phẩm; màu quan lục cho chánh tòng lục phẩm; màu ngọc lam cho chánh thất phẩm khi chầu thường triều; cuới cùng màu ngọc lam hay quan lục cho tòng thất phẩm trở xuống.
Loại vải lụa và hình thêu cũng thay đổi theo cấp bậc, và các con vật biểu tượng được thêu ở hai bên hông và phía trước áo ‘thường’ cũng khác nhau.
Về y khi thết thường triều dù theo chỉ dụ của vua Thiệu Trị mô tả bên dưới có nhiều màu, nhưng loại áo này lại đồng phục một màu xanh lam cho mọi phẩm hàm, cả bên văn lẫn bên võ.
Mão hay còn gọi là quan (冠) dành cho quan văn từ nhất đến thất phẩm[7], quan văn đỉnh mão hình tròn gọi là ‘viên phát đầu’ (圓髮頭), quan võ đỉnh mão hình vuông gọi là ‘phương phát đầu’ (方髮頭).
[Dưới mão có một dãi băng làm bằng lông thú cứng dùng để giữ sát mão vào đầu và không cho tóc xỏa ra, gọi là ‘võng cân’ (網巾: cái khăn bịt).
Đái (帶) hay cân đai làm bằng tre ngoài có bọc dạ màu đỏ, gọi là ‘xích vũ đoạn’ (赤羽緞). Đái của mọi phẩm hàm có màu và hình dáng như nhau, nhưng thẻ bài và trang trí thẻ bài khác nhau tùy theo phẩm hàm, sẽ nói ở phần sau.
[Bộ triều phục trong đại triều và thường triều còn phải tính đến thẻ bài, gọi là ‘hốt’ (笏), được các quan cầm bằng hai tay, để ngang ngực. Từ tam phẩm trở lên hốt bằng ngà, các phẩm dưới hốt làm băng gỗ.
Hia, tiếng Hán Việt gọi là ‘oa’, dùng như nhau cho mọi phẩm bậc văn võ, duy có hoa văn khác nhau. Còn có loại vớ gọi là ‘miệt’ (襪), tiếng An Nam gọi là tất, không có chế định gì.
* * *
Phẩm phục quan chánh nhất phẩm
Mão hay ‘quan’[8] của quan chánh nhất phẩm đội khi thết đại triều phần trên có một phiến goi là ‘kim bác sơn’, phần dưới cũng có một phiến khác gọi là ‘kim ngạch tường’ cao 4 phân (0”16) chạm hình giao long[9] gọi là ‘giao hình’, bên phải và bên trái có hai phiến bằng vàng gọi là ‘kim khoa nhãn’; phía trước có một bông hoa bằng vàng gọi là ‘kim hoa’ và hai con giao long gọi là ‘kim giao’; đằng sau là hai hoa bằng vàng (kim hoa). Hai bên có hai cánh chuồn gọi là ‘lưỡng sí’ thếp vàng; mặt cánh chuồn có hình kim giao và các hạt châu (珠); đầu mút cũng dát vàng. Hai vật đỡ cánh chuồn cũng bằng vàng, gọi là ‘kim như ý’. Viền quanh mão có hai sợi chỉ vàng, gọi là ‘kim diễn liễn’.
Đái hay cân đai có 18 phiến nhỏ hình vuông (gọi là phương), chữ nhật (gọi là trường), hay bầu dục (gọi là biển). Quan từ nhất phẩm đến tứ phẩm đều có 18 miếng như vậy. Phiến ở giữa đằng trước và hai phiến tả hữu hình bầu dục bện cạnh có bọc vàng và chạm hoa; những phiến khác tháp đồi mồi. Cả 18 phiến đều có bọc vàng pha đồng.
Áo gọi là bào bằng vải đoạn gọi là bát ti (tám sợi chỉ), màu cổ đồng (màu đồng cũ), có thêu tứ linh, là long lân qui phụng, bằng chỉ ngũ thể: xanh lục, vàng, đỏ, trắng và đen chen với chỉ bằng vàng.
Áo gọi là thường may bằng lụa lương sa, màu đỏ, thêu bằng chỉ ngũ thể pha với chỉ vàng, bên phải và trái phía dưới áo thường của quan văn có thêu hình chim hạc gọi là tiên hạc, của quan võ thêu hình kỳ lân.
[Chúng ta sẽ gặp lại hình tiên hạc cho quan văn và kỳ lân cho quan võ ở hình thêu trước ngực trên phẩm phục thường triều. Lưu ý là chi tiết này thể hiện cho mọi phẩm hàm cả văn lẫn võ. Hình con vật biểu tượng cho từng phẩm hàm ở trên phẩm phục đại triều và thường triều đều như nhau, nhưng ở áo đại triều hình thêu nằm trong một vòng tròn ở hai bên tả hữu phía dưới áo ‘thường’, và, ở áo ‘y’ thường triều thêu trong hình vuông ngay giữa ngực. Sau này chúng ta sẽ thấy những con vật biểu tượng này khác nhau ở quan văn và quan võ, từng phẩm cấp quan văn và quan võ cũng khác nhau, ngoại lệ quan văn nhất phẩm và nhị phẩm. Nói chung với quan văn có 8 con vật biểu tượng và quan võ có 9]
Mão khi thết thường triều dùng cho quan văn từ nhất phẩm xuống tam phẩm gọi là ‘văn công’, có hình trang trí đơn giản bằng bằng vàng, hai diềm tua (gọi là lưỡng anh) cũng bằng vàng có kết ngọc châu.
Phẩm phục gọi là ‘y’ may bằng vải sa đoạn; màu xanh da trời (thanh), xanh lá cây (lục), xanh sậm (lam), đen (hắc) tùy theo ý thích từng người; khoét cổ chéo viền màu trắng gọi là ‘giao lãnh’.[10]
Hình thêu ở ngực, gọi là ‘bổ tử’, dệt bằng chỉ vàng và thêu dặm cũng bằng chỉ vàng hình ‘tiên hạc’ (chim hạc tiên). Các phần khác cũng y như áo thết đại triều.
Trang phục thường triều của quan võ từ nhất phẩm xuống tam phẩm cũng như vừa nói, nhưng mão thì gọi là ‘Hổ đầu quan’; hình thêu chỉ vàng ngay giữa ngực của võ quan chánh nhất phẩm l2 hình con kỳ lân thay vì con hạc.
*
* *
Phẩm phục quan tòng nhất phẩm
Phía trên mão có phiến vàng gọi là kim bác sơn (金博山), hai bên có hai phiến khác gọi là kim khóa nhãn; trước mão có thêu hoa và hai con rồng bằng vàng (kim hoa 金花 và kim giao 金蛟), sai có thêu hoa bằng vàng. Hai cánh chuồn có viền vàng và hai con rồng bằng vàng. Hai dây tua bằng vàng gọi là kim nhiễu tiễn (金繞踐) bao quanh mão.
Trong số 13 phiến phía trước đái từ phải qua trái có 7 miếng nạm vàng pha đồng gọi là tử kim (紫金) xen kẽ với 6 miếng nạm bạc. Phía sau có 5 miếng nạm bạc; các phiến đều có cẩn vảy đồi mồi.
Áo gọi là bào may bằng vải đoạn bát ti (八絲), màu tím sậm, thêu hình tứ linh bằng chỉ ngũ thể pha chỉ vàng.
Áo gọi là thường cũng như của quan chánh nhất phẩm; nhưng với quan võ phần dưới có thêu hình hai con bạch trạch (白澤), một loài thú tựa con lân.
Phẩm phục quan tòng nhị phẩm
Mão, áo bào và áo thường cũng như tòng nhất phẩm, chỉ có khác chút ít: hai cánh chuồn của mão không có hai con rồng bằng vàng, áo bào có màuquan lục (官綠); phía trước đái từ phải qua trái có hai phiến hình vuông, hai phiến bầu dục nạm đồng pha vàng; 14 phiến khác nạm bạc và tất cả đều có khảm đồi mồi.
Phẩm phục quan chánh tam phẩm
Phía trên mão có phiến bằng vàng gọi là kim bác sơn, từ phải qua trái có hai phiến bằng vàng gọi là kim khóa nhãn, trước và sau có thêu hai hoa vàng gọi là kim hoa và hai con rồng bằng vàng gọi là kim giao. Hai cánh chuồn có nạm vàng, hai giá đỡ cánh chuồn gọi là như ý 如意) bằng vàng và hai sợi chỉ vàng (kim nhiễu tiễn) chạy vòng quanh mão.
Mười tám phiến ở đái (cân đai) đều nạm bạc và khảm đồi mồi.
Áo bào và áo thường đều thêu giống quan nhị phẩm nhưng áo bào có màu lam sậm (bửu lam 寶藍), áo thường mài đỏ nhạt (xích 赤). Áo quan văn thêu hình con cẩm kê (錦雞), áo quan võ thêu hình sư tử.
Phẩm phục quan tòng tam phẩm
Mão, áo bào, áo thường giống như quan chánh tam phẩm; nhưng mão không có con rồng bằng vàng, áo bào có màu lam ngọc, các phiến ở cân đai có nạm sừng màu trắng có điểm lốm đốm (gọi là bạch hoa giác 白花角)
Phẩm phục quan chánh và tòng tứ phẩm
Phía trên mão có phiến bằng bạc (gọi là ngân bác sơn 銀博山), bên phài và bên trái có hai phiến gọi là kim khóa nhãn, phía trước và phía sau có hai hoa bằng vàng gọi là kim hoa, hai cánh chuồn có nạm vàng, hai giá đỡ cánh chuồn gọi là như ý) đều bằng bạc và có chỉ bạc (gọi là ngân nhiễu tiễn) chạy vòng quanh mão.
Phía trước cân đai từ phải qua trái có 13 phiến nạm bạc, phía sau có 5 phiến khác nạm đồng, các phiến đều có khảm sừng trắng đuểm lấm tấm (bạch hoa giác).
Áo bào bằng loại lụa trù (綢) màu xanh lục (quan lục) thêu giao long, bằng chỉ ngũ thể pha chỉ vàng. Áo thường bằng lụa lương sa (涼涼) màu lam sậm (bửu lam) quan văn có thêu hình khổng tước[11] và quan võ hình con hổ bằng chỉ ngũ thể pha chỉ vàng.
Mão thường triều cho quan văn tứ phẩm và thất phẩm cùng hình dáng gọi là đông pha quan (東陂冠), phía trước và phía sau mão này có hai hoa bằng vàng (kim hoa), còn các hoa khác cũng như mấy con giao long đều bằng bạc.
Áo y (衣) bằng lụa đoạn (緞) màu xanh lam hay đen; cổ chéo (gọi là giao lãnh 交領). Của quan văn và quan võ đều như nhau.
Trước ngực áo thường triều thêu chỉ vàng trên nền đỏ hình con công cho quan văn và con hổ cho quan võ, bên hông áo thường đại triều cĩng thêu hình hai con thú này.
Mão thường triều của quan võ gọi là xuân thu quan (春秋冠)
Phẩm phục quan chánh và tòng ngũ phẩm
Mão cũng như của quan tứ phẩm nhưng trang trí đơn giản bằng bạc
Phí trước cân đai hai bên phải và trái có 9 phiến nạm bạc và đồng đặt xen kẽ nhau; phía sau có 3 phiến toàn bằng đồng. Tất cả các phiến này đều khảm sừng trắng có điểm lấm tấm (bạch hoa giác).
Áo bào bằng lụa trù màu lam sâm (bửu lam) thêu hoa bằng chỉ ngũ thể pha chỉ vàng.
Áp thường bằng lụa lương sa, màu lục (quan lục), thêu bằng chỉ ngũ thể pha chỉ vàng.
Mão thường triều gọi là đồng pha quan, trang trí giản đơn các họa tiết bằng bạc.và nhữnng điểm khác cũng như của quan tứ phẩm. Hình thêu ở trước ngực (gọi là bổ tử 補子) bằng vải tên là xích vũ đoạn (赤羽緞), quan văn thêu hình mây và con nhạn (vân nhạn 雲雁), quan võ thêu hình con báo (văn báo 文豹).
Phẩm phục quan chánh và tòng lục phẩm
Phía trước và sau mão có hau hoa bằng bạc; hai cánh chuồn nạm bạc, hai giá đỡ cánh chuồn và chủ bao quanh mão cũng bằng bạc.
Chính giữa đái có một phiến nạm bạc; chín phiến còn lại nạm đồng; tất cả đều có khảm bạch hoa giác.
Áo bào bằng lụa quang tố trù (光素綢), màu lam ngọc. Áo thường bằng lụatố sa (素素) màu lục (quan lục)
Phẩm phục thường triều cũng như quan ngũ phẩm. nhưng hình thêu trước ngực (bổ tữ) hình con nhạn trắng (bạch nhạn 白雁) dành cho quan văn và con gấu (hùng熊) dành cho quan võ.
Phẩm phục quan chánh thất phẩm
Phía trước và sau mão có hoa bằng bạc, cánh chuồn không có nạm viền.
Phiến ở giữa cân đai có nạm bạc và khảm miếng sừng màu đen (ô giác 烏角); còn lại giống y quan lục phẩm nhưng hình thêu trước ngực là con cò (lộ tư 鷺鷥)
Phẩm phục quan tòng thất phẩm
Mão thường triều phẩm trật này tên là văn tú tài (文秀才); phía trước có một hoa và hai con rồng bằng bạc, phía sau chỉ có một hoa bằng bạc.
Áo y bằng sa đoạn màu xanh (thanh 青), lục, lam đậm, đen tùy theo ý thích từng người, cổ áo may chéo.
Áo thường bằng sa đoạn, màu xanh hay lục tùy ý thích, nhưng hai viền không có theo hoa. Hình thêu trước ngực (bổ tử) là con cò (lộ tư) dành cho quan văn và con hổ con (bưu 彪) dành cho quan võ.
Phẩm phục quan chánh và tòng bát phẩm
Mão thường triều gọi là mão văn tú tài, có một hoa bằng bạc ở phía trước và phía sau, còn lại giống phẩm phục quan tòng thất phẩm nhưng hình thêu trước ngực (bổ tử) là con chim kẻ xích dành cho quan văn và con hà mã dành cho quan võ.
Phẩm phục quan chánh và tòng cửu phẩm
Mão thường triều gọi là văn tú tài, chỉ có một hoa bằng bạc ở đằng trước, còn lại giống như của quan bát phẩm nhưng hình thêu trước ngực (bổ tử) là con chim liêu thuần dành cho quan văn và con tê ngưu dành cho quan võ.
Phẩm phục quan ngự sử
Mão thường triều của đô ngự sử (chánh nhị phẩm) và phó đô ngự sử(tòng nhị phẩm), chưởng ấn (tòng tứ phâm), ngự sử (chánh tam phâm của Đô sát viện gọi là trại quan.
Ở phần trên phía trước mão có hai cái sừng và hai con giao long bằng vàng hay bằng bạc thay cho các phiến gọi là khóa giản, còn lại thì giống phẩm phục quan văn theo phẩm cấp.
Phẩm phục của tiến sĩ
(chế định của vua Thiệu trị năm 1841)
Đối với phẩm phục của tiến sĩ đệ nhất giáp đệ nhất danh, trạng nguyênphần trên mão có phiến bằng bạc gọi là bác sơn, một hoa bằng vàng ở phía trước và một hoa bằng bạc ở phía sau, hai bên có cánh chuồn (gọi làlưỡng sỉ) có nạm bạc.
Áo bào bằng lụa bát ti, màu lục, dệt cải hoa to.
Áo thường bằng sa đoạn, dệt cải hoa màu xanh.
Đái có bọc lụa xích vũ đoạn, phía trước có một phiến bằng bạc mạ vàng và hai phiến khác nạm bạc, cả ba phiến này có khảm đồi mồi. Ngoài ra còn có thêm nạm đồng và khảm sừng đen (ô giác).
Hình trước ngực (bố tử) có nền màu đỏ thêu con nhạn trắng (bạch nhạn). Có thêm một đôi hia (oa) và đôi vớ (miệt) và một thẻ bài gổ (mộc bài).
Phẩm phục cho tiến sĩ đệ nhất giáp, đệ nhị danh, đệ tam danh, bãng nhãn, thám hoa gồm một mão phía trước có hoa bằng bạc mạ vàng và phía sau có hoa bằng bạc, hai bên có cánh chuồn nạm bạc.
Áo bào bằng lụa trù đoạn, dệt cải hoa, màu lục.
Áo thường bằng lụa tố sa đoạn, màu lam.
Phía trước đái có ba phiến nạm bạc, còn các phiến khác giống như của tiến sĩ đệ nhất giáp đệ nhất danh.
Phẩm phục cho tiến sĩ đệ nhị giáp (hoàng giáp) là chiếc mão có hai hoa bằng bạc, một ở phía trước và một ở phía sau, hai bên có cánh chuồn nạm bạc; còn lại giống như của tiến sĩ đệ tam danh.
Phẩm phục của tiến sĩ đệ tam giáp (tấn sĩ) gồm chiếc mão có hai hoa bằng bạc ở phía trước va 2phi1a sau, hai bên có cánh chuồn nhưng không có nạm gì. Đái có ba phiến nạm bạc và bảy phiến nạm đồng, các phiến đều có khảm sừng đen (ô giác). Hình trước ngực (bổ tử) có nền đỏ thêu chim cò (lộ tư); còn lại giống như tiến sĩ đệ nhị giáp.
Phẩm phục của cử nhân
Phẩm phục gồm mão có tên tú tài, phía trước và phía sau có hai hoa bằng bạc, một áo y bằng lụa An Nam (nam sa南紗), cổ chéo với hai lớp vải trắng; một áo thường, một khăn đội đầu (vọng cân), một đôi hia, một đôi vớ, và một thẻ bài bằng gỗ.
Chú thích :
[1] Trích Khâm D(I%NH Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 78, trang 26-27. Do dịch lại từ bản tiếng Pháp nên chắc chắn có sai lệch ít nhiều.nên có đối chiếu với bản dịch của Viện Sử Học (vì bản dịch này cũng có nhiều chỗ mơ hồ, từ ngữ thiếu chính xác). [2] Chế định từ năm Gia Long thứ 5. [3] Đại triều (大朝) có nghĩa là buổi thết triều long trọng – Người dịch. [4] Thường triều (常朝) có nghĩa là buổi thết triều bình thường – Người dịch. [5] Trích Đại Nam Điển Lệ Toát Yếu Tân Biên Lễ Lệ [Ban Biên tập Tập san có chua thêm vào bản Chỉ dụ phần nằm trong dấu ngoặc vuông, một vài chú giải và bảng tổng hợp làm cho bài viết rõ nghĩa hơn. – Người dịch: bảng tổng hợp này không dịch nhưng có trong nguyên bảng. [6] Còn gọi là xiêm – Người dịch. [7] Hiện nay quan văn từ thất phẩm và quan võ từ tòng tam phẩm trở xuống không có phẩm phục đại triều. [8] Từ đây trở xuống tiếng Hán xem ở ntguyên bản tiếng Pháp. [9] Giao long ở đây có nghĩa là con rồng không có sừng. Người ta còn dùng từ này chỉ con thuồng luồng tức con cá sấu (Người dịch) [10] Hiện nay phẩm phục thường triều từ nhất phẩm xuống đến cửu phẩm đều đồng phục màu xanh lơ. [11] Khổng tước: con côngTác giả; NGUYỄN ĐÔN, Phó Giám Lâm Nội Vụ Triều Nguyễn
Việt dịch: Đức Chính, 2009
Trích tạp chí: Bulletin des Amis du Vieux Hue 2è année – No 3 – Jullet-Septembre 1916
Nguồn bài đăng
Chia sẻ:
- Thêm
Có liên quan
Từ khóa » Triều Phục Nhà Nguyễn
-
Trang Phục Cung đình Triều Nguyễn - .vn
-
Nguyễn Triều Nữ Y - Trang Phục Nữ Thời Nguyễn Không Hề Nhàm Chán ...
-
[PDF] NÉT ĐẸP TRIỀU PHỤC HOÀNG GIA NHÀ NGUYỄN - VNU
-
KHÁI LƯỢC VỀ TRIỀU PHỤC CỦA CÁC QUAN THỜI NGUYỄN
-
Triều Phục Của Các Quan Văn Võ Thời Nguyễn Trông Như Thế Nào?
-
Áo Nhật Bình: Một Di Sản Văn Hóa Quý Của Cố đô Huế - .vn
-
Độc đáo Trang Phục Triều Nguyễn - Báo Thừa Thiên Huế Online
-
Trang Phục Cung đình Triều Nguyễn – Tuyệt Tác Thẩm Mỹ Của Người Xưa
-
RGB - HOÀNG HẬU TRIỀU PHỤC - Chị Hậu - Facebook
-
Trình Làng Bộ Sưu Tập Trang Phục Các Quan Triều Nguyễn
-
Tìm Hiểu đôi Nét Về Trang Phục Triều Nguyễn
-
Đi Ngắm áo Vua Quan Triều Nguyễn - Tuổi Trẻ Online
-
Triển Lãm áo Của Quan Triều Nguyễn - VnExpress Giải Trí