Tìm Hiểu Giá Trị Giáo Dục Tư Tưởng Qua Bài Thơ “Tự Miễn” (Tự Khuyên ...

Tìm hiểu giá trị giáo dục tư tưởng qua bài thơ “Tự miễn” (Tự khuyên mình) của Hồ Chí Minh:

Một hữu đông tàn tiều tụy cảnh

Tương vô xuân noãn đích huy hoàng

Tai ương bả ngã lai đoàn luyện

Sử ngã tinh thần cách kiện cường

 

“Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.”

DÀN Ý

I. MỞ BÀI

–     Cảnh gian khổ, bước gian truân là trường rèn luyện nghị lực bản thân, đặc biệt đối với thanh niên.

–     Dẫn đề (ghi lại bài thơ).

–     Chuyển mạch: tìm hiểu giá trị giáo dục tư tưởng qua bài thơ trên.

II.  THÂN BÀI

A. Ý NGHĨA BÀI THƠ

1.   Sự vận động tuần hoàn của tự nhiên(câu 1, 2)

–     Mùa đông rét mướt, cây cối rụng lá trơ cành, cảnh vật tiêu điều xơ xác. Mùa xuân ấm áp, cỏ cây đâm chồi nảy lộc, cành lá xanh tốt, cảnh vật vui tươi.

–     Tuy nhiên, thiên nhiên ở đây không vận động theo quy trình khép kín, tuần hoàn một cách đơn giản, mà được nhận thức theo quan điểm cách mạng:

•     Trong mối liên hệ nhân – quả: tự trong lòng của mùa đông nảy sinh mầm mống của mùa xuân.

» Trong quá trình vận động theo hướng đi lên của sự vật: mùa đông tàn, ngày xuân huy hoàng.

2.   Quy luật của cuộc sống, của con người(câu 3, 4)

–     Nhận thức về quy luật vận động của tự nhiên dẫn đến quy luật phát triển của cuộc sống, con người.

–     Con người tôi luyện trong gian khổ, tai ương (cảnh đông tàn) để chờ đợi ngày thành đạt huy hoàng (huy hoàng ngày xuân).

B.   GIÁ TRỊ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG

1.   Gian khổ là trường thử thách, rèn luyện bản thân

–     Xưa nay, gian khổ thường tác thành con người. Người có ý chí, tài năng cần được tôi luyện trong khó khăn gian khổ mới thành đạt, như viên đá quý được mài dũa mới tỏa sáng.

Vận khó trời còn trau chuốt ngọc

(Nguyễn Công Trứ)

–     Phải chịu đựng và chiến thắng gian khó để theo đuổi và thực hiện lí tưởng cứu nước, cứu dân:

Đúc gan sắt để dời non lấp bể

                                                                                    (Phan Bội Châu)

–     Trong hoàn cảnh lịch sử và điều kiện hoạt động cách mạng của Bác Hồ thì những khó khăn, gian khổ xảy đến như một tất yếu khách quan: Bác bị chính quyền thực dân Pháp theo dõi gắt gao trong thời gian hoạt động cách mạng tại Paris; bị đày đọa, án đói, ngủ rét, gông xiềng suốt mười bốn tháng trời ở những nhà tù Quảng Tây.

2.   Con người cần chủ động chiến thng gian khổ

Tính năng động chủ quan đóng vai trò quyết định, ý chí bản thân giúp ta vượt qua thử thách hiểm nguy, như lời thơ của Bác:

Kiên trì và nhẫn nại

Không chịu lùi một phân.

Vật chất tuy đau khổ

Không nao núng tinh thần.

                                                                        (Nhật kí trong tù)

3.   Con người phủi có ý chí tiến công cách mạng

Vươn mình từ những thử thách, khó khăn, tôi luyện ý chí bản thân, con người phải đấu tranh cho lí tưởng cao quý, sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.

III. KẾT BÀI

Tự khuyên mìnhcó nội dung tư tưởng không thoát li cuộc sống, không nhuốm màu sắc luân lí nên gần gũi đời sống và dễ thâm nhập lòng người. Việc rèn luyện bản thân là yêu cầu bức thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi.

Trong giai đoạn hiện nay, giá trị của bài học Tự khuyên mình càng trở nên sâu sắc.

Nguồn: choiphongthuy.com Chơi Phong Thủy

Từ khóa » Câu Thơ Ví Không Có Cảnh đông Tàn