Tìm Hiểu Luật Lao động Nhật (Phần 1_ Thời Gian Thử Việc Và Nghỉ Phép)
Khi kí hợp đồng làm việc, ngoài các điều khoản về tiền lương, thưởng, hỗ trợ nhà ở,… còn rất nhiều điều khoản mà chúng ta cần đọc và hiểu kỹ để biết tự bảo vệ quyền lợi cho mình khi cần thiết.
Trong phần 1 của series bài về luật lao động này, Tomoni sẽ giải thích với các bạn về 2 khái niệm: Thời gian thử việc & Ngày nghỉ phép.
Đã có các phần khác ở đây nhé các bạn
Mục lụcTìm hiểu luật lao động Nhật (Phần 2) Về việc làm thêm giờ
Tìm hiểu luật lao động Nhật (phần 3) Hợp đồng lao động
Tìm hiểu luật lao động Nhật (Phần 4) Các quy định liên quan tới nhân viên phái cử (haken)
Tham khảo các thông tin tuyển dụng hiện đang có tại MPKEN
- Thời gian thử việc 試用期間
- Thời gian thử việc là gì?
- Thời gian thử việc dài bao lâu?
- Thời gian thử việc và việc sa thải có mối quan hệ như thế nào?
- Những điều kiện lao động trong thời gian thử việc
- Chế độ nghỉ phép có lương 有給休暇
- Chế độ nghỉ phép có lương là gì?
- Thời gian phát sinh và thời hạn của chế độ nghỉ phép có lương
- Cách tính số ngày nghỉ phép có lương
- Chế độ nghỉ phép có lương phụ thuộc như thế nào vào thời gian lao động?
- Chế độ nghỉ phép có lương dành cho nhân viên arubaito
- Cách tính số ngày nghỉ phép có lương
Đúng như tên gọi của nó, thời gian thử việc là quãng thời gian để công ty test thử xem tính cách và khả năng làm việc thực sự của người lao động có phù hợp với môi trường làm việc của công ty hay không.
Trong thời gian này, nếu công ty cảm thấy không hài lòng về thái độ, cung cách, khả năng làm việc của người lao động, thì sau khi kết thúc thời gian thử việc, họ có thể cắt hợp đồng đã kí với người lao động.
Thời gian thử việc dài bao lâu?
Về mặt luật pháp, không có quy định cụ thể gì về việc thời gian thử việc tối đa là bao lâu, nhưng thời gian thử việc ở các công ty Nhật thường ở mức trung bình là 3 tháng, có nơi dài hơn thì tầm 6 tháng.
Thời gian thử việc dài hoàn toàn không hề có chút lợi ích nào đối với người lao động, vì vậy chúng ta nên tránh những công ty có thời gian thử việc quá dài.
Chính vì độ dài của thời gian thử việc là 1 điều khoản lao động có ảnh hưởng lớn tới người lao động nên nó cần được ghi rõ trong bảng quy tắc lao động của công ty, và trong hợp đồng lao động dc kí giữa công ty với người lao động.
Trường hợp thời gian thử việc không được quy định rõ ràng (không ghi rõ thời gian thử việc trên hợp đồng là bao lâu), thì quy định về thời gian thử việc này được coi là vô hiệu và thời gian đó coi như thời gian làm việc chính thức.
Ngoài ra, chính vì đây là 1 điều khoản được ghi trong hợp đồng lao động đc kí giữa 2 bên, nên nếu không có sự đồng ý của người lao động thì công ty không thể tự ý kéo dài thời gian thử việc này.
Ví dụ: thời gian thử việc quy định trên hợp đồng là 3 tháng, công ty muốn kéo dài lên thành 6 tháng thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người lao động.
Thời gian thử việc và việc sa thải có quan hệ như thế nào?Chính vì thời gian thử việc là thời gian cho phép công ty kiểm tra năng lực của người lao động, nên so với khi đã được tuyển chính thức, thì vị thế của người lao động khá yếu, nghĩa là công ty hoàn toàn có thể cắt hợp đồng với bạn trong thời gian này mà không bị coi là vi phạm hợp đồng.
Đương nhiên như vậy ko có nghĩa là công ty có thể dùng bất cứ lý do nào để sa thải bạn, tuy nhiên, nếu bạn phạm phải các lỗi “có vẻ khách quan gây ảnh hưởng đến công việc như”: không hợp tác với mọi người trong nhóm, thường xuyên sơ suất trong công việc, tiếng Nhật quá kém không làm được việc… thì phía công ty có thể vin vào đó để sa thải, nên cần hết sức chú ý.
Tuy nhiên, dù là đang trong thời gian thử việc, nhưng cứ miễn là đã vào công ty quá 14 ngày thì công ty phải có có chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động. Cụ thể, công ty phải báo trước cho người lao động ý định sa thải từ 30 ngày trở lên; hoặc phải đền bù cho người lao động khoản tiền tương đương với 30 ngày lương trở lên.
Những điều kiện lao động trong thời gian thử việcCũng có những công ty tự ý quy định những điều kiện như là “trong thời gian thử việc thì khi làm thêm giờ sẽ không được trả lương”… Khi đó, bạn cần biết, đây là 1 hành vi vi phạm pháp luật.
Người lao động cần nhớ, dù có đang là thời gian thử việc, thì việc bạn đang cung cấp sức lao động để được nhận lại tiền vẫn không có gì thay đổi. Vì thế, công ty có nghĩa vụ phải thanh toán tiền trợ cấp làm thêm giờ, làm đêm hay đi làm ngày nghỉ lễ.
Chế độ nghỉ phép có lương 有給休暇 Chế độ nghỉ phép có lương là gì?Chế độ nghỉ phép có lương 有給休暇 với các quy định chung về thời điểm phát sinh ngày nghỉ phép, và số ngày nghỉ phép tối thiểu, là 1 quyền lợi của người lao động được quy định rõ trong Luật Lao động. Các các công ty đều phải áp dụng các quy định tối thiểu này (số ngày nghỉ phép có thể khác nhau tuỳ từng chế độ mỗi công ty, nhưng không đc ít hơn số ngày quy định theo luật).
Vì vậy, dù bạn có kí hơp đồng với 1 công ty nhỏ chỉ có vài người, thì quyền lợi này vẫn phải được đảm bảo.
Thời gian nghỉ phép sẽ bắt đầu phát sinh sau khi bạn vào công ty 6 tháng trở lên. Số ngày được nghỉ phép được hưởng sẽ thay đổi phụ thuộc vào độ dài thời gian làm việc của người lao động (xem cách tính ở dưới).
Thời gian phát sinh và thời hạn của chế độ nghỉ phép có lươngNhư trên đã nói, số ngày nghỉ phép hưởng lương phụ thuộc vào độ dài thời gian làm việc của người lao động. Ví dụ, trường hợp người lao động làm toàn thời gian, sau nửa năm thì số ngày nghỉ phép hưởng lương sẽ là 10 ngày và sẽ không phát sinh thêm trong suốt 1 năm sau đó (phát sinh mỗi 1 năm/lần). Số ngày nghỉ phép phát sinh các năm sau sẽ nhiều hơn năm cũ 1-2 ngày. (VD: sau 6 tháng đầu được 10 ngày, sau 18 tháng được thêm 11 ngày mới).
Tuy vậy, cần lưu ý là số ngày nghỉ phép này chỉ có “thời hạn sử dụng” là 2 năm kể từ ngày nó phát sinh, chứ không phải bạn cứ không sử dụng là nó còn đó.
Ví dụ: sau 6 tháng vào công ty bạn có 10 ngày phép, sau 18 tháng vào công ty (tức là 1 năm sau đó) bạn có thêm 11 ngày mới tổng công là 21 ngày.
Tuy nhiên, 10 ngày nghỉ phép có được đầu tiên sẽ hết hạn sử dụng vào ngày cuối cùng của tháng thứ 30 sau khi bạn vào công ty), vì vậy, nếu trước đó bạn không dùng hết 10 ngày này, thì nó sẽ tự đông mất đi. Như vậy, bạn sẽ chỉ còn lại 11 ngày phép mới phát sinh vào tháng thứ 19 và khoảng 12 ngày phép mới phát sinh thêm khi sang tháng thứ 31 mà thôi.
Tương tự, số ngày nghỉ phép mới phát sinh ở các năm sau (sau 18 tháng, sau 30 tháng,..) cũng sẽ bị hết hạn theo dạng cuốn chiếu như trên sau 2 năm kể từ ngày nó phát sinh (số ngày nghỉ phép có được sau 18 tháng sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng của tháng thứ 42,…
Số ngày phép hết hiệu lực bạn không lấy sẽ coi như bạn bị thiệt, chứ không được quy đổi sang tiền như 1 số công ty ở Việt Nam, vì vậy, bạn cần chú ý check số ngày phép còn lại để không bị thiệt thòi.
Cách tính số ngày nghỉ phép có lương
Giống như hình trên, số ngày nghỉ phép phát sinh sẽ tăng dần theo năm làm việc liên tục.
Ví dụ: người lao động làm việc toàn thời gian, thời điểm sau 6 tháng làm việc sẽ có 10 ngày nghỉ phép, sau 1 năm 6 tháng sẽ có thêm 11 ngày nghỉ phép…
Thời gian làm việc liên tục | 6 tháng | 1 năm rưỡi | 2 năm rưỡi | 3 năm rưỡi | 4 năm rưỡi | 5 năm rưỡi | 6 năm rưỡi |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Số ngày nghỉ phép có lương | 10 ngày | 11 ngày | 12 ngày | 14 ngày | 16 ngày | 18 ngày | 20 ngày |
Trường hợp người lao động bắt đầu làm việc được 1 năm rưỡi: Số ngày nghỉ phát sinh năm đầu tiên là 10 ngày, số ngày nghỉ phát sinh năm tiếp theo là 11 ngày, tổng là 21 ngày. Vì số ngày nghỉ phép sẽ hết hạn sau 2 năm kể từ thời điểm phát sinh, do đó tổng số ngày nghỉ phép sẽ bằng tổng số ngày nghỉ được phát sinh trong vòng 2 năm trở lại.
Ngoài ra, dù số ngày nghỉ tăng dần theo năm làm việc, tuy nhiên số ngày nghỉ phép tối đa phát sinh trong 1 năm không quá 20 ngày. Tức là nghỉ phép 1 lần được tối đa là 2 năm, tương đương 40 ngày nghỉ phép.
Do vậy, mỗi người lao động nên tự nắm rõ số ngày nghỉ phép của mình, lên kế hoạch sử dụng hợp lý để tránh làm mất đi quyền lợi chính đáng của bản thân.
Chế độ nghỉ phép có lương phụ thuộc như thế nào vào thời gian lao động?Người lao động làm việc dưới dạng nhân viên phái cử hay arubaito thì thường có số ngày nghỉ phép ít hơn so với nhân viên toàn thời gian, nhưng vẫn được hưởng 1 số ngày phép nhất định nếu thời gian làm việc thoả mãn yêu cầu.
Chế độ nghỉ phép có lương dành cho nhân viên arubaito
Nhiều công ty, chủ lao động luôn muốn người lao động làm thêm cho họ càng nhiều càng tốt với số tiền công định sẵn, nên họ cố tình không nói về chế độ nghỉ phép có lương cho nhân viên, hoặc thậm chí có trường hợp không biết về chế độ nghỉ phép có lương này. Nhưng nếu người lao động vẫn cứ làm việc mà không biết gì về chế độ nghỉ phép có lương này thì khá là thiệt thòi. Do vậy dù là arubaito cũng nên tìm hiểu và nắm được chế độ nghỉ phép có lương này nhé
Cách tính số ngày nghỉ phép có lương cho nhân viên arubaitoSo với nhân viên chính thức toàn thời gian, số ngày và giờ làm việc của nhân viên arubaito ít hơn nên số ngày nghỉ phép có lương cũng ít hơn.
Ngoài ra, đối với arubaito thời gian làm việc ngắn nên số tiền lương tương đương 1 ngày phép sẽ được tính theo thời gian làm việc. Cụ thể xem ở bảng dưới. Đơn vị: ngày.
Ngày làm việc/tuần | Ngày làm việc/năm | 6 tháng | 1 năm rưỡi | 2 năm rưỡi | 3 năm rưỡi | 4 năm rưỡi | 5 năm rưỡi | 6 năm rưỡi |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
4 | 169~216 | 7 | 8 | 9 | 10 | 12 | 13 | 15 |
3 | 121~168 | 5 | 6 | 6 | 8 | 9 | 10 | 11 |
2 | 73~120 | 3 | 4 | 4 | 5 | 6 | 6 | 7 |
1 | 48~72 | 1 | 2 | 2 | 2 | 3 | 3 | 3 |
Ví dụ: Trường hợp nhân viên arubaito làm 1 tuần 3 ngày, tương đương 1 năm làm khoảng 150 ngày. Với tần suất làm việc như vậy, sau nửa năm thì số ngày nghỉ phép phát sinh sẽ là 5 ngày.
Trường hợp 1 tuần làm từ 5 ngày trở lên thì điều kiện áp dụng tương tự như nhân viên toàn thời gian.
Trường hợp người lao động làm 4 tiếng 1 ngày, khi sử dụng ngày nghỉ phép có lương thì không cần đi làm cũng có thể nhận được lương tương đương 4 tiếng làm việc.
Nói cách khác, 1 ngày làm việc bao nhiêu tiếng, không ảnh hướng đến số ngày nghỉ phép, mà ảnh hưởng đến số tiền nhận được sau khi lấy số ngày nghỉ phép.
Mỗi người lao động nên nắm rõ xem mình còn bao nhiêu ngày nghỉ phép có thể sử dụng được, không để quá hạn sử dụng số ngày nghỉ phép để tránh thiệt thòi cho bản thân.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
baito luật lao động nghỉ phép thử việc Xem bình luận và phản hồiTừ khóa » Nghĩ Yukyu
-
Yukyu - Chế độ Nghỉ Phép Có Lương ở Nhật Bản - JAPANDUHOC
-
Yukyu 有給 Là Gì? Cách Xin Nghỉ Yukyu Bằng Tiếng Nhật - Smiles
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Yukyu – Ngày Nghỉ Có Lương
-
Lao động Nước Ngoài Làm Việc Tại Nhật Bản Có được Nghỉ Phép ...
-
️ NGÀY NGHỈ CÓ LƯƠNG “YUKYU” | Facebook
-
Xin Nghỉ Phép ở Công Ty Nhật: Một Số Lưu ý Bạn Nên Biết - Tokyodayroi
-
[PDF] Nghỉ Phép Có Lương Hàng Năm
-
Quy định Mới Về Nghỉ Có Lương (有給休暇) Sẽ được áp Dụng Từ Tháng ...
-
Chế độ Yukyu 有給 ở Nhật Là Gì?
-
Làm Việc ở Nhật: Chế độ Ngày Nghỉ Có Lương|Kênh Du Lịch LocoBee
-
XIN VIỆC Ở NHẬT : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGÀY NGHỈ ...
-
Tất Tần Tật Về Chế độ Nghỉ Phép Và Lương Khi Làm Việc Tại Nhật Bản
-
Xin Phép Về Sớm, Nghỉ Làm Bằng Tiếng Nhật - TTS Học Ngay Kẻo Lỡ?