TÌM HIỂU MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ...

Từ ngày giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là vốn quý nhất của xã hội:“Con người Việt Nam là con người phát triển toàn diện, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hoà, phong phú...”. Như vậy mục tiêu cần phải đạt được của người cán bộ khoa học kỹ thuật trong các trường đại học của chúng ta là: Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần có khả năng lao động và có tính tích cực chính trị - xã hội.

Giáo dục thể chất (GDTC) là một loại hình giáo dục, một quá trình giáo dục có tổ chức có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng kỹ xảo (KNKX) vận động... từ thế hệ này cho thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh, sinh viên, với nguyên tắc sư phạm...). GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị KNKX vận động và những tri thức chuyên môn (giáo dưỡng), phát triển tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe.

leftcenterrightdel
 (Ảnh giảng dạy GDTC tại HV)

Như vậy GDTC có thể chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực.

Dạy học động tác là nội dung cơ bản của giáo dưỡng thể chất. Đó là quá trình trang bị những KNKX vận động cơ bản, cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn.

Bản chất của thành phần thứ hai trong GDTC là tác động hợp lý tới sự phát triển tố chất vận động đảm bảo phát triển các năng lực vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo...).

Như vậy GDTC là một hình thức giáo dục có nội dung đặc trưng là dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động của con người. Việc dạy học động tác và phát triển các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau thậm chí có thể “chuyển đổi” lẫn nhau. Nhưng chúng không bao giờ đồng nhất, giữa chúng có quan hệ khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và GDTC khác nhau.

Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.

Các nhiệm vụ của GDTC:

Nhóm nhiệm vụ GDTC theo nghĩa hẹp: Củng cố và tăng cường sức khoẻ, phát triển cân đối hình thái chức năng cơ thể, phát triển tố chất vận động và khả năng hoạt động thể lực của con người.

Nhiệm vụ giáo dưỡng thể chất: Hình thành và hoàn thiện KNKX vận động quan trọng trong cuộc sống, kể cả KNKX thực dụng và thể thao, trang bị những kiến thức chuyên môn.

Nhiệm vụ giáo dục theo nghĩa rộng (hình thành nhân cách): Giáo dục đạo đức ý chí, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện.

GDTC trong nhà trường là quá trình hoạt động thống nhất và đồng thời giữa hai mặt: Giảng dạy, học tập và rèn luyện.

Giảng dạy là thông qua giáo viên truyền thụ những kiến thức kỹ thuật, phương pháp vận động cơ bản cần thiết để người học sinh có khả năng tự vận động, tự rèn luyện.

Học tập rèn luyện là quá trình mỗi sinh viên tự tích cực, tự giác, tự lực chủ động, vận động những kiến thức đã học, đã tiếp thu được để rèn luyện, biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự rèn luyện một cách sáng tạo có hiệu quả.

Việc tách riêng lẻ các nhiệm vụ trên chỉ là tương đối. Trên thực tế của quá trình GDTC bao giờ người ta cũng tiến hành đồng thời các nhiệm vụ (như giáo dục đạo đức, ý chí, thẩm mỹ và trí tuệ; giáo dưỡng thể chất với giáo dục các tố chất thể lực).

 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Từ khóa » Hình Gdtc