Tìm Hiểu Ngành Nghề: Vật Lý Kỹ Thuật (Mã XT: 7520401) - TrangEdu
Có thể bạn quan tâm
Vật lý kỹ thuật là ngành khoa học vận dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tế liên quan tới đo lường, phân tích kỹ thuật và chế tạo vật liệu.
Vậy ngành Vật lý kỹ thuật có những thông tin gì cần tìm hiểu? Cùng tham khảo trong bài viết này nhớ.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Vật lý kỹ thuật là gì?
Vật lý kỹ thuật (Technical Physics) là một ngành đại học chuyên sâu về khoa học và kỹ thuật. Nó được sử dụng để giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ vật lý và công nghệ vật liệu.
Sinh viên học ngành vật lý kỹ thuật sẽ tìm hiểu về các nguyên tắc vật lý, các phương pháp kỹ thuật và các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này.
Học ngành Vật lý kỹ thuật được gì?
Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật với định hướng ứng dụng và nghiên cứu sẽ giúp sinh viên đạt được những kiến thức và kỹ năng:
- Thiết kế, đề xuất và triển khai các giải pháp kỹ thuật
- Kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế thông qua lượng kiến thức cơ bản về toán học và vật lý cũng như trên cơ sở đo lường, kiểm tra, phân tích và mô phỏng về vật lý.
- Kiến thức định hướng về vật liệu và linh kiện điện tử – công nghệ nano, năng lượng mặt trời, quang học, quang điện tử, vật lý tin học, lập trình ứng dụng…
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Vật lý kỹ thuật
Trong năm 2023 có 06 trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh ngành Vật lý kỹ thuật.
Các trường tuyển sinh ngành Vật lý kỹ thuật năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Vật lý kỹ thuật |
1 | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội | 24.28 |
2 | Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội | 24.2 |
3 | Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội | 23.14 |
4 | Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng | 15.35 |
5 | Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM | 60.81 |
6 | Trường Đại học Cần Thơ | 18 |
3. Các khối thi ngành Vật lý kỹ thuật
Ngành Vật lý kỹ thuật có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối A02 (Toán, Sinh học, Vật lí)
4. Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật
Nếu bạn đang quan tâm về những môn học của ngành VLKT thì mời tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật của trường Đại học Bách khoa Hà Nội ngay dưới đây.
Sinh viên Vật lý kỹ thuật của trường Đại học Bách khoa sẽ được học những môn sau:
I. LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG |
Những NLCB của CN Mác-Lênin I, II |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối Cách mạng của Đảng CSVN |
Pháp luật đại cương |
Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc) |
Bơi lội (bắt buộc) |
Tự chọn thể dục 1, 2, 3 |
Đường lối quân sự của Đảng |
Công tác quốc phòng, an ninh |
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) |
Tiếng Anh I, II |
Giải tích I, II, III |
Đại số |
Xác suất thống kê |
Vật lý đại cương I, II, III |
Tin học đại cương |
Hóa học |
II. CƠ SỞ VÀ CỐT LÕI NGÀNH |
Nhập môn Vật lý kỹ thuật |
Kỹ thuật điện |
Vẽ kỹ thuật trên máy tính |
Phương pháp toán cho vật lý |
Kỹ thuật điện tử |
Đồ án môn học I |
Căn bản khoa học máy tính cho kỹ sư vật lý |
Cơ học lượng tử |
Trường điện từ |
Cơ sở quang học, quang ĐT |
Vật lý chất rắn |
Vật lý thống kê |
Tính toán trong vật lý và khoa học vật liệu |
Vật lý và kỹ thuật chân không |
Đồ án môn học II |
Vật lý và linh kiện bán dẫn |
Hệ thống nhúng và ứng dụng |
Kiến thức bổ trợ |
Quản trị học đại cương |
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp |
Tâm lý học ứng dụng |
Kỹ năng mềm |
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật |
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp |
Technical Writing and Presentation |
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun) |
Mô đun 1: Năng lượng tái tạo |
Cơ sở năng lượng tái tạo |
Pin mặt trời |
Vật liệu tích trữ và biến đổi năng lượng |
Mô đun 2: Quang học, quang điện tử và quang tử |
Công nghệ chiếu sáng rắn |
Vật lý laser |
Quang tử |
Mô đun 3: Vật lí tin học |
Phương pháp nguyên lý ban đầu |
Lập trình ứng dụng |
Thiết kế mạch điện tử |
Mô đun 4: Vật liệu điện tử và công nghệ nano |
Cơ sở vật lý và công nghệ nano |
Công nghệ vi điện tử |
Vật liệu điện tử |
Mô đun 5: Phân tích và đo lường |
Kỹ thuật phân tích vật lý |
Cảm biến đo lường và điều khiển |
Kiểm tra không phá hủy vật liệu |
Mô đun 6: Mô đun tự thiết kế – Chọn 8 tín chỉ |
Vật lý điện tử |
Công nghệ vật liệu |
Mô hình hóa |
Tin học ghép nối |
Kỹ thuật xử lý ảnh và ứng dụng trong kỹ thuật |
Quang học kỹ thuật |
Cơ sở kỹ thuật ánh sáng |
Năng lượng mới đại cương |
Cơ giải tích |
Cơ sở các phương pháp đo lường Vật lý |
Nhiệt động học vật liệu |
Mô phỏng hệ vật liệu y sinh |
Thiết bị y tế |
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân |
Thực tập kỹ thuật |
Đồ án tốt nghiệp cử nhân |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Ngành vật lý kỹ thuật cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Các công ty của ngành công nghệ cao, sản xuất và dịch vụ cần những người có kiến thức vật lý kỹ thuật để giải quyết vấn đề kỹ thuật và cung cấp giải pháp. Các vị trí việc làm bao gồm kỹ sư vật lý kỹ thuật, nhà khoa học vật lý, giám đốc kỹ thuật….
Sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật sau khi ra trường có thể tham khảo những công việc dưới đây:
- Nghiên cứu vật lý kỹ thuật: Thực hiện nghiên cứu về các vấn đề vật lý kỹ thuật, như sự hình thành và phát triển của vật liệu và thiết bị.
- Phát triển và sản xuất vật liệu và thiết bị: Tham gia trong việc phát triển và sản xuất các vật liệu và thiết bị theo yêu cầu của các ngành công nghiệp.
- Thực nghiệm vật lý kỹ thuật: Thực hiện các thử nghiệm vật lý để đánh giá chất lượng và tính khả dụng của các vật liệu và thiết bị.
- Hỗ trợ kỹ thuật vật lý: Hỗ trợ các kỹ sư và chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
- Quản lý dự án vật lý kỹ thuật: Quản lý và đảm bảo tiến độ và chất lượng các dự án vật lý kỹ thuật.
6. Mức lương ngành Vật lý kỹ thuật
Mức lương ngành Vật lý kỹ thuật có thể khác nhau tùy vào chức vụ, kinh nghiệm và nơi làm việc. Mức lương trung bình cho người hoạt động trong ngành vật lý kỹ thuật là từ 6 triệu đến 15 triệu đồng một tháng, tùy thuộc cả vào nhiều yếu tố như địa điểm, công ty và cấp bậc.
7. Các phẩm chất cần có
Các phẩm chất cần có khi học ngành Vật lý kỹ thuật bao gồm:
- Khả năng tự học và tìm hiểu nhanh
- Khả năng sử dụng phần mềm và công cụ kỹ thuật
- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm và năng động
- Khả năng làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề cục bộ và toàn cầu
- Sự quan tâm đến các xu hướng và tiến bộ trong lĩnh vực Vật lý kỹ thuật.
Từ khóa » Học Vật Lý Kỹ Thuật Ra Làm Gì
-
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Ra Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm HOT Cho Bạn Trẻ!
-
Vật Lý Kỹ Thuật - Tuyển Sinh Đại Học Cần Thơ
-
Bạn Có Biết Học Xong Kiến Thức Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Ra Làm Gì?
-
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Và Điện Tử: Học Gì? Ra Trường Làm Gì? - USTH
-
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Là Gì? Ra Trường Làm Gì? Lương Bao Nhiêu?
-
Vật Lý Kỹ Thuật - Ngành đào Tạo ĐẠI HỌC
-
Thông Tin Tổng Quan Về Ngành Vật Lý Kỹ Thuật - Tuyển Sinh Số
-
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật | Thông Tin Tuyển Sinh Đại Học Cao đẳng
-
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Là Gì? Học Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Ra Trường Làm ...
-
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Là Ngành Gì? Sức Hot Trong Mùa Tuyển Sinh ...
-
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật - Trường Đại Học Bách Khoa ĐHQG-HCM
-
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Là Ngành Gì? Cơ Hội Việc Làm Có Cao Không?
-
Ngành Kỹ Thuật Không Gian
-
Ngành Vật Lý Kỹ Thuật Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường đào Tạo