Tìm Hiểu Nguồn Gốc Hủ Tiếu - Mỳ - Phở

Chuyển đến nội dung chính

Chỉ yêu Tây kinh (只爱西经) || Giang Hoa | Tây Du Ký TVB 1998

Tìm hiểu nguồn gốc hủ tiếu - mỳ - phở

Hủ tiếu

Hủ tiếu (bắt nguồn từ tiếng Triều Châu “粿條” guê2 diou5,[1] âm Hán Việt: quả điều), còn được viết là hủ tíu (trong phương ngữ tiếng Việt miền Nam tiếu đồng âm với tíu) là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi của người Triều Châu và người Mân Nam, có nhiều điểm tương tự như sa hà phấn của người Quảng Phủ và bản điều của người Khách Gia, được truyền nhập tới nhiều vùng ở trong và ngoài nước Trung Quốc, trở thành món ăn thường gặp ở vùng Hoa Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á như ở miền Nam Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Singapore vân vân. Hủ tiếu phát triển rất mạnh ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50, đặc biệt là tại Sài Gòn, rất dễ tìm thấy 1 quán hủ tiếu trên đường phố hoặc xe hủ tiếu đẩy ở đầu hẻm.[2] Có thể nói Hủ tiếu là món ăn đặc trưng tại đây, tương tự như Phở ở Hà Nội thời trước. Hủ tiếu thường là món ăn sáng hoặc ăn tối, người miền Nam ít ăn trưa với hủ tiếu. Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.

Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu Nam Vang, thật ra không phải là sản phẩm của người Khmer mà là của người Hoa ở trên đó chế biến. Món ngon ấy đã từ Nam Vang truyền xuống Sài Gòn khá lâu rồi. Có điều đáng nói là, ngày nay nếu có dịp đi Nam Vang, ăn món hủ tiếu Nam Vang chính nơi gốc gác của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng bằng món hủ tiếu Nam Vang di tản xuống Sài Gòn (nước dùng không thơm ngọt bằng, thịt không mềm vừa miệng bằng, sợi hủ tiếu không dẻo thơm bằng...). Người Sài Gòn (cả người Hoa ở Sài Gòn) đã cải tiến món hủ tiếu nói chung và món hủ tiếu Nam Vang theo khẩu vị của mình suốt nhiều chục năm qua, làm cho nó trở thành người anh em họ rất xa với món hủ tiếu đang ở tại Nam Vang.

Phở

Phở thường được cho là định hình vào đầu thế kỷ 20. Về nơi xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, người ta có hai quan điểm khác nhau là: Nam Định và Hà Nội, đây cũng là nơi làm cho món ăn này trở nên nổi tiếng. Về nguồn gốc món ăn, có quan điểm cho rằng phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông mang tên “ngầu yụk phẳn” (âm Hán Việt là “ngưu nhục phấn”). Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món “xáo trâu” (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món “xáo bò” dùng bánh cuốn. Giả thuyết khác lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như “pô tô phơ”) kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam.
Và dù có nhiều giả thuyết về nguồn gốc sâu xa của món phở thì có một điều chắc chắn rằng: Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Sau đó món ăn này xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.

Mỳ sợi

Mì là một món ăn rất quen thuộc với tất cả chúng ta, cho dù bạn là ai, cho dù bạn đến từ đâu, chắc chắn cũng đã từng thưởng thức qua món ăn này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết mỳ bắt nguồn từ đâu và như thế nào. Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu về nguồn gốc của mỳ nhé! Cơ sở đầu tiên về nguồn gốc của mỳ bắt nguồn từ nguyên liệu làm ra sợi mỳ , đó chính là bột mỳ đấy các bạn ạ. Vì thế người ta tin rằng mỳ có nguồn gốc ở Trung Đông năm 5000 trước Công Nguyên. Bột mỳ được chế biến từ lúa mỳ. Theo nghiên cứu, lúa mỳ được trồng từ năm 7000 trước Công Nguyên ở vùng Lưỡng Hà và đã được những người di cư mang đến xứ Tân Cương, Trung Quốc. Theo báo cáo của các nhà khảo cổ, một bát mỳ khoảng 4000 năm tuổi đã được khai quật ở Trung Quốc và những sợi mỳ vàng, mỏng được bảo quản được tìm thấy bên trong một chiếc tô kín úp ngược tại vùng Tây Bắc - Trung Quốc. Chiếc bát này đã được chôn dưới ba mét trầm tích. Điều này là những minh chứng cho việc dường như món ăn rất phổ biến tại Ý này lại có nguồn gốc từ Châu Á. Còn như trong bộ phim tài liệu “Noodle Road” (Con đường mỳ sợi) của hãng truyền hình Hàn Quốc KBS, nguồn gốc của mỳ xuất phát từ những người dân du mục. Những người du mục ở xứ Tân Cương, Trung Quốc đã chế biến bột mỳ thành những chiếc bánh nướng. Trong quãng thời gian này, những người phụ nữ ở vùng này thay vì nhào bột mỳ đem nướng thành bánh, họ đã xắt mỏng thành những sợi mảnh. Và như thế món mỳ đầu tiên của nhân loại ra đời. Vào thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất quan tâm. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là Con đường tơ lụa. Theo con đường này, người Hán đã đến Tân Cương và phát triển giao thương đến Châu Âu. Món mỳ sợi dần dần lan tới khắp Trung Quốc. Sử sách Trung Hoa đời Hán đã ghi nhận sự có mặt của sợi mỳ. Kĩ thuật làm mỳ sợi từ đó lan dần sang các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia… Trải qua rất nhiều thời gian, cùng với sự giao lưu văn hóa giữa nhiều quốc gia, món mỳ sợi đã dần dần xuất hiện và đi vào đời sống của người dân. Hiện nay, khoảng hơn 40% lượng bột mỳ được tiêu thụ ở Châu Á là dùng cho việc sản xuất mỳ. Mỳ càng ngày càng trở nên phổ biến ở khắp nơi. Nhiều thông tin cho rằng, vào cuối thế kỉ 13, Marco Polo đã đến Trung Quốc và mang mỳ sợi về Ý sau chuyến đi tới phương Đông kéo dài 25 năm của mình. Tuy nhiên, nhiều người khác lại phủ nhận điều này, và họ đã tìm thấy chứng cứ về việc chính những người lính Ả Rập đã đem món mỳ tới đảo Silicy và lan ra khắp nước Ý và các quốc gia Châu Âu khác.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Hình ảnh

Tây Du Ký 1986 - Trung Quốc - 41/41 - HTV7 & VTV3 Thuyết Minh

TÂY DU KÝ 1986 - 2000 Tên phim: 西遊記 Tiếng Việt: Tây Du Ký Đạo diễn: Dương Khiết Biên kịch: Đới Anh Lộc, Trâu Ức Thanh, Dương Khiết Số tập: 25 ss1, 16 ss2. Hình ảnh

10 seri phim dài tập gắn liền với tuổi thơ của teen (Kỳ cuối)

1. Những Cuộc Phiêu Lưu của Sinbad 5h30 chiều mỗi ngày và nhất là trong dịp hè, các bạn nhỏ và người xem Sài Gòn thường có thói quen mở kênh truyền hình HTV7 lên và bắt đầu thả mình vào 90 phút của phim Những Cuộc Phiêu Lưu của Sinbad . Câu chuyện kể về một chàng thủy thủ đẹp trai yêu thích phiêu lưu mạo hiểm mang tên Sinbad, cùng với anh trai Doubar và những người bạn tài hoa của mình họ tiến hành biết bao cuộc hành trình viễn du kỳ thú nhưng cũng ẩn chứa vô vàn hiểm nguy. Bộ phim bao gồm 2 phần với 44 tập, mà mỗi tập là một câu chuyện phiêu lưu thú vị khác nhau. Trong phần 1 thì nội dung chính của phim xoay quanh việc Sinbad cùng thủy thủ đoàn đi tìm Dim-Dim, thầy của Sinbad, còn phần 2 thì kể về cuộc tìm kiếm Maeve, cô phù thủy rất được yêu thích trong phần 1,vốn không may bị mất tích trong một cơn bão. Sự yêu thích không phân biệt lứa tuổi của khán giả đối với bộ phim dường như còn kéo dài mãi cho đến tận bây giờ. Bằng chứng là trên các tra

Tây Du Ký 1986 Bộ phim kinh điển mọi thời đại do BTV Hữu Vinh HTV thuyết minh!

Bộ phim Tây Du Ký năm 1986 không cần giới thiệu chắc ai cũng đã biết! Nhưng nếu coi phim này mà US lồng tiếng thì mất giá trị của phim quá đúng không anh chị? Bản này gói gọn trong 2 DVD vì vậy chất lượng chỉ là VCD thôi, nhưng cái quý là bản thuyết minh của BTV Hữu Vinh đài truyền hình HTV, bản này hiện rất hiếm tìm được, vì vậy mình ráng up lên để mọi người có thể cùng thưởng thức! Chúc mọi người vui vẻ nha! 4Share.vn - Trang chủ

Từ khóa » Nguon Goc Hu Tieu